Hì hì, em trai nghĩ rằng như thế là ghê lắm sao. Hiện đại hóa QĐ của VN đã bắt đầu sau TQ gần 10 năm và chi phí thì kém vài chục lần. Mua sắm thì nhỏ giọt, mỗi lần vài ba chiếc máy bay, chục quả tên lửa.
Toàn bộ KQ mà em nói chỉ ngang với không quân hạm đội Nam Hải một chút. TQ có gần 200 chiếc Su-27/Su-30MK/J-11. Khi đánh nhau VN sẽ phải chọi với ít nhất 60 chiếc, nghĩa là gấp 5 lần. Còn các loại khác, chỉ riêng hạm đội Nam Hải đã có gần 200 chiếc J-7, J-8. Lại có nguồn tin về việc TQ hiện có 24 chiếc MiG-31. Nếu thực thì sẽ là thảm họa cho KQVN.
Về lí thuyết, MiG-21 và Su-22 nâng cấp có thể tác chiến ở HS và TS, nhưng với tình trạng bảo trì kém, vũ khí lạc hậu (máy bay TQ được trang bị tên lửa AA-12, còn VN chỉ AA-10 và AA-11), chưa kể hệ thống đảm bảo, dẫn đường, thông tin... đều thua xa TQ, KQVN sẽ hoàn toàn bị lép vế. Trường hợp xấu nhất, chỉ có Su-27/-30 tác chiến được thì khỏi cần nói.
Còn HQ, hạm đội Nam Hải có 24 chiếc destroyer/frigate. Tất nhiên lí thuyết không cho phép họ sử dụng toàn bộ, nhưng 1/2 số đó là đủ đánh với HQ của VN, vừa ít, tính năng kém, trang bị toàn tên lửa cổ lỗ hoặc ngư lôi và pháo. Chưa kể tàu ngầm của TQ, và lực lượng của các hạm đội khác.
Đánh Hải Nam và HS là điều bắt buộc phải làm. Nhưng em có thể thấy, sân bay Hải Khẩu nằm khá sâu trong đảo và rất gần đất liền, và là sân bay tiền phương của hạm đội Nam Hải. Chắc chắn sẽ được bảo vệ bởi hệ thống PK dày đặc. TQ đã có S-300 từ lâu. KQVN sẽ phải trả giá rất đắt và cũng không chắc là có thành công không. Chỉ cần TQ có 1-2 sân bay dã chiến trên đảo thì mọi cố gắng là vô nghĩa.
Còn Scud, VN chỉ có ít và không phải hễ bắn là phá được. Em có thể nhớ lại hồi Mĩ đánh Iraq, Iraq có bắn 1 số quả sang Kuwait nhưng đều bị hệ thống PK đánh chặn hoặc trệch mục tiêu.
S-300 chỉ bắn được 150km, ăn thua gì. SA-2/-3/-6 kém hơn nhiều, chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ các căn cứ KQ và HQ dọc bờ biển.
Đảo nhỏ thì không trang bị đồ cồng kềnh như SA-6 hay S-300 được. Chỉ có tên lửa vác vai, cao xạ, tên lửa đối hạm và pháo bắn biển. Nhưng nếu TQ dùng tàu ngầm phong tỏa, bao vây thì dù bộ đội HQ có chiến đấu đến viên đạn cuối cùng thì rồi cũng thua thôi.
Trên bộ, đừng bao giờ hy vọng. Chiến dịch núi Lão Sơn 1984-1987, VN đã từng huy động quân chính quy của hầu hết các quân đoàn, quân khu trên miền Bắc nhưng trước QGPTQ hiện đại hóa vẫn phải chấp nhận mất đất. Không nói đâu xa, ở ngay Lạng Sơn, dải bình độ 400 của huyện Cao Lộc đã bị chiếm từ 1981-1997 mà không lấy lại được.