Góc Nhạc Già

ôi , sao đang sôi nổi mà các anh chị , em xin giới thiệu một nhạc sỹ viết nhạc trẻ rất tuyệt vời , dù ông cũng không còn trẻ nữa , đó là nhạc sỹ Đức Huy

mùa đông sắp đến trong thành phố http://dactrung.net/ram/MuaDongSapDen.mp3
(hòa âm Duy Cường)

Khóc một dòng sông
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=33068&iCode=
(Ngọc Lan )

Người tình trăm năm
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=31282&iCode=
(Bảo Hân)

mùa hè đẹp nhất
http://vnthuquan.net/viviy2k/NhacViet/M/Mua he dep nhat.wma
(guitar)

chiều hôm nay
http://vnthuquan.net/viviy2k/NhacViet/C/ChieuHomNay_LamThuyVan.WMA
(Lâm Thúy Vân)

một tình yêu
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=29548&iCode=
(Ngọc lan)

cơn mưa phùn
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=33035&iCode=
(Ngọc Lan ) bài này có bản do Đức Huy hát hay hơn nhưng không có link

chiều vàng nhung nhớ
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=37455&iCode=
(Ý Lan)

thoáng mây bay
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=32002&iCode=
(Elvis Phương)

để quên con tim
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=34209&iCode=
(Tuấn Ngọc)

giống như tôi
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=34209&iCode=
(tác giả trình bày)

Và con tim đã vui trở lại
http://nghenhac.info/pmmusic.asp?iFile=34209&iCode=
(Nini)
 
Đinh Tuấn Anh đã viết:
Trường Ca Con Đường Cái Quan
Một trong những bộ trường ca đặc sắc nhất trong lịch sử âm nhạc VN, nếu Lê Thương nổi tiếng với Hòn vọng phu, Phạm Đình Chương có trường ca Hội Trùng Dương, Văn Cao với trường ca Sông Lô, hay Trịnh Công Sơn với bản trường ca Dã Tràng mới vừa được phát hiện.... trường ca con đường Cái Quan của Phạm Duy như đoạn đường nối dài đất nước, xuyên suốt trong từng lời ca tiếng hát là hình ảnh quê hương trải dài từ Bắc vào Nam, những địa danh lịch sử nổi tiếng gắn liền với từng câu chuyện lịch sử hào hùng, những ng con đất Hà Thành đến những hình ảnh mộc mạc mảnh đất phía Nam...

4. NGƯỜI VỀ MIỀN XUÔI

Dân thượng du:

Người về miền suôi đem theo tình người miền núi
Nhà sàn lả lơi đứng bên đường hoang vắng soi
Đưa chân anh qua đồi
Cơm lam đem theo người
Lên cao anh ôm trời
Để dòng suối lẻ loi...

Lữ Khách:

Đường về ruộng dưới ngát hương củi rừng gạo núi
Vượt tầm đèo khơi thấy con đường lúa tươi cười
Đường về miền suôi biết bao đò bao quán mới
Đường dài mà vui hỡi người bạn đường nặng vai
Rồi một ngày mai có qua nhịp cầu tả tơi
Nhìn bọt bèo trôi nhớ chăng mầu tóc xanh ngời...

Hát chung:

Đường ngược đường xuôi
Nhớ nhau vì chuyện đầu môi
Tạm biệt một nơi
Thấy nhau ở cuối chân trời...

Thái Thanh và Duy Khánh

Lâu lâu mới thấy có người nhắc về trường ca này, và rất khoái vì các bạn trẻ còn nghe đến nó :))

Mình gửi đây 1 bài viết cũ, có liên quan đến "Con đường cái quan".

L.

================

Nhân sinh nhật năm 84 của Phạm Duy:

Nghe bài hát "Người về miền xuôi"

Có những bài hát hay, nhưng phải nghe tùy lúc, mới thấy hay. Ngược lại, cũng có những bài hay, mà nghe lúc nào cũng thấy hay. Nhất là, nếu ta có một "tâm sự" gì đó, thì lại càng thấy hay.

Trải qua chuỗi những ngày mệt nhoài vì "hoạt động xã hội", "phong trào", tự nhiên tôi thấy... hụt hẫng và mất cân bằng. Phải dừng lại cái đã, tôi thầm nghĩ, và kiếm trong đống băng cũ cái nào khả dĩ để "giải sầu". Tự nhiên, tôi không biết nghe gì. Nhạc "vàng" bị loại ngay từ "vòng đầu". Nhạc "đỏ", nghe nhiều cũng chán, vì chất "lên gân" ít nhiều khó tránh khỏi. Trịnh Công Sơn thì "tra tấn" mãi rồi, cũng nhàm, chả lẽ lại bật lại. Thôi thì lại Phạm Duy (PD), là thứ tôi có thể nghe được lâu nhất, và lần nào nghe cũng thấy hay, vì phát hiện được một cái gì mới.

Tôi vớ đại cái CD "Con đường cái quan" & "Mẹ Việt Nam", là quà của nhạc sĩ tặng cháu nhỏ hồi cháu ra đời. Đĩa này, đối với một người "mù tịt" PD, chắc nghe lần đầu, thậm chí, lần thứ hai, thứ ba..., chưa thể "ngấm" được hết cái hay. Nhưng tôi có thể đảm bảo là nghe chừng... chục lần trở lên, lại có sẵn lời ca in trên giấy bên cạnh, ai cũng phải thấy, phải "cảm" là nó hay, hay vô cùng, khỏi cần các vị "nhạc học" phân tích lằng nhằng, khó hiểu!

CD này còn đặc biệt quý ở chỗ nó được thu từ đầu thập niên 60 ở Sài Gòn với các ca sĩ hàng đầu như Thái Thanh, Thái Hằng, Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc, các nhạc sĩ "có hạng" như Nghiêm Phú Phi, Vũ Thành, Đan Thọ, Y Vân. Về sau, khi nhạc sĩ PD tái phát hành ở ngoài này, Duy Cường có bổ sung phần hòa khí. Nghĩa là, ngoài tính lịch sử, nó còn rất "xịn", kể từ người hát đến người phối khí. Như ông PD bảo, bây giờ có cả triệu đô, cũng chả làm lại được như thế nữa!

Tôi đã nghe CD này ngàn lẻ một lần rồi, nên hầu như thuộc lòng. Nhưng không hiểu sao, lần này, đến bài thứ 4 của "Con đường cái quan", là "Người về miền xuôi", tự nhiên thấy xúc động ghê gớm!

NGƯỜI VỀ MIỀN XUÔI

Người về miền xuôi đem theo tình người miền núi
Nhà sàn tả tơi đứng bên đường hoang vắng soi
Đưa chân anh qua đồi
Cơm lam đem theo người
Lên cao anh ôm trời
Để dòng suối lẻ loi.

Đường về ruộng dưới ngát hương củi rừng gạo núi
Vượt tầm đèo khơi thấy con đường lúa tươi cười.
Đường về miền xuôi biết bao đò bao quán mới
Đường dài mà vui hỡi người bạn đường nặng vai
Rồi một ngày mai có qua nhịp cầu tả tơi
Nhìn bọt bèo trôi nhớ chăng mầu tóc xanh ngời?

Đường ngược đường xuôi nhớ nhau vì chuyện đầu môi
Tạm biệt một nơi thấy nhau ở cuối chân trời.


Nhạc điệu và ca từ thật tuyệt diệu!

Bất giác, tôi lại nhớ lại bài viết của anh Văn Khoa (*), khi anh ấy đến Hà Giang. Anh Văn Khoa, trong thư gửi tôi, có viết: "Chẳng qua là thấy một số bạn trên diễn đàn của chúng ta sinh từ miền Nam nhiều khi không chia sẻ được cái tình người của đồng bào miền Bắc. Tôi viết để mọi người thấy yêu quê hương đất nước mình hơn".

Tôi chắc, khi anh Văn Khoa đăng bài này, chưa chắc đã có nhiều người quan tâm. Đối với đa số (trong đó có cả tôi), miền núi là một cái gì đó rất xa xôi, không liên can gì. Tôi chưa bao giờ lên miền núi, trừ hồi bé tí (4-5 tuổi), có đi sơ tán ở Thái Nguyên, nhưng ngoài "mối tình" với một cô bạn gái hơn tuổi và, trong một chừng mực nào đó, cái tình của người miền núi, thì tôi cũng không có thiện cảm gì thật đặc biệt với miền núi.

Vậy mà, nghe nhạc PD, rồi những dòng đầy tâm huyết của Văn Khoa, mọi sự đã đổi khác trong tôi!

NGƯỜI VỀ MIỀN XUÔI

Đối với những người sinh ra và lớn lên tại phía Nam như tôi thì những ấn tượng về đồi núi trung du, thượng du, miền xuôi mạn ngược phía Bắc chỉ biết qua sách vở. Nhân dịp đầu xuân, tôi vừa làm một chuyến xuất hành lên tận vùng cực Bắc của đất nước, thuộc tỉnh Hà Giang.

Những ai yêu thơ Nguyễn Bình không thể không biết những câu thơ gởi chị mang nổi lòng lữ hành buồn man mác:

Hôm qua có chuyến đò xuôi
Toan về Hà Nội lại thôi không về
Em trồng được một cây lê
Hẹn bốn năm nữa thì về hái hoa
Nhưng mà vườn đất người ta
Mình là khách trọ một và đêm thôi
Sáng mai có lẽ em xuôi
Nếu không đãng trí và trời không mưa
Nhưng mà khăn gói gió đưa
Lại về Hà Nội thì chưa muốn về
...
Ồ say thương nhớ vô cùng
Lệ hay rượu ướt khăn hồng chị cho

Ở cái tỉnh Hà Giang hẻo lánh này, xem trong bản đồ Việt Nam là cái chóp mũi nhọn của chữ S, đến đâu người ta cũng hỏi lữ khách "chừng nào xuôi?", hiểu là chừng nào rời khỏi. Thị xã nhỏ bé chia đôi bởi một con sông cũng nhỏ. Người dân hiền lành. Lần đầu tiên tôi được nghe người ta hỏi: "Sáng mai anh xuôi phải không?", mới sực nhớ ra rằng mình đang ở vùng cao và tận cùng của biên giới. Ngày mai rời nơi đây chỉ có một nẻo đường duy nhất là về miền xuôi. Từ Hà Nội đi theo ngã Vĩnh Phúc rồi Việt Trì, đến ngã ba Đoan Hùng rẽ tay trái là quốc lộ 70 lên Yên Bái - Lào Cai, rẽ tay phải là quốc lộ 2 lên Tuyên Quang - Hà Giang. Từ Đoan Hùng trở ra đi gần 200 cây số toàn đường dốc quanh co, càng lên càng cao. Hòa bình đã 25 năm rồi mà lần đầu tiên tôi mới đặt chân đến bên cột mốc quốc lộ 2. Gần lên đến Hà Giang, quốc lộ 2 cặp theo một con sông miền núi, quanh co uốn khúc, cảnh đạp như tranh thủy mạc.

"Mai anh xuôi rồi sao?" Thị xã đìu hiu quá, không có khách du lịch, không có Tây ba-lô, không có Internet. Toàn thị xã chỉ có ba khách sạn nhỏ xíu. Cuộc sống về đêm yên tĩnh lạ kỳ. Gánh hàng đêm ngọn đèn càng leo lét. "Quê em nghèo lắm. Mai anh xuôi sớm sao?" Tôi bỗng nhớ đến Phạm Duy với hình ảnh thượng du qua trung du:

Người về miền xuôi
Đem theo tình người miền núi
Nhà sàn lả lơi, đứng bên đường hoang vắng soi
Đưa chân anh qua đồi, cơm lam mang theo người
Để dòng suối lẻ loi...

Đường về ruộng dưới
Ngát hương củi rừng gạo núi
Vượt tầm đèo khơi, thấy con đường lúa tươi cười"

Ôi đất nước mình đẹp quá, dân mình hiền hòa quá, và tình cảm quá. Đôi mắt đen buồn "mai anh xuôi sớm rồi sao?". Bây giờ tôi mới hiểu vì sao bưởi Đoan Hùng được chọn là món đem tiến vào cung vua. Chưa thấy nơi nào có bưởi ngọt như ở Đoan Hùng. Rồi lại được nếm rượu "sán lùng" nấu toàn bằng gạo ngon của người thiểu số. Ở Việt Trì còn có cá "Anh vũ" chỉ dành cho vua và còn nhiều truyền tụng mà chưa được biết như "chè Bắc Thái gái Tuyên Quang". Có lẽ ấn tượng nhất vẫn là cơm lam (ăn trên một quá gần Tuyên Quang) chấm với muối vừng (mè).

"Mai anh xuôi sớm rồi sao?"


(Văn Khoa - 19-2-2001)

Bài viết của anh Văn Khoa đã đem lại niềm vui đặc biệt cho nhà nhạc sĩ ở ngưỡng "bát tuần", đã trải qua bao vui buồn nhân thế. Và sau đây là lá thư hồi âm của ông:

Người gửi: Phạm Duy
Thời gian: 20-2-2004, thứ Ba
Nội dung: Thư gửi từ "Người từ miền xuôi"

Anh Linh,

(...) Tôi đã định sẽ đi thăm vùng Việt Bắc trong năm nay, sau ba lần về quê hương để cùng làm với các con ba việc: thăm mồ mả gia tiên, thăm họ hàng quyến thuộc, thăm vài danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long, Lăng tẩm Huế, và phố cổ Hội An...). Bài viết của anh Văn Khoa làm cho tôi nóng ruột quá, muốn sống lại ngay cái đìu hiu của thị trấn núi rừng, không tây ba-lô, đầm chân dép, không Internet, giá không có cả Telephone thì càng hay...

Nhưng chắn chắn sẽ vẫn còn đó, ở cái nơi đẹp như tranh thủy mạc đó, một vài "cô nàng về để suối tương tư" (1) để tôi "sức mấy" mà về xuôi ngay được! Tôi đã tới Tuyên Quang (1947), ở nơi này tôi soạn bài "Khởi hành" và sau đó ghé Hà Giang để rồi sẽ đi Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn... Ở đâu cũng vậy, con người mới là đáng kể, còn cảnh vật thì quả thật chỉ còn ở Việt Nam ta mới tìm thấy hương vị của núi rừng. Của cái đẹp trinh nguyên. Của cái buồn thiên nhiên. Của quạnh hiu cần thiết.

Tôi đi đã nhiều, văn minh Âu Mỹ - vì nhu cầu câu khách du lịch - thường làm ô uế cảnh thiên nhiên. Lạy trời cho Hà Giang cứ mãi mãi dìu hiu đi... Từ lâu, nước mình đã tránh được bàn tay của lũ con buôn cái đẹp. Nói chung, cái đẹp hoang dã vẫn còn, như anh Văn Khoa đã kể. Không trách du khách nào đã đi thăm miền cao Việt Nam là không muốn trở "về... miền xuôi" nữa!

Tôi nhớ lại một câu ca PD khi anh này còn trẻ, sau khi một phiên chợ chiều tại Việt Bắc vừa tan:

Đường quanh co, co suối quanh co
Từ đâu xa, xa gánh đưa đưa
Màu áo chàm líu lo câu vui đùa.
Đời đang như chiếc áo thơm tho
Chợ chiều tan trong khói lam mơ
Sầu đem tới bản thôn tít mù... (2)

Thân mến

PD


Tôi biết những gì mình nói sau đây sẽ đầy vẻ "lên gân", "sách vở", thậm chí "sáo rỗng". Nhưng, có hạnh phúc hay không, có mau mắn hay không, khi nhờ những nét nhạc, những lời ca, tôi cảm thấy (thêm) yêu Việt Nam, một xứ sở mà nhiều lúc, bao người đã "giận" là thế (vì những cái chưa được của nó), để rồi lại "thương" đến chừng nào! Sức mạnh của âm thanh và ngôn từ có diệu kỳ không, các bạn?

Cám ơn nhạc sĩ PD đã cho tôi tình cảm mạnh mẽ ấy!

(Nghĩ trong đầu từ năm 2001 & viết lại ngày 5-10-2004 để mừng tuổi thọ năm 84 của nhạc sĩ)

Ghi chú:

(*) Tức anh Lê Văn Chính, tổng giám đốc Vitek - VTB, doanh nghiệp đã mua bản quyền thi phẩm "Màu tím hoa sim" (Hữu Loan), và 5 nốt nhạc đầu của bản "Tình ca" (PD) với giá 100 triệu đồng. :))
(1) Bài "Nương chiều" (PD).
(2) Bài "Rừng Lạng Sơn" (PD).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Linh: một bài viết đơn giản nhưng tóm gọn những gì mà nhạc sĩ PD muốn ng nghe nhạc ông nhìn nhận như vậy :D

em ghét những cái phân tích nhạc nhẽo lằng nhằng phức tạp, nó làm mất đi cái thật, cái cảm nhận mình khi nghe nhạc, nghe nhạc mà phải đặt vào một chuẩn mực nào đó sẽ chẳng ra cái gì cả...

Từ nhỏ thì em có nghe tới bài trường ca này nhưng thú thật mãi sau này mới có điều kiện tìm hiểu và được nghe, một bản trường ca rất tinh tế, nó như bức tranh địa lý và ngôn ngữ đơn giản nhất của cái đất VN nhỏ nhoi nhưng thân thương này :D nó cứ như tới Tết nghe bài Xuân này con ko về với chất giọng Duy Khánh mới thấy ngậm ngùi, mới biết mình yêu cái miếng đất chật hẹp ấy rất nhiều...
 
- Nói vậy thôi, chứ nghe người am hiểu về nhạc học họ phân tích, mình nhận ra được thêm nhiều cái hay & đẹp lắm đấy. Nói chung, bất cứ loại hình nghệ thuật nào, ở mức độ hơi cao cao, chỉ "cảm" thôi chưa đủ: phải học nữa :)

- Em nghe "Mẹ Việt Nam" chưa? Cũng hay và cảm động lắm...

L.

Đinh Tuấn Anh đã viết:
em ghét những cái phân tích nhạc nhẽo lằng nhằng phức tạp, nó làm mất đi cái thật, cái cảm nhận mình khi nghe nhạc, nghe nhạc mà phải đặt vào một chuẩn mực nào đó sẽ chẳng ra cái gì cả...
Từ nhỏ thì em có nghe tới bài trường ca này nhưng thú thật mãi sau này mới có điều kiện tìm hiểu và được nghe, một bản trường ca rất tinh tế, nó như bức tranh địa lý và ngôn ngữ đơn giản nhất của cái đất VN nhỏ nhoi nhưng thân thương này
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhắc đến nhạc già...em nghĩ là phải có 1 chút nhạc của Nga...Nhạc Nga vẫn như ngày nào,vẫn hoành tráng...em nghe những bài đó mà có thể cảm nhận được phần nào cái không khí sục sôi của nó...nghe rất hùng tráng...Chỉ tiếc là em bít rất ít tiếng Nga thôi!Như là bài Tổ QUốc đó...nghe rất hay...đặc biệt là với giọng hát của QUang Thọ
 
Em có cả bản của Thái Thanh va Lệ Thu :D Lệ Thu thì cá nhân em không thích lắm, vì nghe cứ "man tính" thế nào, anyway, chỉ là cảm nhận của em :D
 
Nửa hồn thương đau có bà Julie hát trong đĩa Chuyện Hoa Sim em thấy thích nhất :D
P/S: Có ai có mấy bài của Kenny - Ý Nhi hát ko nhỉ :D em đang tìm mãi mà ko có. Đĩa này có mấy bài tên là Biển xanh thơ mộng, Người yêu dấu ơi, What's in my heart, I don't like to sleep alone... Trước em có băng cát xét nhưng giờ đài hỏng nên muốn tìm bản mp3 mà khó quá T_T
 
Ở đây hay nhỉ, em chả lên HAO bao giờ, tự nhiên vào đây đọc thấy hay hay. Mặc dù chả download được bài nào nghe thử cả nhưng đọc lời cũng thấy thú vị. Những bài hát xưa thế này em không biết mấy, gần đây mới nghe 1 ít nhưng không dễ tìm. Nhiều bài chỉ được nghe mấy ca sĩ bây giờ hát không thích lắm.
Bài Nửa hồn thương đau em có 1 bản của Ngọc Anh hát nghe cũng được.
Cô này hát Hoài cảm (Cung Tiến) cũng nồng nàn lắm. Mà hình như chưa ai nhắc đến ông này. Em mới nghe mấy bài thấy nó Tây Tây và khá thơ mộng. Có bài Thu vàng cũng vui vui.
Có mấy bài nghe hợp tấu không lời thôi em cũng thấy thích: Mắt biếc (Ngô Thụy Miên), Mộng dưới hoa (Đinh Hùng), Bay đi ơi cánh chim biển (Đức Huy). Còn Phôi pha, Hạ trắng của TCS nữa.
Mấy bài này em có up lên blog
http://helloloan.multiply.com/music


@ Quỳnh Hoa: mấy bài nhạc Nga cho vào đây coi bộ hơi lạc điệu nhưng đúng là cũng rất hay. Mà đâu phải bài nào cũng hùng tráng, có những bài du dương, yểu điệu lắm. Quen nhất là Đôi bờ (nhạc chuông ĐT của thầy Khải) còn có 2 bài Volga xinh đẹp, Trăng ơi đừng sáng Hà Trần hát hay bất ngờ (cũng có ở blog trên)
 
àh nhạc già :))
em thì vẫn ưa từ nhạc xưa hơn vì ít nhiều cũng có phần hoài niệm
dù sao thì sau mấy vụ rock rít ồn ào thì nhạc xưa cũng có thể coi như chốn thả hồn tương tư vậy ^^
topic rất là tuyệt
thực sự có nhiều bài em rất thích
như "Cô nữ sinh Đồng Khánh" chẳng hạn
em đã có dịp được vào Huế và cũng đã được dịp ngồi cafe vỉa hè và ngắm các cô nữ sinh Đồng Khánh (nay là Hai Bà Trưng) ra về
phải nói đúng là "Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi" :))

và "Đưa em tìm động hoa vàng"
em có cảm giác rằng nhạc của Phạm Duy đã làm tăng thêm sự đa tình lãng mạn của bài thơ dài 400 câu này
"Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan"
có lẽ đó là sự tinh tế được kết hợp giữa lời nhạc và ý thơ

hy vọng topic này sẽ không bị khuất lấp sau những xì tin, rẻ tiền và lỡm đời ^^
 
cũng là để góp thêm không khí thì em xin gửi một số bài cũng khá là "già" (theo như cách nói của anh Tuấn Anh) :D

Cô hàng nước
Sáng tác: Vũ Minh (có nơi nói là Vũ Huyến. vậy cái nào đúng thì xin mọi người góp ý)
Trình bày: Vũ Khanh

Download

Anh còn còn có mỗi mỗi cây đàn
anh đem là đem bán nốt
anh theo là theo cô hàng..hàng chè xanh
tình tính tang là tang tính tình
cô hàng rằng cô hàng ơi
rằng có biết là biết cho chăng
rằng có biết là biết cho chăng

Lẳng lặng mà nghe tôi nói ơ ơ ơ ...nói đôi lời
tôi kể rằng đầu làng Ngu Xá có nàng
một nàng bán nước chè xanh
người đâu trông mà duyên dáng
và cô em chừng đôi tám
miệng cô như là hoa ...đóa hoa thật tươi
trông càng say đắm
mắt cô đưa tình
khiến bao chàng trai ngất ngây vì cô mỗi khi qua hàng

hò ơi ơi ....oi
đôi mắt đôi mắt nhung huyền
ơi hỡi nàng hàng xinh ơi
má lúm đồng tiền trông duyên ghê
làm tôi say đắm bao tháng ngày
chiếc áo nhuộm màu nâu non
với dáng người nàng thon thon
làm tôi say đắm bao ngày tháng
vì em xinh quá xinh là xinh
nàng ơi anh đã yêu nàng

quyết chí cùng nàng nên duyên
bỏ lúc vì nàng thâu đêm
rồi đây anh sẽ về nói với cùng mẹ cha anh
sẽ tới hỏi nàng cho anh
cùng nhau chung sống trong mộng thắm
cùng nhau chung sống bao ngày xanh

hò ơi ơi ...
mẹ tôi nói rằng
quyết chí hỏi vợ cho con
quyết chí tìm nàng dâu ngoan
nàng dâu đôi má rám nắng hồng
quyết chí dạm vợ cho con
quyết chí tìm nàng dâu ngoan
làm sao cho xứng đôi vừa lứa
làm sao cho xứng đôi vừa đôi

Nàng ơi ...anh đã mơ rằng
đám cưới vợ chồng đôi ta
khắp xóm cùng làng ra xem
người ta xen đứng và nói rằng
đám cưới thật là to ghê
đám cưới thật là xinh đôi
người ta cầu chúc chú rễ mới cùng cô dâu sống đến bạc đầu

Rồi ngày ngày qua ...xa vắng quán hàng
lúc trở về để kiếm cô nàng
cùng nàng chắp mối tình xưa
thì cô đã rời nơi ấy ...để cho quán hàng lạnh giá

ơi hỡi ơi nàng ơi ...biết cho lòng anh
đã bao năm trước anh đã yêu nàng
đến bây giờ đây biết đâu tìm em
ơi hỡi ơi nàng ơi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hiến chương yêu
Nhạc: Nguyên Bích - Thơ: Du Tử Lê
bài này thì em không rõ người trình bày nhưng mà có đoạn intro khá là ấn tượng
và nhạc của nó, lúc đầu nghe em tưởng đâu là gothic metal ji` đó cơ =))
cũng đã có nghe 1 bài Tuấn Ngọc hát nhưng em vẫn thấy thích bài này hơn :D

Download

Khi em lạnh tôi biến thành ngọn lửa
Đốt thương yêu. Than nóng hực ân tình
Khi em đọc, tôi biến thành chữ viết,
cả nghìn chương, chỉ chép chuyện đôi ta


Khi em viết tôi biến thành giấy bút
bút tương tư mực nhớ đến ai kìa?
giấy từ cây. Bút từ gỗ xa xưa
mực từ nhựa. Tôi từ em sống lại


Khi em khóc tôi biến thành nước mắt
chảy giùm em - cho cạn nỗi ưu tư
để mắt em xanh - để môi em mềm
tôi thành lá giữa khi chiều sắp tối


Khi em chết - cõi đời này phải hết
không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời
muôn thú xa rừng. Chim lạnh từng đôi
bao thế hệ vì em mà tàn phai


Chuyện của hai người chuyện của lứa đôi
Mặc kệ hai người mặt người bím môi
Có gì đâu ta sẽ chết. Nhưng tình ta không chết
vì mở đầu nhân loại: cuộc chơi riêng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài thánh ca buồn
Sáng tác: Nguyễn Vũ
Trình bày: Elvis Phương

Download

Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân

Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa cao sang
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
Ôi giọng hát em mênh mông buồn...

Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
Rồi một chiều áo trắng phai màu
Em qua cầu xác pháo bay sau

Lời nguyện mình Chúa có nghe không
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu

Rồi những đêm thánh đường đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi ...
 
đã quá lâu không vào đây , hôm nay em giới thiệu một bài nữa của Phạm Duy , sáng tác năm 1971 tại Sài Gòn, (em đã gần hoàn thành bộ sưu tập nhạc thu âm trước 75 của miền Nam)

phổ theo bài thơ Trả lời một câu hỏi của Linh Phương , đăng trên một mẩu báo ,nhạc phẩm Kỷ vật cho em , với những giai điệu và ca từ lãng mạn, nhưng cũng đầy day dứt của người trai trận mạc.Nó cũng nằm trong dòng cảm hứng Tâm phẫn ca của Phạm Duy.
Bài này đã được rất nhiều ca sỹ trình bày, nhưng đang chú ý hơn cả, đó là bản của nam ca sỹ Anh Ngọc, (người Hà Nội gốc, sau di cư vào Nam) , một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam trong thời cực thịnh mà hiện vẫn còn sống. Bài hát được trích ra từ collection Giấc mơ hồi hương__tiếng hát Anh Ngọc trước 75, phần hòa âm phối khí tuyệt vời của các nhạc sĩ trong ban Tiếng tơ đồng

http://www.megaupload.com/?d=WTN7YV7P

Ngoài ra, còn một bản nữa được Khánh Ly thể hiện tại hải ngoại , trích từ album Để lại cho em
http://www.megaupload.com/?d=IEV372SB

KỶ VẬT CHO EM

theo thơ Linh Phương
(Saigon-1971)

Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở lại, có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, B́nh Giă
Anh trở về. anh trở về, hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về có khi là ḥm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn mùi tang trắng.
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn phủ kín hồn anh
Anh trở về, bờ tóc em xanh
Chít khăn sô trên đầu vội vă, em ơi !
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về, đây kỷ vật, viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá.
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về nh́n nhau xa lạ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nh́n nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lời trăn trối, em ơi !
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại ?
Xin trả lời. xin trả lời. mai mốt anh về.



nguyên văn bài thơ : Để trả lời một câu hỏi (đăng trên báo Độc lập tại Sài Gòn năm 1970 )


Em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời mai mốt anh về

Không bằng chiến thắng trận Pleime

Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả



Anh trở về hàng cây nghiêng ngã

Anh trở về hòm gỗ cài hoa

Anh trở về bằng chiếc băng ca

Trên trực thăng sơn màu tang trắng



Mai trở về chiều hoang trốn nắng

Poncho buồn liệm kín hồn anh

Mai trở về bờ tóc em xanh

Vột vã chít khăn sô vĩnh biệt



Mai anh về em sầu thê thiết

Kỷ vật đây viên đạn màu đồng

Cho em làm kỷ niệm sang sông

Đời con gái một lần dang dở



Mai anh về trên đôi nạng gỗ

Bại tướng về làm gã cụt chân

Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân

Bên người yêu tật nguyền chai đá



Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ

Em nhìn anh- ánh mắt chưa quen

Anh nhìn em- anh cố sẽ quên

Tình nghĩa cũ một lần trăn trối



LINH PHƯƠNG

( 20/02/1970 )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên