Re: *** Chemistry ***
@Hải: Khả năng tan vào nước liên quan đến độ phân cực của các liên kết phân cực trong phân tử chất hữu cơ. Như em biết, dung môi phân cực thì hòa tan các chất có cực, còn dung môi không cực thì hòa tan các chất không cực. Do đó, nếu muốn hòa tan tốt vào nước, thì chất tan càng phân cực càng tốt. Ngoài ra, trong phân tử, các gốc kị nước như gốc hydrocarbon càng nhỏ thì càng dễ tan, càng lớn thì càng khó tan.
Hi vọng là gợi ý trên giúp em giải được bài này
@My: Vị trí không gian của e thực chất là không xác định. Lớp mà người ta nói đến, thực chất là các mức năng lượng. Nó không nói cho em biết vị trí của e trong không gian.
Có lẽ em không đọc sâu về các số lượng tử của 1 electron nên còn hiểu lờ mờ về cái này phải không? Để anh giải thích đơn giản là thế này nhé:
- n: Số lượng tử chính: Thể hiện cho mức năng lượng của orbital, nếu anh nhớ không nhầm, mức này được tính theo công thức -13.6/n^2.
- l: Số lượng tử phụ: Thể hiện cho moment động lượng của orbital.
- m: Số lượng tử từ: Thể hiện cho hình chiếu của vector moment động lượng lên trục z.
- ms: Số lượng tử spin: Quan niệm hiện đại về vật lý lượng tử cho rằng có thể tồn tại tối đa 2 e trong 1 orbital, và 2 e này có số lượng tử spin lần lượt là 1/2 và -1/2. Đó là thể hiện chuyển động tự quay quanh trục của electron.
Như em thấy, orbital được đặc trưng bởi bộ 4 số lượng tử này, và không hề có một số lượng tử nào đại diện cho vị trí của nó trong không gian cả. Do vậy, em hoàn toàn không xác định được vị trí của nó trong không gian.
Còn về việc nó có "đi" vào lớp khác hay không? Trên đây chắc em đã hiểu, lớp không phải là vị trí trong không gian, cho nên nó không thể "đi" vào lớp khác được, vì không có năng lượng. Nếu muốn "đi" vào lớp khác, electron cần phải có một năng lượng nhất định nào đó (được cung cấp thêm hoặc giải phóng đi). Như em đã thấy, mỗi mức năng lượng có 1 năng lượng xác định. Để electron có thể nhảy từ lớp này sang lớp khác, nó cần giải tỏa hoặc được cung cấp 1 năng lượng bằng hệ số năng lượng của hai mức năng lượng.