Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:
Anh Linh có nhạc tình Phạm Duy ko up đi anh :x Hôm gì anh bảo em anh là bạn với ông ấy muh ^^
Hìhì, nhạc PD thì kiểu gì anh cũng "chiều", đâu chỉ nhạc tình?
Nhưng nếu chuyển sang thể loại khác mà có khả năng "trái chiều", thì em Bảo Thư nhớ cảnh cáo ngay đấy nhá.
Thì đây, "Khối tình Trương Chi" nhé, một bài "tiền chiến" thực sự của PD (thời 1945), anh cho là thuộc loại kinh điển cả về nhạc và lời.
PD, trong loạt casette Hồi tưởng tặng các bạn hữu, đã đọc lời bài này một cách quyến rũ ko thể tả được! Đó là một giọng nói đầy ma lực, mà anh nghĩ nếu mình là con gái, 100% là chửa hoang với ổng
Anh gửi các version của Hợp ca Thăng Long (bản này tư liệu, cổ lắm rồi, quý vô cùng!), của Thái Thanh, của hà Thanh (bản này PD khen là "trong như suối nguồn"), của Sỹ Phú (từng trải và tài ba như thường kệ), của Tuấn Ngọc & Thái Hiền (màu mè ko cần thiết lắm trong phần hòa âm của Duy Cường), và của Duy Khánh
Kèm theo là một bài viết, vì mê "Khối tình Trương Chi", nên phải bỏ công tìm tòi
L.
Link:
http://download.yousendit.com/1F21EBC045A2BE12
Khối Tình Trương Chi
1. Đêm năm xưa khi cung đàn lên tơ
Hoa lá quên giờ tàn
Mây trắng bay tìm đàn
Hồn người thổn thức trong phòng loan
Đêm năm xưa nghe cung đàn gây mơ
Âu yếm nâng tà quạt
Hồn gió đưa về thuyền
Tưởng người trên sóng du thần tiên.
Êm êm êm dần lan
Cung Nam Thương mờ vang.
Em yêu ai bờ sông nhớ thương ai trong đàn
Xa xa xa rồi tan
Cung Nam Ai thở than.
Ai thương em lầu buồn mỗi lúc khuya tàn canh
Dứt khúc đàn, lòng em thấy đê mê.
Ôi tiếng đàn, lời không mong ước thề
Đã thấy tàn, đời không gió xuân về
Khi tiếng ai dần xa.
Tương tư một khối u sầu
Đợi chờ trăng lên để tan hết thương đau
Mi em nước mắt hoen mầu
Tóc chẩy ngàn hàng môi thắm còn đây.
Đêm năm xưa tương tư người hò khoan
Ôm ấp bao mộng vàng
Cho tới khi gặp chàng
Thì đành tan vỡ câu chờ mong.
Đêm năm xưa trên con thuyền lẻ loi
Khi chót yêu người rồi
Xa cách nhau vì đời
Tủi hờn duyên kiếp bao giờ nguôi.
2. Đêm năm xưa ôm mối tình dở dang
Chôn đáy sông hồn cầm
Ai chết đêm nguyệt rằm
Nợ tình còn đó chưa đền xong.
Đêm năm xưa chưa nguôi lòng yêu ai
Duyên kiếp trong cuộc đời
Đem xuống nơi tuyền đài
Để thành ngọc đá mong chờ ai.
Êm êm êm dần trôi
Bao năm qua dần phai
Ai xui nên ngọc kia vấn vương nơi lâu đài
Tay dâng lên một khay
Tim Trương Chi là đây
Trong đêm khuya tiệc trà vui bóng gia đình ai.
Rót nước vào, chợt thấy bóng ngưu lang
Quanh chén trà, thuyền trôi theo tiếng đàn
Có tiếng người vọng câu hát u buồn
Ai oán câu hò khoan.
Nâng niu một chén âm hồn
Mộng tình trăm năm nằm trong đáy ly gương.
Khi xưa duyên chót phũ phàng
Thiếp trả nợ chàng, nước mắt này dâng
Đêm năm xưa yêu dấu người xa xăm
Nâng chén trong lầu buồn
Thương nhớ nơi ngàn trùng
Lệ sầu rơi xuống câu hò khoan.
Ôi duyên kia ai đã trả cho ai
Cho mắt rơi lệ rồi
Cho chén tan thành lời
Để thành bài hát ru lòng tôi.
*
Trong hằng hà sa số những huyền thoại đẹp của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, có một sự tích rất quen biết, đã đi vào tâm thức nhiều thế hệ người Việt. Đó là câu chuyện tình bi thảm và đẹp ngời của chàng Trương Chi và nàng Mỵ Nương, với nội dung như sau:
Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông.
Bấy giờ có một chàng trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên khúc sông đó. Chàng ta thường buông lưới, vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say mê.
Một dạo, Trương Chi đi đánh cá ở khúc sông khác. Không được nghe tiếng hát, Mỵ Nương sinh ra sầu não. Nàng bồn chồn trông đợi. Tiếng hát vẫn vắng lặng và nàng bắt đầu ốm.
Thừa tướng vội cho mời các lương y đến xem mạch, bốc thuốc. Thuốc uống đã nhiều mà bệnh Mỵ Nương vẫn không chuyển. Sau thừa tướng hỏi dò những người hầu hạ Mỵ Nương, mới biết là con mình ốm tương tư. Các lương y khuyên thừa tướng cho gọi anh lái đò đến.
Trương Chi được mời đến thăm Mỵ Nương. Chàng ta đội chiếc nón lá che mất khuôn mặt mình. Mỵ Nương năn nỉ mãi, phải ra lệnh, Trương Chi mới ngả nón ra. Nhưng khi nhìn thấy mặt Trương Chi, Mỵ Nương vỡ mộng, vì Trương Chi xấu xí quá. Nàng cho chàng ra về, và từ đó không còn yêu hình bóng Trương Chi nữa.
Về phần Trương Chi, từ khi trông thấy Mỵ Nương xinh đẹp, chàng ta thầm yêu nàng. Chàng tủi cho thân phận nghèo hèn của mình, buồn chán không thiết gì đến việc buông câu chài lưới nữa. Chàng hát:
Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành.
Rồi, sầu héo gày mòn vì tương tư, Trương Chi mang mối tình hận mà chết.
Một dạo sau không ai còn nghe tiếng chàng hát trên sông nữa. Mỵ Nương lại nhớ tiếng hát, hỏi ra mới biết anh dân chài đã chết.
Mỵ Nương sai đắp cho chàng một nấm mộ cao. Nhưng lạ thay, khi đào mộ lên, thịt xương Trương Chi đã tan rữa, duy chỉ có trái tim biến thành một khối ngọc sáng long lanh. (Điển tích "khối tình", chỉ tình yêu tương tư bị thất vọng tụ lại thành một khối, từ đây mà ra).
Mỵ Nương sai người mang khối ngọc đẽo một cái ly nước.
Một hôm, Mỵ Nương cầm chén rót nước, thì lạ thay, hình ảnh người đánh cá chèo thuyền chầm chậm hiện lên xoay quanh trong lòng chén. Tức thì tiếng hát năm xưa cũng văng vẳng như than, như trách.
Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và tự nhiên chén ngọc tan ra thành nước.
*
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, tiếng hát thì thật hay
Cô Mỵ Nương vốn ở Lầu Tây
Con quan thừa tướng ngày rày cấm cung...
(Thơ cổ dân gian)
Được coi là một trong những chuyện tình bi thảm và đẹp nhất của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, sự tích Trương Chi - Mỵ Nương đã đi vào tâm thức mỗi người Việt Nam thông qua rất nhiều lời ca, bản nhạc, thi phẩm...
Mở đầu là thi hào Nguyễn Du, với hai câu thơ (số 709-710 của kiệt tác "Truyện Kiều"), đã khiến mối tình câm lặng của chàng Trương Chi trở nên bất tử:
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
"Nguyệt cầm", một trong những kiệt tác trữ tình của Xuân Diệu, mang âm hưởng cổ điển và lãng mạn, đã được thi sĩ sáng tác nhân một dịp nghe đàn trên sông Hương, chạnh nhớ hận tình Trương Chi - Mỵ Nương, mà làm nên. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương có "Bài ca ngư phủ" được Hoàng Thư trình bày "mê ly" trên các đài phát thanh miền Nam thập niên 50-60. Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm viết lại sự tích này bằng Pháp ngữ. Các nhà văn, nhà thơ ngày nay như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Hà, Nguyễn Thủy Minh... - đã "bình cũ rượu mới" để sáng tạo ra hình ảnh Trương Chi - Mỵ Nương của riêng họ.
Nhiều nhạc sĩ tiên phong trong giới tân nhạc Việt Nam đã dựa vào tích Trương Chi - Mỵ Nương cho các tác phẩm của mình: Hùng Lân có "Hận Trương Chi", Anh Bằng có "Chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương", và Cung Tiến có "Nguyệt cầm" dựa trên cảm xúc thi phẩm cùng tên của Xuân Diệu. Trương Chi - Mỵ Nương cũng đã được dựng thành các vở kịch, cải lương, hoạt cảnh, phim ảnh...; cuối năm 2004, Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam còn công diễn vở vũ kịch "Trương Chi" (các tác giả: nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo và biên đạo múa, NSND Nguyễn Công Nhạc), gồm 6 màn, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nhưng, nói đến sự tích Trương Chi - Mỵ Nương - "một câu chuyện tình đẹp ngang với những chuyện tình đẹp nhất trên thế giới" (lời nhạc sĩ Phạm Duy), hẳn phải nhắc đến hai kiệt tác âm nhạc: "Trương Chi" (1943) của cố nhạc sĩ Văn Cao và "Khối tình Trương Chi" (1945) của nhạc sĩ Phạm Duy. Đó là hai tác phẩm âm nhạc kinh điển, toàn bích cả về nhạc điệu lẫn ca từ và cùng xưng tụng tính vĩnh hằng của tình yêu:
Ngồi đây ta gõ ván thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta
Đàn đêm thâu
Trách ai khinh nghèo quên nhau
("Trương Chi")
Đêm năm xưa ôm mối tình dở dang
Chôn đáy sông hồn cầm
Ai chết đêm nguyệt rằm
Nợ tình còn đó chưa đền xong
("Khối tình Trương Chi")
Đầu Xuân, ôn lại chút văn hóa truyền thống, âu cũng là để con cái chúng ta biết "các cụ" ngày xưa đã yêu như thế nào. Chắc chắn là không kém giới trẻ ngày nay, và có thể có phần sâu sắc hơn, đằm thắm hơn!