Góc Nhạc Già

Bài này nội dung thật là thảm quá :| Rất là u ám não nề, thậm chí rất tiêu cực, nhưng mà sao nhạc lại vui nhộn thế nhỉ :-/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:
Bài này nội dung thật là thảm quá :| Rất lá u ám não nề, thậm chí rất tiêu cực, nhưng mà sao nhạc lại vui nhộn thế nhỉ :-/

:D giải thích cho S...T.. nghe nhỉ, nhạc Lê Hựu Hà bao giờ cũng có phong cách riêng như thế, âm nhạc LHH bao giờ cũng sẽ có chất nhạc rất sống động, tuy nhiên lời ca khúc bao giờ cũng hàm ý về cuộc sống, có chút gì khá ai oán, ray rứt về phận người, nó ảnh hưởng từ phần nào cuộc sống thật của ông,LHH là ng rất kín đáo, ông hầu như ko ra mặt bao giờ. Các bài như "Cuộc đời","Yêu ng yêu đời","Tôi muốn"... phản ánh cái nhìn rất thật của ông về cuộc sống, có vui có buồn, có đắng cay cũng như có hạnh phúc nhỏ nhoi...

"Tôi muốn thành loài thú đi hoang
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn... "

"Đời tuy nhớp nhúa
Vẫn gượng cười nhìn ganh đua
Và chẳng trách hay chê cười
Người tuy dối trá ...."

"Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta
Đời hằng mong thoát đi, đi khung trời xa
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm.
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm...."

"Hãy vui lên bạn ơi !
Ngày mai lắm khi không còn gì để cười
Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi
Dù sao hãy cười bạn ơi ! "

Anh giới thiệu sơ về lời các ca khúc của LHH để em hiểu phần nào về chất nhạc của ông.
 
Này này, cái gì mà S...T... đấy /:) Cho ăn đòn nát đít bây h nhá /:)

Cái bài "Tôi muốn thành loài thú đi hoang" anh trích trên kia là bài nghe nhiều nhất của Elvis Phương, nghe nhạc rất là nhảy nhót nhé, nhưng mà chú ý kĩ vào lời thì hóa ra rất là thảm... Hóa ra là nhạc của ông LHH này nó theo kiểu như vậy ^^ Bây h mới biết, tkx anh hehe :D Thế cụ thể là cuộc đời ông này bị làm sao chứ? Anh kể tí đi...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:
Này này, cái gì mà S...T... đấy /:) Cho ăn đòn nát đít bây h nhá /:)

Cái bài "Tôi muốn thành loài thú đi hoang" anh trích trên kia là bài nghe nhiều nhất của Elvis Phương, nghe nhạc rất là nhảy nhót nhé, nhưng mà chú ý kĩ vào lời thì hóa ra rất là thảm... Hóa ra là nhạc của ông LHH này nó theo kiểu như vậy ^^ Bây h mới biết, thkx anh hehe :D Thế cụ thể là cuộc đời ông này bị làm sao chứ? Anh kể tí đi...

hè hè em iu, đây là một số thông tin anh lượm lặt được về cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà

lehuuha.jpg


Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh năm 1946, được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên. Anh bắt đầu hoạt động âm nhạc có thể tính từ năm 1965 với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội nhạc trẻ Taberd. Đến đầu thập niên 1970 anh nổi lên cùng với ban nhạc Phượng Hoàng. Các ca khúc do anh sáng tác được phổ biến lúc này là: Tôi muốn, Lời người điên, Hãy nhìn xuống chân...

Sau khi Phượng Hoàng tan rã, anh thành lập ban Mây Trắng và tung ra ca khúc mới như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Đôi khi ta muốn khóc. Sau năm 1975, ban Hy Vọng (gồm Mạnh Tuấn, Huỳnh Hiệp, Bảo Chân, Lý Được, Minh Hải, Quốc Dũng và các ca sĩ Sĩ Thanh, Tuyết Loan, Trang Kim Yến) của Lê Hựu Hà là lực lượng hùng hậu nhất so với các ban nhạc đương thời. Phiêu Bồng là địa chỉ cuối cùng của Lê Hựu Hà hoạt động dưới hình thức ban nhạc.

Không chỉ sáng tác các ca khúc có giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ Phương Tây, nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn là một trong những nhạc sĩ khá chuyên tâm trong việc dịch chuyển, biên soạn lời Việt cho các ca khúc quốc tế, anh đã viết lời Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản: Đồng xanh, Những lời dối gian, Ngày hôm qua, Không có em...

Một Chốn Riêng Của Lê Hựu Hà

Ở Sài Gòn, vào văm 1958, những cuộc trò chuyện về âm nhạc say mê đến hàng giờ của ba gã học sinh Trường Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà có thể coi là trang mở đầu của cuốn lịch sử pop – rock Việt Nam về sau này.

Tại sao có một loại nhạc mà tiết điệu của nó lại trẻ trung đến thế? Tại sao nó có những lối trình bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế? Tại sao âm nhạc Việt Nam cứ mãi bám với lối hát, với ca khúc chậm rãi và đều đều như vậy? Tạo sao…? Những câu hỏi như thế cứ vây quanh cậu học sinh Lê Hựu Hà nhưng dường như không có ai có thể trả lời vào lúc ấy. Hơn bao giờ hết, những câu chuyện về Paul Anka với alum Diana hay Brenda Lee với Sweet nothing, I’m in mood for love… đã bán được một triệu đĩa ở tuổi 15 đã theo vào giấc mộng của Lê Hựu Hà hằng đêm. Am thầm từ đó, những ca khúc nhạc trẻ đầu tay của Hựu Hà đã ra đời vào năm 17 tuổi. Nhưng dĩ nhiên, anh chỉ dám hát riêng cho mình cho đến khi lập ban nhạc sinh viên mang tên Hải Au, thì một vài ca khúc ấy mới được thể nghiệm với dàn nhạc điện tử. Đây cũng là một ban nhạc trẻ có khuynh hướng Việt hóa pop – rock (lúc đó còn đang học lơp 11), sau này cũng đã trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam – đó là Thanh Lan.

Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội học sinh – sinh viên ở Trường Tabard. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatics của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires của Đức Huy… nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới trẻ Sài Gòn lúc đó bất ngờ về một khái niệm còn rất mới: người Việt vẫn có thể tạo ra cho một lối chơi pop – rock của riêng mình. Năm 1970, Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cũng với phong cách đó, mà lúc bắt đầu được mọi người hào hứng đón nhận. Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà tiếp tục niềm say mê của mình, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời. Và dù thời gian đã đi qua suốt các chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với rock’n ‘roll rồi swingin pop… cho đến heavy rock, grunge…, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đã chọn. Vì vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt, vẫn có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.

(theo Tuấn Khanh)

Suy nghĩ riêng:


Em để ý những cái tên tô đen, đó là cả một thế hệ nổi trội của dòng nhạc trẻ VN thời kì ấy, và 100% trong số họ đều đã ra nước ngoài, 1 số sang Úc, 1 số sang Mĩ, có lẽ vì thế cũng tạo nên cảm giác cô độc trong nhạc sĩ LHH. Theo anh biết thì Lê Hựu Hà là một trong những tiên phong trong phong trào nhạc trẻ của VN những thời kì đầu đất nước, ông tham gia dịch khá là sát các tác phẩm nước ngoài. Tuy nhiên với bản chất khép kín, và có lẽ cũng bởi những người bạn thân nhất của anh đều đã ra đi, hầu hết trong số họ đều ra nước ngoài sinh sống trong thập niên 90, chính vì thế dòng nhạc trẻ VN hầu như chết lịm trong những năm 80-90, mãi về sau này mới bắt đầu được vực dậy, vì thế, cuộc sống riêng của cố nhạc sĩ LHH rất cô độc, gần như biệt lập...

Xét về tài năng thi LHH là 1 trong những nhạc sĩ trẻ hiếm hoi rất chắc tay trong sáng tác tuy nhiên về cuộc sống của ông cũng là những quãng thời gian rất khó khăn...


Dưới đây là bài phỏng vấn ng tình cuối cùng của nhạc sĩ LHH - Ca sĩ Nhã Phương - một trong những tiếng hát tiên phong dòng nhạc trẻ VN thập niên 80-90.

Ca sĩ Nhã Phương: 'Tôi vẫn yêu Lê Hựu Hà'

phuongto.jpg


Sau cái chết có phần buồn bã và bí ẩn của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, dư luận không khỏi có những thắc mắc, nhất là về cuộc hôn nhân giữa anh và ca sĩ Nhã Phương đã tan vỡ cách đó không lâu. Dưới đây là tâm sự của nữ ca sĩ nổi tiếng một thời này.

Năm 1979, tôi về công tác tại Ban Văn nghệ Đài Truyền hình TP HCM. Một hôm ca sĩ Đình Huấn đến gặp tôi mời tham gia ca khúc Tuổi trẻ hy vọng. Ở đó, tôi gặp nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Vốn thích nhạc anh Hà từ trước, nên giữa tôi và anh Hà dễ dàng hiểu nhau. Anh ấy rất tài nghệ và siêu đẳng. Tôi yêu anh lúc nào không hay.

Sau đám cưới năm 1985, chúng tôi về chung sống trong căn nhà 89 Hồ Hảo Hớn, nơi mà sau này anh Hà qua đời. Trong 23 năm chung sống, chúng tôi có 2 con, một trai một gái. Trước đó, anh Hà đã có một đời vợ và cũng có hai đứa con riêng. Giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân rất hạnh phúc. Nhưng cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn. Càng lớn tuổi, anh Hà càng ghen tuông và hay nói quá. Có lần vào năm 1995, khi đi hát về, tôi đập cửa gọi mãi mà không thấy ai ra mở. Lúc ấy tôi đã sợ là anh Hà chết. Tôi khẩn cầu niệm Phật đến 10 phút sau mới thấy anh tỉnh dậy ra mở cửa cho tôi. Từ đó, tôi biết là anh Hà bị bệnh tim mạch và huyết áp. Trong lúc ngủ, anh Hà thở cũng rất khó khăn. Có những đêm tôi thấy anh đứng tim rất lâu. Cảm thấy căn nhà ngột ngạt không ổn, tôi mới nói anh Hà chuyển về số 349 Nguyễn Thượng Hiền, do cha mẹ tôi nhường lại.

Lúc bị bệnh, anh Hà rất khắc nghiệt. Anh ấy ghen tuông, hiểu lầm và đánh đập tôi. Chẳng còn cách nào khác, tôi phải ly dị để tránh tình trạng anh ấy đánh đập, nhục mạ, mặc dù tôi vẫn rất thương anh ấy. Tuy vậy, đến khi tòa gọi ra lần thứ ba để lấy giấy quyết định ly hôn thì cả hai đều không ai muốn ra. Trong nửa năm cuối cùng, chúng tôi rất thương nhau. Anh vẫn đưa đón con đi học và thường túc trực ở 349 Nguyễn Thượng Hiền với mẹ con tôi, ngoài trừ những lúc sáng tác thì anh về 89 Hồ Hảo Hớn.

Ngày cuối cùng trước khi mất, anh dẫn vợ con đi ăn sáng, sau đó đưa con đi học. Anh ấy bảo anh về bên Hồ Hảo Hớn để viết nhạc quảng cáo cho một sản phẩm của Nhật. Bình thường khi sáng tác mà tôi gọi điện thoại tới thì anh ấy hay gắt gỏng khó chịu, hoặc không nghe. Bởi thế, anh đã chết gục trên bàn làm việc mà không một ai biết.

Trong thời gian tôi chung sống hạnh phúc với anh Hà, anh đã có 3 tác phẩm, đó là Vào hạ, Hãy yêu như chưa yêu lần nào và Ngỡ tình đã quên mình. Tôi cũng không biết chắc đó có phải là viết cho tôi hay không, nhưng đó là những tác phẩm tôi rất yêu thích. Dù thế nào thì bây giờ anh ấy đã ra đi. Trước quan tài anh, tôi đã khấn: "Bây giờ thì chắc anh hiểu hết lòng em. Xin anh phù hộ cho hai con".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
xin lỗi các anh chị , ở đây đã ai nghe những nhạc phẩm của Vũ Thành An chưa ạ , em thấy không những độc đáo về nhạc mà lời ca còn mang đậm chất nhân văn , không thua gì Trịnh Công Sơn . Sau đây là liên khúc các bài ca không tên số 4-7-5 với 2 tiếng hát truyền cảm Khánh Hà và Tuấn Ngọc :
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=22062&iCode=

Tác giả: Vũ Thành An
Sinh năm 1943 tại Hải Hậu Nam Ðịnh Bắc Việt.
Tốt nghiệp Luật Khoa Sài gòn 1971.
Cựu sĩ quan VNCH, cựu chánh sở Thông Tin phụ trách chương trình, đài phát thanh Sài Gòn.
10 năm tù Cộng sản.
Ðịnh cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991.
Bắt đầu viết nhạc từ năm 1965.

Tác phẩm đã phổ biến:


Những Bài Không Tên (~ 40 bài)

Những Bài Có tên (khoảng 13 bài)

Những Ca Khúc Phổ Nhạc từ thơ của nhiều thi sĩ

Tất cả sáng tác của Vũ Thành An xoay quanh hai chủ đề :

Tình Ca - 1965-1981

Thánh Ca (từ 1981 cho đến hiện nay)

(Luân Hoán)




Nhạc sĩ Vũ Thành An




Từ một nhạc sĩ nổi tiếng với những sáng tác tình ca trong 4 thập niên, cùng vận nước nổi trôi với mười năm tù cải tạo và rồi trở thành một tu sĩ Công Giáo - đó là chặng đường đời hòa lẫn những thơ mộng, gian nan với một đoạn kết dị thường. Nhạc sĩ Vũ Thành An vào ngày 5/11 sẽ trình diễn một đêm nhạc tình ca cuối cùng trước khi bước vào một thế giới mới, thế giới của những tìm kiếm tâm linh vô cùng.

Vũ Thành An đã sáng tác nhiều bản tình ca từ những năm trong thập niên 1960s, và đã nổi tiếng lập tức với nhạc phẩm đầu tay, "Tình Khúc Thứ Nhất," phổ từ thơ Nguyễn Đình Toàn năm 1965. Vài năm sau, năm 1969, ông phát hành tập "Những Bài Không Tên." Những tác phẩm của Vũ Thành An được ưa chuộng trong nửa miền đất nước, và người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc Miền Nam. Đó là những năm ông vẫn còn quá trẻ (ông sinh năm 1943), nhưng tài hoa đã sớm chững chạc.

Đa số sinh viên học sinh Miền Nam trưởng thành trong cuối thập niên 1960s và đầu thập niên 1970s đều có nhiều kỷ niệm với nhạc Vũ Thành An. Người ta có thể nghe nhạc ông tại các quán cà phê Sài Gòn, tại các thành phố lớn, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh. Tên của nhạc sĩ Vũ Thành An đã gắn liền với bài Tình Khúc Thứ Nhất, Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi và các bài Không Tên, và gắn liền với những khoảng đời của tuổi tre? Việt bấy giờ. Giữa khói lửa chiến tranh lúc đó, nhạc tình của ho. Vũ đã là nơi ẩn trú cho những tâm hồn mệt mỏi, cô đơn. Cuộc đời thật bất an, ngắn ngủi giữa chốn đạn lạc tên bay; và khi người lính ngả lưng nằm nghỉ bên đồi, bật lên một làn sóng radio tình cờ, thì nhạc ho. Vũ lúc đó đã như thoáng mây bay giữa trời, gợi lên hình ảnh người bạn gái năm xưa, thật nhạt, thật mờ nhưng có thể làm cay khóe mắt. Chính thập niên 1960s cũng là thập niên kỳ dị nhất của âm nhạc Việt Nam. Phạm Duy và một số nhạc sĩ đồng vai vẫn sáng tác mạnh mẽ. Nhưng đã xuất hiện thêm nhiều tài năng lớn, và mỗi người với một độc đáo riêng. Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng và dĩ nhiên Vũ Thành An. Mỗi người tạo một thế giới riêng. Thời này, những thử nghiệm âm nhạc cũng được đẩy xa hơn, như với phong trào nhạc trẻ. Không phải vì chiến tranh dữ dội hơn, mà các nhạc sĩ phải đi tìm một thế giới tư riêng của thơ mộng. Nhưng như dường là trời cho, có lẽ không còn cách giải thích nào khác tiện hơn. Các nhạc sĩ như được đẩy xuống trần gian, để làm dịu đi những gay gắt của cuộc chiến.

Năm 1972, Vũ Thành An tốt nghiệp Cử Nhân Luật tại Sài Gòn, một năm sau vào làm việc ơ? Bô. Dân Vận Chiêu Hồi, và trong ngày định mệnh 30/4/1975, ông là người cuối cùng rời Đài Phát Thanh Sài Gòn, lúc đó là 10:30 giờ sáng. Vũ Thành An đi tù cải tạo 1975-1985 tại Bắc Việt.

Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh Ca, "Những Bài Nhân Bản," từ trong nhà tù CS năm 1981. Mười năm sau, 1991, ông sang Hoa Kỳ.

Đây là một kinh nghiệm hầu hết những người tù đều có: Người ta tin vào tôn giáo mạnh hơn, khi nghịch cảnh bị đẩy tới tận cùng. Không phải vì tôn giáo là chỗ bấu víu duy nhất trong tù, nhưng chỉ vì khi tới thật gần cái chết, người ta mới cảm nhận sâu xa hơn cái đời sống trong và quanh ta. Nhiều đức tin tôn giáo đã được tuyên xưng trong tù. Người ta như được mặc khải dễ dàng hơn, và một số còn chứng nghiệm được phép lạ. Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, PG Hòa Hảo, Cao Đài... được tìm học khát khao hơn trong các trại tù. Trường hợp Vũ Thành An, ông đã thấy lòng mình đã về với Thiên Chúa. Nhà văn Nguyễn Lý Tưởng đã có bài viết cảm động về việc ho. Vũ rửa tội, một nghi thức vào Công Giáo, trong tù. Và Vũ Thành An đã hồi sinh trong cách riêng của ông. Từ một nhạc sĩ của tình ca, ông đã là người đưa Phúc Âm vào âm nhạc.

Năm 1996, Vũ Thành An ghi danh học chương trình Cao Học Thần Học của Tổng Giáo Phận Portland, Oregon. Và năm nay, năm 2000, Vũ Thành An đang được đào tạo làm chức Phó Tế. Hiện vẫn phụ trách Đài Phát Thanh VN Hải Ngoại ơ? Portland, Oregon.

Dù vậy, những dòng nhạc của Vũ Thành An sẽ được một thế hệ từng trưởng thành thập niên 1960s ghi nhớ mãi. Những dòng thơ của Nguyễn Đình Toàn, trong Tình Khúc Thứ Nhất và Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi, vẫn lơ lửng vẫn phảng phất trong đầu của những người như tôi, một thời ngồi các quán cà phê bên đường Sài Gòn và tập hút những điếu thuốc đầu tiên trong đời của các năm '60s. Những "còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi..." trong một thời quân ngũ và như thấy tay mình đang chạm xúc với dòng thời gian.

Nhạc của Vũ Thành An vẫn còn đó, trong tôi, trong thế hệ của tôi... cũng như nhạc Lê Uyên Phương, cũng như thơ Cao Huy Khanh... vân vân và vân vân. Vũ Thành An đã đi vào một ngưỡng cửa mới, của một thế giới bình an hơn, gần với nước trời hơn. Nhưng nhạc tình của họ Vũ vẫn còn ở lại với trần gian. Để trở thành muối cho đời.

Một đêm nhạc thính phòng sẽ được một nhóm thân hữu thực hiện cho Vũ Thành An tại nhà hàng Emerald Bay, 5105 W. Edinger, Santa Ana (phone: 714-775-5161) vào 7 giờ tối Chủ Nhật 5/11/2000. Và nhạc sĩ sẽ tặng cho tất cả những khách tham dự mỗi người một tập nhạc "Vũ Thành An, Tình Khúc Toàn Tập" gồm tất cả những tình khúc ông viết trong 4 thập niên qua.

Nhạc sĩ giải thích như sau: "Năm 1996, Vũ Thành An đã hứa rằng sẽ không viết nhạc tình nữa, để cả thời gian và tâm sức vào con đường tâm linh đã chọn. Để cho những kỷ niệm một thời của chúng ta không bị mất và sai lạc đi, Vũ Thành An đã gom lại tất cả tình khúc đã viết trong 4 thập niên qua và in thành tập 'Vũ Thành An, Tình Khúc Toàn Tập'."

Và tập nhạc này sẽ do chính nhạc sĩ tặng cho tất cả những người tham dự đêm nhạc thính phòng này. Tập nhạc gồm 40 bài không tên, 13 tình khúc có tên, và 40 nhạc phẩm phổ từ thơ của nhiều thi sĩ.





Bài Không Tên Số 4


Khóc cho vơi đi những nhục hình
Nói cho quên đi những tội tình
Đời con gái cũng cần dĩ vãng
Mà em tôi chỉ còn tương lai

Mai về sau nước mắt có cạn
Khi xa đời thương cho đàn con
Triệu người quen có mấy người thân
Khi lìa trần có mấy người đưa?

Lệ xóa cho em được không những kỷ niệm đắng
Lời nói yêu thương ngày xưa có trở về tìm?

Đếm cho em giây phút mặn nồng
Giữ cho em mái tóc bồng
Lời anh nói sẽ còn mãi đấy
Truyện mai sau xin gửi trên tay





Bài Không Tên Số 7


Một làn khói trắng
Ru đời vào quên lãng
Nâng sầu thành hơi ấm
Hơ dịu tình đau

Ngày tàn im ắng
Yêu người làm tóc trắng
Tâm sự rồi đến đắng
Như lệ giờ biết nhau

Đêm vỗ về nuôi nấng
Đêm trao ngọt ngào hương phấn
Buông lơi dòng tóc mỡ
Trên vùng ngày tháng vật vờ.

Thân em rồi hoang phế
Lê theo thời gian giông gió
Thôi cũng đành cúi xuống
Cho mộng đời thoát đi

Một đời đổ cho tình yêu
Từng đêm dòng nước mắt
Sẽ nâng niu đời nhau ư? Đớn đau anh
Sẽ cho nhau đời nhau ư? Xót sa em
Dắt đưa nhau mối hận đời người

Trả lại nước mắt
Cho mệnh đời son sắt
Thôi rồi em cũng mất
Cho tình cúi đầu

Một mình đi mãi
Trên đường dài không thấy
Ai người quen tôi đấy
Bao giờ đời sẽ vơi







Bài Không Tên Số 5



Quấn quít vân vê tà áo
Run run đôi môi mở chào
Tiếng nói thơ dại ngày đó
Bây giờ mộng đời bay cao

Góp hết tương lai vào tiếng
Yêu thương trao em một đời
Hãy sắt se đợi ngày tới
Mai rồi ngọt bùi sẽ chia

Mai rồi ngọt bùi sẽ chia
Nâng niu cô đơn từng ngày
Xoa tay khi em vào đời
Mà đời còn nhiều đắng cay

Hãy đến chia nhau nghèo khó
Quên lo tương lai mịt mờ
Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua

Lâu rồi đời mình cũng qua
Xin em đôi tay nuột nà
Xin em đôi môi thật thà
Thật thà chịu nhiều xót xa

Hãy cố vươn vai mà đứng
Tô son lên môi lạnh lùng
Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một số hình ảnh thời trẻ của nhạc sĩ Vũ Thành An

pic0001.jpg


Nhìn lãng mạn ghia nhỉ hehe...
pic0003.jpg


Vũ Thành An là một trong những thế hệ sáng tác về sau, những ca khúc của ông nhất là bộ sáng tác Không tên nổi tiếng đa phần dựa trên những nỗi đau tình cảm thật trong cuộc sống ông... Ông có trên dưới 40 bài Không tên nhưng cách đánh số thú vị đã làm ra tới ca khúc Không tên thứ 50... Các ca khúc của ông thấm đãm cái buồn đau thương trong tình yêu, ng nghe cảm thấy sự cay đắng cùng cực trong lời ca tiếng hát của ông..Nhạc của ông pha trộn nét dịu dàng trong ca từ quyện cùng chất sâu lắng của âm nhạc để nói lên sự ray rứt, cảm giác đau thương đến bi lụy của con ng trước tình yêu...

Tuy nhiên về sau này ông cải hóa sang Thiên Chúa giáo và trở nên cực kì mộ đạo, và phong cách sáng tác của ông đa phần là thể loại Thánh ca, vì thế anh cũng ko còn thích phong cách ông như trước....

Các ca khúc nổi tiếng của VTA mà ưa thích là các bài: Đời đá vàng (Tuấn Ngọc ca bài này rất xúc động), Tình khúc thứ nhất (cũng Tuấn Ngọc phụ trách), Chùm bài Không tên từ 1-10 (10 bài Không tên hay nhất trong sự nghiệp của ông), Không tên cuối cùng (Khánh Hà)...

Để khi nào có dịp giới thiệu bà con các sáng tác của ông...

Đời đá vàng
1974-1994

Ta lần mò leo mãi không qua được vách sầu
Ta tìm một tiếng yêu thấy toàn là sầu đau
Ước vọng ngày thơ ấu chưa xin được chút nào
Suốt đời còn ước ao khát vọng còn cấu cào

Ôi thôi đời ta phung phí trong cơn buồn phiền
Ta xin tháng ngày rồi bình yên
Ô hay tại sao ta sống chốn này
Quay cuồng mãi hoài có gì vui

Có một lần mất mát mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu
Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về
Có một thời khóc than mới hiểu đời đá vàng

p/s: nếu đã đam mê Vũ Thành An thì ngoài ra có các nhạc sĩ khác mà em cũng có thể điểm qua cùng thời như Lam Phương, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên...
 
à vâng anh ạ , em cũng rất thích nghe nhạc của Phạm Duy , Ngô Thụy Miên , Lam Phương , nhất là Lam Phương với 2 bài quá đỉnh cao là Cho em quên tuổi ngọc (Ngọc Lan hát ) và Cỏ úa (Đon Hồ và Lâm Thúy Vân hát). Bài này em nghe từ hồi còn bé , giờ vẫn nhớ .

http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=33024&iCode=

http://vnthuquan.net/viviy2k/NhacViet/C/CoUa-DonHo+LamThuyVan.wma


mà em cứ thắc mắc , những bài hát mình đang đề cập tới đều rất tươi trẻ .nhất là tình khúc Ngô Thụy Miên và Từ Công Phụng . Vậy thì không thể gọi là "nhạc già" được .Chúng đều đã được cả một thế hệ thanh niên miền Nam trước 1975 say mê . Vậy thì giờ chúng ta thưởng thức lại những tác phẩm đó , cũng là điều hiển nhiên . Mà công nhận , có thưởng thức dòng nhạc trữ tình này , mới thấy nền âm nhạc của Việt Nam mình đã có những thời khắc thật đáng tự hào . Chỉ quá thất vọng trước cái gọi là "nhạc trẻ" hiện nay ,và càng thất vọng hơn về thị hiếu âm nhạc của những người cùng lứa. Chả biết đến bao giờ thì ta mới có những Phạm Duy , những Trịnh Công Sơn , những Từ Công Phụng , Ngô Thụy Miên của thời hiện đại nữa ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thật ra cụm từ "nhạc già" anh thích sử dụng bởi nó ko phải mang ý nghĩa là chỉ có ng già mới nghe, mà đây là các ca khúc tồn tại từ rất lâu, tuổi đời ca khúc vượt xa rất nhiều so với tuổi đời ng nghe...

Ngô Thụy Miên thì các sáng tác của ông khá tươi trẻ, và thấm đẫm nét trữ tình, những Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối, Tuổi 13, Mùa thu cho em...lời ca khúc của ông duyên dáng, nhẹ nhàng như tình yêu đầu đời với tất cả sự lãng mạn quyến luyến trong lời ca bay bổng...

...Em vẫn xa xôi, tôi vẫn chơi vơi, riêng một góc trời

...Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ, em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương... :x

Từ Công Phụng có phong cách rất đặc trưng của ông, tình cảm pha lẫn chút triết lý, những suy nghĩ với cách phối câu chữ thi vị nhưng luôn để lại trong lòng ng nghe những tâm tư, suy nghĩ...nghe Như chiếc que diêm, Giọt lệ cho ngàn sau, Kiếp dã tràng,Mắt lệ cho ng... nghe như những trang tâm sự riêng của ng nhạc sĩ. Về nhạc Từ Công Phụng thì ko ai có thể qua được chất giọng Tuấn Ngọc, anh sinh ra như thể chỉ để hát nhạc TCP...:x

...Mưa soi dấu chân em qua cầu, theo những cánh rong trôi mang niềm đau...
hay... Thôi cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên
Thắp đời em sáng lung linh, buồn một cõi riêng


Ngoài ra, để sau này mình bàn thêm về Lam Phương, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng... :x lâu rùi ko đàm đạo hehe
 
Bài Cỏ Úa là của Kenny Thái với Lâm Thúy Vân hát em ạ, ko phải Don Hồ đâu :D
Mà ngày xưa ảnh chụp đẹp thế nhỉ? :-? Phải công nhận là góc chụp + ánh sáng + các thứ khác nhìn hay quá :x nhất định khi nào phải thử làm quả lừa tình như thế mới được :x

Edit: Ờ nhỉ, bài của em post link đúng là giọng Don Hồ, nhạc thì giống nhưng hát hơi khác chút ^^
 
làm tí nhạc Phạm Duy nhỉ

http://benxua.com/music/Default.aspx?AlbumID=591 click vào nút bấm Play ở bên cạnh tiêu đề bài hát.

ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG
Phạm Duy & Phạm Thiên Thư

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ người
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chẩy một giòng thôi
Mấy đầu sông thẫm tóc người cuối sông.

Nhớ xưa em chưa theo chồng
Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi
Mùa Thu em mặc áo da trời
Sang Đông lại khoác lên người áo hoa.

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng
Thôi thì thôi mộ người tà dương
Thôi thì thôi nhé... đoạn trường thế thôi.

Nhớ xưa em rũ tóc thề
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Buồn như cánh bướm đồi Tây hững hờ.

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi.

Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.

Nguồn lời bài hát: dactrung.net
 
dù sao em cũng rất cảm ơn các anh chị đã lập ra topic này để một người có tuổi đời còn rất trẻ như em có cơ hội chia sẻ và đàm đạo cùng các bậc tiền bối về một dòng nhạc trữ tình đã và đang bị lãng quên .Đã quá lâu rồi những bản nhạc như thế này em đều phải thưởng thức một mình và không sao tìm ra sự đồng cảm ở những người bạn cùng lớp .Đó là câu hỏi đã theo đuổi em kể từ ngày nhận ra giá trị đích thực của âm nhạc .Vì sao ? Vì sao thế hệ trẻ ngày nay không thích nghe những ca khúc tuyệt vời đến thế chứ ? Có gì lệch lạc trong nhận thức của họ ? Các anh chị có thể giúp em đưa ra lời giải đáp không ạ? Dù sao cũng rất mừng vì mình không phải là người lập dị như bạn bè cùng lớp vẫn gọi bao lâu nay .

Nhân tiện đây , em xin được góp vui bằng một vài bản nhạc bất hủ của người nhạc sỹ thiên tài Phạm Đình Chương :

Đêm cuối cùng :http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=34197&iCode= (Tuấn Ngọc trình bày)

Ly rượu mừng (bài này tuyệt hay) :http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=22680&iCode= (hợp ca )

Trường ca Hội trùng dương :http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=32525&iCode= (giọng ca hào hùng và tha thiết của Thái Thanh)

Nừa hồn thương đau http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=29959&iCode= (tiếng hát đầy triển vọng của Quang Dũng )

Người đi qua đời tôi http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=31613&iCode= (Khánh Ly)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nửa hồn thương đau trong đĩa Chuyện Hoa Sim có bà Julie hát hay :x
Anh ko thích Quang Dũng lắm, hát vẫn có cái kiểu nhạc thị trường, chưa thể hiện được bài hát. nhạc hải ngoại tấu nghe cũng thích. Có đĩa nhạc tuyển chọn của Văn Cao, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Tí, Đoàn Chuẩn,... toàn bài hay, nhạc tấu nghe rất mơ mộng, nghe buổi đêm thì thôi rồi. Chỉ tiếc cái cát xét mới bị hỏng nên dạo này ko được nghe nữa :(
Thái Thanh thì có bài gì ko rõ tên, có câu "thôi, em đi về đi, xa xôi rồi, thăm nhau mà chi..." nghe hay quá :((
 
thực ra bài Nửa hồn thương đau thì có cả Khánh Hà , Tuấn Ngọc cũng thể hiện rất thành công .nhưng em chọn Quang Dũng vì , anh nói đúng , anh ta vẫn chưa thể hiện được thật sâu sắc những bài nhạc xưa , nhưng riêng bài Nửa hồn thương đau , thì em thấy anh ta đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc .Mà anh có đĩa nhạc gì hay thế , nếu có thể anh gửi cho em được không ạ ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hehe, up cho bà con nghe Nửa hồn thương đau do Thái Thanh trình bày ;) Chất giọng cao vút nhưng âm vực vẫn rất dày, nghe rất day dứt, xót xa... cực kì đúng với những cung bậc tình cảm mà bài hát muốn thể hiện...

Nửa hồn thương đau
 
Mọi người cố gắng đăng ký 1 acc ở box.net rồi upload lên, vừa ko bị expire, giữ mãi được, mà cũng ko rườm rà lúc download.
Những ai có down các bài trước rồi thì up lại đi ạ :D

À đây em share cái acc này cho cả nhà dùng luôn:
www.box.net
login: [email protected]
pass: 123456


Để lên rapidshare với megaupload 1 thời gian nó lại mất mất phí lắm. Em sẽ update những bài cũ vào đó. Mọi người ai đã down những bài của anh Tuấn Anh rồi thì up lại vào nha :D
 
Đã đăng kí theo cái anh Hà post :D Anh Hà ui đấy là acc premium ah :-/ Hay là acc free bt hả anh :-/ Up cả clip lẫn nhạc lên đấy đều ko bị expire hả anh :D Hay thế :x
 
Acc free em ạ :D nó như cái yahoo briefcase thôi, là chỗ cho mình vứt file lên :D chẳng sợ expire đâu.
 
Bài Nửa hồn thương đau anh thấy có mỗi Thái Thanh hát là hay nhất, về Quang Dũng anh chỉ nhận xét là 1 ca sĩ có chất giọng tốt thôi, các bài hát QD thể hiện thường đều đều như nhau, hầu như hiếm thấy có cảm xúc gì toát ra từ chất giọng...

Thái Thanh hát bài này nghe như nức nở, ngay từ dạo đầu cất lên "Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa...", nghe não nuột, chất giọng mê ly như đắm chìm trong kỷ niệm, với từng dòng ký ức chậm rãi kéo về cùng thời gian..Thái Thanh mới nghe lần đầu hơi khó nhằn bởi tông giọng cao vút đôi khi chói tai, nhưng nghe quen thì thấy bà thể hiện các ca khúc đậm kỹ thuật với giàu tình cảm, nghe mấy bài như "Ngày xưa Hoàng Thị", "Kỷ vật cho em", "Nửa hồn thương đau"....sẽ thấy :D

Giới thiệu thêm 1 nhạc sĩ khác - Nhạc sĩ Lam Phương

Em đi rồi

Ca khúc Em đi rồi được Khánh Hà trình bày trong CD Lam Phương, bài này thực chất dành riêng cho Họa Mi và chỉ có Họa Mi trình bày thành công nhất, tuy nhiên với giọng ca Khánh Hà thì cũng ko kém phần hấp dẫn...

Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?
Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày ?
Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai
Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim

Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn
Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người
Một lần biệt ly chẳng biết nói năng chi
Lệ tràn bờ mi thì đã quá chia ly
Dù tình thật xa tình vẫn còn đây
Khóe mắt u hoài vì ngấn lệ chưa vơi

Trời buồn tình ngâu trời đêm bão tố
Mưa tuôn thành giòng thuận gió biển đông
Tình buồn tình xa tình không mờ xóa
Hai phương trời rộng tình vẫn mênh mông
 
Có bài Còn thương rau đắng mọc sau hè của nhạc sĩ Bắc Sơn hồi nhỏ em hay nghe mẹ em mở băng của Tuấn Vũ hát, nghe hay thật :x giờ cái băng không biết đi đằng nào mất rồi. Thay vào đó em kiếm được bài này không rõ của ai hát?

Còn thương rau đắng mọc sau hè
Bắc Sơn

Nắng hạ đi mây trôi lang thang cho hạ buồn
trong cỏi đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng

Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
biểu cậu ngồi, mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau

Đôi mắt cậu buồn thiu, phiêu lưu rong chơi những ngày đầu hè ba vá miếng dừa để mòn sương, dãi nắng dầm mưa

Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình
nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm
chợt thèm rau đắng nấu canh

Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ
ghé chốn quê hương xa rời người cất bước ly hương
Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao
Trái bể phiến sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau

Xin sống lại tình yêu đơn sơ,
rong chơi những ngày đầu hè, ba vá miếng dừa để mòn sương, dãi nắng dầm mưa

Xin nắng hạ cội nguồn một mình ngồi nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hehe Bắc Sơn thì nghe Hương Lan hát mới mùi... nghe Sa mưa giông với Còn thương rau đắng mọc sau hè mà phát nhớ cái đất Sài Gòn....

Ngoài ra, trong Nam có ca sĩ Bích Phượng chuyên hát dân ca Nam Bộ hát mấy bài này cũng ngọt ra phết, là con gái cố tài tử Út Trà Ôn, mỗi tội xấu quá nên nghiệp hát ko thương chứ chất giọng phải nói ngọt cực kì....
 
Back
Bên trên