Class of '08 - prepare for your college education

Mọi người chăm quá, hix!!! Chắc phải tròn 2 tháng rồi kể từ lần cuối cùng mình động đến 1 cái word list của sat :)) ~x( .
Cũng may biết phận apply Ngoại Thương 8-} .

:D E chỉ e tớ thi ĐH Ngoại thương cũng trượt ý chứ:-<
từ SAT học vào bao nhiêu lại bay ra bấy nhiêu, buồn thật đấy!!! Cho em hỏi đã có anh chị nào ko học hết 50 cái wordlist trong Barron mà vẫn được điểm SAT cao chưa vậy?;))
 
Hơ, tớ bảo apply chứ có phải là được admitted đâu :)). Mà chắc tớ chọn cái khoa ít điểm nhất mà oánh, chứ cái thân tàn tạ 6,5 Văn này thì đọ được với ai chứ :)) :((.

Tình hình học từ của tớ cũng tương tự của Ngân. Sau một thời gian ôn word list, em chợt phát hiện ra một chân lí với cái não bộ nếp nhăn không có lấy một vệt của em là học nhiều quên nhiều, học ít quên ít. Kết quả sau chân lí ấy khai sáng tư tưởng phần trên đã đề cập :|.
 
Ngại nhất là thời gian ôn dính phải thi Đại học. Thi cũng phải đầu tư chứ thi linh tinh thì xác định. Bây h vẫn đang chỉ đúc Words, sợ là tháng 6 thi không ăn ...
Bạn Nam (T1 04-07) làm ơn list ra bạn học sách gì đi ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Híc. Nhưng nếu thi đợt một sớm hơn chỉ sợ tớ chưa lên kịp trình độ. Giờ học hành vẫn lởm quá, sao mà thi được>_<. Trang định tháng mấy thi đấy
 
Tháng 6!!!
Tháng 5 là phát cuối thì phải!!! Đến tháng 10 mới có tiếp!!!!
 
:D E chỉ e tớ thi ĐH Ngoại thương cũng trượt ý chứ:-<
từ SAT học vào bao nhiêu lại bay ra bấy nhiêu, buồn thật đấy!!! Cho em hỏi đã có anh chị nào ko học hết 50 cái wordlist trong Barron mà vẫn được điểm SAT cao chưa vậy?;))
Hình như có anh Toàn freeman :D. Nghe kể học có khoảng 1k từ gì đấy 2010 thì phải :p. Còn anh Đức freeman thì học hết cái 3.5k đấy xD
 
thôi các em :| đừng kể nữa, chị sợ :((

số từ chị đã học là: 0 :D:">
 
anh 0 hiểu sao nhưng anh nghĩ rằng các anh chỉ học cái nhừng từ hot nhất ý, còn lại anh dành thời gian đọc sách báo để nâng khả năng đọc của mình lên chứ SAT mới 0 có phần analogy, học nhiều từ chả để làm gì. anh học ít lắm, căn bản skill làm bài SAT quan trọng\:d/
 
mình học chả biết được đến 500 từ kô :))
nếu muốn được tầm upper 650 thì đúng là phải chịu học nhiều hơn 1 tí, chứ còn muốn tầm 600 thì chả cần học nhiều words làm gì đâu
 
cái rec letter của counselor thì mình đưa ai viết bây giờ ? :( bấn quá đi, thi HK với app form nó cứ chồng chéo 8-}
 
Cho em hỏi đã có anh chị nào ko học hết 50 cái wordlist trong Barron mà vẫn được điểm SAT cao chưa vậy
To em Ngân: lớp chị có Thùy nhợn ko học từ nào trong đống list vẫn 2230 SAT như thường. Nhưng nó khủng long lắm em ah, ko đua đòi được như thế đâu.
 
em ơi học nhiều làm gì. confirm ý kiến anh Bờm... học khoảng ~800 từ hot thôi rồi luyện tactics... chứ em học 3.5K mà kĩ năng đọc ko có thì... :)
 
đâu đâu cũng thấy mọi ng ôn SAT 8-}

em mới tìm đc cái này bên vietabroader về exchange, post lên cho ai ko tham gia 4r đấy để xem. Em cũng định đi ex nhg luc nào cũng thắc mắc ko bít có nên đi hok, nên em nghĩ cái này sẽ hợp các bạn như em

Thực hư về du học giao lưu văn hóa đi Mỹ
Phạm Anh Khoa


Hiện nay có khá nhiều tổ chức kinh doanh các chương trình trao đổi văn hóa, như là ASPECT, EF, Center for Cultural Interchange (CCI), và International Student Exchange (ISE). Một đặc điểm chung của các tổ chức này là phi lợi nhuận và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận và cho phép hoạt động. Nói chúng, tính chất của các chương trình trao đổi văn hóa hoàn toàn đúng đắn, đó là tăng cường trao đổi văn hóa và hiểu biết giữa các nước với nhau. Và theo tôi biết, những học sinh trao đổi ở Mỹ từ những nước khác (như Châu Âu, Nhật, Đài Loan…) đi trao đổi văn hóa theo đúng nghĩa của nó, còn đối với đa số (có thể nói trên dưới 95%) du học sinh VN theo diện này thì họ xem đây là một “bước đệm” để đi vào đại học Mỹ. Số tiền 5000-7000 đô đối với một gia đình Việt Nam không phải là một số tiền nhỏ, và điều này phần nào giải thích tại sao Việt Nam chúng ta không coi đây đơn thuần là một chuyến đi trao đổi văn hóa theo đúng nghĩa của nó. Và khi những phụ huynh và con em họ đến các trung tâm du học để hỏi thăm tin tức thì tất cả những nơi này đều đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp về chương trình, và đây chính là điều đáng quan tâm. Qua nhiều trao đổi với các bạn đã và đang đi giao lưu văn hóa, cũng như bộ phận tuyển sinh của các đại học hàng đầu ở Mỹ, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm và ý kiến cá nhân với các bậc phụ huynh và các bạn học sinh về bản chất cũng như những mặt lợi hại của các chương trình trao đổi văn hóa hiện đang rất phổ biến ở Việt Nam.

Thứ nhất, những chương trình trao đổi văn hóa này không bảo đảm học sinh tham gia sẽ được tố t nghiệp phổ thông hoặc được cấp bằng tú tài Mỹ. Và điều này được nói rất rõ trên website của hai tổ chức trên:

“CCI does not guarantee that students will receive U.S. high school graduation certificates or diplomas or that they will be enrolled in the 12th grade.”
(http://www.cci-exchange.com/high.htm)

“ISE never promises a diploma. Some schools do allow students to graduate. The decision is always up to the school and often determined by school policies.”
(http://www.iseusa.com/student_faq.cfm)

Và đây là một điều bất lợi nếu như muốn nộp đơn vào những đại học chất lượng cao ở Mỹ.

Thứ hai, bản thân những chương trình trao đổi văn hóa này không phải thiết kế cho những học sinh có ý định học lên đại học ở Mỹ. Điều đó đồng nghĩa là trong suốt thời gian qua một số lượng lớn học sinh Việt Nam “vô tình” theo đuổi một chương trình không đúng với mục đích, và vì không đúng mục đích nên hiệu quả không được tốt nhất.

Thứ ba, phần lớn các bạn sau khi học trao đổi văn hóa thì có 3 hướng chính. Các bạn nào khả năng tài chính eo hẹp và khả năng học có hạn thì sẽ nộp vào những đại học cộng đồng (community college), hay còn gọi là đại học hai năm (two-year college), và đối tượng này chiếm đa số. Một số khác với khả năng tài chính mạnh hơn thì sẽ đăng ký học tự túc tại những đại học bốn năm. Đại học cộng đồng thì chi phí vừa phải, nhưng chất lượng học thường không bằng của đại học bốn năm. Khá nhiều học sinh Việt Nam học hai năm ở đại học cộng đồng và sau đó chuyển tiếp lên đại học bốn năm, nhưng để được học bổng toàn phần hoặc vào các đại học hàng đầu lại là một việc không dễ tí nào. Với lại, nếu mục tiêu của bạn chỉ là vào các trường đại học cộng đồng

Cuối cùng, có một số ít các bạn có thành tích học tốt và khả năng tiếng Anh xuất sắc thì sẽ xin học bổng vào những đại học hàng đầu của Mỹ. Có thể nói, ai cũng muốn đi con đường thứ ba này, nhưng trên thực tế chỉ có một số rất ít (khoảng 5%) các bạn có thể vượt qua được. Đây thường là những bạn có thành tích học cấp 3 ở VN rất tốt, khi qua đây thì tiếp tục đạt thành tích học tốt ở trường và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, và cuối cùng là có khả năng tiếng Anh xuất sắc (để đạt điểm cao trong các kỳ thi chuẩn như SAT và TOEFL).

Đối với các bạn đi trao đổi văn hóa để apply và xin học bổng vào đaị học thì còn nhiều rủi ro tiềm tàng. Hãy cân nhắc những yếu tố sau đây. Thứ nhất, hạn nộp đơn của hầu hết của các trường đại học bốn năm là từ tháng 1 đến tháng 3, và nếu bạn muốn xin học bổng thì hạn chót thường là tháng 1 và tháng 2, trong khi đó các bạn học sinh thường qua Mỹ vào nửa cuối tháng 8. Điều này có nghĩa là các bạn này chỉ có vỏn vẹn 4 tháng để hoàn tất quá trình nộp đơn và tìm học bổng, trong đó bao gồm rất nhiều giai đoạn như là thi SAT và TOEFL, viết luận, xin giấy giới thiệu của thầy cô…đấy là chưa kể các bạn phải đi học trên trường và mất thời gian hòa nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ. Ngoài ra, một số bạn Việt Nam cho biết rằng gia đình host của họ không ủng hộ hoặc thậm chí cản trở công việc apply vào đại học (với lý do là “bạn qua đây mục đích quan trọng nhất để giao lưu văn hóa”). Ví dụ như họ không chở bạn đi thi SAT và TOEFL, hoặc không cho phép bạn học nhiều.

Thứ hai, giả sử rằng là “siêu nhân” và có một gia đình host tốt, có thể hoàn thành hết công việc trên xuất sắc thì có những yếu tố khách quan khác. Nếu bạn chỉ tham gia hoạt động ngoại khóa khi bắt đầu năm exchange thì nó có thể là bất lợi cho bạn, vì bộ phận tuyển sinh thích những bạn có nỗ lực tham gia ngoại khóa lâu dài (ít nhất hai năm trở lên) và tập trung (chỉ tập trung vào hai đến bốn lĩnh vực). Bất lợi ở đây là bộ phận tuyển sinh có thể hiểu việc bạn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa vào năm cuối (cũng là năm đi exchange) là chỉ để đánh bóng hồ sơ apply vào đại học. Bạn cũng không thể giải thích rằng ở Việt Nam không có điều kiện sinh hoạt ngoại khóa vì thực tế là trong thời gian gần đây rất nhiều bạn apply từ Việt Nam có bề dày hoạt động ngoại khóa, trong đó có bạn còn lập ra các tổ chức ngoại khóa vì không tìm được hoạt động mình yêu thích.

Ngoài ra, tất cả các trường trung học trong các chương trình giao lưu văn hóa là các trường công lập ở Mỹ, và một thực tế mà ai ở Mỹ cũng biết là chỉ có một số rất ít trường công lập ở Mỹ có chất lượng tốt. Có bạn may mắn vào trường tốt thì cơ hội dành học bổng sẽ cao hơn nhờ những yếu tố như: danh tiếng trường và sự hỗ trợ của thầy cô giáo và college counselor. Khi được hỏi về bất lợi lớn nhất của các học sinh exchange Việt Nam khi apply vào Mỹ, thì ít nhất là hai giám đốc tuyển sinh ở hai trường nằm trong top 30 của Mỹ đề cập đến yếu tố danh tiếng của trường công các bạn Việt Nam theo học. Danh tiếng (prestige/profile) của các trường hàng đầu như Hanoi-Amsterdam, Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu, hay các trường quốc tế khác ở Việt Nam mà có nhiều học sinh Việt Nam dành học bổng hơn hẳn hầu hết các trường công bên Mỹ.

Vì vậy, những lời quảng cáo là sau khi học xong trao đổi văn hóa có thể nộp đơn xin học bổng tiếp là không vững chắc, vì số bạn giành được học bổng, đặc biệt học bổng toàn phần hay ở các trường top, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Các trung tâm tư vấn du học nhận tiền hoa hồng dựa vào số lượng học sinh văn hóa được gửi đi, vì vậy không ngạc nhiên khi những nơi này dùng mọi chiến thuật để chiêu dụ học sinh Việt Nam tham gia chương trình này. Các bậc phụ huynh và học sinh ở Việt Nam đầu tư rất lớn về tài chính và tinh thần cho các chương trình du học, trong đó có đi giao lưu văn hóa. Khuyến khích học sinh tham gia không có gì sai, nhưng cái đáng nói ở đây là vì lợi nhuận nên các trung tâm này không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho các “khách hàng thượng đế”. Kết cục là gây ra không ít các hiểu lầm cho phụ huynh và học sinh, những người mà sẽ phải gánh hết mọi hậu quả trong tương lai.

Nếu như bạn muốn đi trao đổi văn hóa một năm và mục đích chính là giao lưu văn hóa thì quá tuyệt vời. Nhưng nếu mục đích chính của bạn là apply và xin học bổng vào đại học bên Mỹ, thì cân nhắc tất cả những yếu tố rủi ro trên và hỏi chính bản thân mình: đi học trao đổi văn hóa có thật sự có ích cho BẠN không?

ai mún xem toàn bộ topic thì vào đây nhé http://www.vietabroader.org/forum/index.php?showtopic=4749&st=0
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ấy ơi, tớ có mấy đứa bạn, khuyên mẻ cả lưỡi, send tốn cả tiền, in mòn cả giấy mấy bài của bác Khoa với chị Lan Anh mà chúng nó vẫn khăng khăng đi :(.

Chẳng phải tớ muốn ngăn bọn nó đi nhưng mà ý định của bọn nó lại là sang bên đấy rồi apply lên tớ mới ngăn :((. Thế mà form fiếc chúng nó xong xuôi hết cả rồi đấy :(.
 
Giờ mới để ý, năm nay có lắm thằng họ Đặng thế! :p
Chú Huy cố gắng !!
 
Anh Thành là năm nay còn Huy là năm sau cơ mà^ ^.Mà đúng là em thấy có 3 "Chu nhân" vào đây đều họ Đặng, mấy anh em rủ nhau à
@chị Dung: híc, các anh chị học giỏi rồi. KO ôn cũng có sẵn một đống kiến thức trong đầu, đâu có như em:( Em cũng đang cố ôn mấy cái tactics nhưng vẫn ngu mấy bài xác suất lắm, nhất là cứ có mấy quãng đường đi từ điểm này đến điểm nọ ý8-}
@Doãn:tao tưởng mày ko đi nữa cơ mà. Ở nhà với tao cho vui:x SAu này ta apply từ VN cũng được mà.
 
Back
Bên trên