(Bài này cũ mèm rồi mà vẫn nằm ở trang 1
)
Có mấy chỗ anh Hoàng nói:
Phát âm nhưng âm sau giống nhau: est, ai, é......
Kể ra cũng có 1 chút khác biệt giữa "é" và "ai" nhưng... nói ra chỉ thêm rắc rối....
đáng tiếc thay...
---> Em thấy "est" với "ai" thì giống, chứ "é" thì khác rồi chứ nhỉ ? Bây giờ bọn Pháp (và cả những ai học theo thanh niên Pháp) hay có kiểu viết tắt như "j'ai" thì viết là "G" --> "j'étais" --> "GT", nhưng đấy chỉ là viết tắt cho nhanh (chat, SMS...), chứ còn khi phát âm thì chúng nó cũng đâu có bị lẫn lộn như thế :-/
anh Thanh đã viết:
Mấy cái động từ phản thân (không nhớ tiếng Pháp gọi là gì), khi chia với on, thấy người ta hay đọc là "z" chứ không đọc là "s". On se voit đọc là on ze voit. Mấy cái động từ bắt đầu bằng "re" cũng thấy bọn nó hay nuốt âm. Kiểu như "tu retrouve", thường thấy phát âm là "ture trouve", hoặc "tu te rapelles" thi thành "tu trapelles".
Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, hay nhiều tiếng khác.. đều có đặc điểm này. Đây cũng thể coi là thói quen của người bản xứ, nói nhiều, nói nhanh thì nối từ lại, nhưng cũng có thể giải thích bằng khái niệm trọng âm.
Ở câu "tu te rappelles" thì chữ "t" của "te" là yếu tố kém quan trọng hơn "r" của "rappelles" nên chỉ cần đọc sao cho đủ biết đến sự tồn tại của nó thôi, chứ nếu đọc rõ cả 2 phụ âm lên thì sẽ làm nặng âm tiết.
Ví dụ khác, ở tiếng Anh, trong từ "our children", chữ "our" được phát âm nhanh thành "r" ("r" phát âm tiếng Anh), vì chữ cần nhấn mạnh là "children".
Trong tiếng Việt, nếu hỏi "mày đi đâu đấy ?", người Hà Nội có thể nói thành "mày i đâu ấy ?", vì từ âm "ày" sang phụ âm "đ" cần nhiều thời gian hơn là chuyển thẳng sang 1 nguyên âm (i), mà trong câu này thì chữ "đâu" mới là chữ quan trọng.
Trên qui luật ấy, khi đã quen miệng rồi thì không cần phải dạy, người ta cũng nói theo 1 cách giống nhau.
Đang nói về prononciation, không bàn đến chỗ chị Phương với anh Sáng nữa
mà chị Phương nói đúng rồi.