Chuyện giảng dạy ở nước mình chắc chắn là có nhiều yếu kém rồi.
1. Yếu kém thứ nhất là giáo viên - kiến thức. Mình vẫn nhớ hồi học cấp 2, một cô giáo dạy sử vào loại đáng kính ở trường TV đã nói Serbia (đọc là Séc-bi) là chính nước Séc, một phần của Tiệp Khắc hồi đấy (kém cả về lịch sử - vì đang nói đến nguyên nhân của WWI - lẫn địa lý). Một cô giáo dạy Vật Lý (cô Trâm) đã giải thích vì sao trọng lượng riêng của kim loại lại giảm đi khi được nung nóng bởi... một phần vật chất bốc hơi. Hay như cô giáo dạy Văn (cô Lê) đã chấm bài kiểm tra bằng cách kiểm tra từng dấu chấm dấu phẩy - không phải kiểm tra ngữ pháp, mà là để kiểm tra xem có khớp với sách không. Những cái đấy thể hiện cái yếu kém về kiến thức ở các giáo viên. Mà đây là hiện tượng ở một trường điểm ở giữa thủ đô HN nhé. Thế thì nói gì đến các trường ở các làng quê.
2. Yếu kém thứ hai là giáo viên - tư cách đạo đức. Tư cách đạo đức của giáo viên là một điều đáng lên án. Giáo viên cực kỳ coi thường học sinh, nhìn học sinh như một lũ giẻ rách, không bao giờ coi trọng ý kiến của học sinh. Nếu ai đó phát biểu cái gì đó trái ý thì sẵn sàng phủi tay, nhếch mép một cái coi thường. Sự thiếu tôn trọng học sinh này thể hiện rất rõ ở cấp I (thầy cô giáo thường xuyên đánh học sinh) và cấp II (tổng xỉ vả đủ các kiểu, không bao giờ nghe h/s phát biểu). Lên cấp III tình trạng này đã được cải thiện đáng kể - có thể do trường Ams là một trường tiên tiến. Ngoài ra có thể giải thích là do giáo viên cấp III thường là những người có trình độ kiến thức nên tư cách đạo đức của họ cũng cao hơn. Ngược lại, giáo viên cấp I, II - lại là những người ít học vấn nên xử sự cũng kém. Đây là một sai lầm rất lớn. Ở trình độ thấp (cấp I, cấp II) không đòi hỏi giáo viên phải có một lượng kiến thức sâu rộng, mà rất cần phương pháp sư phạm, tình cảm, sự quan tâm để động viên khích lệ học sinh say mê môn học.
3. Yếu kém thứ ba là chương trình đào tạo. Cách truyền đạt trong sách giáo khoa rất không hợp lý, còn nói riêng về môn sử thì đôi lúc đi vào tiểu tiết quá (để tuyên truyền) mà quên đi đại cục. Thời xưa mình nhớ học môn sử bao giờ cũng phải ghi chép mấy câu từ triều đại này đến triều đại khác - thuế cao, người dân cực khổ. Thường thì chỉ cần những cái rất nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn ví dụ như một cái chronology bằng minh họa mô tả các sự kiện lịch sử để ở ngay trang đầu tiên, lần nào h/s mở ra cũng nhìn thấy sẽ tiếp thu rất nhanh. Hay như phải treo bản đồ thế giới trong phòng học thì học sinh lúc nào cũng đập vào mắt và có một số kiến thức nhất định về địa lý.
4. Yếu kém thứ 4 là gia đình và xã hội. Thông thường thì một đứa trẻ sẽ tiếp thu rất nhiều kiến thức trước hết là từ bố mẹ của nó, và sau đó là từ môi trường xã hội xung quanh. Bản thân VN là một nước nghèo nàn lạc hậu, phân đông dân số mù chữ (hiểu theo nghĩa rộng) thì làm sao có thể truyền thụ cho trẻ em những kiến thức khoa học và các giá trị nhân bản được? Ở đây chúng ta thiếu mất cái rất quan trọng là truyền thống - lý do mà vì sao các nước châu Á mọi rợ như Thái Lan, Malay, Indo... sẽ không bao giờ có thể ngẩng cao đầu được.
5. Yếu kém thứ 5 chính là kinh tế. Làm gì cũng cần phải có tiền cả. Chúng ta thiếu rất nhiều tiền để xây mới trường học, mua sắm trang thiết bị, để trả lương hậu hĩnh cho giáo viên v.v. và v.v.
6. Yếu kém thứ 6 là tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng thể hiện ở nhiều khía cạnh nhưng kết quả cuối cùng là số tiền đầu tư thực sự vào giáo dục bị giảm đi đáng kể.
Vì thế nên nói đến cải cách giáo dục thì:
1. Trước hết phải chấn chỉnh đạo đức giáo viên bằng những quy định kỷ luật nghiêm khắc
2. Tăng cường kiến thức cho giáo viên bằng những khóa học ngắn hạn
3. Có những biện pháp nâng cao trình độ dân trí. Trình độ dân trí chỉ có thể nâng cao được khi cho phép người dân được tiếp cận những thông tin tri thức, hoạt động văn hóa... một cách miễn phí!
Cụ thể cái này còn phải bàn dài dài...
Và sau đấy mới là sửa lại chương trình giáo khoa. Nói thật, với chương trình giáo khoa của VN thì ra nước ngoài cực kỳ yên tâm mà học