Chuyển biến về KTXH và Đảng

@anh Linh: em nghĩ tại mọi người không cho đó là việc quan trọng, đã chuyển sang chủ đề hoàn toàn khác rồi.

Triết học Marx không chết, nhưng trong lãnh vực kinh tế, nó là một lý thuyết rất nguy hiểm và counterproductive. Việt Nam đã trải qua chục năm mới nhận ra điều đó, và trong thời gian đó đã trả những giá không nhỏ, và thành tựu hiện nay (tư nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa) không phải dễ dàng đạt được và còn một chặng đường rất dài và gian nan để đi. Thực tế chứng minh đó là phương pháp hiện nay có hiệu quả, không những đẩy mạnh nền kinh tế VN, nâng cao đời sống người dân lên rất nhiều mà còn xóa đóa giảm nghèo một cách đáng kể cho nhân dân Việt Nam.
Thực ra việc chỉ trích một trường phái kinh tế học đòi hỏi nhiều kiến thức. Phải tìm hiểu sâu rằng nó thực sự là về cái gì xong mới có thể chỉ trích được. Nếu nói là các nước áp dụng triết học Marx là không hiệu quả thì có phần bỏ qua một vài giả thiết cơ bản.
1- Các nước đó sử dụng chính xác như trong lý thuyết. <= giả thiết (assumption) này rất khó đứng vững vì các lực lượng chính trị luôn sử dụng phần học thuyết có lợi cho họ. Chưa kể là điểm 2
2- Trong triết học XHCN có một giả thuyết cơ bản là con người trong một xã hội rất tốt, mọi người ai cũng tự giác, hoạt động hết sức của mình. Đạo đức, sự trung thực, khả năng sản xuất đều đạt tới mức rất cao. Sau đó các lý thuyết kinh tế xây dựng trên cơ sở đó, dần dần thay đổi một chút cho vừa với cuộc sống thực. Tuy nhiên do bản chất của con người vẫn còn rất xa so với giả thuyết nên cho dù có sự thay đổi (adjustments) để cho lý thuyết phù hợp với cuộc sống thực thì vẫn còn một khoảng cách rất xa.

Một hệ thống triết học giống như một kho chứa rất nhiều công cụ khác nhau vậy, người cầm quyền phải biết chọn lọc những công cụ thích hợp vào công việc thích hợp, thời điểm thích hợp. Làm việc có hiệu quả hay không thì không thể là do công cụ được bởi vì công cụ không chọn người dùng, không chọn thời điểm được dùng. Đổ cho một nền kinh tế yếu kém do một hệ thống triết học-kinh tế không khác gì đổ tội giết người cho dao vậy.
 
To Phước:

Vậy là Phước có nhiều điều kiện để nghiên cứu về học thuyết của Marx cũng như các học thuyết khác rồi. Vậy có một số câu hỏi cho Phước:

1 - Marx có nhắc gì tới nền kinh tế tập trung không?
2 - Những xã hội kiểu như ở LX và TQ có phải là mô hình của Marx không?
3 - Trong hình dung của Marx về xã hội CS thì có nhà nước nữa không? (nếu không nhầm thì Marx cho rằng nhà nước là côn cụ của một giai cấp trong xã hội dùng để đàn áp các giai cấp khác. xã hội CS thì không có giai cấp).
4 - Marx có chỉ dẫn là phải làm thế nào để tiến lên CNXH và CNCS không?

Câu trả lời theo mình là không. Có điều mình ko có chuyên ngành xã hội. Phước có thể dùng sở học của mình để chỉ dẫn thêm được chăng?

Cũng phải nói thêm rằng học thuyết của Marx có hai phần: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (hay là lịch sử biện chứng nhỉ?). Lịch sử biện chứng thì có thể nói rằng đã được lịch sử thực tế chứng minh là không chính xác. Và những dẫn chứng về sự không chính xác của nó là những xã hội phương tây như Anh, Pháp, hay Đức chứ không phải là LX hay TQ. Marx dự đoán rằng những xã hội công nghiệp pháp triển như Anh, Pháp, và Đức sẽ là những xã hội có đủ tiền đề để tiến tới CNXH (khi mà mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng tăng và đạt tới đỉnh cao) và sau đó là CNCS. Ông không hề dự đoán rằng những nước nông nghiệp lạc hậu như Nga hay TQ lại có thể tiến lên CNXH. Lịch sử thế kỷ 20 thì cho thấy rằng Anh, Pháp, và Đức không hề tiến lên CNXH như ông dự đoán, và mâu thuẩn giai cấp thì lại giảm đi nhiều so với lúc ông còn sống. Lý thuyết của các nhà nước XHCN trong thế kỷ 20 là lý thuyết cua Lê Nin, của Stalin, Mao, ...

Tuy vậy nếu Phước đọc lại kỹ bài các thành viên trong này thì thấy không có ai nói là thán phục phần lịch sử biện chứng của Marx cả. Mọi người thán phục là phần duy vật biện chứng của Marx kìa. Cái này thì có đủ dữ kiện thực tế để đánh đổ đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dù nói thế nào thì chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx vẫn có tính khoa học của nó. Marx trước hết ko phải là 1 nhà tiên tri thần thông quảng đại, nhắm mắt biết đc chuyện tương lai. Và với lý thuyết DVBC của mình, Marx mới xây dựng lên DVLS. Và ít ra là đến thời điểm Marx sống, xã hội phương Tây tuân theo đúng những quy luật đó.(Phương Tây mà thôi)/:)
Đúng là Marx chưa thể lý giải về phương Đông vì còn hiểu biết quá ít về nó. Tại sao các quốc gia cổ đại theo chế độ chiếm hữu nô lệ lại ra đời sớm như thế ở phương Đông? Tại sao phong kiến phương Đông lại hình thành sớm và phát triển chậm? v.v...
Tiếp theo là Marx chưa thể đưa ra đầy đủ lý luận để dự đoán chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sẽ chuyển thành chủ nghĩa đế quốc đc, mặc dù đã có lý luận về sự tập trung sản xuất TBCN. Điều này cũng là do lúc đó CNĐQ chưa phát triển rõ rệt...
Các sai lầm của Marx đã được nói đến nhiều nhưng nhất thiết ko phải là do Marx kém cỏi, ko dự báo hay giải thik đc các hiện tượng lịch sử đó. Cũng ko phải Marx lý luận sai cái gì, chẳng qua là chỉ đến thế thôi, lý luận nào cũng có tính lịch sử, xã hội của nó.
Người ta cho rằng CNDVLS của Marx sai lầm ở chỗ ông đã đánh đồng rất nhiều hiện tượng lịch sử khác nhau để giải thik với 1 lý luận chung duy nhất. Thứ 2 là công nhân, đồng chí của ông đều là những người nhiệt tình làm cách mạng => công nhân nào cũng tốt. Thực ra thì ai mà chả là người, ai mà chả có cái xấu, cái ích kỷ trong người. Xã hội XNCH còn xa vời nếu ai cũng có chủ nghĩa cá nhân trong mình.
Về nhà nước, Marx chưa có lý luận cụ thể nhất, trong tuyên ngôn ĐCS, Marx và Engel có nhắc đến nhưng chưa thể nêu ra cụ thể. Cho đến khi công xã Pari diễn ra, các lý luận về nhà nước vô sản của Marx mới bước đầu xác lập. Và đến Lênin, với lý luận về chuyên chính vô sản thì tư tưởng Macxit về nhà nước mới hoàn chỉnh. Theo Lênin, thời kì CNXH vẫn phải có nhà nước để phục vụ công cuộc quá độ lên CNCS, để chuyên chính những tàn tích của xã hội cũ... Khi hoàn thành quá độ thì nhà nước tự giác giải thể khi xã hội ko còn giai cấp.
Vì thế nên công lao của Lênin trong việc hoàn chỉnh, kiện toàn chủ nghĩa Marx là hết sức to lớn, nhất là về CNXH khoa học.
Đừng bảo là Marx ko biết cái này cái nọ, ko lý luận triệt để, mà phê phán chủ nghĩa Marx, ổng ko phải thánh mà phán 1 câu là cả nhân loại nhắm mắt cúi đầu đi theo đc. Xét cho cùng thì đó là công trình của lớp lớp những người Marxist, hoàn thiện dần, làm phong phú dần mà thôi, mặc dù đôi khi các mô hình đó ko được tốt cho lắm.
 
Thực ra việc chỉ trích một trường phái kinh tế học đòi hỏi nhiều kiến thức. Phải tìm hiểu sâu rằng nó thực sự là về cái gì xong mới có thể chỉ trích được

Vậy Tâm muốn sâu thế nào?

1- Các nước đó sử dụng chính xác như trong lý thuyết. <= giả thiết (assumption) này rất khó đứng vững vì các lực lượng chính trị luôn sử dụng phần học thuyết có lợi cho họ.

Không có lý thuyết nào được thực thi 100%, tuy nhiên các nước Đông Âu đã thực thi được hơn 90% cái lý thuyết đó, nền kinh tế của họ thế nào. Việt Nam chỉ thực thi không quá 70& lý thuyết của một nền kinh tế tu nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa, nền kinh tế của VN chúng ta thế nào trong 15 năm trở lại đây?

2- Trong triết học XHCN có một giả thuyết cơ bản là con người trong một xã hội rất tốt, mọi người ai cũng tự giác, hoạt động hết sức của mình. Đạo đức, sự trung thực, khả năng sản xuất đều đạt tới mức rất cao. Sau đó các lý thuyết kinh tế xây dựng trên cơ sở đó, dần dần thay đổi một chút cho vừa với cuộc sống thực. Tuy nhiên do bản chất của con người vẫn còn rất xa so với giả thuyết nên cho dù có sự thay đổi (adjustments) để cho lý thuyết phù hợp với cuộc sống thực thì vẫn còn một khoảng cách rất xa.

Vậy không phải là lý thuyết không phù hợp với thực tế?


Một hệ thống triết học giống như một kho chứa rất nhiều công cụ khác nhau vậy, người cầm quyền phải biết chọn lọc những công cụ thích hợp vào công việc thích hợp, thời điểm thích hợp. Làm việc có hiệu quả hay không thì không thể là do công cụ được bởi vì công cụ không chọn người dùng, không chọn thời điểm được dùng. Đổ cho một nền kinh tế yếu kém do một hệ thống triết học-kinh tế không khác gì đổ tội giết người cho dao vậy.

Nói tóm lại, Tâm nghĩ là chúng ta áp dụng Marxism lên nền kinh tế VN trong thế kỷ 21st này? Nếu có thì xin hỏi bằng cách nào?

Vậy là Phước có nhiều điều kiện để nghiên cứu về học thuyết của Marx cũng như các học thuyết khác rồi. Vậy có một số câu hỏi cho Phước:

1 - Marx có nhắc gì tới nền kinh tế tập trung không?
2 - Những xã hội kiểu như ở LX và TQ có phải là mô hình của Marx không?
3 - Trong hình dung của Marx về xã hội CS thì có nhà nước nữa không? (nếu không nhầm thì Marx cho rằng nhà nước là côn cụ của một giai cấp trong xã hội dùng để đàn áp các giai cấp khác. xã hội CS thì không có giai cấp).
4 - Marx có chỉ dẫn là phải làm thế nào để tiến lên CNXH và CNCS không?

Cũng phải nói thêm rằng học thuyết của Marx có hai phần: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (hay là lịch sử biện chứng nhỉ?). Lịch sử biện chứng thì có thể nói rằng đã được lịch sử thực tế chứng minh là không chính xác. Và những dẫn chứng về sự không chính xác của nó là những xã hội phương tây như Anh, Pháp, hay Đức chứ không phải là LX hay TQ. Marx dự đoán rằng những xã hội công nghiệp pháp triển như Anh, Pháp, và Đức sẽ là những xã hội có đủ tiền đề để tiến tới CNXH (khi mà mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng tăng và đạt tới đỉnh cao) và sau đó là CNCS. Ông không hề dự đoán rằng những nước nông nghiệp lạc hậu như Nga hay TQ lại có thể tiến lên CNXH. Lịch sử thế kỷ 20 thì cho thấy rằng Anh, Pháp, và Đức không hề tiến lên CNXH như ông dự đoán, và mâu thuẩn giai cấp thì lại giảm đi nhiều so với lúc ông còn sống. Lý thuyết của các nhà nước XHCN trong thế kỷ 20 là lý thuyết cua Lê Nin, của Stalin, Mao, ...

Cái này có quan hệ gì với phát triển nền kinh tế trong thế kỷ 21st? Chúng ta hiểu nhầm ý của nhau?

Tuy vậy nếu Phước đọc lại kỹ bài các thành viên trong này thì thấy không có ai nói là thán phục phần lịch sử biện chứng của Marx cả. Mọi người thán phục là phần duy vật biện chứng của Marx kìa. Cái này thì có đủ dữ kiện thực tế để đánh đổ đâu.

Vậy thì chắc Trung hiểu nhầm mình, mình chỉ nói sự quan hệ của nó đối với nền kinh tế thế kỷ 21 thôi, còn ảnh hưởng của nó lên các vấn đề khác, mình không có ý kiến.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một hệ thống triết học giống như một kho chứa rất nhiều công cụ khác nhau vậy, người cầm quyền phải biết chọn lọc những công cụ thích hợp vào công việc thích hợp, thời điểm thích hợp. Làm việc có hiệu quả hay không thì không thể là do công cụ được bởi vì công cụ không chọn người dùng, không chọn thời điểm được dùng. Đổ cho một nền kinh tế yếu kém do một hệ thống triết học-kinh tế không khác gì đổ tội giết người cho dao vậy.

Đoạn này của anh Tâm rất thuyết phục. Em hoàn toàn đồng ý.

Học thuyết Mác Lênin là một học thuyết rất khoa học. Chỉ riêng việc nó thừa nhận sự biến đổi luôn luôn và phải dựa vào tình hình cụ thể để đánh giá, đưa ra những quyết định, kiên quyết lên án sự dập khuôn giáo điều đã thể hiện sự ưu việt và tính thích nghi của nó. Như Ănghen đã nói: đó là một học thuyết có tính cách mạng và không biết sợ.

Một ví dụ sinh động cho tính uyển chuyển của phép duy vật biện chứng là chính sách kinh tế mới của Lenin (New Economic Policy - NEP). Trong cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài, chính sách cộng sản thời chiến được ban bố : trưng thu bắt buộc mọi nông phẩm thừa với giá thấp và nhà nước tái phân phối lại . Nhưng ngay sau đó , khi đã giành được chiến thắng, lâp tức nó bị bãi bỏ và được thay thế bởi chính sách kinh tế mới cho phép phục hồi một phần tư hữu để phục hồi nền kinh tế (một điều những người Marxist cứng rắn cho là ko thể chấp nhận được ).

To explain the NEP, Lenin had said "We are not civilized enough for socialism", referring to the fact that Russia was still a primarily agrarian nation, with a very small urban population and a weak industrial base, and thus it did not meet the economic criteria necessary for full socialism.

Lê nin đã dựa vào tình hình thực tế để đưa ra chính sách thậm chí vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản.

Với sự thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa mà cho rằng chủ nghĩa Mác Lênin là sai lầm thì chưa được đúng lắm. Cái chính là các nhà lãnh đạo sau này đã thất bại để vận dụng, hoăc vận dụng sai.

Một ví dụ cho sự áp dụng sai trong việc xây dựng CNXH: Một điểm rất cơ bản và quan trọng của chủ nghĩa Mác Lênin là chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được trên cơ sở một nền kinh tế phát triển , năng suất cao. Chính Lê nin đã từng nói đại ý là : Điều quyết định cuối cùng là năng suất. Và chủ nghĩa cộng sản sẽ đánh bại chủ nghĩa tư bản chính bằng năng suất vượt trội của nó.

Nhưng mô hình xã hội chủ nghĩa cũ đã dồn nén sức sản xuất, xói mòn động cơ làm việc. Sai lầm trong áp dụng đẩy cuộc sống nhân dân đến chỗ khốn khó và mô hình đó phải sụp đổ.

Tóm lại , học thuyết Mác Lenin là một học thuyết thiên tài và nó đang chờ một thiên tài để áp dụng, cải tiến cho đúng, cho phù hợp tình hình hiện tại :D.
 
@anh Trung : em thấy nhiều người hay đổ lỗi cho triết học Marx vì sự yếu kém trong phát triển kinh tế có thể là do : cả các chế độ CS cũng như các học giả phương Tây(có thể là chống Cộng) , cứ có thói quen GÁN GHÉP tên của Lenin vào với Marx , cho nên , ta luôn nghe thấy cum từ Chủ nghĩa Marx-Lenin , kinh tế chính trị Marx-Lenin , Triết học Marx-Lenin ... Cả trong giáo trình Triết học của trường đại học VN , cũng khẳng định rõ " một giai đoạn mới trong sự phát triển của CN Marx nói chung , triết học Marx nói riêng đã gắn liền với tên tuổi của Lenin và được gọi là triết học Marx-Lenin nói riêng , chủ nghĩa Marx-Lenin nói chung " (tr.123 ) .Vì thế , nhiều người lẽ ra chỉ phê phán quan điểm kinh tế ,và xây dựng nhà nước của Lenin , nhưng họ lại nói nhầm sang cả Marx -Engel . Thứ nữa là cũng ko nên đánh đồng Lenin với Stalin và Mao .

Nhân tiện đây , em xin trả lời đôi chút cho câu hỏi của anh đặt ra cho anh Phước :
Câu 1 : Marx có lẽ không TRỰC TIẾP nói đến ,cổ súy sự phát triển một nền kinh tế tập trung như ta hiểu ngày nay, tuy nhiên quan điểm của ông là : các nước TIÊN TIẾN NHẤT có thể áp dụng những biện pháp sau đây (chỉ xin trích một vài luận điểm mang tính chất tập trung về mặt kinh tế)
+ . Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

+ Xoá bỏ quyền thừa kế

+ Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

+ Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.

+ Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.

+ Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
(trích từ Manifest der Kommunistischen Partei _Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản)

Em chưa có thời gian để đọc hết 3 tập Tư bản luận (Capital) nên chưa thể đi sâu vào câu hỏi này của anh , nhưng qua vài dòng trích từ Bản Tuyên Ngôn thì có thể hiểu được đôi chút ) .


Còn các câu sau , em đồng ý với anh là KHÔNG .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đó là sự khập khễnh có phần phi lý, khi mà CNTB chưa đến độ suy tàn cho một xã hội XHCN sinh ra thì ở một loạt nước phong kiến hay thuộc địa, CNXH đã được xây dựng. Và đương nhiên Marx đâu có tính đến cái việc là học thuyết của mình lại đc thực hiện bởi những người dân tộc dân chủ chứ ko phải những người công nhân vô sản ban đầu. Và ở các nước đó, trình độ sản xuất chưa đủ cho nền kinh tế có 1 sức sản xuất lớn, năng suất cao như các nước tư bản. Tình hình là các nước này đều đi sau các nước tư bản (trừ cái đầu tàu là LX).
Chưa có đủ GTTD cho 1 nền kinh tế lớn thì làm ăn sao đc chứ./:) Có lẽ CN Marx để giải phóng dân tộc thì đc nhưng để giải phóng vô sản ở các nước này thì chưa.:-? Vẫn phải chốt lại rằng CN Marx là tư tưởng biện chứng, cái gì tất yếu nó sẽ đến, CNXH ko thể thực hiện nôn nóng, dữ dội đc.
Cứ đợi 1 hay 2 TK nữa xem Mĩ có thành nước CS ko.:))
 
To Phước:

Vậy là Phước có nhiều điều kiện để nghiên cứu về học thuyết của Marx cũng như các học thuyết khác rồi. Vậy có một số câu hỏi cho Phước:

1 - Marx có nhắc gì tới nền kinh tế tập trung không?
2 - Những xã hội kiểu như ở LX và TQ có phải là mô hình của Marx không?
3 - Trong hình dung của Marx về xã hội CS thì có nhà nước nữa không? (nếu không nhầm thì Marx cho rằng nhà nước là côn cụ của một giai cấp trong xã hội dùng để đàn áp các giai cấp khác. xã hội CS thì không có giai cấp).
4 - Marx có chỉ dẫn là phải làm thế nào để tiến lên CNXH và CNCS không?

Câu trả lời theo mình là không. Có điều mình ko có chuyên ngành xã hội. Phước có thể dùng sở học của mình để chỉ dẫn thêm được chăng?

Cũng phải nói thêm rằng học thuyết của Marx có hai phần: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (hay là lịch sử biện chứng nhỉ?). Lịch sử biện chứng thì có thể nói rằng đã được lịch sử thực tế chứng minh là không chính xác. Và những dẫn chứng về sự không chính xác của nó là những xã hội phương tây như Anh, Pháp, hay Đức chứ không phải là LX hay TQ. Marx dự đoán rằng những xã hội công nghiệp pháp triển như Anh, Pháp, và Đức sẽ là những xã hội có đủ tiền đề để tiến tới CNXH (khi mà mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng tăng và đạt tới đỉnh cao) và sau đó là CNCS. Ông không hề dự đoán rằng những nước nông nghiệp lạc hậu như Nga hay TQ lại có thể tiến lên CNXH. Lịch sử thế kỷ 20 thì cho thấy rằng Anh, Pháp, và Đức không hề tiến lên CNXH như ông dự đoán, và mâu thuẩn giai cấp thì lại giảm đi nhiều so với lúc ông còn sống. Lý thuyết của các nhà nước XHCN trong thế kỷ 20 là lý thuyết cua Lê Nin, của Stalin, Mao, ...

Tuy vậy nếu Phước đọc lại kỹ bài các thành viên trong này thì thấy không có ai nói là thán phục phần lịch sử biện chứng của Marx cả. Mọi người thán phục là phần duy vật biện chứng của Marx kìa. Cái này thì có đủ dữ kiện thực tế để đánh đổ đâu.

Mác không sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mối quan tâm lớn nhất của Mác vẫn là duy vật lịch sử, theo đó lịch sử nhân loại được hình thành thông qua đấu tranh giai cấp. Bản thân Mác chưa bao giờ dùng thuật ngữ Dialectical Materialism.
Cái duy vật biện chứng mà sinh viên học trong giáo trình Mác Lê thực ra là sự phát triển của Lê nin, nối tiếp các công trình trước đó của Ăng ghen.

- Trả lời câu hỏi trước của anh : Ở Mỹ có hàng trăm trường đại học nghiên cứu, hầu hết các department of philosophy ở đó đều có research program về metaphysics. Trong khi đó, nếu chỉ có các school of art có courses về triết học Mác, thế thì nếu ta nói metaphysics đang phát triển "rực rỡ" còn triết học Mác thì "ngỏm", thì cũng có lý phỏng ạ?

Về vấn đề phát triển kinh tế nước nhà, mình hoàn toàn đồng ý với Phước. Muốn kinh tế tăng trưởng thì nghiên cứu kinh tế, dùng các học thuyết mới phù hợp với thời cuộc, cớ sao phải dùng một lý thuyết triết học từ thế kỉ 18, đã quá lỗi thời ??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhân tiện đây , em xin trả lời đôi chút cho câu hỏi của anh đặt ra cho anh Phước :
Câu 1 : Marx có lẽ không TRỰC TIẾP nói đến ,cổ súy sự phát triển một nền kinh tế tập trung như ta hiểu ngày nay, tuy nhiên quan điểm của ông là : các nước TIÊN TIẾN NHẤT có thể áp dụng những biện pháp sau đây (chỉ xin trích một vài luận điểm mang tính chất tập trung về mặt kinh tế)
+ . Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

+ Xoá bỏ quyền thừa kế

+ Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

+ Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.

+ Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.

+ Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.

Mình xin muốn đính chính là Bách nghĩ rằng chúng ta nên tiếp thu những phương pháp này đối với VN?

Mình không tin rằng Bách có suy nghĩ rằng nên áp dụng những phương pháp dó, bởi vì với những chính sách này rất là phản kinh tế, vi phạm hai yếu tố quan trọng nhất đó là property rights protection và tư nhân hóa, thị trường hóa mà nền kinh tế thế kỷ 21st lấy làm nền tảng để phát triển.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thread này nhấn mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội VN trong quá khứ và tương lai. Xin hỏi, triết học Marx-Lenin có giúp gì cho quá trình phát triển một nền kinh tế thị trường hiện đại hóa và toàn cầu hóa?

--Theo ý mình thì nó giúp người ta nhớ lại rằng 1 đất nước giàu và mạnh không chỉ dựa trên các con số kinh tế mà còn phải dựa trên mức sống của toàn bộ người dân.
--Mình xin đưa ví dụ nhỏ: "đổi mới" của Trung Quốc và Việt Nam. Cùng gọi là "đổi mới" nhưng những người hưởng lợi từ đổi mới ở Trung Quốc chủ yếu tập trung ở thành thị, còn người dân ở thôn quê thì cuộc sống chả khá hơn là mấy. Như lời 1 người quen mình đi chơi Trung Quốc về là "như hồi tao buôn lậu bên đó thì dân ăn cơm độn khoai, bây giờ khoai thay bằng thịt". Đổi mới ở Việt Nam thì đồng đều cả nông thôn lẫn thành thị. Dân quê nhà mình thì tất nhiên là còn nghèo chán, nhưng mức sống là hơn hẳn nông dân Tàu. Ai muốn kiểm chứng xin dành tí thời gian về chơi làng quê Việt Nam, sau đó sang Tàu thăm làng quê của họ là biết. :D
 
--Theo ý mình thì nó giúp người ta nhớ lại rằng 1 đất nước giàu và mạnh không chỉ dựa trên các con số kinh tế mà còn phải dựa trên mức sống của toàn bộ người dân.

Đúng thế, tiếc là Việt Nam không có tự do ngôn luận, đặc biệt là về chính trị và forum này tuân thủ theo điều luật đó cho nên mình chỉ nói đến kinh tế thôi.

--Mình xin đưa ví dụ nhỏ: "đổi mới" của Trung Quốc và Việt Nam. Cùng gọi là "đổi mới" nhưng những người hưởng lợi từ đổi mới ở Trung Quốc chủ yếu tập trung ở thành thị, còn người dân ở thôn quê thì cuộc sống chả khá hơn là mấy. Như lời 1 người quen mình đi chơi Trung Quốc về là "như hồi tao buôn lậu bên đó thì dân ăn cơm độn khoai, bây giờ khoai thay bằng thịt". Đổi mới ở Việt Nam thì đồng đều cả nông thôn lẫn thành thị. Dân quê nhà mình thì tất nhiên là còn nghèo chán, nhưng mức sống là hơn hẳn nông dân Tàu. Ai muốn kiểm chứng xin dành tí thời gian về chơi làng quê Việt Nam, sau đó sang Tàu thăm làng quê của họ là biết.

Đúng, nông thôn vẫn còn rất nghèo nàn. Tuy nhiên không phải chúng ta đã xóa đóa giảm nghèo rất đáng kể với những chính sách đổi mới, tăng cao mức sống của họ? China dẫn đầu trong xóa đói giảm nghèo.

http://devdata.worldbank.org/wdi2005/Section1_1_1.htm

Nếu bạn tham khảo những con số kinh tế của Trung Quốc, có khoảng 150 triệu người di dân từ nông thôn lên thành phố từ năm 1979 đến giờ. Chính vì những chính sách đổi mới đó mà mới tạo ra những công ăn việc làm cho những người nông dân này với mức lương rất tốt so với mức lương họ kiếm ở làng (có thể tham khảo cuốn sách China Inc.), mức sống họ được cải thiện, và mức sống của người thân của họ cũng khá lên so với số tiền gửi về của họ.

Nếu nhìn bức tranh một cách tổng thể, chúng ta thấy rằng những chính sách kinh tế tư nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa quả thật tăng cường mức sống của người dân, thành thị lẫn nông thôn. Nền kinh tế sẽ có chênh lệch lúc đầu - tất cả các nền kinh tế trong giai chuyển đổi đều có sự chênh lệch này trong một thời gian ngắn.

Nguyên nhân mà chênh lệch quá tồi tệ ở Trung Quốc và kéo dài hơn nhiều là do nhiều yếu kém và bảo thủ của nền chính trị (tuy rất cải cách trong mặc kinh tế), cho nên làm trầm trọng những tiêu cực như tham nhũng, bè phái, cản trở các chính sách kinh tế thi hành để bảo đảm quyền lợi của mình vv.

Việt Nam cũng ở trong tình trạng giống TQ, tuy nhiên mức chênh lệch của VN tốt hơn một chút đa phần là bởi vì chúng ta chỉ có 330,000 km vuông và 84 triệu người so với 9,6 triệu km vuông và 1,3 tỉ người.


P/s: còn nếu người nào muốn kiểm chứng bằng cách đi thăm "làng quê" ở Trung Quốc thì xin đi hết các làng quê, chứ đừng có đi đến một cái làng rồi từ đó rút ra kết luận cho tất cả các làng. Nhiều người thường mắc sai lầm khi đơn giản hóa và đồng hóa vấn đề (oversimplification and generalization).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@anh Phước: đúng là em KO TIN và CHƯA BAO GIỜ TIN nên áp dụng trở lại các biện pháp đó với nền kinh tế VN ,kể cả khi lực lượng sản xuất có phát triển đến mức lý tưởng như của Marx :của cải cứ tuôn ra rào rào...

Tuy nhiên , chúng ta nghiên cứu sâu về kinh tế , thì cũng nên biết đôi chút về những lý thuyết , những kiểu tư duy đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà trong quá khứ , (tất nhiên , học những lý thuyết đó với tinh thần CRITICAL chứ ko mù quáng ) :ví dụ ,độc quyền bán , độc quyền mua ,nền kinh tế thiếu thốn (shortage economy) ,hay là cái invisible hand của thị trường bị vô hiệu hóa ... Và phải CÓ LÝ LUẬN mới có thể bác bỏ , phủ nhận một chính sách của nhà nước đi ngược lại nền kinh tế thị trường hiện nay ,đó là ,họ vẫn lấy khu vực kinh tế nhà nước ,quốc doanh ,làm chủ đạo (!) .Từ đó , mà KIÊN QUYẾT đi lên con đường "property rights protection và tư nhân hóa, thị trường hóa mà nền kinh tế thế kỷ 21st lấy làm nền tảng để phát triển" .

Ngoài ra , những mâu thuẫn xã hội mà Marx đặt ra ko phải hoàn toàn vô nghĩa với tình trạng VN ngày nay , tất nhiên là ta phải làm sao để có cách giải quyết hợp lý hơn chứ ko phải là " giai cấp Công nhân phải đào mồ chôn CNTB " như Marx tiên liệu / cổ vũ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thread này nhấn mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội VN trong quá khứ và tương lai. Xin hỏi, triết học Marx-Lenin có giúp gì cho quá trình phát triển một nền kinh tế thị trường hiện đại hóa và toàn cầu hóa?

Không thể chối cãi là hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang đổi mới và mang một số đặc điểm của CNTB. Nhưng đó chỉ là bước quá độ và phải đi qua để đạt một trình độ kinh tế thích hợp để xây dựng chủ nghĩa xã hội. CNTB không là mục đích của chúng ta.

XIn trích dẫn một số đoạn trích trong quyển :"cuộc chiến không ai thắng" của Stanley Karnow để minh họa điều này:

- Mặc dù phe bảo thủ đã cố gắng hết sức để ngăn cản sự thay đổi, song những nguyên lý của chủ nghĩa Marx dần dần phai nhạt hoặc bị phớt lờ. Giờ đây, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước điều hành xí nghiệp theo quyết định của chính họ, ít màng tới các khoản trợ cấp của chính phủ, mưu tìm lợi nhuận và hoặc phải hoạt động hiệu quả hoặc bị khiển trách. Giờ đây, người hướng dẫn tư tưởng cho họ là Paul Samuelson, kinh tế gia tự do người Mỹ từng được giải Nobel. Sách giáo khoa kinh tế học của ông đã được dịch sang tiếng Việt. “Thế là các ngài đã ôm lấy chủ nghĩa tư bản,” tôi trêu chọc ông Nguyễn Cơ Thạch, vị bộ trưởng ngoại giao rất tinh tế và là người cải cách có tiếng. Không chấp nhận cái thuật ngữ hồ đồ đó, ông đáp: “Tuyệt nhiên không! Chúng tôi chỉ vận dụng kinh tế thị trường và quy luật cung cầu”.

- Tò mò muốn biết những người cộng sản lão thành suy nghĩ như thế nào về cuộc chen nhau lao vào chủ nghĩa tư bản này, tôi nêu vấn đề với đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc trò chuyện với ông tại Hà Nội đầu năm 1995. Từ những cuộc phỏng vấn trước đây, tôi biết rằng đại tướng không ngại những vấn đề có khả năng gây tranh cãi. Tôi hỏi ông, có thể với chút khiêu khích: “Điều gì đã xảy ra với chủ nghĩa Marx?” Ông bình tĩnh trả lời: “Marx là nhà phân tích vĩ đại nhưng ông ấy không bao giờ truyền lại cho chúng tôi một công thức để cai trị đất nước”. Tôi cố đẩy vấn đề đi xa hơn một chút. “Thế còn chủ nghĩa xã hội? Tôi được dạy rằng, chủ nghĩa xã hội biểu thị cho quyền kiểm soát của nhà nước đối với mọi phương tiện sản xuất và phân phối”. Ông Giáp nhếch mép cười: “Cher ami, (Bạn ơi,) chủ nghĩa xã hội là bất cứ cái gì mang lại hạnh phúc cho người dân”.


Từ luận điểm này , theo mình chủ nghĩa Mác -lê (kô chỉ có triết học Mác-lê, mà còn KTCT, CNXHKH) có ý nghĩa định hướng cho nền kinh tế Việt Nam trong thế kỉ 21. Hiện tại chúng ta chưa xây dựng được nền kinh tế CNXH,(nền kinh tế của ta đang tư bản hóa), nhưng đó sẽ là mục tiêu của chúng ta (chứ kô phải nền kinh tê TBCN).


Với định hướng này sự tái phân phối của cải hy vọng sẽ được công bằng hơn, mang lại lợi ích cho đa số người dân, điều ưu việt hơn nền kinh tế "cá mập" của CNTB.

Tuy nhiên việc có áp dụng những biện pháp của nền kinh tế kế hoạch -tập trung kô lại là chuyện khác. Mục tiêu của CNXH theo mình là luôn đúng: đưa sự giàu có đến tất cả mọi người chư kô phải chỉ trong tay một số người. Chỉ có cách làm thế nào thì còn phải bàn cãi. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy nó kô phải là một biện pháp tốt để đạt mục đích.

Tất nhiên đường còn xa, và có thể lạc đường.:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Thắng có thể nói rõ hơn một chút về khái niệm "lạc đường" được ko ạ ?
 
Không thể chối cãi là hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang đổi mới và mang những đặc điểm của CNTB. Nhưng đó chỉ là bước quá độ và phải đi qua để đạt một trình độ kinh tế thích hợp để xây dựng chủ nghĩa xã hội. CNTB không là mục đích của chúng ta.

Trước tiên, cái CNTB mà bạn nói không phải là nền kinh tế "tư nhân hóa, thị trường hóa và toàn cầu hóa của mình" của mình đang nói (term gần nhất có lẽ là neoliberalism, tuy nhiên mình vẫn không nghĩ là nó chính xác lắm), cái của bạn là của thế kỷ 18-19, còn đây là bắt đầu phát triển sau đế chiến thứ hai. phát triển mạnh và được cải tiến nhiều những năm cuối thập niên 1990s và đầu thế kỷ 21 .

Trong thời gian mà chủ nghĩa Marx cần đợi "thiên tài" để làm thích hợp với thực tế, thì đã rất nhiều thiên tài tạo ra một hệ thống kinh tế mới này, phù hợp với thế kỷ 21st, nếu bạn cần thêm thông tin thì có thể đọc những arguments của mình trong thread Toàn Cầu Hóa.

Còn cái khẩu ngữ "mang lại lợi ích cho đa số người dân", thì không phải chỉ có Marx mới theo đuổi, lý thuyết "tư nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa" cũng có cùng mục đích như vậy. Điều khác biệc là, lý thuyết "tư nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa" phù hợp với thực tế và thành công. Nếu bạn cần bằng chứng thì có thể đọc những arguments của mình ở Toàn Cầu Hóa.

Khẩu ngữ và lý thuyết thì cái nào cũng tốt đẹp và hoàn hảo cả, tuy nhiên, cái quan trọng là kết quả và thực tế. Và mình thiết nghĩ một lựa chọn tốt là lựa chọn dựa trên những tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, có thể mình thiếu xót. Cho nên xin bạn có thể đưa luận điểm với những số liệu cụ thể, chứng minh cụ thể một cách khoa học cho thấy những chính sách của Marx thật sự giúp xóa đóa giảm nghèo, nâng cao mức sống toàn dân, thay vì toàn những khẩu ngữ, hoa văn và lý thuyết cho "công bằng," "lợi ích cho toàn dân" hay phản đối "kinh tế cá mập TBCN" vv?


P/s: Khi mà mọi người lý luận về kinh tế, thì sẽ chuyên môn hơn nếu có thể đưa ra những số liệu, và bằng chứng cụ thể để chứng minh lý thuyết của mình, còn nếu không thì rất khó thuyết phục và dễ làm cho mọi người hiểu lầm, hay nói dễ hiểu hơn là "mị dân" với toàn khẩu ngữ và hoa văn trống rỗng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tuy nhiên , chúng ta nghiên cứu sâu về kinh tế , thì cũng nên biết đôi chút về những lý thuyết , những kiểu tư duy đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà trong quá khứ , (tất nhiên , học những lý thuyết đó với tinh thần CRITICAL chứ ko mù quáng ) :ví dụ ,độc quyền bán , độc quyền mua ,nền kinh tế thiếu thốn (shortage economy) ,hay là cái invisible hand của thị trường bị vô hiệu hóa ... Và phải CÓ LÝ LUẬN mới có thể bác bỏ , phủ nhận một chính sách của nhà nước đi ngược lại nền kinh tế thị trường hiện nay ,đó là ,họ vẫn lấy khu vực kinh tế nhà nước ,quốc doanh ,làm chủ đạo (!) .Từ đó , mà KIÊN QUYẾT đi lên con đường "property rights protection và tư nhân hóa, thị trường hóa mà nền kinh tế thế kỷ 21st lấy làm nền tảng để phát triển" .

Ngoài ra , những mâu thuẫn xã hội mà Marx đặt ra ko phải hoàn toàn vô nghĩa với tình trạng VN ngày nay , tất nhiên là ta phải làm sao để có cách giải quyết hợp lý hơn chứ ko phải là " giai cấp Cồng nhân phải đào mồ chôn CNTB " như Marx tiên liệu / cổ vũ .

Xin lỗi, mình đã hiểu nhầm ý của Bách.
 
@anh Thắng : theo em , có nhiều cách hiểu khi chúng ta nêu lên khái niệm "chủ nghĩa xã hội"
Cách 1 : đó là mô hình CNXH hiện thực (hoặc là classical socialism theo cách nói của học giả Janos Kornai ) , thực chất là lý thuyết về xây dựng kinh tế ,nhà nước của Lenin , đã bị biến dạng trong thời kỳ Stalin ,Mao ,rồi lại được nới lỏng đôi chút ở giai đoạn sau này nhưng bản chất của nó vẫn là " độc quyền kinh tế và chính trị của nhà nước "

Cách 2: theo NGUYỆN ƯỚC của Marx-Engel ,và cũng là cách hiểu của các nhà lão thành cách mạng khi họ mới gia nhập Đảng : đó là công bằng xã hội , dân chủ , ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng có việc làm ,một thế giới đại đồng , 4 phương đều là anh em một nhà ,ko còn chia rẽ , mâu thuẫn , hận thù giai cấp ,dân tộc...
Mô hình này đã GẦN thành công ở các nước Bắc Âu .

Do đó , khi trích dẫn lời nói của Nguyễn Cơ Thạch , Võ Nguyên Giáp , thì nên lưu ý đến việc họ hiểu cụm từ CNXH theo cách nào ? Chắc chắn phải là cách 2 !
Và như thế ,khi hiểu theo cách số 2, CN Marx-Lenin chỉ định hướng cho chúng ta những MỤC TIÊU cần đạt tới mà thôi , vì đó cũng là mục tiêu cuôi cùng của nhân loại , chứ CN Marx-Lenin (ở phần duy vật lịch sử và CNXH khoa học) ,với những tư tưởng tập trung về mặt kinh tế ,CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN như đã thấy trong Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản ) làm sao có thể là định hướng về mặt PHƯONG PHÁP cho chúng ta ngày nay được ?
Cuối cùng, CNTB ngày nay (ngày nay chứ ko phải là của thế kỷ 19 đâu nhé) (với property rights protection và tư nhân hóa, toàn cầu hóa mà nền kinh tế thế kỷ 21st lấy làm nền tảng để phát triển ) là con đường cho chúng ta để đi tới CNXH (theo cách hiểu số 2) ,chứ hoàn toàn ko được phép hiểu rằng : cứ phát triển CNTB đi để rồi một ngày nào đó , ta sẽ đào mồ chôn vùi nó ,vì nó ko phải là lựa chọn của ta >>> đấy là cách hiểu rất sai lầm .Đúng ko ạ ?

Theo em , hiểu như thế , mới có thể thấy được cái thâm ý của Nguyễn Cơ Thạch và Võ Nguyên Giáp .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Phước: vậy là đã hiểu nhầm ý của Phước rồi. Mình cũng không nghĩ rằng các lý thuyết kinh tế của Marx, vốn được phát triển cách đây vài trăm năm, lại có thể phù hợp với thế kỷ 21. Như đã nói, người ta phải nghiên cứu những lý thuyết cũ để từ đó phát triển các lý thuyết mới mà thôi. Hơn nữa thật ra ở Việt Nam hiện nay chính ra lại cần phải xem xét kỹ lại học thuyết của Marx mới đúng, vì hiện nền kinh tế chúng ta mới phát triển, nếu không cẩn thận sẽ vấp phải vết xe đổ của các xã hội tiền tư bản thời Marx. Chả hạn ở các cty hiện nay, nhất là các công ty tư nhân, công nhân thường phải làm thêm ca với lương rẻ, như thế rất phù hợp với những khái niệm như "bóc lột giá trị thặng dư". Có thể thấy rằng quốc hội gần đây rất chú ý đến hiện tượng này và đang tìm cách tháo gỡ.

Các phân tích về lịch sử biện chứng của marx là nhằm trả lời câu hỏi của Phước là liệu những ví dụ ở TQ, LX, Đông Âu, ... có đủ để chứng minh sự sai lầm của Marx hay không. Các bạn trẻ, nhất là các bạn chưa có dịp ra nước ngoài (chưa nhưng gần như chắc chắn không phải là không, trong điều kiện nước mình ngày càng gia nhập sâu vào sân chơi quốc tế), cần thận trọng khi nhận xét về các nước mà các bạn chưa đặt chân đến. Những cái xấu của CNTB như Marx phân tích là thuộc về thời mà người ta gọi là tiền tư bản, cách đây vài trăm năm. Hiện nay mọi sự đã khác nhiều. Nhiều cái xấu đã được cải thiện đáng kể, tất nhiên là lại có nhiều cái xấu khác nảy sinh :).
 
--http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171910&ChannelID=11 <= 1 ý kiến về người nông dân Việt Nam hậu WTO.

--Nền kinh tế trong thời kì chuyển đổi sẽ có lệch lạc, nhưng sẽ lệch bao lâu và lệch bao nhiêu?
--Thực tế đau lòng là vào WTO rồi, người hiểu WTO sẽ giàu hơn và người không hiểu WTO sẽ nghèo hơn8-} . Mà những người hiểu WTO thường là những người đã giàu sẵn (trí thức, doanh nhân) và những người không hiểu WTO là những người nghèo sẵn (nông dân, công nhân). Cái này gọi là "chết vì thiếu hiểu biết" :D
--Vì thế nên nhà nước cũng phải có vai trò giáo dục nông dân về mặt kĩ thuật và cách làm ăn để họ làm ăn khá hơn (kiểu như làm ra sản phẩm nhiều hơn, bán trực tiếp để khỏi bị ép giá, và bán thế nào để k0 bị kiện phá giá). Cộng với đồng lương mà người thân đi làm từ thành phố gửi về thì đời sống nông dân sẽ khá lên nhanh và không bị lệch lạc. Cái này quan trọng lắm, vì 80% dân số Việt Nam vẫn là nông dân, chứ k0 phải là anh em ta ngồi tranh luận trên HAO, mọi người có đồng ý không ah :D:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nền kinh tế trong thời kì chuyển đổi sẽ có lệch lạc, nhưng sẽ lệch bao lâu và lệch bao nhiêu?

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ ở Thailand, Malaysia, Slovakia, Poland, Hungary hay xa hơn, đối với những nền kinh tế đã bắt đầu trưởng thành South Korea, Taiwan, Hong Kong, Singapore.

Thực tế đau lòng là vào WTO rồi, người hiểu WTO sẽ giàu hơn và người không hiểu WTO sẽ nghèo hơn . Mà những người hiểu WTO thường là những người đã giàu sẵn (trí thức, doanh nhân) và những người không hiểu WTO là những người nghèo sẵn (nông dân, công nhân). Cái này gọi là "chết vì thiếu hiểu biết"[/

Những người không hiểu WTO cũng có thể giàu hơn, người có lợi không chỉ hạn chế ở trí thức và doanh nhân; không những thế mức sống nâng cao thì tăng khả năng cha mẹ cho con cái mình đến trường (số lượng học sinh VN ngày càng tăng, ngay cả trong tầng lớp công nhân và nông dân) => tăng tỉ lệ người dân vào tầng lớp trí thức. Nếu cần có bằng chứng và lý luận, bạn có thể đọc một số arguments của mình trong Toàn Cầu Hóa.

Vì thế nên nhà nước cũng phải có vai trò giáo dục nông dân về mặt kĩ thuật và cách làm ăn để họ làm ăn khá hơn. Cộng với đồng lương mà người thân đi làm từ thành phố gửi về thì đời sống nông dân sẽ khá lên nhanh và không bị lệch lạc. Cái này quan trọng lắm, vì 80% dân số Việt Nam vẫn là nông dân, chứ k0 phải là anh em ta ngồi tranh luận trên HAO, mọi người có đồng ý không ah

Cái này thì thật may mắn là World bank có những hướng dẫn vềi chương trình này, một số mình có nói qua trong Toàn Cầu Hóa, thông qua những chương trình như adjustment assistance. Và những ý kiến này cũng nằm trong "tư nhân hóa, thị trường hóa, và toàn cầu hóa" lý thuyết.

Còn về vấn đề của người nông dân gặp phải, cái này mình cũng có nói ở trong Toàn Cầu Hóa. Chúng ta có thể phát triển trước mắt là hệ thống Marketing với sự trợ giúp của World Bank và chính quyền.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên