Chuyển biến về KTXH và Đảng

Hìhì, để tránh đoán già đoán non về việc BBC có bịa đặt, xuyên tạc hay nói phóng lên hay ko, thay vì mình đóng cửa cãi nhau ở đây, có mấy cách rất đơn giản trong thời đại tin học này:

- chất vấn thẳng BBC (cái này ai cũng làm được) - nếu BBC ko trả lời thì mình lại có biện pháp khác :) -> ai nhận làm việc này nào? :)

- hỏi ông Lê Đăng Doanh.

Để anh hỏi TS Doanh và mời ông vào thảo luận với chúng ta cái nhỉ? :))

L.

ko đâu , đây chắc là đài BBC viết lại , thêm thắt hoặc ở đoạn sau (3 viễn cảnh) là họ phân tích mở rộng dựa trên các góp ý ở trên của tiến sỹ Lê Đăng Doanh mà thôi , chứ cái đoạn 3 viễn cảnh đấy ko phải là TS nghĩ ra được .
Ông này là trí thức rất nổi tiếng trong nước , đã từng có nhiều bài phân tích về kinh tế và kêu gọi cải thiện môi trường đầu tư và một nền chính trị minh bạch hơn , nói chung là ông ta biết cách và luôn tránh nói về chính trị ,và các vấn đề dân chủ , nhân quyền ... , nhất là trong các phỏng vấn với đài ngoại quốc như BBC , RFI , RFA ,etc .
Vì vậy , có thể khẳng định , đài BBC đã XUYÊN TẠC quan điểm của Lê Đăng Doanh .
 
Nếu theo bài viết kia thì VN dùng bạo lực để duy trì tình trạng đơn đảng thì cũng ko hẳn sai. Nhưng bạo lực ở VN ko đồng nghĩa với đàn áp. Ít ra lãnh đạo vẫn được trang bị lý luận tốt hơn nhân dân, các hành động bột phát của người dân vẫn đc coi là bị xúi giục từ bên ngoài. Và đương nhiên để chống những thứ bột phát thì vũ lực là tốt nhất rồi.

:) Mấy câu này buồn cười quá.

- lãnh đạo cũng là dân, từ dân mà ra, sao lãnh đạo lại cứ phải "được trang bị lý luận tốt hơn nhân dân"? Ý em nói là lãnh đạo nàodân nào?

- dân có bột phát gì mà đến mức phải "dùng vũ lực" (mà lại được khen là tốt)? :)

Một đất nước phát triển, tử tế là một đất nước mà người dân, bất cứ ai, đều có quyền thể hiện ý nguyện chính trị của mình, trong khuôn khổ Hiếp pháp, mà ko bị quy là "phản động" hay "bị xúi giục từ bên ngoài".

Chứ nếu một nước mà ai cũng nghĩ như ai, hoặc ai cũng nghĩ như... lãnh đạo (muốn), thì nguy quá! Nước ấy ắt là ko phát triển được! :)

Cũng phải nói rằng, vũ lực đó ko phải là ý đồ của Đảng, càng ko phải ý muốn của Đảng. Cái mà Đảng phải làm ko phải là duy trì về mặt vật chất quyền lực của mình, nếu thế thì ko bền được, sớm muộn sẽ bị lật đổ; mà đó là làm cho nhân dân tin hơn nữa vào mình, cho dù dân trí có cao hơn nữa. Để lúc đó, khi toàn dân đều có học, đều hiểu biết, họ có thể tự nhận thức và có thể chọn cho mình hướng đi của Đảng, tự giác và tự nguyện. Lúc đó thì mười lần bọn phản động đố làm gì đc ta.
Nhưng vẫn phải hỏi 1 câu: Liệu rằng đơn đảng là tốt? Liệu rằng Đảng CS là lực lượng xứng đáng lãnh đạo đất nước, dẫn dắt nhân dân? Cái này thì chưa dám nói thêm. Nếu được, thì chỉ cần 1 Đảng thôi, cần gì nhiều! Cái tốt cho dân cho nước thì chỉ có 1 thôi!

Đảng nào, ở bất cứ đâu, cũng muốn duy trì quyền lực của mình. Nhưng ở xứ sở đa nguyên thì vì nhiều đảng nên nó có 1 luật chơi dân chủ, là ko phải anh cứ tại vị rồi, và anh muốn, là anh giữ riệt được ngôi vị của anh. Anh phải giỏi giang, trong sạch (hoặc ít bẩn thỉu :)), và phấn đấu, thì mới mong (dân cho anh) tồn tại trên cương vị đứng đầu.

Đa đảng càng ko có nghĩa là chỉ có 1 đảng tốt đối chọi với các đảng xấu (hiểu với nghĩa "cho dân cho nước"). Đảng quái nào cũng phải tốt "cho dân cho nước" thì mới hy vọng có ngày lên nắm quyền :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chính xác là trong nước nào đa nguyên đa đảng thì "tốt cho dân cho nước" ở đây là làm thế nào để cho lợi ích của đảng phù hợp với lợi ích của người dân ? Bằng cách nào thì tùy, có thể là lợi ích phù hợp thật, cũng có thể là mị dân phát :D .
 
:p Bài trên viết lúc đang buồn ngủ anh ạ.:p
Nhưng cái ý em nó vẫn thế.
Nhân dân "bột phát" và "dùng vũ lực" có thể là dùng từ chưa chuẩn, nhưng ý em nói là dăm ba cái vụ công an dẹp biểu tình mà các trang phản động bám riết lấy làm bằng chứng chống Cộng ấy mà.
Lãnh đạo mà ko giỏi hơn dân thì làm gì đc. Trong nhân dân ai giỏi thì làm lãnh đạo.:D Cái hơn ở đây là cái hơn về nhận thức, nhấn mạnh rằng nhân dân mà biểu tình hay phản đối gì đó chẳng qua là chưa có nhận thức đúng thôi. Mà giả như đúng thì lãnh đạo sai => lật đổ đi chứ giữ làm gì.
Còn việc phát triển đất nước theo ý muốn của ai đó ko có nghĩa là nhân dân ko đủ trình phản đối hay ko đc phản đối chính quyền, mà đúng như theo anh Đức Anh, là "làm thế nào để cho lợi ích của đảng phù hợp với lợi ích của người dân". Đương nhiên là mị dân thì cũng chả bền đc, cái đó mới là cái "ko lo cho dân cho nước".
 
Cậu này nói không đúng . Nói thẳng ra là cậu chẳng hiểu cậu đang nói gì cả .Tốt nhất là nên đọc giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học , phần lý luận cách mạng không ngừng của Lênin .

Ầy em hiểu mình nói gì chứ. Thì anh cứ thử tóm tắt cái phần lí luận CM ko ngừng xem nào. Bây giờ bắt em kiếm thì làm khó em quá[-(
 
Giáo trình CNXH khoa học - Chương V - III- Trang 116:
III. Lý luận Cách mạng không ngừng của CN Marx - Lenin và vận dụng ở Việt Nam​
1.Lý luận.
Cách mạng của giai cấp công nhân phát triển ko ngừng nhưng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong phạm vi 1 nước cũng như trên toàn thế giới.
-Trong điều kiện phong trào công nhân chưa đủ mạnh, giai cấp công nhân phải chủ động, tích cực tham gia cách mạng dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo. Giai cấp công nhân phải luôn ý thức đc trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử của mình là xoá bỏ chế độ TBCN, thiết lập nhà nước của công nhân và nhân dân lao động, xây dựng thành công CNXH và CNCS.
-Giai cấp công nhân phải liên minh chặt chẽ và được giai cấp nông dân ủng hộ. <Marx + Engels>
-Theo V.I.Lênin thì phải có các điều kiện sau để CM phát triển từ DCTS kiểu mới sang XHCN:
*Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công nhân giữ vững và tăng cường vai trò mình trong lãnh đạo CM.
*Tăng cường liên minh công - nông trên cơ sở chính sách phù hợp giai đoạn CM mới.
*Chuyên chính DCCM của giai cấp công - nông phải chuyển sang thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.
2.Việt Nam... <chán chả buồn type nữa :)|>
-------------

Anh Linh nói đúng đấy chứ.:p Em đúng là chưa nhận thức hết về vấn đề đảng phái chính trị.:D
Nói ra cũng đc anh sửa cho là may rồi.:)) Cảm ơn anh!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lâu lâu đọc lại những cái này, thấy ngồ ngộ, nhưng rất sợ nhé.

Giai cấp công nhân có sứ mạng rất vẻ vang và nặng nề, là đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, để đạt được nhiệm vụ dài hạn này, giai cấp công nhân phải kiên trì đi qua nhiều cửa ải, trong đó có những lúc phải bắt tay với tư sản. Bắt tay, để lúc nào... tiện sẽ đào mồ chôn nó - mà lại còn tuyên bố hẳn ra :)

Quả là đáng sợ đối với giai cấp tư sản: biết trước là sẽ chết về tay ai, mà vẫn ko làm gì được :(

L.

Giáo trình CNXH khoa học - Chương V - III- Trang 116:
III. Lý luận Cách mạng không ngừng của CN Marx - Lenin và vận dụng ở Việt Nam​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất tiếc là giai cấp tư sản ko tin anh Marx xồm nhà mình.:)|
"Tao thách lũ nhãi bọn mày đào mồ chôn được tao đấy!".:))
 
thế mới thấy rõ là Karl Marx quá vĩ đại khi phát minh ra thuyết duy vật biện chứng (dialectical materialism) . Mọi sự vật đều trải qua quá trình biến đổi ko ngừng , vì vận động là thuộc tính cơ bản và cố hữu của vật chất , do đó , chẳng có cái gì là đứng im ,là tuyệt đối đúng trong mọi hệ quy chiếu về không- thời gian .Điều này cũng có thể áp dụng luôn với những lý thuyết về cách mạng vô sản , xây dựng CNXH khoa học mà Marx-Engel đã nghĩ ra cách đây hơn một thế kỷ . Cho nên , ở thời điểm này , đọc lai những cái đó, ở Việt Nam ,ta thấy nó "ngồ ngộ" cũng ko có gì là lạ !

Và mọi người nên chú ý chi tiết đặc sắc sau đây :
Đó là cuối đời , Marx đã ngậm ngùi tuyên bố "Tôi ko phải là người Marxist (!)" __ nguyên sự việc này cũng đã thể hiện rõ Marx là người duy vật biện chứng đến mức nào !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy cái môn chủ nghĩa Mác Lê đấy anh chưa thấy ai học bao giờ cả. Chỉ có đọc đề mục rồi đi thi ngồi bịa thôi, thế là đủ 6-7 điểm rồi. Cách lập luận của nó chỉ có một vài quy tắc, đọc vài lần là nắm được, dễ như Toán cấp 1 vậy.
 
môn chủ nghĩa Mác lê , gọi như vậy là nói gộp lại chứ đúng ra thì phải tách làm 3 phần : Kinh tế chính trị Mác-Lê , Triết học Mác-Lê , và Chủ nghĩa xã hội khoa học . Kinh tế chính trị Mác-Lê có lẽ là trích từ bộ Capital (Tư Bản Luận) ra , mới đọc mấy chương đầu của Capital Vol 1 , thấy khá là giống . Triết học Mác- lê chính là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử , còn phần Chủ nghĩa xã hội khoa học thì đến kỳ 2 mới học .

Nói một cách nghiêm túc là học những cái này nếu biết cách tư duy và ứng dụng hợp lý thì rất bổ ích , nhất là phần Duy vật biện chứng , vì đây là nền tảng của CN Marx . Trước đây , do những thành kiến với CN CS nói chung nên em rất ghét môn này , nhưng hiện nay ,khi bắt đầu được học trong trường ĐH thì lại tìm ra rất nhiều điểm lý thú trong môn Triết ,đặc biệt là trong sự so sánh với các trào lưu triết học khác .

Tóm lại là nhiều phần trong CN Marx cũng ko đến mức "lỗi thời ,phản động" như mình tưởng .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ông Doanh bây giờ đang làm với UNDP nhỉ... có ai biết là đang làm ở bộ phận nào không? Đợt vừa rồi ông ấy có qua đây tham dự một hội thảo về chứng khoán/kinh tế VN do JP Morgan tổ chức... ông này sau khi ra khỏi guồng nhà nước thì có vẻ rất tích cực tham gia viết lách, phát biểu ý kiến... cái bài của bọn BBC nó viết chắc cũng không xuyên tạc gì ý tưởng của ông ấy lắm đâu vì ông ấy phát biểu là phát biểu thẳng, thường là không ngại ngùng ai cả. Là người tiếp cận với các tổ chức tài chính/nhà đầu tư nước ngoài nhiều, ông ấy chắc chắn hiểu rõ rằng một trong những vấn đề lớn nhất của VN trong mắt các cá thể nước ngoài này là thái độ lưỡng lự, chống đổi mới toàn diện của nhà nước VN (mà đại diện là các thành phần bảo thủ đang nắm quyền trong Đảng.)
 
Lâu lâu đọc lại những cái này, thấy ngồ ngộ, nhưng rất sợ nhé.

Giai cấp công nhân có sứ mạng rất vẻ vang và nặng nề, là đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, để đạt được nhiệm vụ dài hạn này, giai cấp công nhân phải kiên trì đi qua nhiều cửa ải, trong đó có những lúc phải bắt tay với tư sản. Bắt tay, để lúc nào... tiện sẽ đào mồ chôn nó - mà lại còn tuyên bố hẳn ra :)
Cái này nằm trong phần tư tưởng CM không ngừng của Mác Ăngghen , vì là tư tưởng nên không chặt chẽ .
 
lý thuyết ko chặt chẽ nên nhiều người trong quá khứ đã hiểu sai hoặc diễn giải sai >>> thực hiện sai ,thế là đủ chết rồi .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đồng ý với Dũng là SV VN hầu hết không quan tâm đến mấy môn Mác-Lê, một phần vì nó không dễ hiểu, một phần vì nhiều ng nghĩ mình bị nhồi sọ nên ngay từ đầu đã có định kiến và ko thèm học. Riêng mình thì có chút tò mò vì nhiều ng kêu ko hiểu và biết trước khi có tên “Vật Lý” thì môn này có tên là “triết học của khoa học tự nhiên” (ko nhớ chính xác lắm). Nói nó dễ thì cũng ko sai hoàn toàn :| vì hiểu cũng có nhiều cấp độ, cái cấp độ như khi mới học có 1 học kì thì cũng sơ khai thật, còn ng hiểu sâu và áp dụng tốt thì tớ ít gặp lắm :D

@Bách: Phần em nói về lượng phát triển rồi đến lúc dẫn đến thay đổi về chất là không sai. Có điều anh thấy đa số mọi ng vẫn nghĩ là nó sẽ tiếp diễn như thế này, càng ngày càng dồn nén và kết thúc như em nói, còn anh thì nghĩ khi các sức ép gia tăng thì những thay đổi cũng sẽ mạnh mẽ hơn và nó sẽ làm dịu bớt các mâu thuẫn. Em nói dân chủ không theo kịp tăng trưởng kinh tế thì anh cũng ko có cơ sở để nói là nó đã theo kịp nhưng nếu nó có đi sau thì cũng là một điều bình thường. Khi có lực tác động thì có gia tốc, phải có một khoảng thời gian sau đó để gia tốc này tạo nên sự thay đổi vận tốc :D. Cái cần đánh giá là sự thay đổi có đúng theo xu hướng đó không và khoảng cách có chấp nhận được không. Cái khoảng cách này nếu quá ngưỡng thì mới đứt, và càng xa thì áp lực càng lớn, như cái lò xo vậy. Nếu chấp nhận nó như cái lò xo thì cũng phải hiểu chỉ khi nó dãn mới sinh ra lực tác động ;). Em có đồng ý là trước đây đã có thời kì tưởng như bên bờ cái ngưỡng đó nhưng rồi những thay đổi diễn ra mạnh mẽ hơn cả sức ép nên cái ngưỡng đấy lại càng ngày càng xa ko ;)

Một số cái về đảng phái, giai cấp. Đây là những khái niệm chỉ về nhóm ng nhưng nó không bền vững như nói “tôi” hay “anh A”, một ng hôm nay là công nhân ngày mai có thể là tư sản. Đảng viên là ai? Là bạn bè, người thân, con cháu của mấy người chóp bu thôi sao? Bạn anh cũng có đứa vào đảng. Đảng đa dạng như thế nên anh thấy cái lí luận Đảng cố giữ quyền lợi cho Đảng nghe nó cứ thế nào, nói mấy người chóp bu cố giữ quyền lợi may ra còn có logic (ko bàn nói thế có đúng hay không nhé). Và nếu có bàn thì cũng phải bàn mục tiêu cuối cùng là nó như thế nào với sự pt của đất nước chứ họ có quyền lợi thế nào thì đã sao.


Một cái nữa là đảng là 1 nhóm nên nó không thống nhất tuyệt đối như cá nhân và bản thân nó cũng sẽ có những mâu thuẫn. Nhắc đến độc quyền là mọi ng nghĩ ngay đến chỉ việc chả phải lo nghĩ gì, cũng chả sợ ai nhưng làm gì có chuyện đó! Mấy cái này nói đâu đó trong HAO rồi nhưng cứ post lại. Thời phong kiến mà nếu chính quyền đi quá giới hạn thì nó cũng bị lật đổ. Liên Xô rồi Đông Âu ai cũng thấy nhưng những lúc này lại quên! Độc quyền nó cũng có những quy luật và không có chuyện muốn làm gì thì làm. Ai cũng thấy VN thay đổi rất nhiều, mọi mặt, cũng chính vì khách quan là khách quan, không thể áp đặt chủ quan lên thực tế được. Cái bảo thủ như anh Long nói chắc chắn ở đâu cũng có nhưng rồi nó sẽ phải thay đổi vì thực tế sẽ chứng minh. Còn nếu nó vẫn thắng thế không chịu thay đổi thì khi đến ngưỡng nó sẽ bị đào thải. Theo ý kiến riêng của em thì hiện tại cách rất xa cái ngưỡng đấy và VN đang đi đúng hướng. Các thay đổi có thể nhìn thấy bằng mắt và nhịp nhàng. Hiện tại các mâu thuẫn không đến mức cần một cuộc cách mạng hoặc nói “cách mạng“ chỉ là cái cố rặn ra chứ không phải nó đến như nó phải đến.

Các yếu tố như thiếu dân chủ, tiêu cực, tham nhũng… thì mình xin đưa ra một cách nhìn khác. VN hiện phát triển với tốc độ khá nhanh. Và tốc độ càng nhanh thì sự chênh lệch giữa các thành phần càng lớn bởi không có chuyện tất cả đều tiến y hệt như nhau. Nhưng khi thiếu dân chủ thì dân chủ sẽ lên tiếng, nó sẽ dần đuổi lại (nhưng phải tính trên cả VN chứ ko phải chỉ một số ng tiến bộ), miễn là không quá ngưỡng. Tương tự là cơ chế mới càng nhiều thì càng nhiều sơ hở=> càng nhiều tham nhũng, tiêu cực. Những cái này không phải vấn đề của riêng VN mà là của tất cả các nước đang phát triển. Vì vậy cần phân tách cái nào là do 1 đảng, cái nào là thực tế khách quan mà dù thay đổi thế nào cũng không tránh được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Và mọi người nên chú ý chi tiết đặc sắc sau đây :
Đó là cuối đời , Marx đã ngậm ngùi tuyên bố "Tôi ko phải là người Marxist (!)" __ nguyên sự việc này cũng đã thể hiện rõ Marx là người duy vật biện chứng đến mức nào !

Có lẽ Bách chưa tìm hiểu nên diễn đạt là : Mác ngậm ngùi tuyên bố. Đây là một trong những xuyên tạc của bọn tư bản mà mình ghét, cũng là cách những nhà báo thiếu tâm hay dùng. Trích dẫn một câu tách rời ngữ cảnh của nó, và nhờ đó xuyên tạc hoàn toàn ý của tác giả.

Câu trên kia Mác phát biểu khi phê phán những người tự nhận là Marxist ở Pháp những năm 1870s. Ý của ông là nếu mấy cái thằng ấy là Marxist thì tôi chắc chắn kô là a Marxist. Ông chửi mấy thằng ở Pháp là hành động của chúng mày chả có gì là Marxism cả, trái ngược hẳn với việc làm của người Marxist. "I am not a Marxist" có hàm ý mỉa mai mấy thằng ti toe tự nhận mình là Marxist là chủ yếu.

Thế mà mấy thằng tư bản đi rêu rao là ông tự phủ nhận mình.....blah blah.....

P/s: Kô tìm được chính văn Marx nói về câu này nhưng có nguồn của Engels nói về điều này:

“what is known as ‘Marxism’ in France is, indeed, an altogether peculiar product — so much so that Marx once said to Lafargue: ‘Ce qu'il y a de certain c'est que moi, je ne suis pas Marxiste.’ [If anything is certain, it is that I myself am not a Marxist]”
[Engels, 1882]

http://www.marxists.org/archive/marx/works/1882/letters/82_11_02.htm#356
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Bách: Nếu lý thuyết không chặt chẽ thì biết thế nào là diễn giải sai?

Cả đời Mác sống trong nghèo khổ và phải dựa hoàn toàn về mặt tài chính vào người bạn thân của ông là Ăng ghen. Ông cùng vợ sinh được 6 người con, 3 trong số đó chết từ lúc còn rất trẻ. Ông còn có một đứa con ngoài giá thú với người hầu gái, đứa trẻ sau đó đã được gửi đi để được nhận làm con nuôi. Mác không thừa nhận việc mình là cha đứa bé.
( Nguồn : Wiki, historyguide.org )

--------> 8-}
 
Back
Bên trên