girl VĂN đâu rùi nào????

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
@Quân: trên là cách hiểu trong tác phẩm, còn đây là cách hiểu của những người ngoài tác phẩm (dân gian _ ca dao):
"Lẳng lơ chết cũng ra ma
Chính chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đồng."
hay:
"Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ."
Vậy nên dù thế nào, Kiều vẫn vậy mà thôi, có chết ai đâu??
 
DDa~ bie^'t ma' ho^`ng tho+`i pha^.n ba.c,
Tra'ch Kie^`u nhi chu+a ve.n ta^'m lo`ng va`ng.
Chie^'c qua.t, thoa dda`nh phu. nghi~a Kim lang,
Na(.ng vi` hie^'u, nhe. vi` ti`nh thi` cu~ng pha?i\.
Tu+` Ma~ Gia'm Sinh cho dde^'n cha`ng Tu+` Ha?i,
Ca'nh hoa ta`n ddem ba'n la.i cho^'n thanh la^u,
Ba^'y gio+` Kie^`u co`n hie^'u va`o dda^u,
Ma` bu+o+'m cha'n ong chu+o+`ng cho dde^'n the^' !
Ba.c me^.nh cha(?ng la^`m ngu+o+`i tie^'t nghi~a,
DDoa.n tru+o+`ng cho dda'ng kie^'p ta` da^m.
Ba'n mi`nh trong ba^'y nhie^u na(m,
DDo^' ddem chu+~ hie^'u ma` la^`m ddu+o+.c ai !
Nghi~ ddo+`i ma` nga'n cho ddo+`i\.
Trích toàn bài đấy, ai đọc hiểu thì đọc
 
Nếu bạn đã học truyện Kiều, chắc bạn không thể nào quên đoạn tả tiếng đàn của Thúy Kiều khi gảy cho Kim Trọng nghe lần đầu:

"Trong như tiếng hạc bay qua
Ðục như nước suối mới xa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"

Bản nhạc nào cũng phải có nhịp điệu, tiết tấu thay đổi: khi trong khi đục, khi cao khi thấp, lúc khoan thai khi dồn dập... Chính những thay đổi nhịp điệu và cường độ ấy của giây tơ dưới ngón tay Thúy Kiều kết hợp với ánh sáng của ngọn đèn dầu khi tỏ khi mờ đã:

"khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu",
"khi tựa gối khi cúi đầu
khi vò chín khúc khi chau đôi mày".

Cuộc sống cũng giống một bản nhạc, phải có nhanh có chậm, có vui có buồn, có trầm có bổng, có khoan thai dồn dập mới trở nên ý nhị, đáng sống. Bạn có thấy nỗi chán chường của Thúy Kiều giữa cảnh sống "cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm" không? Bạn có thấy nguồn gốc của những phong trào hippi, bụi đời, những cuộc phản kháng có tính đập phá của tuổi trẻ nhiều nơi trên thế giới, và từ mấy năm nay chúng ta được biết là cả những nước XHCN cũng không phải là không có? Cuộc sống đơn điệu với mọi sự, như làm sẵn, dọn sẵn, khiến cho tuổi trẻ cảm thấy năng lực của họ dư thừa, khát vọng của họ như một cây kiểng để ở trong nhà không thể mọc cao hơn trần nhà, khiến cho họ bùng nổ, muốn đập phá cái sẵn có để làm cái mới, muốn mạo hiểm không những bằng cuộc đời mình mà bằng cả thế hệ, cả xã hội đương thời. Họ không muốn an hưởng trong một cuộc sống đơn điệu.

Bạn hãy biết cảm tạ Chúa khi bạn có một cuộc sống với nhịp điệu luôn thay đổi, có khi dồn dập khiến bạn không kịp thở, có lúc lại thanh thản nhẹ nhàng như mây thu lờ lững giữa trời. Lúc nào bạn cũng cảm nhận được một thứ hạnh phúc giống như nhịp điệu cung đàn. Nhưng bạn phải biết yêu, biết trong từng giây phút của cuộc sống, hãy đón nhận từng giây phút sống như thể đó là giây phút bạn vào đời, mỗi ngày như thế là sinh nhật của bạn; trân trọng từng giây phút như là bạn chỉ có phút giây này để sống trên đời. Lúc đó bạn sẽ có được hạnh phúc của vận động viên khi về tới đích cuộc đua, thở không ra hơi nhưng niềm vui chan chứa; và bạn cũng nếm được niềm bình an của người mẹ đang ngồi đưa võng ru con. Bạn sẽ được niềm vui của người nông dân sau một ngày gặt hái ngủ trên đống lúa đầy sân hay niềm sung sướng của một người mẹ ngồi nhìn đàn con mạnh khỏe ăn "như tằm ăn rỗi", mặc dù phảng phất nỗi lo "lấy đâu ra gạo cho chúng ăn".

Cuộc sống lúc nào cũng có vui có buồn, có sướng có khổ, chỉ cần bạn biết nhìn ra và đón nhận. Bạn có biết "nghệ thuật ăn cháo nóng" tổ tiên đã dạy: "Công nợ trả dần, cháo húp vòng quanh". Khi nào bạn về nông thôn được mời ăn cháo mà không có muỗng, chỉ có chiếc tô đầy cháo nóng thơm phức, bạn hãy nhớ lấy, lấy những ngón tay khéo léo để dưới vành đáy và giữ miệng tô, bạn sẽ thưởng thức được cái vị ngon của tô cháo nóng cùng với tiếng xì xụp vang lên như những nụ hôn đặt lên tô cháo. Cuộc sống nhiều khi giống tô cháo nóng đấy bạn ạ, hãy ráng xoay quanh và đặt những nụ hôn lên tô cháo, cháo sẽ hôn lại trên môi bạn bằng vị thơm nóng bỏng và làm bạn phấn chấn trong lòng. Và bạn hãy cảm tạ Cha trên trời giống như bạn cảm ơn người nông dân đãi bạn tô cháo nóng thơm ngon làm bạn toát mồ hôi ướt trán, ướt áo.

Bạn nhớ trong bữa Tiệc Ly có hai điều Chúa Giêsu nhấn mạnh "của Ta" là "giới răn của Ta" và "bình an của Ta". Bình an của Chúa không phải như của thế gian, cốt ở sự yên ổn không có gì xáo trộn, như giấc ngủ trẻ thơ. Bình an của Chúa không phải là "yên ổn khỏi mọi biến động" nhưng là "yên ổn giữa mọi biến động" được diễn tả qua việc Chúa Giêsu nằm ngủ trên thuyền trong lúc sóng to gió lớn làm các môn đệ hết hồn, hú vía. Chúa không trách các môn đệ đã ra sức chèo chống, nhưng Chúa trách các ông vì yếu lòng tin, vì hoảng sợ. Bởi vậy khi cơn bão tố lớn nhất là cuộc khổ nạn sắp ập tới thì Chúa tuyên bố: "Ta ban bình an cho các con, Ta không ban như kiểu thế gian. Các con hãy yên lòng đừng xao xuyến lo sợ..."

Nền tảng của bình an ấy là lòng tin yêu phó thác vào Tình Yêu thành tín của Thiên Chúa là Cha trên trời hằng yêu thương săn sóc giữ gìn con cái mình và là Ðấng mạnh hơn tất cả

Bài này sẽ giúp lớp Văn tăng nhanh số bài lên đấy, cảm ơn tớ đi !!! (mà cũng chả cần cảm ơn đâu, tớ cũng được tăng số bài mà, đôi ben cùng có lợi )
 
Bạn thấy nhân vật nào trong Truyện Kiều đặc biệt nhất vậy?
Theo tôi, đó là Hoạn Thư. :)) Đó thật sự là một con người "túc trí đa mưu" như Kiều đã nghĩ:
"Bên ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao."
Và sự thật là cô ta đã có thể tin chắc vào tài năng của mình khi nghĩ:
"Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?"
Quả là một nhân tài hiếm có!!!
 
bạn Quân ơi! Cái bài bên trên của bạn tách được ra đấy! Bạn tách ra cho tớ nhờ nhá! :))

Nếu nói đến tiếng đàn tuyệt diệu của Kiều, để tớ viết ra cho mọi người cùng thưởng thức lại (may mà đoạn này mình thuộc):
"Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa."
Và thế là:
"Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày."
 
Nhưng còn có cả một đoạn nói chuyện giữa Kim và Kiều nữa:
Kim:
"Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào".
Và Kiều thì rất "cứng đầu"
"Rằng quen mất nết đi rồi
Dở hay cũng tại tính trời biết sao?"
 
Nguyễn Du không chỉ nói đến cái xấu xa nhơ bẩn của một vài con người mà còn lột tả được cái nhơ nhuốc bẩn thỉu của chốn thanh lâu:
Tú Bà đã dạy Kiều rằng
"Này con nhớ lấy làm lòng
Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề".
"Khi khóe hạnh, khi nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt khi cười cợt hoa".
"Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời".
Và đương nhiên, Kiều là một học sinh "xịn" + "tâm đắc" của Tú bà
 
Nhưng nếu đọc kĩ ra, điệu bộ của Tú bà cũng chẳng kém gì Hoạn Thư:
"...
Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngay
Dạy rằng con lạy mẹ đây
Rồi sang mà lạy cậu mày bên kia".
Chẳng khác gì một con mụ hàng tôm hàng cá ngoài chợ cả!!!
 
Tớ thấy nhân vật đặc biệt nhất truyện Kiều tất nhiên là nhân vật chính rồi. Trong mọi câu truyện, tác giả đều đặc tả nhân vật của mình mà :
Vừa có săc nước nghiêng thành
"Kiều càng sắc sảo măn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm, liẽu hờn kém xanh"
Lại tài năng thiên phú hơn hẳn " Hồ Cầm một chương"
Thế nhưng một câu hỏi tớ thắc mắc từ năm lớp 9 rồi, là thé này : Kiều nếu tài sắc vẹn toàn thế, thì thiếu gì vương tôn công tử hằng mơ thấy trong mộng. Nhưng thế sao đến khi nàng "bán mình chuộc cha" thì sao chỉ có mỗi Mã Giám Sinh tới thôi ?????
Nói theo cách của nền kinh tế mới thì nàng quả là ngốc khi không mời thầu rộng rãi rồi đem bán đấu giá mình. Như thế có khi vừa có vài nghìn lạng, lại còn sống vinh hoa phú quý ấy chứ, đúng là ngốc nghếch.
 
Khổ, ngày xưa suy nghĩ còn thiểu năng lắm! :D Thế cho nên mới ngớ ngẩn tin lời thằng Hồ Tôn Hiến mà khuyên Từ Hải rằng:
"nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào".
MGS mua Kiều là để cho Kiều còn chịu khổ, chứ Từ Hải mà mua ngay thì còn gì là Truyện Kiều nữa. :))
 
Bạn Tân ơi, cố quá thành quá cố đấy, dù cố lắm thì topic lớp Văn cũng kp lên 100 trang đâu. Mà bạn viết tài thật đấy, nhanh như chớp ý, độc thoại kinh dị.
 
Đúng là vẽ chuyện, nhưng ko thế thì Nguyễn Du lấy đâu ra tình tiét mà kể tới 3254 câu thơ nhỉ.
 
Thôi, tình hình là sức vóc chỉ được đến thế này thôi, kham không nổi nữa rồi.
Truy xuất đây! Đề nghị GV lên tích cực mà tiếp nối một tí nhá! Không thì sau Tết cứ liệu đấy :((
Bạn Quân nếu có lòng thì giúp bọn tớ nốt nhá, đến đâu hay đến đó, thêm được ai nữa thì càng tốt.
Bây giờ phải làm một việc đặc biệt. Đề nghị mọi người tốt nhất là đừng đọc bài đằng sau này của tớ. Thanks
 
Thấy chưa, quá cố rồi đấy. Nàng Kiều cũng phải rút lẹ với lối Văn vừa khen vưa chê của cậu.
Nếu cậu muốn tớ có thể mời dân câu làng chài về, đảm bảo đầy lên trông thấy
 
Chòy oy ,các bác viết kí rì cao siêu rứa,iem pó tay[-x
Chịu roài,có khi hôm nào nhờ bạn QUân với bạn Tân chỉ giáo về truyện Kiều chứ k thì thua bạn kém bè we':(
 
troi oi!!!!!!!!! tan oi chac tao lay may lam su phu mat thoi
gio nay ma mang kieu ra gop chuyen thi dung la tao chiu
nghe toi mat cai khac di ma ca nha ,vi du nhu may cau doi chang han ,vui phai biet
 
he!he ,nhac den cau doi em lai nho hai cau doi ma thay quyen tang ca lop
cong nhan la thay day li ma tam hon thay con bay cao hon ca lu hoc sinh lop van the nay!!!! hu!hú bat den thay thoi,lam em xau ho qua:
Bình độc một chiếc cong nét tết
Hoa mấy chục bông dậy sắc xuân
 
Lọ đơn không có thẳng tớ rằm
Bài mấy điểm không dậy sắc đông
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên