Trước đây(hồi em học) ĐH cũng dạy lịch sử triết, trong đó điểm hầu hết các trường phái chính: 3 trường phái triết Hy Lạp cổ đại, Nho, Lão, Pháp của TQ, triết cổ điển phương tây như Hegel(duy tâm biện chứng), Karl, Decartes(duy vật siêu hình), 1 ông nữa ng Anh có quan điểm chú ý đến phương pháp mà em quên tên rồi
, cả Phật giáo. Nói chung cũng ko đến nỗi mù tịt, dù chỉ lướt qua (có phải chuyên ngành đâu, biết thế thôi chứ học nghiêm chỉnh nữa thì…). Đáng tiếc trong xu hướng giảm các môn triết chiếc thì nó đã bị cắt mất
Đọc triết ko quan trọng đọc đc bao nhiêu mà quan trọng hiểu đc bao nhiêu. Hầu hết SV VN có để ý đâu mà nói đến hiểu. Việc đọc vanh vách chả mang lại ý nghĩa gì, hồi em học trong trường so với bây giờ khác nhiều lắm. Phải vận dụng nó nhiều trong thực tiễn, thử dùng để dự đoán, rồi phản biện, rồi so sánh thực tế, chứ học trong trường thì kĩ giời cũng chả ăn thua gì. Có khi còn phản tác dụng vì anh cứ tưởng anh hiểu thực ra lại là hiểu cái sai.
Còn về triết Mác thì em có cái nhìn khác anh Vũ. DVLS ko chết mà vẫn còn giá trị. Phần CNXH em ko đọc rõ của Mác (vì đợt học trên trường bận quá nên ít theo dõi
) nhưng dựa vào DVLS, DVBC và kinh tế chính trị của Mác em tự hình dung ra CNXH thì nó ko chết. Thực tế chưa bao giờ xuất hiện CNXH (những cái vẫn đc gọi là CNXH chưa chắc là CNXH, mọi ng chú ý), và xu hướng của các nước TBCN hiện nay lại đang hướng đến chính CNXH
, các nước càng phát triển thì càng tiến gần CNXH(tức là chính các nước TBCN hiện nay lại tiến gần đến CNXH hơn VN hay TQ
). CNXH cũng ko triệt tiêu ý muốn tư hữu, nó chỉ quan tâm đến tư hữu về tư liệu sản xuất. Ko phải CNXH cấm tư hữu về TLSX mà chính do quá trình phát triển sẽ làm nó ko còn đóng vai trò quan trọng nữa. Tất nhiên nếu có cái gì ko đồng ý với Mác thì cũng phải mạnh dạn vì nếu ko thì chính là giết nó