Bác Quang làm thế là thiếu trách nhiệm đấy nhé, bạn hỏi không trả lời lại đảy sang em
[-( [-x
Anyway, my answer : (hơi dài dòng một tí vì cơ chế khá phức tạp, ai không quan tâm thì thôi đừng đọc làm gì mỏi mắt lắm
)
Các môn khác ngoài tiếng Anh thì không có khái niệm lớp j cả, sinh viên học theo khoa và theo môn. Đến giờ giảng môn nào thì đến giảng đường môn đó học. Một môn có thể cùng một lúc có đến hơn 1000 người học, với những môn như vậy thì phải chia thành các nhóm khác nhau học các giờ các nhau vì các giảng đường không thể chứa một lúc hết 1000 người được (sức chứa trung bình chắc khoảng 300,400 j đó tùy giảng đường).
Toàn bộ số sv này sẽ được chia thành các nhóm tutorial (chẳng bít dịch là j cho sát nghĩa) đại khái là khoảng 25 người một nhóm, sẽ có một tutor phụ trách, chủ yếu là để làm bài tập. Cũng tùy môn, có môn trong tutorial phải có presentation, vv....(đừng nhầm tutorial với lớp nhé, vì mỗi môn là một tutorial khác nhau, tutor cũng không phải là giáo viên chủ nhiệm hay j j đâu đấy
)
Việc có bao nhiêu người học cái môn đó (chứ không phải cái lớp đó
) rất quan trọng vì điểm được chấm theo kiểu quấn chiếu chứ không phải theo thang điểm như ở nhà. Nôm na có thể hiểu là một môn chia thành 100 điểm chẳng hạn, sẽ có nhiều hình thức để lấy điểm : term tests, exams, labs, presentations, projects, ect....
Sau khi hết kỳ người ta sẽ cộng lại xem mình dành được bao nhiêu trong cái 100 đó rồi xếp hạng từ trên xuống dưới. Tỷ lệ không bao giờ có chính thức và còn tùy vào coordinator, lecturer của môn đó nhưng theo kinh nghiệm "dân gian" thì 5% đầu tiên trên tổng số sinh viên sẽ được A+, 5% tiếp theo được A, 10% tiếp theo được A-, 10% nữa được B+ ....... cứ thế cho đến D, ai ko đạt yêu cầu sẽ bị F = fail. Fail thì sẽ không có chuyện được thi lại như ở nhà mà sẽ phải học lại môn đó trong kỳ tới.
Sau đó thì điểm chữ lại được convert lại thành điểm số rồi đem nhân với số MCs (modular credit) của môn đó, cộng tổng lại rồi chia cho tổng số MCs để ra điểm trung bình (CAP). A và A+ = 5.0; A- = 4.5; B+ = 4.0 .......
Việc chấm điểm như vậy tạo ra môi trường hết sức competitive và việc có bao nhiêu người học là hết sức quan trọng, càng đông thì khả năng lọt vào top càng dễ (sao mình vẫn không thấy dễ tí nào nhỉ ?
(), càng ít thì càng căng thẳng. Ấy cứ so sánh ví dụ như ở nhà mình, muốn được điểm 10 thì cứ ..... j nhỉ ?
, chăm chăm một tí (đi học thêm nhiều nhiều một tí
)) là được, một bài kiểm tra cả lớp có thể đến 2,3 chục con 10. Còn với cách chấm điểm này, một lớp như 12 Lý của tớ thì dù mọi người có làm bài tốt đến đâu đi nữa thì cũng sẽ chỉ có 3 đứa được 10 thôi, rồi thì cứ thấp dần thấp dần (đến lượt mình không biết còn bao nhiêu nữa
)) và chắc chắn là có đứa làm chả kém thằng được 10 mấy mà cuối cùng chỉ được 3,4 điểm. Vì thế những môn 30 người học như chị Dương nói thì muốn được điểm cao phải là trong top 3,4 người giỏi nhất => khó lòi mắt !
Những môn đến 1000 người học thì chỉ cần trong top 100 là vui rồi
Riêng các môn ngoại ngữ (including tiếng Anh) thì khác, sẽ không có hình thức lên giảng đường mà một tuần sẽ có vài buổi tutorials, cái này thì học giống hệt như một lớp, có "giáo viên chủ nhiệm" đàng hoàng
sẽ theo mình suốt một kỳ. Tuy học thì là vậy nhưng chấm điểm vẫn theo kiểu nói trên, tức là vẫn tính trên tổng số người học chứ không phải within 1 nhóm tutorial. Nhưng mà cái môn này thì chấm kiểu j chả được
as long as ấy không bị F, chứ còn bị D cũng chả sao, có tính vào điểm trung bình đâu.
Hope this helps !
(Ặc ặc mỏi tay quá ....
)