Khoa học kĩ thuật quân sự (II)

em nói thật, bác Tuấn nói sai rồi, mỗi chú phi công của ta 1 tháng bay 16 giờ, cần thông tin thì vào ttvnol, sao có chú nào 1 năm bay ko đến 20 tiếng được, chắc chú ý bị loại khỏi biên chế rồi. Chuyện chiến tranh VN để em post bài dài kì cho anh em đọc chơi
 
ko bải là thường xuyên nhưng mà bảo là có những thời điểm bay 1 năm là 20 giờ

còn bay thấp,cao thì tôi hỏi hẳn người đi hoc lái máy bay ở bên Nga về ,thời chống MĨ chính gốc hẳn hoi.
hồi đấy đi học,hạ thấp tối đa là 150m( ko tính lúc hạ cánh)
còn ông bảo gì gì 50m thì ko tin

trong bất kì máy bay nào cũng thế,kể cả thời xưa,luôn có 1 bộ phận tự động kiểm soát độ cao
nếu bay thấp quá mức độ cho phép sẽ tự động bay lên
nếu bay cao quá mức độ cho xem thì sẽ tự động hạ xuống
( đây là điều có kiểm chứng 100%) mà cũng không cần kiểm chứng mà đây là nguyên tắc hàng ko

còn giá tiền máy bay đắt rẻ,thi hỏi sếp đi nói chuyện với ai đấy

mà đây ko phải là cãi nhau cùn mà là tranh luận để bổ sung kiến thức
 
Cậu có biết F-111 khác F-4 và MiG-21 ở chỗ nào không, và tại sao nó cần bay thấp không. Hỏi lại đi rồi hãy nói. Xin thưa, sách đó cũng do 1 sĩ quan cấp tá của PKKQ từng tham gia chiến dịch năm 72 viết lại. Cậu không tin tôi cũng chả cần.
Còn giá thành máy bay, cũng sách đó viết đấy. Còn chuyện VN đã từng mua những máy bay đắt hơn F-16 thì hỏi cậu có biết 1 chiếc Su-27 hay Su-30 giá bao nhiêu không.
 
anh Sơn bình tĩnh gì mà đã sửng cồ lên thế.Cái gì cứ bình tĩnh thì mới giải quyết được chứ

anh nói Su-27,Su-30 đắt hơn F-16 điều này thì đúng,ko ai phủ nhận nhưng mà ,thế ko có nghĩa là đã mua f-16,đó còn là vấn đề chính trị nữa chứ

Còn 1 điều nữa,VN có mua 6 chiếc Su-27,nhưng rất tiếc là có 3 chiếc bị "dỏm",em cũng ko nhớ tên hình như ông gì ĐỨC ANh đã kiện ông gì đảm nhiệm viêc mua bán
ra tòa án bih xong lại thôi.
còn việc mua Su-30,thì mới chỉ là giấy tờ linh tinh gì đó chứ,trên đất Vn này làm gì có
nếu anh bảo đấy là bí mật quốc gia,thì hơi nhầm (đấy mới chỉ là nếu anh nói nhầm),vì nếu có bí mật thì chỉ có bí mật được giờ tập bay chứ,khi đã bay rồi thì phải biết là loại gì đang bay đúng ko

mà nói thật với anh,viêc mua máy bay thì dễ lắm,chỉ có điều là anh có đủ tiền để mua,và công việc thẩm định máy bay hay ko thôi
em thấy chuyện mua máy bay anh nói cũng như ko ý,đắt lắm chứ,mấy vụ mua máy bay toàn là dùng tiền bán dầu để bù vào đấy chứ.Chưa kể tiền thất thoát nữa như vụ "dỏm" mất 3 chiếc Su-27.Mà dầu khí VN bán 1 năm được bao nhiêu.

ở gần nước ta thì có INDonesia,malaysia,thai lan là mua Su-30

còn việc mua Su-27 thì để phục vụ cho đánh đich ở xa,có thể bay ra côn đảo,hoàng xa,trường xa cả đi cả về

Còn những loại mig của ta thì trên đường bay từ bắc vào Nam ko đủ sức,phải nghỉ mất mấy chặng

"1 điều thêm về máy bay của Nga là trên đường đi về biểu diễn,phi đội máy bay Nga bay về CAM RANH để dừng chân thì có 2 máy bay bi rơi"

em cũng nhờ anh nếu anh thấy báo nào hay trang web nào có nói Su-30 có trên đất Việt thì anh Link hộ em nhớ

nhà em cũng có quyển sách liệt kê tất cả máy bay của các nước trên thế giới(cả ko quân,lẫn hàng ko)

em cũng xin nhắc lại đây là thảo luận chứ ko cãi nhau okie------------->hòa bình là trên hết ,ko nên hiếu thắng<---------cũng là căn bệnh của VN
 
hoàngđặngnghĩa đã viết:
em nói thật, bác Tuấn nói sai rồi, mỗi chú phi công của ta 1 tháng bay 16 giờ, cần thông tin thì vào ttvnol, sao có chú nào 1 năm bay ko đến 20 tiếng được, chắc chú ý bị loại khỏi biên chế rồi. Chuyện chiến tranh VN để em post bài dài kì cho anh em đọc chơi

anh ko bảo cả nước,nhưng có 1 số căn cứ,vì ko có kinh phí nên mới phải thế
các em cứ nghĩ là có máy bay thì cứ thế mà bay ý
phần lớn máy bay ta bay là máy bay gì,máy bay đấy đã bay bao nhiêu giờ.....................đó là cả 1 vấn đề nan giải

nước ta còn nghèo,ko thể tập trung quá nhiều vào quân sự.Tất nhiên trang bị là tốt,nhưng có rất nhiều vấn đề chúng ta hiểu hết được
như nước Nhật sau thời kì chiến tranh thế giới 2 ,họ có tập chung vào quân đội đâu,đúng hơn là ko có
 
thôi, để em hạ hỏa 2 bác, các bác đọc tạm chuyện viễn tưởng em đi chôm chỉa về nhé
Căn cứ Hải Quân CR, NC

Giờ địa phương:6h00, ngày 17/2//200...

Tiếng gầm rú của những động cơ của 12 chiếc Su27 Flanker của BC như xé rách bầu trời NC và chẳng mấy chốc những chiếc máy bay đã đến trên bờ biển phía trên mục tiêu vịnh CR. Những chiếc Flanker này làm nhiệm vụ bảo vệ 20 chiếc cường kích A-7, thế hệ mới của loại cường kích của BC được phát triển từ loại Su-24 Fencer của Nga.Chúng xà xuống thấp dựa vào rada theo dõi mặt đất. Các phi công đã sử dụng những màn hình treo trước mặt trong buồng lái cho phép thấy rõ máy bay của họ mà không cần nhìn xuống.Khi đã ở trên mục tiêu, người BC đã thả những vũ khí chết người nhằm vào các mục tiêu của NC. Những vũ khí được sử dụng cho hoật động này bao gồm những quả bom chùm mà khi rải xuống sẽ thả những quả bom con mang những đầu nổ xuyên thủng bê tông, những quả bom nổ chậm và những mảnh vỡ để phá vỡ “những cấu trúc sáng” như máy bay, xe cộ, người vẫn còn bị kẹt ở bên ngoài. Hầu hết những người bị đánh thức bởi tiếng ồn đều khôngkịp chạy thoát trước khi những quả bom rơi xuống. Những mảnh vụn rơi khắp căn cứ HQ chính của NC. Các quả bom nổ chậm tiép tục phát nổ và ngăn cản hoạt dộng thu dọn.

Sau khi những chiếc Fencer vọt lên sau cuộc tấn công đầu tiên, những chiếc Su có gắn những ổ súng bên dưới đã vòng trở lại xả hết đạn vào những chiếc Su22, Mig21 cũ kĩ của NC còn nguyên vẹn nằm xếp hàng trên đường băng của căn cứ HQ này.Viẹc không tuyên chiến đã ngăn cản NC sơ tán máy bay của mình. Trong chưa đầy 5 phút, một phần của hệ thống PK của Nc đã trở thành một đống đổ nát méo mó. Nhiều toà nhà và các dàn rada bị phá huỷ, đài kiểm soát không lưu bị tê liệt. Nhưng cần một cuộc tấn công dữ dội hơn để hoàn thành cuộc huỷ diệt này. Các phi công BC bay đi tăng tốc hơn 1000 km/h, máy bay của họ giờ trở nên nhẹ hơn và dễ điều khiển. Viên chỉ huy phát tín hiệu cho cuộc tấn công tiếp theo.

Ngay lập tức dội lên tiếng gầm khác của động cơ, Tiếng ù ù của 24 chiếc cường kích H-6 của BC, những bản sao của loại Tu16 Badger của LX. Với phạm vi hoạt động 2000 km, mang được 5000 kg bom đủ cho chuyến bay từ căn cứ KQ Hải khẩu trên đảo Hải nam. Nhìn từ mặt đất, nhóm máy bay cường kích nặng nề và dễ bị tấn công. Chúng bay với tốc độ dưới âm và được bảo vệ chặt chẽ bởi 12 chiếc tiêm kích Thẩm dương J-8II cánh hình tam giác, do BC tự thiết kế. Hệ thống rada Zhuk của Nga trên máy baycó thể đồng thời theo dõi 10 máy bay đối phương và hướng dẫn tên lửa đối không chống lại 3 máy bay cùng lúc. Chúng đã được cải tiến nâng tầm hoạt động tương đương với H-6. Những chiếc máy bay tiếp dầu bay ở khoảng cách 500 km để giúp máy bay ném bom có đủ nhiên liệu về đến nhà.

Trận không chiến đầu tiên diễn ra chưa đầy 30 giây. một phi công J-8 bám đuôi và phóng 2 quả tên lửa vào 2 chiếc MIG21 cũ kĩ của Nc đang trên đường trở về căn cứ từ một cuộc tuần tra thường lệ buổi sáng. Các hệ thống báo động tên lửa tren 2 chiếc MIG đã cũ. Chúng không bao giờ biết cái gì đã lao về chúng khi chiếc MIG đầu tiên bị trúng đạn. Chiếc MIG thứ 2 thoạt đầu gặp may vì đầu tìm mục tiêu trong quả tên lửa bị lẫn lộn bởi 2chiếc MIG bay theo đội hình và đi qua giữa chúng. Điều không may là khoảng cách giữa 2 máy bay quá gần, Chiếc MIG bị bắn trúng không kiểm soát đượcđã va vào chiếc kia và cả 2 cùng nổ tung. Chỉ có một quả cầu lửa nhỏ vì chúng còn rất ít nhiên liệu.

Lúc đó là 6h10.

Các máy bay H-6 đến gần căn cứ HQ theo đội hình 3 chiếc một. Thoạt đầu chúng gặp phải hoả lực phòng không nhẹ tứ 2 vị trí đã thoát khỏi cuộc tấn công của những chiếc Fencer. Hai trong những chiếc J-8 đã dập tắt chúng bằng những tràng súng, Những hình người chạy ngang dọc khắp căn cứ,chưa kịp mặc đủ quần áo,chỉ vừa mới thức giấc, chống trả một cách vô vọng bằng những khẩu súng nhỏ luôn bắn đuổi phía sau mục tiêu. Họ như bị nhấn chìm trong địa ngục khi những quả bom rơi xuống sau đó. Những chiếc H-6 đầu tiên đã hoàn tất công việccủa những chiếc Fencer bằng việc biến những chiếc Mig, Su và toàn bộ khu vực đậu của chúng thành một khối lửa với những mảng bêtông bật tung lên và những thanh kim laọi cong queo. Các thùng chứa nhiên liệu nổ tung.Lửa bắt vào nhứng bụi cay tháp mọc trênbãi cỏ khô, phẳng quanh căn cứ. Một tốp máy bay thứ 2 phá huỷ trung tâm chỉ huy, sử dụng bom một đầu nổ thông thường được kích nổ trên không bằng rada nhằm tăng diện tích phá huỷ đối với những cáu trúc như toà nhà. Tốp thứ ba đánh vào kho nhiên liệu và đạn dược bằng sự kết hợp giữa bom chùm và bom kích nổ trên không. Các đường ống dẫn khí trong căn cứ không được chôn sâu đã bắt cháy, làm tăng thêm cảnh rùng rợn. Vịnh CR do người Mỹ XD, được LX tiếp quản năm 1979 nên khả năng tồn tại qua một cuộc tấn công bất ngờ đã không được đặt thành vấn đề.

Ngay trước khi những chiếc H-6 hoàn thành nhiệm vụ của chúng, một phi đội Fencer khác đã tiến đến căn cứ. Mỗi chiếc mang 4 tên lửa C-802 chống tàu. Trong vòng vài phút vùng biển CR rực sáng, mặc dù thiết bị tìm mục tiêu của một số tên lửa bị mất hiệu lực do bầu không khí đặc quánh và dẫn chúng đến những mục tiêu không mong đợi. Nc mất hầu hết số FAC và Tanratul neo tại đây ....
 
Cách 800 km về phía bắc, các phi công BC cảm thấy thắng lợi có vẻ khó khăn hơn. Mây dầy đặc lơ lửng trên căn cứ chính của NC ở ĐN. 12 chiếc Su-27, 12 chiếc Fencer và 12 chiếc cường kích Jang Hong của HQ BC đã xuất kích cho cuộc tấn công lúc 6h20. Đã chậm mất 10 phút. Những chiếc JH-7 có tốc độ chậm hơn làm nhiệm vụ hỗ trợ cho nhóm này.

Không quân Bc chưa bao giờ muốn hoạt động cùng HQ. Không quân từ lâu đã không chấp nhận máy bay JH-7 với thiết kế khung, thiết bị điện tử hàng không và động cơ Roll Royce Spey lỗi thời khiến nó kém sức mạnh theo những tiêu chuẩn hiện đại. Nhưng Quân uỷ đòi hỏi phải hợp đồng tác chiến. Chính trị đã thắng thực tế còn tình trạng thù địch tiếp tục diễn ra trong khoang lái. Thời tiết thật kinh khủng. Tầm nhìn hết sức tồi tệ và có nguy cơ đâm xuống đất. Viên sỹ quan chỉ huy nhóm máy bay JH-7 hiểu sai tín hiệu của rada dẫn đường từ mặt đất và vọt lên quá cao. Những chiếc máy bay này dã bị phát hiện mấy phút trước khi các máy bay Su-27 tiến hành gây nhiễu điện tử với các Rada của Nc. Điều đó đủ thời gian cho 15 MIG của Nc bay lên.

Những chiếc MIG của Nc chắc chắn không thể sánh được với những chiếc Su-27 nhanh hơn và linh hoạt hơn với thiết bị điện tử và khả năng tấn công hết sức ưu việt. Nhưng các phi công Nc quen thuộc hơn với những chiếc máy bay cũ kĩ của họ, được đào tạo tốt hơn trong chiến thuật chiến đấu thực tế. Nc dành cho các phi công mỗi tháng ít nhất 16 giờ bay. Con số đó chưa bằng một nửa so với 33h bay một tháng theo hệ thống C-1 ( hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu ) của Mỹ, nhưng lại gấp đôi số giờ bay huấn luyện của Bc. Những thương vong đầu tiên của Bc là 2 chiếc JH-7 khả năng vận động kém hơn. Trước khi những chiếc Su-27 khéo léo hơn định hướng được thì một chiếc Su-27 đã bị trúng tên lửa đối không của Nc. Một chiếc JH-7 nữa bị một tên lửa SAM-6 từ mặt đất bắn trúng.

Sau đó các phi công Nc rẽ về hướng tây. Trong 30 phút tiếp theo, còi báo động rú lên từ Bắc tới Nam suốt dải đất hẹp của Nc. Các phi công cất cánh từ các căn cứ của họ tới các điểm sơ tán, các sân bay dự bị, sân bay dã chiến. Trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù mạnh hơncủa thế kỷ 20, Nc đã dấu kín lực lượng chiến đấu của họ và cho chúng xuất trận ở những địa điểm và thời điểm mà họ lựa chọn. Kẻ thù có thể thắng trong một số trận đánh còn Nc đã thắng trong các cuộc chiến tranh. Các phi công Bc đã tàn phá nghiêm trọng Căn cứ Kq ĐN. Nhưng khi những thắng lợi được thuật lại trên tờ ND nhật báo, số máy bay Nc bị bắn rơi không được đề cập đến và thiệt hại của Bc cũng không được đề cập đến. Tin tức dầu tiên của cuộc chiến đã bay đến Nhà trắng.


Lúc đó là 6h45.
 
Quần đảo Cát dài, NC

giờ địa phương : 7h00, ngày 17/2/200...

Trước đây Bc chưa bao giờ thực hiện một chiến dịch của KQ và HQ có tầm cỡ lớn như thế này. Khu vực sẽ được chiếm giữ rộng 340.000 km2. Các mục tiêu gồm 21 đảo và đảo san hô vòng, 50 dải đất ngập nước và 28 bãi đá ngầm, phần lớn đều nằm dưới mặt nước. Những địa điểm lởm chởm và không ở được này được coi như những điểm đặt chân chiến lượcvà một nguồn phong phú về dầu lửa và khoáng sản. Chỉ có những người lính sống ở đó với lá quốc kì của họ.Hầu hết các căn cứ đều dược bê tông hoá đặt trên những chiếc cột, đủ cao để tránh sóng đánh tràn qua. Những bãi cập bến lởm chởm đá, những đợt thuỷ triều nhận chìm chúng dưới mặt nước. Cát dài quả thật là những địa điểm ác mộng .

Các bãi ngầm phía Bắc và cực đông được Phi coi là của họ. Các đảo cực nam do quân Mala chiếm đóng, trên đảo có tên Terumbi Layang-layang ( ? )có một đường băng và một căn cứ HQ. Về phía tây là các lực lượng Nc. Tiền đồn của Bc là bãi Đá chữ thập dài 26 km, rộng 7,5 km. Năm 1988, các kỹ sư Bc đã dùng thuốc nổ phá san hô để các tàu chiến có thể cập bến bãi đá ngầm này. Họ đã xây một cầu tàu, các con đường, một nhà để máy bay lên thẳng , một bãi đỗ máy bay và một doanh trại 2 tầng có diện tích 1000m2. Tình trạng bảo dưỡng rất kém, hệ thống vệ sinh và cung cấp nước ngọt thường xuyên bị hỏng. Các lính thuỷ đánh bộ chán ngán cuộc sống ở đây.

Chiếc trực thăng Z-8 Super Frelon thứ nhất của Bc cất cánh lúc 6h20 với 10 lính thuỷ đánh bộ ở trên khoang. Chẳng bao lâu, 8 chiếc đã ở trên không trung hướng tới một bãi đá ngầm do Nc chiếm giữ các đó 70 km về phía đông. 7 chiếc Su-27 từ căn cứ của chúng ở Linhshui trên đảo HN cùng tham gia để hỗ trợ trên không. Chúng được tiếp nhiên liệu khi bay được quãng đường dài 200 km từ chiếc máy bay tiếp dầu IL-76, được cải tạo từ máy bay vận tải. Mỗi máy bay thả ra 3 đường ống với những cái phao tiếp nhiên liệu chốt ở đầu ống, mỗi cánh có một ống và một đường ống từ dưới thân máy bay.

Những chiếc Su-27 có thể hoạt động trên khu vực xung đột trong ít nhất 30 phút, và hoàn thành chuyến bay đi về dài 1500 km với sự hỗ trợ của máy bay tiếp nhiên liệu. Nhiều tháng trước cuộc tấn công này có sự bất đồng trong Ban lãnh đạo Bc về việc liệu PLA có thể tiến hành chiến dịch này mà không có 1 tàu sân bay để triển khai sức mạnh khắp biển Đông hay không. Quân uỷ TƯ cho rằng 40 máy bay trên boong một tàu sân bay có thể đạt hiệu quả chiến đấu của 200 đến 400 máy bay triển khai từ mặt đất. Nhưng để có được tàu, để trang bị và đào tạo tổ lái cho các hoạt động của tàu sân bay thì phải mất nhiều năm ròng.Thời điểm có thể có tàu sân bay, túc là có máy bay cất hạ cánh thẳng đứng ước chừng từ năm 2006 đến 2015. TW Bc cho rằng thời điểm đó có thể là quá muộn, đã phát động cuộc chiến tranh mà chẳng cần tàu sân bay.

Vào giữa những năm 90 lực lượng KQ Bc đã thực hiện một số cuộc thử ngiệm tiếp nhiên liệu trong khi bay. Họ đã thương lượng với Ixarenđể tìm kiếm công nghệ, nhưng vụ làm ăn chưa bao giờ diễn ra do sức ép đối với Ixaren từ Oasinhtơn. TB phương Tây tin rằng Bc công nghệ tiếp nhiên liệu đã được mua từ Pakixtan, các thiết bị phao tiếp nhiên liệu được SX tại Bc. Những thiết bị hút nhiên liệu đơn giản được chốt vào các đường ống tiếp nhiên liệu của các máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng, miệng van được sao chép từ mẫu của NATO. Thiết bị hoạt động có hiệu quả, tạo thêm tầm hoạt động và tăng tính linh hoạt có khả năng không giới hạn,mặc dù máy bay tiếp dàu khó điều khiển ,dễ dàng bị bắn hạ.

7 chiếc Su-27 hướng về đảo ... do lực lượng Nc chiếm giữ. Do thời tiết xấu, tầm nhìn bị hạn chế nên các phi công thoạt đầu không xác định chính xác được các đảo. Họ đã bay qua chúng một lần trước khi nhận thấy họ đã đi quá xa, tạo cho người Nc một lợi thế đầu tiên. 6 quả SAM-6 được bắn lên từ mặt đất. Các phi công Bc vội thả các đám sợi kim loại giống như trấu và đột ngột quay ngoắt lại, chịu lực hút tối đa. Lực được tạo ra do sự vận động này đẩy cơ thể họ sâu vào buồng lái, bất chấp những bộ quần áo chống lực hút, bó chặt lấy chân, bụng họ nhằm ngăn chặn máu dồn xuống chân và rút hết từ não Oxy duy trì sự sống. Các tên lửa SAM đã bắn trượt. Tiếp đó 4 chiếc MIG-21 Fishbed của Nc từ căn cứ ở TSN đã tham chiến, tiêu diệt 2 máy bay Su-27 bằng tên lửa đối không trong khi những chiếc máy bay này đang bối rối tìm cách tránh tên lửa SAM. Những máy bay còn lại của Bc tách ra, và những khả năng vận động tối ưu của chúng đã phát hiện ra 2 máy bay Fishbed. Hai phi công Nc lao xuống cách mặt biển 120m và vọt lên, mỗi chiếc bị một chiếc Su-27 bám đuôi.Một chiếc Mig-21 bị nổ tung do bị trúng tên lửa. Viên phi công kịp bật dù rơi xuống biển. Chiếc Su-27 đang bám đuôi chiếc kia, viên phi công bối rối bởi việc chiếc MIG-21 nổ tung, đã bị tiêu diệt bởi một tên lửa SAM-6 khác bắn trúng buồng lái. Tốp máy bay MIG-21 là sát mặt biển trở về căn cứ...
 
anh Sơn bình tĩnh gì mà đã sửng cồ lên thế.Cái gì cứ bình tĩnh thì mới giải quyết được chứ

Đồng ý.

anh nói Su-27,Su-30 đắt hơn F-16 điều này thì đúng,ko ai phủ nhận nhưng mà ,thế ko có nghĩa là đã mua f-16,đó còn là vấn đề chính trị nữa chứ

Theo như tớ biết, F được mua qua nước thứ 3.

Còn 1 điều nữa,VN có mua 6 chiếc Su-27,nhưng rất tiếc là có 3 chiếc bị "dỏm",em cũng ko nhớ tên hình như ông gì ĐỨC ANh đã kiện ông gì đảm nhiệm viêc mua bán
ra tòa án bih xong lại thôi.
còn việc mua Su-30,thì mới chỉ là giấy tờ linh tinh gì đó chứ,trên đất Vn này làm gì có
nếu anh bảo đấy là bí mật quốc gia,thì hơi nhầm (đấy mới chỉ là nếu anh nói nhầm),vì nếu có bí mật thì chỉ có bí mật được giờ tập bay chứ,khi đã bay rồi thì phải biết là loại gì đang bay đúng ko

mà nói thật với anh,viêc mua máy bay thì dễ lắm,chỉ có điều là anh có đủ tiền để mua,và công việc thẩm định máy bay hay ko thôi
em thấy chuyện mua máy bay anh nói cũng như ko ý,đắt lắm chứ,mấy vụ mua máy bay toàn là dùng tiền bán dầu để bù vào đấy chứ.Chưa kể tiền thất thoát nữa như vụ "dỏm" mất 3 chiếc Su-27.Mà dầu khí VN bán 1 năm được bao nhiêu.

ở gần nước ta thì có INDonesia,malaysia,thai lan là mua Su-30

còn việc mua Su-27 thì để phục vụ cho đánh đich ở xa,có thể bay ra côn đảo,hoàng xa,trường xa cả đi cả về

Còn những loại mig của ta thì trên đường bay từ bắc vào Nam ko đủ sức,phải nghỉ mất mấy chặng

Chính xác là VN đã mua 12 chiếc Su-27, giờ còn 9. Tớ nói rồi, quan trọng là có cần hay không chứ không phải đắt hay không. Chẳng hạn, muốn rẻ thì chỉ cần mua MiG-21 nâng cấp. Nhưng vì cần nên vẫn phải mua Su-27/30. Kinh tế VN vào năm 94, 95 thì còn thảm gấp mấy bây giờ.
Su-30 thì hợp đồng giao vào năm 2005.
Thực ra có nguồn tin (có trên net đấy) là 2 trong số Su VN đã mua là Su-30K (bồi thường của Nga sau khi máy bay chở 2 chiếc Su-27 đi giao hàng bị rơi), nguồn khác thì bảo là Su-27UBK (huấn luyện).
đấy mới chỉ là nếu anh nói nhầm),vì nếu có bí mật thì chỉ có bí mật được giờ tập bay chứ,khi đã bay rồi thì phải biết là loại gì đang bay đúng ko ===>để lái được Su hay F cũng phải là phi công chọn lọc, nếu nó chỉ có ở một số căn cứ (để làm quen với máy bay hệ Mĩ) và phi công lái bị cấm tiết lộ thì sao. Ví dụ thế này nhé, cậu đã thấy ở đâu trên net hay sách nói VN có T-72 chưa, còn tôi đã nhìn tận mắt 1 chiếc trên TV (không dám chắc 100% nhưng cũng 80, 90%). Nếu phía mua yêu cầu, sự tồn tại và nội dung hợp đồng có thể không được tiết lộ, giống như vụ Israel mua tàu ngầm Đức ngày xưa.

1 điều thêm về máy bay của Nga là trên đường đi về biểu diễn,phi đội máy bay Nga bay về CAM RANH để dừng chân thì có 2 máy bay bi rơi"

Vụ này năm 1994. Không phải do lỗi của phi công hay lỗi kĩ thuật, khi về sân bay Cam ranh thì gặp sương mù, mà thằng lái máy bay dẫn đường cũng lái vớ vẩn thế nào nên tốp 3 Su-27 đâm vào núi, làm chết 4 phi công Nga. 2 chiếc khác lúc suýt hết xăng mới hạ cánh được.

Đồng ý là nước ta còn nghèo, nhưng cũng nói rồi, cần thì vẫn phải trang bị. Chả ai thích chiến tranh cả, nhưng chẳng ai không chuẩn bị cho nó.
 
Bác Tuấn chơi Cold War Conflicts chưa. Nếu rồi thì chia sẻ kinh nghiệm cho anh em cái. Tớ thấy trò này mô phỏng chiến tranh thật nhất trong những trò tớ từng chơi, khó ra phết.
Nếu chưa thì bác nên chơi thử đi.

To Nghĩa : kịch bản này được viết cách đây gần 10 năm, đã không còn phù hợp với thực tế rồi.
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Bác Tuấn chơi Cold War Conflicts chưa. Nếu rồi thì chia sẻ kinh nghiệm cho anh em cái. Tớ thấy trò này mô phỏng chiến tranh thật nhất trong những trò tớ từng chơi, khó ra phết.
Nếu chưa thì bác nên chơi thử đi.
trò này tốn mấy đĩa bác, hôm nào cũng phải chơi phát, có VN mình không bác. Khó thế nào hở bác
 
Chơi C&C đi,chơi defaut chán còn mod thêm vũ khí nữa.Thích update loại nào có loại đấy.
 
hoàngđặngnghĩa đã viết:
trò này tốn mấy đĩa bác, hôm nào cũng phải chơi phát, có VN mình không bác. Khó thế nào hở bác

1 đĩa thôi, trò này không đòi hỏi gì lắm, máy tớ cực yếu còn chơi được. Nó có 4 campaigns, USA với North Korea là về chiến tranh Triều Tiên, Egypt với Israel là về chiến tranh Arab-Israel. Không có VN, chắc vì ít trận đánh lớn quá.
Đánh theo bối cảnh, không xây quân được nên thực tế hơn. Tính năng vũ khí nói chung là ổn. Lúc tấn công mới tức, quân nó cứ từ mấy chỗ xó xỉnh nào giã pháo vào mình, bộ binh thì bị súng cối quét cho chết gần hết, mệt lắm.
 
Này Nguyễn Trung Dũng, cái gì làm cho ông yêu 1 cô gái thế ?:p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
to Phan Trường Sơn,
Câu hỏi của ông hay lắm, xem ra cũng khó đấy, vì nó đề cập đến vấn đề tình yêu, tức là cái mà hiện người ta vẫn chưa biết chính xác... nó là cái gì.
Tôi nghĩ chẳng nên tranh luận kiểu ăn miếng trả miếng kiểu này làm gì. Tôi hỏi ông câu ấy chẳng qua vì gần đây tôi đọc báo thấy nói rằng: nước Campuchia có khoảng 6 triệu dân, thì cũng có khoảng 6 triệu quả mìn nằm vương vãi khắp nơi (và phiền một nỗi là người ta không biết chính xác nó nằm ở đâu) => mỗi tháng có chừng 150 người chết hoặc bị thương nặng. Ngoài ra, với mỗi quả mìn, chỉ cần $5 để sản xuất, nhưng tốn $2000 để dỡ bỏ; đó là mới nói chuyện dỡ bỏ (trong trường hợp nó còn nằm nguyên chỗ cũ), chứ chưa nói tới chuyện trả giá cho những gì xảy ra khi nó nổ (tính bằng máu và nước mắt).
=> Tôi thắc mắc: cái gì dẫn ông đến với vũ khí và ông tìm thấy niềm vui gì ở chúng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trương Minh Anh đã viết:
đề nghị cho biết về tên lửa Bạch Dương của Nga

Bạch Dương :

Tên Nga : RT-2PM/RS-12M Topol (Bạch Dương).
Tên NATO : SS-25/PL-5 Sickle.
Thông số :
Chiều dài : 20,5-21,5m.
Chiều dài (không có đầu đạn) : 18,5m.
Đường kính tên lửa : 1,8m.
Trọng lượng phóng : 45,1 tấn.
Trọng lượng chất nổ của đầu đạn : 1.000kg.
Sức công phá : 550Kt.
Tầm bắn : 10.500km.
Độ chính xác : 900m (tài liệu Nga), 150-350m (tài liệu NATO).
Chiều dài ống phóng (canister) : 22,3m.
Đường kính ống phóng : 2m.
Số tầng : 3.
Nhiên liệu : rắn.

Tên lửa SS-25, đánh giá tổng quát giống với loại Minuterman-2 ICBM của Mĩ, là tên lửa ICBM cơ động đầu tiên của quân đội Nga. Được triển khai sau 2 thập kỉ cố gắng thất bại của 2 cơ quan thiết kế khác nhau. SS-25 được phát triển dựa trên các tên lửa cơ động như SS-X-16 Temp-2M và SS-20 Pionneer, và để thay thế cho loại tên lửa đang sử dụng rộng rãi là SS-11 Sego.

Ngày 19-7-1977, kế hoạch phát triển SS-25 được phê chuẩn và được tiến hành bởi Viện Công nghệ Nhiệt học Moscow từ 1980-1985. Ngày 27-10-1982 thử nghiệm đầu tiên thất bại. Ngày 8-2-1983 lần đầu tiên thử nghiệm thành công. Sau những thử nghiệm thành công tháng 4-1985, ngày 23-7-1985, trung đoàn tên lửa SS-25 đầu tiên được thành lập, đến 2-8-1985 bắt đầu hoạt động. Ngày 23-12-1987, việc bắn thử nghiệm hoàn tất.

Tên lửa được đặt trong ống phóng nằm trên xe phóng cơ động, điều khiển bởi một đài chỉ huy cơ động. Toàn bộ tổ hợp được hỗ trợ bởi các thiết bị, cho phép tiến hành phóng tên lửa từ vị trí triển khai trên mặt đất với tốc độ và độ chính xác cao, giúp những người điều khiển có thể phóng tên lửa từ bất kì vị trí nào trên tuyến tuần tra. Việc phóng tên lửa cũng có thể thực hiện ở các căn cứ trung đoàn, trong những hầm chứa có nắp trượt.

Năm 1991, Liên bang Soviet đã cho triển khai 288 tên lửa SS-25. Đến năm 1996 con số này là 360.

SS-25 cũng có thể được bắn từ các tổ hợp thế hệ trước. Một số tổ hợp SS-20 Pioneer (mang 3 đầu đạn) đã được nâng cấp để bắn được SS-25. Liên bang Soviet cũng giải thích là SS-25 được triển khai ở các hầm phóng SS-13 hay SS-18, nhưng người Mĩ tin rằng có thể đó là một loại tên lửa mới hơn, vì có kính thước khác.

Mặc dù đã có các cuộc thử nghiệm SS-25 với 2 hay 4 đầu đạn, nhưng sau đó không có tên lửa nào mang nhiều đầu đạn được triển khai. Hiệp ước START và sức ép của Mĩ gây khó khăn nếu Soviet định trang bị nhiều đầu đạn cho SS-25.

Sự tan rã của Liên bang Soviet ảnh hưởng lớn đến chương trình Topol. Nhà máy sản xuất xe kéo Minsk ở Belarus chuyên sản xuất các xe phogns, trong khi 90% thiết bị điều khiển được chế tạo ở Ukraine.
Tháng 12-1995, 63 tên lửa trở về Nga. Trên lãnh thổ Belarus lúc đó vẫn còn 2 trung đoàn hoạt động với 18 đầu đạn hạt nhân. Tháng 7-1992, Nga và Belarus kí được thỏa thuận về việc đặt các trung đoàn SS-25 dưới sự chỉ huy của Nga. Tháng 9-1993, Nga và Belarus kí tiếp thỏa thuận về việc chuyển toàn bộ các tên lửa SS-25 cùng trang bị về Nga vào cuối năm 1996. Tổng cộng 81 tên lửa SS-25 và đầu đạn đã được đưa về Nga.

Cuối thập niên 1990, những khó khăn về tài chính và nhân lực buộc Hải quân Nga đã cắt giảm hoạt động với chỉ 1-2 trung đoàn SS-25 triển khai trên mặt đấu. Khoảng 40 trung đoàn còn lại được bảo quản trong các căn cứ.

Xe phóng cơ động SS-25.
topol-tel-s.jpg



Bạch Dương-M :

Tên Nga : RT-2UTTH/RS-12M2 Topol-M.
Tên NATO : SS-27, SS-X-29, SS-25B.
Thông số :
Chiều dài : 21-22,7m.
Chiều dài (không có đầu đạn) : 17,9m.
Đường kính tên lửa : 1,86-1,95m.
Trọng lượng phóng : 47,20-47,21 tấn.
Trọng lượng chất nổ ở đầu đạn : 1.000-1.200kg.
Tầm bắn : 11.000km.
Độ chính xác : 350m (tài liệu NATO).
Chiều dài ống phóng : 21,2-23m.
Đường kính ống phóng : 2m.
Số tầng : 3.
Nhiên liệu : rắn.

Tên lửa SS-27, bản cải tiến từ SS-25, được đánh giá tổng quát giống với tên lửa Minuterman-3 của Mĩ, có thể bắn đi từ hầm chứa hoặc xe cơ động. SS-27 được coi là cơ sở của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga trong thế kỉ 21. Đây cũng là tên lửa chiến lược đầu tiên được Nga triển khai mà không có sự tham gia của Ukraine và các quốc gia CIS.

Kế hoạch SS-27 được phê chuẩn tháng 2-1993 và được tiến hành bởi Viện ứng dụng công nghệ nhiệt Moscow.
Ngày 20-12-1994, cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành. Ngày 10-2-2000, Nga tiến hành thành công cuộc thứ nghiệm thứ 8, trong đó, tên lửa được bắn từ sân bay vũ trụ Plesetsk tới mục tiêu ở căn cứ quân sự ở Kura, nằm trên bán đảo Kamchatka cách đó 8.000km. Ngày 27-9-2000, Nga lại bắn tiếp SS-27 từ căn cứ Artic ở Plesetsk tới một mục tiêu ở vùng Viễn Đông cách đó 4.000 dặm. Trong lần thứ 12, tên lửa được bắn từ dàn phóng cơ động thay vì hầm chứa.

Nga dự kiến năm 2003 sẽ trang bị 250-300 tên lửa SS-27 trong biên chế. Năm 1997 đã có khoảng 1.500 tỷ rúp (cũ) được chi cho việc phát triển SS-27. Quân chủng tên lửa chiến lược dự định sẽ triển khai SS-27 vào cuối 2002 đầu 2003. Sẽ phải tốn 700 tỷ rúp để trang bị 450 tên lửa SS-27 vào năm 2005.

Tháng 12-1997, sau 4 lần thử nghiệm, 2 tổ hợp SS-27 đầu tiên được đưa vào hoạt động thử với sư đoàn Taman ở Tatischevo (khu vực Saratov). Cuối tháng 7-1998, thêm 2 tổ hợp SS-27 hoàn thành. Năm 1998, Nga đã đưa 1 trung đoàn với 10 tên lửa SS-27 vào báo động. Thời điểm đó quân chủng tên lửa chiến lược đã tiến hành 6 thử nghiệm thành công. Trung đoàn thứ hai với 10 tên lửa được đưa vào biên chế tháng 12-1999. Trung đoàn thứ ba với 10 tên lửa được triển khai năm 2000.

Mặc dù triển khai với 1 đầu đạn, nhưng SS-27 vẫn có thể mang ít nhất 3 đầu đạn và có thể là 6. SS-27 cũng mang được đầu đạn có điều khiển, đã được thử nghiệm năm 1998. Thời gian đốt nhiên liệu ngắn (engine-burn) nên khó bị vệ tinh phát hiện hơn khi phóng.

SS-25 và SS-27.
topol.jpg
 
Back
Bên trên