Học sinh đang hoàn toàn “mù” lịch sử

Tây, Mẽo cũng tương tự, và còn bịp bợm trong cả sách nghiên cứu của các sử gia, chỉ có điều đám sử gia này có trình độ hơn mấy ông viết SGKLS VN nên tìm ra mấy chỗ bịp ấy cũng khó hơn

Điều đáng nói là các sách của Mỹ (hoặc có thể Tây) kô phải do "chính quyền" viết, hay là "1 người", còn mức độ kiểm soát của chính quyền rất là "lỏng" (lỏng ở đây là về cách nhìn nhận, chứ kô phải về sự sai lầm thông tin - bạn thử đọc 1 cuốn rồi sẽ biết)...chính vì vậy mới có câu "đọc từ nhiều nguồn khác nhau; ngoài ra, các lớp học Mỹ ít dựa vào sách giáo khoa nữa, mà dựa rất nhiều vào các thông tin từ internet (lớp economics của mình).

==>sự khác biệc & kết quả? (nếu kô có sự tự do trong tư tưởng, sẽ có tự do trong hành động à?)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Học kiểu Tây như vậy thì lúc tranh luận chỉ con nước choảng nhau thôi sao ?Nhiều nguồn tư liệu khác nhau & mỗi cái bóp méo 1 chút thì còn ai tin vào lịch sử nữa ? Đáng buồn cho lịch sử . KO có nguồn chính xác thì khác nào " Tôi chỉ tin vào tai nghe , mắt thấy " ?
 
Học kiểu Tây như vậy thì lúc tranh luận chỉ con nước choảng nhau thôi sao ?Nhiều nguồn tư liệu khác nhau & mỗi cái bóp méo 1 chút thì còn ai tin vào lịch sử nữa ? Đáng buồn cho lịch sử

Kô có gì hoàn toàn chính xác cả...nhưng nếu như nhiều lịch sử gia cùng đồng ý về 1 sự kiện...thì "rất có thể" đó là sự thật => cho nên có thể tìm ra sự thật = cách tìm đọc từ nhiều nguồn khác nhau.

Với lại, mỗi 1 cuốn sách lịch sử mà muốn được published thì phải có những = chứng như những artifacts, primary sources như thư từ, giấy tờ, vật chứng của người thời đại đó, để chứng minh thông tin của mình...chứ kô phải muốn nói gì thì nói đâu. Cho nên chuyện "tranh luận chỉ có nước choảng nhau" và "mỗi cái bóp méo 1 chút" thì sẽ khó xảy ra hơn.
 
Sự kiện lịch sử thì không bao giờ sai - chỉ có những đánh giá của sử gia về nó là có thể bóp méo :F
 
Điều đáng nói là các sách của Mỹ (hoặc có thể Tây) kô phải do "chính quyền" viết, hay là "1 người", còn mức độ kiểm soát của chính quyền rất là "lỏng" (lỏng ở đây là về cách nhìn nhận, chứ kô phải về sự sai lầm thông tin - bạn thử đọc 1 cuốn rồi sẽ biết)...chính vì vậy mới có câu "đọc từ nhiều nguồn khác nhau; ngoài ra, các lớp học Mỹ ít dựa vào sách giáo khoa nữa, mà dựa rất nhiều vào các thông tin từ internet (lớp economics của mình).

==>sự khác biệc & kết quả? (nếu kô có sự tự do trong tư tưởng, sẽ có tự do trong hành động à?)

Những sách xuất bản ở VN nhân dịp kỉ niệm chiến thắng ĐBP và 30-4 vừa rồi khá thoáng về cách nhìn nhận, thậm chí nhiều quyển còn phải ngạc nhiên vì nó được phép xuất bản.
Nhưng tôi đang muốn nói đến sách do chính quyền soạn. Phước nghĩ gì về vụ SGKLS của Nhật ?

SGKLS của Mỹ thì tôi chưa may mắn được đọc. Không hiểu trong đó họ viết thế nào về vụ ném bom Dresden và Tokyo trong WW2, về chất độc da cam trong CTVN ?
 
Hàn Quốc lấy làm tiếc về việc một số cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản vẫn còn chứa đựng những nội dung phản ánh sai lệch thực tế trong quá khứ
Về sự kiện lịch sử thì vẫn vậy nhưng cách đánh giá nhìn nhận của kẻ chiến thắng. Nhật coi chiến thắng của họ trong Thế chiên II là vinh quang. Đối với HQ và TQ thì coi đó chẳng khác nào coi sự tàn sát + tội ác của Nhật đối với nhân dân họ là đúng đắn==> Đó chính là sự mâu thuẫn
 
Lịch sử cũng là một nhận định của từng phía. Nếu như hồi xưa ông Quang Trung không đánh thắng, chắc bị coi là một tên giặc rồi nhỉ? Nói chung, ai đứng đâu thì khen đó, ít ai viết sử mà thẳng thắn nhận xét, nhất là khi viết để cho mấy chục triệu con người cùng đọc.
Nói về sách GK lịch sử VN, em chỉ bực cái điều là nó viết như một bài văn trần thuật, mẹ, những câu như Quân ta ào ào như thác, hay chiến thắng một cách vô cùng vẻ vang làm cho mình học thuộc lòng thấy mệt. Đáng lẽ chỉ cần ghi sự kiện, ngày... thì làm cả một trang, miêu tả con khỉ gì ý.
 
Sự kiện lịch sử trong thực tế thì không bao giờ sai , nhưng những thông tin về nó thì có thể sai chứ ko phải chỉ mỗi đánh giá là sai đâu em Quân ạ .Điều cần nhất của người lịch sử không phải là sự kiện & con số hoàn toàn chính xác ( nhưng không được sai lệch) mà là nhận định chính xác , khách quan về lịch sử .
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Những sách xuất bản ở VN nhân dịp kỉ niệm chiến thắng ĐBP và 30-4 vừa rồi khá thoáng về cách nhìn nhận, thậm chí nhiều quyển còn phải ngạc nhiên vì nó được phép xuất bản.
Nhưng tôi đang muốn nói đến sách do chính quyền soạn. Phước nghĩ gì về vụ SGKLS của Nhật ?

SGKLS của Mỹ thì tôi chưa may mắn được đọc. Không hiểu trong đó họ viết thế nào về vụ ném bom Dresden và Tokyo trong WW2, về chất độc da cam trong CTVN ?
Ở Mỹ không có sách giáo khoa lịch sử chung của bộ giáo dục như ở nhà. đọc sách gì là do người dạy chọn. sách được chọn thường là của một sử gia hoặc một giáo sư nào đó viết. mỗi lớp học sẽ đọc những cuốn sách khác nhau và do đó dẫn đến những diễn giải khác nhau. cái quan trọng là ở chỗ người ta khuyến khích người đọc/người học tự tìm tòi và phát triển nhận thức của mình về 1 vấn đề chứ không trói buộc vào một đường lối cho toàn dân như ở VN. Vụ Dresden hay vụ Tokyo không có gì là bí mật ở Mỹ cả và diễn giải cho 2 vụ này cũng đa dạng như bất kỳ vấn đề lịch sử nào. Vụ Agent Orange thì nói một cách chủ quan là một vụ không đáng để đưa vào SGK trong thời điểm hiện nay vì nó là một khía cạnh nhỏ và chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn về chiến tranh VN.
Người Mỹ được như ngày nay là vì họ biết nhận ra cái sai của mình qua lịch sử... cho dù nhận thức đó vẫn còn hạn hẹp ở nhiều khía cạnh. Người Mỹ nói chung đều biết về chuyện ngày xưa họ sát hại người da đỏ ra sao, nô lệ hóa người da đen thế nào - họ cũng biết là Hiến Pháp của họ, tuy rằng trước giờ vẫn được coi là một trong những Hiến Pháp toàn diện nhất thế giới, có những sai sót lớn lao ngay từ khi mới hình thành. Có hàng trăm nghìn cuốn sách viết về những vấn đề này để cho người bình thường chứ không chỉ sinh viên, học sinh được đọc. Những nước XHCN hay những nơi mà chính phủ can thiệp vào tự do học thuật là những nơi thường có vấn đề về việc nhìn nhận tính đa dạng và tương đối của lịch sử. Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận vụ Thiên An Môn, Việt Nam chưa bao giờ nói về sai lầm trong chính sách đối xử với miền Nam sau 75... thế hệ cận kề với những sự việc trên có thể "nhớ" đến chúng nhưng 2 3 thế hệ nữa những sự kiện đó sẽ mờ dần đi và kèm theo đó là những bài học có liên quan.
 
Dương Quang Phúc đã viết:
Sự kiện lịch sử trong thực tế thì không bao giờ sai , nhưng những thông tin về nó thì có thể sai chứ ko phải chỉ mỗi đánh giá là sai đâu em Quân ạ .Điều cần nhất của người lịch sử không phải là sự kiện & con số hoàn toàn chính xác ( nhưng không được sai lệch) mà là nhận định chính xác , khách quan về lịch sử .
nếu không có "sự kiện và con số hoàn toàn chính xác" thì làm sao có thể đưa ra "nhận định chính xác, khách quan" được? Mà cho dù là có "sự kiện và con số hoàn toàn chính xác" thì bản thân "nhận định" không bao giờ có thể "chính xác và khách quan" được.
 
Em thừa nhận là nhận định đúng phải dựa trên cơ sở dữ liệu đúng . Nhưng anh Long có thể giải thích cho em tại sao mà
Mà cho dù là có "sự kiện và con số hoàn toàn chính xác" thì bản thân "nhận định" không bao giờ có thể "chính xác và khách quan" được.
Laik thế không? Em không đồng tình lắm với ý kiến này của anh.Nhận định dựa trên kiến thức của bản thân, lẽ nào 1 nhận định chính xác & khách quan cần phải có ý kiến của nhiều cá nhân ?
 
Ở Mỹ không có sách giáo khoa lịch sử chung của bộ giáo dục như ở nhà. đọc sách gì là do người dạy chọn. sách được chọn thường là của một sử gia hoặc một giáo sư nào đó viết. mỗi lớp học sẽ đọc những cuốn sách khác nhau và do đó dẫn đến những diễn giải khác nhau. cái quan trọng là ở chỗ người ta khuyến khích người đọc/người học tự tìm tòi và phát triển nhận thức của mình về 1 vấn đề chứ không trói buộc vào một đường lối cho toàn dân như ở VN. Vụ Dresden hay vụ Tokyo không có gì là bí mật ở Mỹ cả và diễn giải cho 2 vụ này cũng đa dạng như bất kỳ vấn đề lịch sử nào. Vụ Agent Orange thì nói một cách chủ quan là một vụ không đáng để đưa vào SGK trong thời điểm hiện nay vì nó là một khía cạnh nhỏ và chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn về chiến tranh VN.

:-?
Thực ra với 2 mô hình dạy LS của Mỹ và VN ở trên (tất nhiên của Mỹ tiến bộ hơn nhiều) thì ý thức tự giác tìm hiểu của học sinh đều là quyết định. Nếu không thì dạy kiểu Mỹ cũng không hiệu quả hơn bao nhiêu.
Em đang tự hỏi là trong số các em hiện ở VN vẫn thường xuyên chê bai SGKLS có bao nhiêu người đã thử đọc từ 3 quyển về LS trở lên:-?
 
Nếu tính là đọc quyển sử nào chứ tổng cộng sách sử cũng đã lên đến mười mấy cuốn cả cấp học rồi (tính cả tập I tập II) :)) SGK LS của chúng ta thì có gì đáng chê bai :-? Cái chính là người truyền đạt nó - hồi cấp 3 học sử rất vui :))
Mà dân mình nhiễm tật chêm tiếng Anh kinh quá >_____< chất độc da cam thì cứ nói như thế lôi agent orange ra làm gì
 
Muốn biết lịch sử mà chỉ nhìn vào sách giáo khoa thì làm sao có thể nắm được một cách trọn vẹn. Làm sao mà có được cái nhìn toàn diện về lịch sử được nhỉ ???
 
Cái nhìn trọn vẹn về lịch sử? Nếu nói về lịch sử của Việt nam thì SGK LS của ta cũng đã tổng kết khá đầy đủ để cho ta có một cái nhìn khái quát về lịch sử nước ta qua các thời kỳ - còn để nắm được trọn vẹn Lịch sử e rằng nó là một phần quá rộng - chúng ta có thể tìm hiểu về Lịch sử qua Văn học chứ không nhất thiết là muốn sử chính quy
 
Đúng đúng, không nên nghe mấy bác viết sử nói. Hãy nghe ông Ngô Thì Nhậm nói :D Ơ, thật đấy, Hoàng Lê Nhất thống chí là một tác phẩm rất khách quan, cho dù Ngô gia văn phái không rất có cảm tình với chúa. (em nhớ đúng không ý nhỉ?)
 
Lịch sử thì muôn hình muôn vẻ. Muôn cách nhìn nhận và đánh giá. Muôn góc cạnh để phân tích. Sao lại có thể bào là: lịch sử của Việt nam thì SGK LS của ta cũng đã tổng kết khá đầy đủ để cho ta có một cái nhìn khái quát về lịch sử nước ta qua các thời kỳ được nhỉ ? Sách Giáo khoa cũng chỉ có một cách nhìn nhận và đánh giá thôi mà.

Muốn biết và hiểu được lịch sử thì phải dựa trên sự tìm hiểu và cảm nhận, sự phân tích và đánh giá của chính bản thân mình chứ ! Làm sao có thể dựa vào những cái khác được, kể cả đó là Sách giáo khoa,... Những thứ đó chỉ nên được sử dụng để ta tìm hiểu thôi chứ, làm sao có thể đổ thừa sự kém hiểu biết về lịch sử là tại Sách giáo khoa được nhỉ ? Do sự kém cỏi của chính bản thân mình thôi !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vậy tức là anh bảo rằng SGK lịch sử không tóm trọn vẹn về lịch sử nước nhà. Trong đấy có thể có những đánh giá riêng của người viết sách nhưng tựu chung lại thì những sự kiện ngày tháng năm thì không thể bịa được => và đó là lịch sử - Anh có thể có cách nghĩ về sự kiện đó khác với tác giả nhưng nó đâu đồng nghĩa với không trọn vẹn không phản ánh về một sự thật.
P/s Em chưa bao giờ đổ thừa cho SGK lịch sử bao giờ
 
Dương Quang Phúc đã viết:
Em thừa nhận là nhận định đúng phải dựa trên cơ sở dữ liệu đúng . Nhưng anh Long có thể giải thích cho em tại sao mà
Laik thế không? Em không đồng tình lắm với ý kiến này của anh.Nhận định dựa trên kiến thức của bản thân, lẽ nào 1 nhận định chính xác & khách quan cần phải có ý kiến của nhiều cá nhân ?
Bởi vì bản thân "nhận định" của cá nhân - cho dù đó là một học giả hay người bình thường - đã mang tính chủ quan rồi. Tương tự như chuyện là cùng một món phở bò nếu người ta hỏi cậu "hàng phở nào ở Hà Nội ngon nhất" thì cậu sẽ trả lời là phở Bát Đàn nhưng nếu người ta hỏi tớ thì tớ sẽ bảo là phở Lý Quốc Sư.
Tất nhiên là nhận định lịch sử khác với nhận xét về món ăn vì dù sao cũng có một số quy luật nhất định. ví dụ như: tàn sát người vô tội mà thiếu một lý do chính đáng là sai chẳng hạn... tuy nhiên ngay cả những quy luật như thế cũng không hoàn hảo. người ta có thể hỏi "thế là nào lý do chính đáng." Mỹ có lý do chính đáng để ném bom Hiroshima và Nagasaki không chẳng hạn.
Lịch sử là một môn khoa học tương đối. Những khái niệm như "chính xác," "khách quan," "hoàn hảo," cần phải được hiểu dưới một khía cạnh rất hẹp. Đó là lý do tại sao nhà viết sử phải tránh đưa ý kiến cá nhân của mình khi biên sử (mặc dù sự tránh đó cũng mang tính chất tương đối) và nhận định được coi là "đúng" là nhận định được đa số người đọc sử chấp nhận. tuy nhiên cái "đúng" đó cũng là cái đúng tương đối.
chính vì như thế, sử nói riêng và xã hội học nói chung chỉ có thể phát triển mạnh dưới môi trường học thuật tự do, khi mà một sự kiện, một học thuyết được đánh giá dưới nhiều góc độ chứ không bị bó buộc vào một đường hướng nhất định.
 
Hoàng Long đã viết:
Bởi vì bản thân "nhận định" của cá nhân - cho dù đó là một học giả hay người bình thường - đã mang tính chủ quan rồi. Tương tự như chuyện là cùng một món phở bò nếu người ta hỏi cậu "hàng phở nào ở Hà Nội ngon nhất" thì cậu sẽ trả lời là phở Bát Đàn nhưng nếu người ta hỏi tớ thì tớ sẽ bảo là phở Lý Quốc Sư.
Tất nhiên là nhận định lịch sử khác với nhận xét về món ăn vì dù sao cũng có một số quy luật nhất định. ví dụ như: tàn sát người vô tội mà thiếu một lý do chính đáng là sai chẳng hạn... tuy nhiên ngay cả những quy luật như thế cũng không hoàn hảo. người ta có thể hỏi "thế là nào lý do chính đáng." Mỹ có lý do chính đáng để ném bom Hiroshima và Nagasaki không chẳng hạn.
Lịch sử là một môn khoa học tương đối. Những khái niệm như "chính xác," "khách quan," "hoàn hảo," cần phải được hiểu dưới một khía cạnh rất hẹp. Đó là lý do tại sao nhà viết sử phải tránh đưa ý kiến cá nhân của mình khi biên sử (mặc dù sự tránh đó cũng mang tính chất tương đối) và nhận định được coi là "đúng" là nhận định được đa số người đọc sử chấp nhận. tuy nhiên cái "đúng" đó cũng là cái đúng tương đối.
chính vì như thế, sử nói riêng và xã hội học nói chung chỉ có thể phát triển mạnh dưới môi trường học thuật tự do, khi mà một sự kiện, một học thuyết được đánh giá dưới nhiều góc độ chứ không bị bó buộc vào một đường hướng nhất định.

Hay, anh Long ạ! :)
 
Back
Bên trên