Lớp Toán 1 thân yêu !

Hiện tại Thuận đang giữ lưu bút lớp mình thì phải, có gì ấy liên hệ với Thuận, nếu cần thì để thi xong tớ photo cho 1 bản.Thế nhé.
 
Có lẽ là hơi muộn nhưng mãi hôm nay tớ mới đọc được bài viết của Huy. Mặc dù chuyện đã qua nhưng dù sao thì tớ cũng là người có lỗi trong chuyện này, và tớ thật sự xin lỗi về sự chậm trễ và thiếu trách nhiệm của mình. :(
Tớ đã gọi điện cho Huy, lớp mình sẽ thăm cô Nhung vào cuối tháng 6 này và hi vọng thông báo sớm thế này sẽ có nhiều người đi hơn, cả các bạn du học về đợt này nữa.
Tớ cũng muốn hỏi lại chính xác các bạn đi du học hè này có về không và nếu về thì về thời gian nào để tiện việc liên lạc ăn uống+đi chơi. Hiện tại tớ mới biết từng này:
*Pháp:
-Trung Quân, Hoàng Minh ở lại
-Đức Anh 21/6 về, ở VN một tháng rưỡi
-Anh Tú khoảng 20/7 về, ở VN một tháng
-Nhật Minh hè này có về không thế?
*Anh: [theo lời Quốc]
-Quốc Anh ở lại
-Tâm, Ngọc và Nghĩa về [Quốc có biết thời gian cụ thể không]
*Sing:
-Lã và Mai 11/6 về [ở lại bao lâu thế?]
-Vần 25/6 về [như trên]
*Mĩ:
-Châu có về không?

Các bạn confirm cho tớ nhé, hoặc nếu có gì sai thì thông báo lại cho tớ. Cũng thông báo là lớp mình đang có kế hoạch đi chơi trong hè này, nên biết được những thông tin trên là rất quan trọng. :)>-
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Huyền Chi đã viết:
Hiện tại Thuận đang giữ lưu bút lớp mình thì phải, có gì ấy liên hệ với Thuận, nếu cần thì để thi xong tớ photo cho 1 bản.Thế nhé.
Nhật kí lớp mình Thuận giữ [cả hai quyển], còn ảnh của lớp năm 12 thì tớ giữ phim và cả album, ai cần gì thì liên hệ.
To Châu: Liệu nhật kí lớp mình mà scan thì có to lắm không nhỉ? :-/ Nếu không thì bảo Thuận hoặc ai đó scan rồi gửi lên [chính HAO cũng được], thế xem tiện hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trịnh Quốc Anh đã viết:
Nói chung thằng nào ở VN mà hôm đó ko đi thăm cô N là đáng bị kiểm điềm lắm. Ra đây xin lỗi cả lớp đi !

Thằng Huy Cận bây giờ trình vẽ của mày đến đâu rồi ? Scan lên đây tao xem nào. Nếu được post cái hình mày vẽ cái con bé ở trong truyện "Tiếu ngạo giang hồ" ngày trước mày cho tao với Tuấn Tua xem lên đây nhé. Trông con đó sexy vãi.

Châu: cái vụ HỌP của A Tú, tự nhiên Tú hỏi "Định nghĩa tình yêu là gì" làm tao ngượng thấy mồ. Hôm đó tao với thằng Đào (hay thằng nào đó) bàn nhau trốn ra mà ko được.
Nhưng cũng từ vụ đó mới biết Hưng Xồm mới A Tú hợp nhau.

Ê Tú, thế bây giờ đã biết tình yêu là gì chưa ?

Hồi học chơi Black Jack thằng Đài ăn nhiều nhất, nghĩ lại mà tao thấy căm.

Thằng Hoa Mi nhắc làm tao nhớ, cách đây mấy năm tao định làm website cho lớp và trong đó sẽ bao gồm nhật ký lớp, bao gồm bản đã viết ngày xưa và những bài viết mới (nếu có).

Nhưng mà phải có đứa chịu type cơ.

Cho tao hỏi năm sau có đứa nào chuồn khỏi nuớc mình nữa ko ?
Tao không chắc, hiện tại thì tao đang chuẩn bị để năm sau [2006] thi vào một trường ở bên Thụy Sĩ. Còn thấy bọn mày nói có mấy đứa đang định thi sang Sing nữa như thằng Sun Sun và Trung Dũng [quả này tôi cũng giận Trung Dũng lắm X( , tôi với nó học cùng một lớp mà chuyện của nó nó chả kể cho tôi biết gì cả]. Hôm trước gặp Lý Đình Quang, thấy có vẻ cũng đang nhăm nhăm kiếm tìm học bổng du học, nhưng hình như chưa biết đi nước nào.
À quên còn thằng Su chắc năm nay đi Đức, tao học ở viện Goethe cùng với nó và một lũ Ams cũ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lã Quang Duy đã viết:
Mọi người ơi, cho tớ nhở tí (M Tú hay T Quân càng tốt). Tớ đang học về nhạc cổ điền phương Tây (Western Classical Music), có điều ở bên này tìm nhạc để nghe khó quá, CD thì siêu đắt. Có ai biết có trang web nào nghe nhạc cổ điển (cả vocal lẫn instrumental) và download free được không? Tớ chỉ biết mỗi trang www.classicalarchive.com nhưng free member chỉ được nghe 5 bài/ngày, lại toàn file MIDI.
Thanks a lot.
Lã à, bọn ấy được học về nhạc cổ điển phương Tây à [hay là phải học 8-} ;) ]. Tớ cũng cảm thấy rất khó để hướng dẫn cho ấy nên bắt đầu từ đâu và như thế nào. Tuy vậy nhạc cổ điển cũng giống như văn học, từ từ và chậm thì sẽ ngấm. Sẽ có nhiều khó khăn và mất thời gian dài, thậm chí ấy có thể hơi sợ, nhưng ấy không nên nản, hãy bình tĩnh... bởi vì khi đã ngấm sẽ thấy rất thích. :x

1.Đầu tiên, cần phải nghe.
Tớ trả lời câu hỏi của ấy trước nhé, nên nghe như thế nào và bằng cái gì.
a .Theo kinh nghiệm của tớ chất lượng của việc nghe sắp xếp theo thứ tự:
- Nghe hòa nhạc trực tiếp
- Nghe đĩa CD [đĩa có bản quyền > đĩa không có bản quyền > đĩa sao bằng máy tính]
- Xem VCD hoặc DVD [đấy là về chất lượng âm thanh, tuy vậy xem hình cũng có nhiều cái hay]
- Nghe/xem qua mạng
b.Về phương tiện nghe, phù hợp nhất với bọn mình là bằng phone đĩa, không nên nghe qua máy tính, cũng như các dạng mp3 hay MIDI file, vì âm thanh không được truyền tải đủ đầy đủ và đủ chính xác, và dễ gây đau đầu. Nếu có dàn thì nghe bằng dàn cũng được, và ấy thử so sánh nó với nghe bằng phone xem.
c. Đây là những thứ ấy nên làm:
- Thử hỏi xem trong thành phố có biểu diễn concert không, nếu có thì có giảm giá vé cho sinh viên không. Nếu có thì hãy đi xem, và nên hỏi chương trình đó có dễ nghe cho người bắt đầu nghe hay không. Nếu không, hãy thử rủ một ai đó đã nghe nhiều đi cùng để trợ giúp.
- Về đĩa:
+Ấy thử lên các thư viện hỏi xem ở đó có đĩa không [tớ chắc là có] và mượn về nghe, vì các đĩa đều có bản quyền.
+Đợt tới ấy về thì liên lạc với tớ, tớ sẽ chỉ cho chỗ mua đĩa ở VN.
- Nghe trên mạng: tớ thường không nghe trên mạng nên cũng không biết trang nước ngoài nào cho download nhiều mà tốt cả, tuy vậy những trang tốt lại thường khá kín đáo. Trang tiếng Việt thì tớ có thể chỉ hai địa chỉ sau: http://www.ttvnol.com/ncd.ttvn và box Nhạc cổ điển của http://www.yeuamnhac.com/music/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Minh Tú đã viết:
*Sing:
-Lã và Mai 11/6 về [ở lại bao lâu thế?]
-Vần 25/6 về [như trên]
*Mĩ:
-Châu có về không?

Các bạn confirm cho tớ nhé, hoặc nếu có gì sai thì thông báo lại cho tớ. Cũng thông báo là lớp mình đang có kế hoạch đi chơi trong hè này, nên biết được những thông tin trên là rất quan trọng.
Minh Tú: Tớ trở lại Sing hôm 19/7, còn Minh Duy hôm 23/7. Thế lớp mình định đi chơi đâu thế? Có đi xa + dài ngày không?
Lớp mình về khá lệch ngày nhau, đi chơi xa hơi khó.
 
Không phải là tớ bị ai bắt học đâu, mà tớ thấy cái môn đấy hay, với cả trước đây cũng thích nghe nên mới ghi tên học. Công nhận là học rồi thì mới thấy nhạc cổ điển nó rất hay, và rất rộng nữa, trước đây mình mới chỉ biết 1 phần rất nhỏ của nó. Bọn tớ còn được lảm project, phân tích 1 tác phẩm và so sánh nó, đặt trong các thời kì lịch sử, qua đó tớ biết thêm được nhiều thứ. Tất nhiên tớ chưa dám nói là đã cảm thụ được hết cái hay của nó, còn nhiều cái tớ lờ mờ lắm, ví dụ như phong cách của các tác giả khác gì nhau (phong cách piano của Mozart với Beethoven chẳng hạn). Còn phải tìm hiểu nhiều.
Mấy hôm này tớ đang nghe nhiều, nhưng toàn là qua máy tính (mp3 và CD) cả, tất nhiên là nghe trực tiếp thì tốt hơn hẳn nhưng điều kiện của tớ khó mà đáp ứng. Có lẽ về nước sẽ thử đi nghe biểu diễn xem sao.
Có gì Tú nói thêm cho tớ nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Tu S:hic,sao may biet ngay tao ve chinh xac the?Hinh nhu tao chi noi voi moi nguoi la thang 6 ve thoi ma,co noi ngay dau nhi?Ma tao ve chi dc hon 1thang ti thoi,27-7 lai di roi.Nam sau may sang Thuy Si thi hay qua.Co gi tao sang day choi ,an o nho luon :D.Do an ben day dat lam:(May biet di xe may chua ku?So he nay ve con moi tao chua biet di thoi:(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở trên là chuẩn bị cho việc nghe, bây giờ là vào phần chính, nghe cái gì và nên nghe thế nào:

a. Nghe cái gì: Cái này tương đối đơn giản đối với người bắt đầu, nên nghe những tác phẩm của các nhạc sĩ trong danh sách sau: Vivaldi, Mozart, Beethoven, Schubert, Chopin, Paganini và Johann Strauss, hoặc nhạc sĩ trong khoảng thời gian từ 1750 đến 1850. Không nên nghe tác phẩm quá dài [trên 30-40 phút - độ dài trung bình của một symphony hay concerto]

b. Làm gì khi nghe:
- Đọc trên bìa đĩa để biết được thông tin cơ bản về tác phẩm: tác giả, thể loại, số thứ tự, giọng, số chương và tên-tốc độ các chương
VD: một title trên bìa đĩa ghi như sau:

L.V.Beethoven (1770-1827)
Piano Concerto no.5 in E flat major, Op.73, "Emperor" [39'15'']
I. Allegro [20'30'']
II. Adagio un poco mosso - [SUP]*[/SUP] [08'05'']
III. RONDO. Allegro [10'40'']

...sẽ được hiểu lả:
1.Tác giả: Beethoven
2.Thể loại: Piano Concerto
3.Số thứ tự: số 5 [trong danh sách các Piano Concerto] và là tác phẩm số 73 của nhạc sĩ
4.Giọng: Mi giáng trưởng
5.Tên riêng [nickname]: "Emperor" ["Hoàng đế"]
6.Số chương: 3
7.Thời gian tổng cộng: khoảng 40 phút
8.Các chương:
-Chương I: nhanh [allegro]
-Chương II: chậm khoan thai [adagio]
-Chương III: là điệu nhảy RONDO với tốc độ nhanh [allegro]
*Chương II và III dính liền nhau [dấu - hoặc ; sau chương II]

Nắm được những thông tin này là cần thiết để biết được tên tác phẩm và cấu trúc của nó, việc nghe tác phẩm sẽ có định hình và chương trình hơn.
 
Trần Đức Anh đã viết:
@Tu S:hic,sao may biet ngay tao ve chinh xac the?Hinh nhu tao chi noi voi moi nguoi la thang 6 ve thoi ma,co noi ngay dau nhi?Ma tao ve chi dc hon 1thang ti thoi,27-7 lai di roi.Nam sau may sang Thuy Si thi hay qua.Co gi tao sang day choi ,an o nho luon :D.Do an ben day dat lam:(May biet di xe may chua ku?So he nay ve con moi tao chua biet di thoi:(
Bố mày nói với tao thế. :p
Tao vẫn không đi xe máy, mày không phải sợ một mình mình không biết đi xe máy đâu. Cũng yên tâm là đến khi mày biết đi xe máy thì tao vẫn không đi mà [-x
 
Lã Quang Duy đã viết:
Không phải là tớ bị ai bắt học đâu, mà tớ thấy cái môn đấy hay, với cả trước đây cũng thích nghe nên mới ghi tên học. Công nhận là học rồi thì mới thấy nhạc cổ điển nó rất hay, và rất rộng nữa, trước đây mình mới chỉ biết 1 phần rất nhỏ của nó. Bọn tớ còn được lảm project, phân tích 1 tác phẩm và so sánh nó, đặt trong các thời kì lịch sử, qua đó tớ biết thêm được nhiều thứ. Tất nhiên tớ chưa dám nói là đã cảm thụ được hết cái hay của nó, còn nhiều cái tớ lờ mờ lắm, ví dụ như phong cách của các tác giả khác gì nhau (phong cách piano của Mozart với Beethoven chẳng hạn). Còn phải tìm hiểu nhiều.
Mấy hôm này tớ đang nghe nhiều, nhưng toàn là qua máy tính (mp3 và CD) cả, tất nhiên là nghe trực tiếp thì tốt hơn hẳn nhưng điều kiện của tớ khó mà đáp ứng. Có lẽ về nước sẽ thử đi nghe biểu diễn xem sao.
Có gì Tú nói thêm cho tớ nhé.
Tớ nghĩ nghe cùng với bạn bè và cùng tìm hiểu sẽ dễ dàng và vui hơn nhiều. Về việc các phong cách khác nhau như thế nào thì đấy là một vấn đề khó, thường người nghe nhiều rồi mới cảm nhận được, còn phân tích chi tiết thì phải người nghiên cứu mới trả lời được [cậu bắt buộc phải trả lời câu hỏi này trong project à]. Tớ nghĩ cách giải quyết cho vấn đề này là cậu nên nghe ít nhất 3 tác phẩm của mỗi người và nêu cảm nhận của mình về các chi tiết sau:
- Độ dài của tác phẩm
- Giai điệu trong tác phẩm [có rõ ràng không, tạo cảm giác thế nào]
- Âm hưởng và tình cảm của tác phẩm [tươi vui, mạnh mẽ, mơ mộng, u tối hay buồn bã, etc...]
- Cảm xúc tác phẩm tạo cho ấy [nếu có]
Những điều này chỉ có được sau khi nghe các tác phẩm tương đối nhiều lần để nó tạo dấu ấn rõ nét trong mình. Vì vậy mà nghe quan trọng. Nên đọc thông tin về hoàn cảnh sáng tác và cấu trúc của tác phẩm sau khi nghe 1-2 lần đầu tiên, nó sẽ giúp mình hiểu tác phẩm. Chú ý không nên đọc những lời đánh giá của bất cứ ai dù hiểu biết đến đâu về tác phẩm trước khi mình có những cảm nhận đầu tiên về nó, vì việc nghe bằng chính đôi tai của mình trong nhạc cổ điển là điều quan trọng đầu tiên.
 
Trần Minh Tú đã viết:
Ở trên là chuẩn bị cho việc nghe, bây giờ là vào phần chính, nghe cái gì và nên nghe thế nào:

a. Nghe cái gì: Cái này tương đối đơn giản đối với người bắt đầu, nên nghe những tác phẩm của các nhạc sĩ trong danh sách sau: Vivaldi, Mozart, Beethoven, Schubert, Chopin, Paganini và Johann Strauss, hoặc nhạc sĩ trong khoảng thời gian từ 1750 đến 1850. Không nên nghe tác phẩm quá dài [trên 30-40 phút - độ dài trung bình của một symphony hay concerto]

b. Làm gì khi nghe:
- Đọc trên bìa đĩa để biết được thông tin cơ bản về tác phẩm: tác giả, thể loại, số thứ tự, giọng, số chương và tên-tốc độ các chương

Thật ra trong khóa học (giáo trình) bọn tớ tiếp cận kiểu khác. Họ chia theo trình tự thời gian, bắt đầu từ thời Trung cổ-Phục hưng (Middle Ages & Renaissance) đến thời kì Baroque, thời kì Cổ điển (Classicism), thởi kì Lãng mạn (Romanticism) cuối cùng là Thế kỉ XX. Trong mỗi thời kì sẽ được học về các thể loại (genre), như concerto, sonata hay symphony; các tác giả tiêu biểu và một vài tác phẩm tiêu biểu của họ (thường chỉ là 1 chương (movement)).
Những tiêu chí mà Tú đưa ra như giọng (key), tốc độ (tempo) và những yếu tố khác liên quan như các nhạc cụ tham gia (instrumentation), cấu trúc (form) của 1 chương vân vân... cũng phải nắm được.
Đúng như ấy nói, nắm được những cái đó sẽ dễ dàng định hướng hơn khi nghe và cảm thụ. Biết qua nhạc lí cũng giúp mình hiểu hơn tác phẩm. Ví dụ như những lúc chuyển từ giọng này qua giọng khác (modulation).

Cám ơn Tú nhiều nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
forum lop minh hom nay tu nhien lai bung no va khung bo vay? :))

Tao dang chan doi day, tu dung fai o lai them hai tuan....

Noi that cho chung may biet, nghe may bai nhac cua thang Lã tao chang cam nhan duoc cai gi hay ca ,... co khi khong hay bang may bai sến cua VN. ha ha:))

Dua ti thoi, chuc bon may thi tot,ve di choi cho thoai mai... gio tao cung dang on thi... gio moi bat dau hoc.... Bye nha =;

Tao vua quay mot doan film, tao lam dien vien chinh, khi nao ve cho chung may xem... phim hay lam :p
 
Trả lời tiếp cho Duy nhé: thế nào là hiểu một tác phẩm - đó cũng là những cái cậu nên đặt trong việc phân tích của mình:
*Mức 1:
- Nhận biết được các giai điệu chính [thuật ngữ gọi là chủ đề] của các chương và nắm được quan hệ giữa chúng [đó là cấu trúc của một chương hay một tác phẩm]
- Cảm nhận được cảm xúc của tác phẩm, trong từng đoạn, trong từng chương và diễn biến thay đổi của cảm xúc.
*Mức 2:
- Các yếu tố trên
- Cảm nhận được ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác lên cảm xúc của tác phẩm
- Cảm nhận được sự phát triển của chủ đề trong tác phẩm và việc tác giả đã dùng nó để thể hiện cảm xúc như thế nào
- Hiểu được tác giả dùng chủ đề để tượng trưng cho các chi tiết trong cuộc sống trong tác phẩm [nếu có điều này] như thế nào
- Cảm nhận được tính cách cá nhân của tác giả
*Mức 3:
- Các yếu tố trên
- Hiểu được các chi tiết yếu tố âm nhạc cấu tạo nên tác phẩm + các yếu tố kĩ thuật của tác phẩm và đóng góp của chúng đối với việc miêu tả cảm xúc và hình ảnh cuộc sống trong tác phẩm
- Hiểu được vị trí và vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả và sự phát triển của lịch sử âm nhạc
*Mức 4:
-Các yếu tố trên
-Hiểu được tư tưởng, ý đồ của tác giả trong tác phẩm

Không hoàn toàn tách biệt rõ ràng các mức đâu, nói chung cũng nên dừng ở 2 mức đầu một cách sơ lược nhất thôi, không cần cầu toàn, những thứ khác ấy có thể đọc thêm và lấy từ những đánh giá về tác phẩm của những người có chuyên môn cũng được, cái quan trọng nhất là cảm nhận của chính mình về cảm xúc và giai điệu của tác phẩm thôi.
 
Lã Quang Duy đã viết:
Thật ra trong khóa học (giáo trình) bọn tớ tiếp cận kiểu khác. Họ chia theo trình tự thời gian, bắt đầu từ thời Trung cổ-Phục hưng (Middle Ages & Renaissance) đến thời kì Baroque, thời kì Cổ điển (Classicism), thởi kì Lãng mạn (Romanticism) cuối cùng là Thế kỉ XX. Trong mỗi thời kì sẽ được học về các thể loại (genre), như concerto, sonata hay symphony; các tác giả tiêu biểu và một vài tác phẩm tiêu biểu của họ (thường chỉ là 1 chương (movement)).
Những tiêu chí mà Tú đưa ra như giọng (key), tốc độ (tempo) và những yếu tố khác liên quan như các nhạc cụ tham gia (instrumentation), cấu trúc (form) của 1 chương vân vân... cũng phải nắm được.
Đúng như ấy nói, nắm được những cái đó sẽ dễ dàng định hướng hơn khi nghe và cảm thụ. Biết qua nhạc lí cũng giúp mình hiểu hơn tác phẩm. Ví dụ như những lúc chuyển từ giọng này qua giọng khác (modulation).

Cám ơn Tú nhiều nhé.
Cậu nói đúng, cách tiếp cận ở trên theo tớ nói là tiếp cận bắt đầu từ tác phẩm riêng lẻ cho đến sự nghiệp tác giả và thời kì lịch sử âm nhạc. Cách tiếp cận trong giáo trình của bọn ấy là từ thời kì lịch sử đến tác giả, thể loại rồi đến tác phẩm. Mỗi cách có những kết quả không thể thiếu đối với hiểu một tác phẩm, vì thế nên kết hợp cả hai cách. Khi ấy nghe nhiều ấy sẽ hiểu những cái người ta viết trong giáo trình hơn, sẽ không quên. Và có giáo trình thì khi mình nghe cũng có định hình hơn, không bị mất phương hướng.
Khi ấy tìm hiểu thì sắp xếp các thông tin vào các mục sau thì các thông tin sẽ không bị rối:
1.Thời kì : Ví dụ Classicism
2.Thể loại và cấu trúc : Symphony, thể sonata
3. Nhạc cụ, dàn nhạc và giọng hát : Bộ dây, bộ gỗ... trong dàn nhạc
4. Nhạc lí : Chuyển giọng, tốc độ,...
Tớ nghĩ ấy đã từng học nhạc thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tìm hiểu các thứ này
 
Trần Minh Tú đã viết:
Nhật kí lớp mình Thuận giữ [cả hai quyển], còn ảnh của lớp năm 12 thì tớ giữ phim và cả album, ai cần gì thì liên hệ.
To Châu: Liệu nhật kí lớp mình mà scan thì có to lắm không nhỉ? :-/ Nếu không thì bảo Thuận hoặc ai đó scan rồi gửi lên [chính HAO cũng được], thế xem tiện hơn.
Tất cả ảnh của cả lớp hồi năm lớp 12 à ? Sao ko post lên HAO? Nếu ko thì vất qua nhà tôi để mẹ tôi ruẳ, rồi gửi sang bên này
thanks trước nhé....
Còn Nhật kí lớp, nếu có gi thì bỏ vào hòm thư chung của cả lớp, cung cấp password (vd: [email protected] Chẳng hạn), người nào muốn đọc thì vào log on nữa là xong....chứ để lên public coi khi nó ko tiện....Chỉ tội phiền chú Thuận scan rồi đưa lên mạng thôi
.....Ý kiến thế nào Tú ?
 
hôm qua la ngày gì mà lớp mình đông vui vãi
mà Đức ku với Minh Tú yên tâm đi:hè này có tao cũng chưa biết đi xe máy
lớp mình định đi chơi xa hả,hay đấy,tổ chức đi anh em,học đại học ngột ngạt lắm roài
mà hòm thư chung của lớp mình là gì thế,có thì cho tao cái pass
 
à quên,thằng Vần mới quay phim à
lớp minh có 1 thăng toàn quay nhưng đoạn phim nóng bỏng,nhớ mấy cái ảnh năm ngoái của mày mà buồn nôn vãi(mấy cái đấy vẫn còn trong máy nhà tao)
mày cẩn thận đấy Vần ạ,Ha noi đang kiểm tra máy cái vụ đó gắt lắm,không biết chừng về là mày bị chúng nó tống vào trraij cải tạo nhân phẩm đấy(vào đấy mà gặp Yến Vi)
 
Trương Minh Anh đã viết:
à quên,thằng Vần mới quay phim à
lớp minh có 1 thăng toàn quay nhưng đoạn phim nóng bỏng,nhớ mấy cái ảnh năm ngoái của mày mà buồn nôn vãi(mấy cái đấy vẫn còn trong máy nhà tao)
mày cẩn thận đấy Vần ạ,Ha noi đang kiểm tra máy cái vụ đó gắt lắm,không biết chừng về là mày bị chúng nó tống vào trraij cải tạo nhân phẩm đấy(vào đấy mà gặp Yến Vi)

Cho Minh Anh..... "chíp bom" mày bay gio.....

@ the Whole class: Anh cua lop, roi may thu kia, cu de tao lam cho, nha tao co may scan anh duoc, he ve, roi khong co viec gi lam, cu de may cai do cho tao :D. uoc khong ha? b-)
 
Đừng để thằng Vần làm, mấy cái khoa học kĩ thuật kấp kao thế nó không biết gi đâu :D bảo scan ảnh nó lấy chổi ra quét thì khốn nạn :p
 
Back
Bên trên