@anh Phước : em đặt ra câu hỏi này là để xem những ai đang sinh sống , học tập và làm việc ở nước ngoài - nói lên quan điểm của mình về việc : học sinh , sinh viên ... ở các nước đó , nghĩ gì về Triết học Marx-Lenin , thái độ ra sao , hoặc , Triết học Marx-Lenin giúp ích như thế nào trong việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận với họ ?
Vì em đang sống ở VN , ở trường Đại học ,phải học môn này (tất nhiên là trong giáo trình có nói về các trào lưu triết hoc khác nhưng chỉ đi sâu vào triết học Marx-Lenin) , nên em muốn có cái nhìn rộng rãi hơn ra thế giới về Triết học thôi mà !
Chữ ký của Bách có ghi là: "philosophers often give diverse interpretations of the world ,
but the point is how to reform it," câu hỏi của mình chỉ có vậy thôi.
To Dũng: Triết học marx không chết. Trong các school of art ở Mỹ nó vẫn là một môn học (đúng vậy, một số trường có hẳn một course nghiên cứu về Marx). Học thuyết kinh tế của Marx cũng là một học thuyết kinh tế mà những người đời sau phê bình nó, kế thừa nó, và phát triển dựa trên nó. Điều đó thật ra là bình thường với mọi môn khoa học, cũng giống như các lý thuyết của Axtanh kế thừa, phê bình, và phát triển dựa trên các lý thuyết của Newton.
To Phước: Phước có biết gì về triết học Marx không đã? Có một số lý thuyết nói chung cũng có lý với một số người. Cách vận dụng nó thì tùy. Triết học khác với các môn khoa học cụ thể khác ở chỗ nó trừu tượng và có nhiều các vận dụng khác nhau, đôi khi có thể trái ngược nhau. Chả hạn qui luật lượng đổi dẫn đễn chất đổi cũng có thể áp dụng trong kinh tế. Lạm phát gì thì cũng là lạm phát, nhưng đầu tiên lạm phát ít thì nó có thể là lạm phát tích cực, nhưng nếu lạm phát cứ tăng thì đến một lúc nào đó bản chất của nó cũng thay đổi, từ tích cực thành tiêu cực... Đại khái có nhiều cách vận dụng triết học như thế. Tất nhiên đó không phải là cách vận dụng duy nhất mà có nhiều cách giải thích khác nữa.
Hoặc là đại để nếu áp dụng đúng triết học Marx thì có lẽ người ta đã thấy rằng nền kinh tế tập trung là nền kinh tế dùng ý chí áp đặt cho vật chất (nếu hiểu rằng thị trường cũng là một hiện tượng tự nhiên, hay là nó thuộc về vật chất) - và do đó nó là nền kinh tế sai lầm theo chính học thuyết của Marx ...
Chuyên môn của mình là Political Science, cho nên theo chương trình bao gồm học qua lịch sử và interpretation của Marxism và Leninism. Tuy nhiên do sở thích của mình, mình cũng có tìm hiểu về những ảnh hưởng kinh tế của phương pháp điều hành theo kiểu Marxist và socialist.
Những cách giải thích của Trung về sự tương quan giữa Marxism và nền kinh tế hiện này quá chung chung và đơn giản, không đi đến chi tiết của những vấn đề quan trọng của nền kinh tế toàn cầu hóa thế kỷ 21st.
Ý của mình là, học Marxism và Leninism ở các lãnh vực khác thì có thể hữu ích (mình không biết bởi vì mình không tìm hiểu rõ), tuy nhiên nếu áp dụng vào kinh tế hiện nay, thì là một quyết định sai nhiều hơn đúng.
Còn nếu không, thì Trung có lý thuyết nào thích hợp hơn chứng minh đó là sự khủng hoảnh kinh tế của các nước Đông Âu trước 1989 và Trung Quốc trước 1979 và Ấn Độ trước 1990 không phải là do hệ thống kinh tế rất bị ảnh hưởng bởi Marx?
Hơn nữa, Trung có lý thuyết khác nào giải thích sự phát triển kinh tế vược bật của Ba Lan, Hungary, Czech Republic, Slovakia sau khi 1989, Trung Quốc sau 1979, VN sau 1986, Ấn Độ sau 1990, Thailand sau 1985, Malaysia, South Korea trong thập niên 1980s ngoài vào chính sách thị trường hóa, tư nhân hóa và toàn cầu hóa?
Hoặc là có lý do nào khác giải thích sự trì trệ của nền kinh tế do phương pháp vận hành của chính quyền Anh, New Zealand, Australia dưới ảnh hưởng lớn của Socialist-style: chính quyền chiếm hữu những ngành kinh tế chính, trì hoãng, và luật lệ gắc gạo tạo ra sự ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế thị trường? Và sau khi họ cải cách (cải cách của họ được gọi là Westminster style) với 6 phương châm productivity, marketization, service orientation, decentralization, policy and accountability đã cải tiến nền kinh tế của những nước này đáng kể, không những thế còn tăng living standards của người dân (Trong Global Public Management Revolution)?
Triết học Marx không chết, nhưng trong lãnh vực kinh tế, nó là một lý thuyết rất nguy hiểm và counterproductive. Việt Nam đã trải qua chục năm mới nhận ra điều đó, và trong thời gian đó đã trả những giá không nhỏ, và thành tựu hiện nay (tư nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa) không phải dễ dàng đạt được và còn một chặng đường rất dài và gian nan để đi. Thực tế chứng minh đó là phương pháp hiện nay có hiệu quả, không những đẩy mạnh nền kinh tế VN, nâng cao đời sống người dân lên rất nhiều mà còn xóa đóa giảm nghèo một cách đáng kể cho nhân dân Việt Nam.