Trần Thiên Phước
(liveforadream)
Thành viên danh dự
và xu hướng của các nước TBCN hiện nay lại đang hướng đến chính CNXH , các nước càng phát triển thì càng tiến gần CNXH(tức là chính các nước TBCN hiện nay lại tiến gần đến CNXH hơn VN hay TQ ). CNXH cũng ko triệt tiêu ý muốn tư hữu, nó chỉ quan tâm đến tư hữu về tư liệu sản xuất. Ko phải CNXH cấm tư hữu về TLSX mà chính do quá trình phát triển sẽ làm nó ko còn đóng vai trò quan trọng nữa. Tất nhiên nếu có cái gì ko đồng ý với Mác thì cũng phải mạnh dạn vì nếu ko thì chính là giết nó
Cách nói của bạn rất là tạo ra sự hiểu lầm. CNXH có giá trị chủ yếu ở chính trị và xã hội, bởi vì nó tạo ra một social safety net, để làm giảm đi gánh nặng của người dân trong sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế, những chính sách nổi tiến nhất của chương trình này như tiền trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo, học nghề, bảo hiểm y tế, tiền về hưu vv. Cái này mình hoàn toàn ủng hộ.
Tuy nhiên, mình xin nhấn mạnh một lần nữa, về kinh tế CHXH có rất ít giá trị thực tiễn, và nhiều khi còn có hại. Mình đã nói rất rõ ràng ở những posts trước rồi.
Thêm một điều, bạn có thể tham khảo cuốn sách "Global public management revolution," nói đến một cuộc cải cách mạnh mẽ trong nền kinh tế của các nước phương Tây khi nhận thấy rằng áp dụng CNXH lên kinh tế ở rất không hiệu quả. Có hai cuộc cải cách:
1) Westminster, 3 nước tiêu biểu nhất trong cuộc cải cách này là New Zealand, Australia, và England. Những nước này từ bỏ phương pháp CNXH với hai phương pháp chính:
a) tư nhân hóa những ngành kinh tế mà chính phủ từng nắm giữ, hay nói một cách khác nhà nước cách ly với kinh tế và
b) tăng cường hiệu quả của những công việc của chính quyền (luật lệ, môi trường, xã hội vv) dựa trên những phương châm như:
Productivity: Làm sao chính quyền có thể đồng thời phục vụ nhân dân tốt hơn và giảm chi phí cho những dịch vụ đó.
Marketization: Thị trường hóa các dịch vụ của chính phủ. Tận dụng động lực của thị trường nhằm thay thế phương pháp làm việc cổ hủ command-and-control mechanism (ra lệnh và kiểm soát) với một hệ thống dựa trên những nguyên tố của thị trường để không người thúc đẩy phát triển và cải cách.
Server Orientation: thay đổi cách nhìn từ người cung cấp phục vụ (Chính quyền) sang người lãnh nhẫn phụ vụ (người dân).
Decentralization: Làm sao cho cách dịch vụ của chính phủ hiệu quả hơn và responsive (có trách nhiệm) với người dân hơn, bằng cách chuyển nhượng những phục vụ tới chính quyền địa phương - nơi gần sát với người dân và thấu hiểu với người dân hơn.
Policy: Làm sao để mà tăng hiệu quả khả năng của chính quyền trong việc cấu tạo và theo dõi những chính sách. New Zealand đã làm một khuân mẫu cho các chính quyền bằng cách tách riêng nhiệm vụ mua dịch vụ và cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống cung cấp dịch vụ (cỏ thể là của chính quyền hay tư nhân) đồng thời tăng khả năng giám sát của họ
Accountability: Tăng khả năng của chính quyền để mà thực thi lời hứa của mình. Rất nhiều chính quyền đã thay thế kiểu cách quản lý từ trên xuống, bằng kiểm tra từ dưới lên với kết quả làm measure để mà đánh giá. Hơn nữa, họ cũng thay đổi nhấn mạnh của họ sang kết quả, thay vì cấu trúc và lý thuyết.
2) American way: cũng giống như phần (b) của Westminster.
Cho nên không phải ngẫu nhiên khi mà sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ, England, New Zealand và Australia không những cao hơn, mà còn flexible hơn giúp cho những đất nước này Toàn Cầu Hóa một cách thành công hơn so với những nền kinh tế cổ hũ, sluggish của những nước không cải cách như, và đậm CNXH như France, Italy vv.
Nói tóm lại, nói "một số" phần của CNXH rất là đáng học hỏi để mà phục vụ xã hội, mình cũng có đọc qua rất nhiều về những điều này. Tuy nhiên, sẽ sai nhiều hơn là đúng khi áp dũng CNXH vào kinh tế.
Chỉnh sửa lần cuối: