Học sinh đang hoàn toàn “mù” lịch sử

Em nói thì cũng có lý, nhưng em nên xét đến mấy yếu tố này:

- Mọi thứ đều biến đổi khôn lường, nên ta không thể biết được rằng nếu... thì sẽ là cái gì cả :) Biết đâu 10 năm sau, Chăm-pa lại trở nên hùng mạnh và Đại Việt chả bị nó thôn tính luôn thì sao? :D Ví dụ rõ ràng là Đế quốc Khmer đã sụp đổ, còn vương quốc nhỏ bé của người Thái lại lớn mạnh.

- 10 năm của thời nay thì thay đổi nhiều lắm, chứ 10 năm của cái thời kỳ đấy thì thay đổi được là bao? Em nên nhớ là trong kinh tế học có khái niệm về "Phương pháp sản xuất Châu Á" - ám chỉ một nền kinh tế trì trệ, không có sự tiến bộ nào. Em nói là 10 năm, chứ dẫu có 100 năm cũng không có tiến bộ gì.

- Sự sụp đổ của nhà Trần, cũng như của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam là kết quả của sự bành trướng bộ máy quan lại (bộ máy cồng kềnh), thoái hóa của chính quyền trung ương (chính quyền yếu). Nhà Trần cũng kô nằm ngoài quy luật đấy, và đến thời điểm đấy nó phải diệt vong mà thôi.

Ý kiến của em cũng rất hay, nhưng anh có cảm tưởng em copy những bình luận của hiện tại về những sự kiện hiện tại --> không nhất thiết đúng với các sự kiện lịch sử xảy ra cách đấy 600-700 năm, nhất là khi dữ kiện đấy không đầy đủ.
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Còn việc dân tộc Việt Nam có ưa xâm lược không thì em hãy tự hỏi bản thân mình là có thích đánh nhau không :-? . Theo sử sách thì dân tộc mình chống ngoại xâm chưa xong chứ đừng nói đến chuyện đi xâm lược. Trừ 1 trường hợp vào cuối thời Trần, đế chế suy thoái thì quân Champa ( đế chế này có lãnh thổ mà nay là từ giữa miền Trung đến hết Nam Trung Bộ ) đánh Đại Việt liên tục, có lần còn đánh vào tận kinh đô Thăng Long :eek: . Sau đó vua tôi nhà Trần trả đũa lần xâm lược đó bằng cách xâm lược Champa ( 1 quyết định ngu ngốc của mấy thằng ốm đói, lẽ ra nên khôi phục kinh tế trước [-x )

Hà hà, ngày xưa trong 1 topic khi mình nói ĐV xâm lược Champa có mấy chú nhảy vào chửi mình là phản bội đồng bào hay cái gì đó tương tự. Giờ lại gặp lại chủ đề này, vui thật.

Nói chỉ có 1 trường hợp như em là hơi bị sai đấy. Chỉ tính đến đời Lê thì các cụ đã 3 lần đánh Tống, hơn chục lần choảng Ai Lao (Lào) và Chân Lạp (CPC) và 4-5 lần dập 1 nước Ngưu Hống nào đó. Champa thì vô thiên lủng. Đánh suốt từ thời Tiền Lê đến Hậu Lê và rải rác đến tận sau này. Ngoài ra thời Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn các cụ cũng rất thích dùng Vạn Tượng (Lào) làm chiến trường luyện lục quân và Chân Lạp (CPC) làm chiến trường luyện thủy quân.

Chẳng qua đất Lào và CPC điều kiện khắc nghiệt quá nên các cụ không nuốt được lại phải nhả ra mà thôi/:)
 
1 điều mình học được về phong kiến (và cả ancient time) đó là "land is the ultimate form of wealth" (đất đai là quý giá nhất) <---Nông nghiệp là nền kinh tế chính, bởi về kỹ thuật chưa tiến bộ, cho nên công nghiệp và thương nghiệp hạn hẹp(trừ phonician và 1 số dân tộc khác, nhưng vẫn hạn hẹp)....(đọc thêm sách để tìm hiểu thêm thông tin nếu bạn nào có hứng thú ...
Cũng giống như bây giờ capital(tài nguyên, công nghệ, nhân lực etc) là quý giá nhất.

===>Bây giờ các quốc gia cạnh tranh xuyên quốc gia để giành những thứ này, cũng giống như ngày xưa con người chiến tranh để giành đất đai vậy chỉ khác ở hình thức thôi...mức độ tàn khốc...mình kô biết rõ nên miễn bàn luận.

Mình nghĩ con người đều giống nhau cả: đều tranh đấu đẻ giành cái mình muốn cả, kô có dân tộc nào khác dân tộc nào ở điểm đó...mình nghĩ điểm khác nhau chỉ là cái mà họ muốn thôi.

Học lịch sử mình nghĩ chúng ta nên nhìn xa hơn là chỉ vọn vẹn ở lòng yêu nước, tự hào dân tộc và hiểu rõ dân tộc mình. (mình kô phủ nhận tầm quan trọng của nó, ý mình chỉ muốn nói có nhiều cái khác cũng rất đáng để học.)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em mới đọc đến trang 2 nhưng em bon chen tí
em thik cảm giác mọi ng` hỏi j` về sử đều tự hào trả lời được
sau này đi du học mà mọi ng` hỏi về mãi mãi tuổi 20 hay sử VN mà ko trả lời được thì nhục lắm
cái chính là phải tạo hứng thú cho tụi em học sử cảm thấy mỗi h sử là một tiết học vui,học ko vì điểm mà vì niềm đam mê,như kiểu xem xong tập này muốn xem tiếp tập khác ý :)D)
ngoài ra tụi em cũng cần thời gian rảnh rỗi để đọc + tìm hiểu về sử- em thấy chiếm rất nh` thời gian;mà tụi em ngày nào cũng bài vở,rỗi tí nào là đi ngủ =>tóm lại cũng do chế độ học hành nặng nề :|
 
Bạn Phan Trường Sơn nói chưa chính xác . 3 lần đánh Tống đều mang tính phòng vệ từ xa ( Lý Thường Kiệt đã dán yết bảng nêu rõ với dân Tống ) . Ta đánh Champa vì quy luật lịch sử là vậy , 1 nước yếu , thế cô thì bị xâm lấn & đồng hóa dần ( ko phải đánh ồ ạt 1 lúc ) là hiển nhiên .Đánh Vạn tượng & Ai Lao chỉ là do bọn này xâm lấn & phá hoại đất Việt mà thôi . VN là nước nhỏ , lo giữ nước mình là quan trọng lắm rồi còn đâu.
 
3 lần đánh Tống đều mang tính phòng vệ từ xa ( Lý Thường Kiệt đã dán yết bảng nêu rõ với dân Tống ) .

Báo cáo bác, thế bác giải thích hộ em vụ vua Trần Thái Tông choảng Tống là để phòng vệ cái gì, vụ các cụ kéo nhau sang đất Vạn Tượng với Chân Lạp để tập trận chung với nhau và với Xiêm là để phòng vệ ai với ạ.
Cụ Lý yết bảng thật nhưng cụ xử dân Tống cũng không hiền lắm đâu ạ. Còn cái chuyện dân Tống nó ra đón cụ, đấy là sử ta bốc phét đấy bác ạ.

Mà nếu bây giờ TQ nó tuyên bố "phòng vệ từ xa" rồi nó lại choảng mình (hệt như nó đã làm năm 79) thì ý bác thế nào ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung là các cụ ngày xưa cũng phải đi mở rộng bờ cõi thì bây giờ chúng ta mới có rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu chứ. Mà mở rộng bờ cõi và đi chiếm đất thì có khác gì nhau đâu. Lớp anh hồi trước có mấy thằng Campuchia, nó bảo là chương trình Lịch sử chúng nó học ở trường có đề cập đến vấn đề nước mình thịt đất của bọn nó. Bọn nó cũng cay nhưng mà bọn nó phục mình lắm
 
Dương Quang Phúc đã viết:
Bạn Phan Trường Sơn nói chưa chính xác . 3 lần đánh Tống đều mang tính phòng vệ từ xa ( Lý Thường Kiệt đã dán yết bảng nêu rõ với dân Tống ) . Ta đánh Champa vì quy luật lịch sử là vậy , 1 nước yếu , thế cô thì bị xâm lấn & đồng hóa dần ( ko phải đánh ồ ạt 1 lúc ) là hiển nhiên .Đánh Vạn tượng & Ai Lao chỉ là do bọn này xâm lấn & phá hoại đất Việt mà thôi . VN là nước nhỏ , lo giữ nước mình là quan trọng lắm rồi còn đâu.
Em thấy cái này là sai. Nếu nói là quy luật của lich sử thì TQ đánh VN chả có j` sai cả. Hơn nữa VN đánh Chiêm đến triệt cả tiếng nói mà sao ko thấy trong sách sử? Sử VN chỉ bịp bợm thoai. EM nhớ hồi học sử lớp 9, thấy bảo VN tiêu diệt hơn 50 vạn quân địch trong chiến dịch nào đó(các bác bác nào còn giữ sgk thì mở ra mà tìm, đảm bảo có). Nếu ai suy nghĩ 1 chút thì sẽ thấy 50v=500k=1/2 triệu. Con số này liệu có thể có thật được ko? Chắc chắn là ko rồi. Hồi Mỹ đánh Iraq giai đoạn đầu chỉ mất chưa đến 50 thằng lính thôi mà dân nó đã kêu ầm trời lên rồi...........Hơn nữa cứ cho là con số đó có thật đi nhưng để giết được bằng ngần đấy lính thì VN phải tổn hại bao nhiêu quân? Thế mà sao chẳng dòng nào trong sách lịch sử đề cập đến điều đó cả mà chỉ nói là chiến thắng vang dội rồi thế nọ thế kia? Lịch sử là phải trung thực nhưng thử hỏi lịch sử như thế thì ai còn muốn học? Nhồi nhét vào đầu mình những điều giả dối ư? KO BAO H!!!
 
Thế chú em không biết đến tài liệu LS nào khác ngoài quyển SGK à.
 
em đang làm bài luận về áp lực điểm số trong đó có môn sử
vì áp lực điểm số nên tụi em ko thể yêu môn sử được
các anh chị có ý kiến j` giúp em với :D
 
Trịnh Vĩnh Tâm đã viết:
Em thấy cái này là sai. Nếu nói là quy luật của lich sử thì TQ đánh VN chả có j` sai cả. Hơn nữa VN đánh Chiêm đến triệt cả tiếng nói mà sao ko thấy trong sách sử? Sử VN chỉ bịp bợm thoai. EM nhớ hồi học sử lớp 9, thấy bảo VN tiêu diệt hơn 50 vạn quân địch trong chiến dịch nào đó(các bác bác nào còn giữ sgk thì mở ra mà tìm, đảm bảo có). Nếu ai suy nghĩ 1 chút thì sẽ thấy 50v=500k=1/2 triệu. Con số này liệu có thể có thật được ko? Chắc chắn là ko rồi. Hồi Mỹ đánh Iraq giai đoạn đầu chỉ mất chưa đến 50 thằng lính thôi mà dân nó đã kêu ầm trời lên rồi...........Hơn nữa cứ cho là con số đó có thật đi nhưng để giết được bằng ngần đấy lính thì VN phải tổn hại bao nhiêu quân? Thế mà sao chẳng dòng nào trong sách lịch sử đề cập đến điều đó cả mà chỉ nói là chiến thắng vang dội rồi thế nọ thế kia? Lịch sử là phải trung thực nhưng thử hỏi lịch sử như thế thì ai còn muốn học? Nhồi nhét vào đầu mình những điều giả dối ư? KO BAO H!!!

Quyển nào vậy nhỉ:-?Tìm lại hộ anh được không?Nếu ko nhầm thì đấy là nói về chiến thắng quên Nguyên Mông lần 3 ,nhưng nếu thế thì sao lại chỉ trong 1 chiến dịch nhỉ?:-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung là các cụ ngày xưa cũng phải đi mở rộng bờ cõi thì bây giờ chúng ta mới có rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu chứ. Mà mở rộng bờ cõi và đi chiếm đất thì có khác gì nhau đâu. Lớp anh hồi trước có mấy thằng Campuchia, nó bảo là chương trình Lịch sử chúng nó học ở trường có đề cập đến vấn đề nước mình thịt đất của bọn nó. Bọn nó cũng cay nhưng mà bọn nó phục mình lắm

với cùng logic đó...TQ, Nhật, Pháp đánh chiếm Vn là đúng, người VN cay nhưng phục?????
 
với cùng logic đó...TQ, Nhật, Pháp đánh chiếm Vn là đúng, người VN cay nhưng phục?????

Không đúng nhưng thời phong kiến thì chuyện cá lớn nuốt cá bé là rất rất bình thường. Còn thế kỷ 20-21 thì phải khác chứ.
 
Đang học bài quay ra đọc topic này em cũng muốn góp vài lời. Trước hết post nhiều thế này chứng tỏ bà con mình, dù trong nước hay ngoài nước :)), học chuyên ngành gì và lứa tuổi nào cũng vẫn còn hào hứng với lịch sử - hoặc các vấn đề liên quan đến lịch sử VN, chứ không phải là thờ ơ. Anh Khanh gì đấy bị mọi người nói tơi bời cũng vẫn có suy nghĩ trong những vấn đề này. Bao h mà topic về Lịch sử VN bị đẩy xuống cuối thì em mới lo chứ thế này còn tốt chán.
Đọc đi đọc lại thấy ý kiến mọi người rơi vào những catergory sau, không cái này thì cái khác:
- Cách nhìn nhận các sự kiện lịch sử ở VN:
Ý kiến của em là phiến diện và có khi chưa sát sự thật, ví dụ thì nhiều bác ở trên cho rồi, em không dẫn lại. Đến bây h em còn lơ mơ không hiểu ngày sinh Bác Hồ có phải 19/5 thật ko? và ngày mất của Bác nữa - lúc thì 2/ lúc thì 3/9 em đến là chịu. Khổ thân cụ, công như thế mà đến ngày sinh ngày mất người ta còn đổi đi đổi lại. Cho nên nếu mà phải chọn lựa giữa việc học Toán/ Lý/ Hóa để có mảnh bằng ngon một chút, về sau kiếm đủ tiền nuôi cái thân em để còn thảnh thơi tiếp tục bàn luận với các bác ở đây, và việc ngồi nghiền ngẫm những điều mà chưa chắc là thật mà cũng chả ai chứng minh nổi là thật nữa, không biết các bác khuyên em chọn cái nào???
Mặt khác là em cũng tự hào con Rồng cháu Tiên lắm, 4000 năm lịch sử chứ ít à, nhưng mà nhìn bọn Malaysia - cái bọn mà lịch sử được cho là còn ngắn và ít vẻ vang hơn VN, cái bọn mà có tí đã pha môt đống nét Tàu chứ không như VN ta giữ nguyên bản sắc sau hơn 1000 Bắc thuộc - kinh tế chúng nó phát triển, chúng nó còn vênh mặt lên khinh em vì VN chưa 'bị' Anh đưa vào khối Commonwealth là em ức lắm. Các bác có thấy trong việc này ngồi nghiền ngẫm sử còn nhiều ích lợi lắm nữa không? Anh Khanh gì trên kia chắc còn ức gấp vạn lần em.
- Cách giảng dạy sử ở VN: có một bài rất đủ ở trên rồi.
- Thái độ của hs, sv với môn Lịch sử và việc học sử: thực tế thì đầy ra.
- Một số link cần đọc, nhất là những gì do 'phía bên kia' viết: em là người hay hoài nghi. Xin lỗi vì em chỉ tin khi có bằng chứng rõ ràng, còn không thì em nghĩ là nên tiếp xúc với mọi nguồn tin accessible và tìm cách phân tích đánh giá xác đáng nhất - mà kiểu này thì biết đến bao h? Không tin thì bị chửi là fanr động, còn tin thì em .. chưa làm được. Cứ cho là các bác đọc bài của những người bị gọi là lũ phản động đi nhé: chẳng nhẽ đang yên đang lành người ta lồng lên chửi bới Đảng hay sao ạ? phải có lí do gì chứ. Nếu 'cái lũ' đó là do mua chuộc thì các bác càng rõ hơn 'bộ mặt của chế độ TB chứ sao.
Thêm vài dòng để các bác đây biết là em cũng yêu Sử và biết Sử chứ không phải là bán nước theo TB gì cả: mấy câu hỏi ở trang đầu em trả lời cũng được 80% đấy ạ. Hôm trước đọc bài của chú nào người Anh trên BBC ca ngợi Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, rồi lại còn so sánh Lê Thánh Tông với Henry VIII của triều Tudor ở Anh mà em mát lòng mát dạ. Cái này thì còn tin được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chà chà, tự nhiên có thắc mắc là vì lí do gì mà ngành sử học không lụi tàn từ mấy nghìn năm trước mà vẫn tồn tại đến bây giờ/:)
 
Về vụ tập trận chung của VN với Vạn Tượng & Chân Lạp mình chưa bao giờ được nghe . Bạn vui lòng cho biết nguồn thông tin ko ?
Về vụ cụ LTK thì bạn nên nhìn vào hoàn cảnh lịch sử , chỉ cần phân tích bạn sẽ thấy : Tống đang chuẩn bị xâm lược ta , thế mạnh như vậy , lẽ nào ta lại có ý định xâm chiếm Tống khi nước mình đang bị nó đe dọa xâm lược ?Nhìn theo góc độ quân sự & thực tế thì chẳng khác nào tự sát .
Độ trung thực của lịch sử mang tính tương đối bởi người viết sử bao giờ cũng có kèm quan điểm thể hiện ý chí của mình , dân tộc & giai cấp mình nên cũng 1 sự kiện thực tế có nhiều cách " biến tướng " 1 chút khác nhau.
Việc VN đánh từng phàn & hoàn thiện thôn tính Chăm Pa em Tâm có thể tham khảo cóp nhặt trong quyển lịch sử VN đại cương ( GS Trương HỮu Quýnh) tập II .
Số liệu cụ thể về thiệt hại của ta không nói nhiều nhưng vẫn nói . Chẳng hạn như thiệt hại của ta & Mỹ đều được nói đến trong cuốn :" Thống kê 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & chống Mỹ "
 
Về vụ tập trận chung của VN với Vạn Tượng & Chân Lạp mình chưa bao giờ được nghe . Bạn vui lòng cho biết nguồn thông tin ko ?

Chà, ngoài hiệu sách có 1 cuốn nghiên cứu về nghệ thuật quân sự của Quang Trung, quên mất tên rồi. Nếu bác tìm đọc thì sẽ biết là có kha khá trận mà lục quân Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn choảng nhau trên cao nguyên Trấn Ninh, chẳng hạn như chiến dịch năm 1801. Còn bản thân Quang Trung thì trước khi băng hà Ngài cũng đã kịp càn một đợt gần sạch sẽ cả Bắc và Trung Lào.
Một vụ nổi tiếng hơn là thời vua Thiệu Trị các cụ sau khi đánh xong Xiêm đã "tiện tay" đặt Chân Lạp thành Trấn Tây. Không may là khắc nghiệt quá nên 50 năm sau các cụ đành rút về.

Về vụ cụ LTK thì bạn nên nhìn vào hoàn cảnh lịch sử , chỉ cần phân tích bạn sẽ thấy : Tống đang chuẩn bị xâm lược ta , thế mạnh như vậy , lẽ nào ta lại có ý định xâm chiếm Tống khi nước mình đang bị nó đe dọa xâm lược ?Nhìn theo góc độ quân sự & thực tế thì chẳng khác nào tự sát .

Vâng, vụ cụ Lý thì khỏi bàn. Còn vụ Trần Thái Tông thân chinh mang thủy quân đánh Khâm-Liêm, vụ Trần Nhân Tông đánh chiếm vùng đất Tống giáp Lạng Sơn thì lí do duy nhất là các cụ thấy Tống yếu thì thừa cơ mang quân cướp phá thôi.

Nói tóm lại là các cụ cũng không hiền lắm đâu, có dịp đánh thằng nào thì các cụ chẳng bao giờ bỏ lỡ cả. Tất nhiên là cũng nhờ thế mà mới có nước VN ngày nay.

Việc VN đánh từng phàn & hoàn thiện thôn tính Chăm Pa em Tâm có thể tham khảo cóp nhặt trong quyển lịch sử VN đại cương ( GS Trương HỮu Quýnh) tập II .
Số liệu cụ thể về thiệt hại của ta không nói nhiều nhưng vẫn nói . Chẳng hạn như thiệt hại của ta & Mỹ đều được nói đến trong cuốn :" Thống kê 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & chống Mỹ "

Điểm này thì hoàn toàn đồng ý.
 
Mai Tuấn Nam đã viết:
Quyển nào vậy nhỉ:-?Tìm lại hộ anh được không?Nếu ko nhầm thì đấy là nói về chiến thắng quên Nguyên Mông lần 3 ,nhưng nếu thế thì sao lại chỉ trong 1 chiến dịch nhỉ?:-?
ko anh ạh, sgk lịch sử lớp 9, mở ngoặc là chương trình cũ, ko phải cải cách(cải cách thì em ko được học nên cũng ko bít:D), ko phải Nguyên Mông j` đâu mà là thời hiện đại cơ, chống Pháp hay Mĩ j` đóa:D:D. Sự thực là hồi đóa em cũng chả học hành j` nên ko nhớ rõ lắm. Anh cố tìm đi, chắc chắn có đấy, vì em ko ở VN nên ko tìm giúp anh được, anh thông cảm nhé:D:D
 
Thằng Tàu nó đông hàng tỷ người, thịt được của nó 50 vạn là chuyện thường thôi mà em. Thây chất thành đống, máu chảy thành sông... nghĩ mà thấy thèm
 
Thực ra thì có quyển SGKLS nào không bịp bợm đâu. Mấy nước lớn, văn minh thì cứ nhìn vụ SGKLS của Nhật bị phản đối ầm ầm, SGKLS Tàu thì ỉm đi chuyện xâm lược các nước xung quanh.
Tây, Mẽo cũng tương tự, và còn bịp bợm trong cả sách nghiên cứu của các sử gia, chỉ có điều đám sử gia này có trình độ hơn mấy ông viết SGKLS VN nên tìm ra mấy chỗ bịp ấy cũng khó hơn;)
 
Back
Bên trên