Cánh Đồng Bất Tận, một hiện tượng văn học đang gây nhiều tranh luận tại VN
Xin giới thiệu một hiện tượng văn học đang diễn ra thật sôi nổi ở trong nước, và xuyên qua các trang mạng gây thành một chuỗi phản ứng dây chuyền của độc giả ở hải ngoại.
Trước tiên phải nói là hiện tượng văn học này sẽ không thể có, nếu như Ban Tuyên Giáo của tỉnh Cà Mâu không ban hành biện pháp kiểm điểm truyện ngắn Cánh Đồng Bất Tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một thành viên của Hội Nhà Văn Cà Mâu và đồng thời là một đại biểu hội đồng nhân dân của tỉnh này.
Nếu không bị kiểm điểm thì nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ chỉ được đón nhận ở trong nước như là một luồng gió mới thoảng qua từ đồng nội sau khi chị đã in sáu tác phẩm, với hàng trăm truyện ngắn bằng một giọng văn đặc biệt đầy phương ngữ của vùng Đồng Tháp Cà Mâu, và có thể ảnh hưởng của trận gió này chỉ có thể làm mát mặt một số độc giả coi văn học như một món ăn tinh thần không thể thiếu.
Bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo Tỉnh Cà Mâu đã kết tội chị là "dâm ô, đồi trụy" và thậm chí còn "chống Cộng" đã khiến cho làn gió nhẹ cất lên từ Đồng Tháp, chỉ một sớm một chiều bỗng trở nên một cơn gió lớn, đủ sức đi từ mũi Cà Mâu, tới ải Nam Quan, rồi băng ngang đại dương để tới bất kỳ nơi nào có độc giả yêu chuộng văn chương Việt Nam.
Nói một cách khác, bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mâu vô hình chung đã hà hơi, tiếp sức cho giúp cho Cánh Đồng vốn không lấy gì làm rộng lớn đã trở thành mênh mông Bất Tận, và đồng thời gia tăng số lượng độc giả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lên hàng chục, hàng trăm lần nhiều hơn, kể cả những người trước đó không hề quan tâm tới văn học. Để có thể hiểu nguyên nhân của vụ kiểm điểm này, chúng tôi xin mời quý vị thính giả cùng chúng tôi lướt qua nội dung của "Cánh Đồng Bất Tận".
Nội dung câu chuyện
Đây là một câu chuyện của một gia đình nông dân chăn vịt, gồm một người cha cùng hai con sống đời du mục trên một chiếc ghe, trong một vùng hoang dã đầy kinh rạch của vùng Đồng Tháp. Cô con gái vừa đến tuổi dậy thì, còn cậu em trai thì vừa mới qua khỏi tuổi thiếu nhi.
Trước đó đây là một gia đình nông dân có thêm một bà mẹ, nhưng đã bỏ theo trai, khiến cho ông bố trở nên bất thường, thù ghét đàn bà để rồi trong cuộc sống du mục đã lừa dối rất nhiều người đàn bà nhẹ dạ, sau đó bỏ rơi lại ở ven bờ những con kinh. Ông bố cũng thờ ơ với hai đứa con của mình, chỉ vì hai đứa bé này chính là máu huyết của người đàn bà đã phụ rẫy ông, khiến ông chọn thái độ quay lưng lại với cuộc sống bám trụ vào đất đai như những người nông dân bình thường, để sống một cuộc đời nay đây mai đó.
Vì không được nuôi dậy như những đúa trẻ bình thường cắp sách đến trường, hai đứa trẻ khốn cùng này đã lớn lên khá bất thường, với những ý tưởng mông lung về đời sống. Trong cái hồn nhiên của trẻ thơ, lúc nào cũng ẩn náu một vị đắng cay của đời sống.
Cuộc sống du mục này kéo dài trong một thời gian khá lâu, bắt đầu với những biến cố bất ngờ khi hai đứa trẻ vì bất nhẫn với cách trừng phạt dã man của con người đối với con người, đã ra tay cứu thoát một cô gái điếm đem lên thuyền, để rồi trong cuộc sống du mục, nhiều lần hai đứa bé thấy ông bố trả tiền cho cô gái này sau những lần hành lạc.
Rồi dịch cúm gia cầm ào tới, các cán bộ địa phương thản nhiên thi hành lệnh trung ương, thiêu hủy gà vịt, cô gái điếm đem hình hài của mình ra để trả ơn cho hai đứa trẻ, bằng cách đi ngủ với những người cán bộ thừa hành mệnh lệnh. Đoạn cuối của truyện ngắn là chú bé đã bước qua tuổi thiếu niên, đã âm thầm bỏ đi tìm lại cô gái điếm, còn cô gái thì bị những tên côn đồ hiếp dâm ngay trước mặt ông bố.
Trong đoạn cuối này nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã viết: ".. Không biết con có bị có con không, hả cha? Nó hơi sợ hãi. Cảm giác một cái gì nhỏ xíu, nhưng lanh lợi như con loăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình có con. Ờ có thể.. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen)
Đứa bé đó nhất định mình sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường.. Đứa bé không cha, nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống hết đời, vì được mẹ dậy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.”
Kỹ thuật dựng truyện
Sau khi lướt qua nội dung Cánh Đồng Bất Tận, đi vào kỹ thuật dựng truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Chị đã khởi đầu cho câu chuyện bằng một hình ảnh có thật trong đời sống: Một cô gái điếm bị bắt vì bị đánh ghen, người ta đổ keo dán sắt vào chỗ kín, rồi buộc mái tóc vào một cái cột. Khi được phỏng vấn về hình ảnh mở đầu cho truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trả lời:
"Tôi cũng bàng hoàng khi viết. Tôi thường tự hào về trí tưởng tượng của mình nhưng thấy chóng mặt, ngộp thở với chi tiết có thật mà tôi nghe được giữa đời. Tôi thú nhận là đã sao chép cuộc sống, bởi tưởng tượng chỉ là trò bỏ đi.. Tôi cảm giác khi cái ÁC lên ngôi trong phần CON, phần NGƯỜI chết ngắc."
Đúng vậy, cho dù trí tưởng tượng của nhà văn phong phú cách mấy, cũng không qua khỏi đời sống, nghĩa là có nhiều điều đã từng xẩy ra, mà nhà văn không thể nào tưởng tượng ra được. Như ở Tuy Hòa cách đây vài năm, các báo ở trong nước đã đưa tin có một người chồng dùng dao phay mổ bụng cho bà vợ lên cơn đau đẻ, bởi vì trạm y tế thì không có khả năng săn sóc, mà lại không có tiền để mang vợ đi lên nhà thương hàng tỉnh.
Ở nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ thấy chị dùng những hình ảnh hết sức bình thường, với một ngôn ngữ giản dị trong sáng, để diễn tả tâm lý của hai đứa trẻ vốn hồn hậu và thương người, nhưng rồi cuộc sống du mục, càng ngày càng tạo nên những tâm lý bất ổn, không bình thường. Tuy bị ông bố đánh đòn thường xuyên, người đọc sẽ không hề thấy một chút oán hận nào dấy lên trong lòng hai đứa trẻ, đặc biệt là cô gái, nhân vật xưng "tôi" trong truyện ngắn này:
".. Tôi đành để cha tôi đánh để ông bớt chút đau lòng. Sau này chị em tôi không day dứt chi cho mệt, vì hiểu thấu ra mình bị đòn chỉ vì là con của má, vậy thôi.."
Ở một đoạn khác Nguyễn Ngọc Tư viết: “..Chị em tôi hết sức cố gắng, để sự giận dữ chán chường của mình không bùng cháy. Chúng tôi cho vịt ăn thật xa trên đồng, vạ vật ở đó từ sáng tới chiều. Gió hoang liêu trên đồng không làm lòng hai đứa nguội lại. May ra, gió chỉ thổi khô nước mắt lúc nào cũng rỉ ra trên mặt em tôi.."
Trên cánh đồng hoang vu đó, Nguyễn Ngọc Tư đã dàn xếp cho hai nhân vật của chị học bài học yêu thương bằng cách yêu thương bầy vịt của mình, trong lúc chăm nuôi, khi lấy trứng hai đứa trẻ đã hát cho bầy vịt nghe, và rồi cô bé xưng tôi giật mình thấy:
"..Chị em tôi học yêu thương đàn vịt (hi vọng sẽ không bị đau như yêu thương một con người nào đó). Nhưng nhiều khi nhìn thằng Điền dỏng tai nghe mấy con vịt nói gì, tôi giật mình, nuốt một họng đắng, tự hỏi đã đến nỗi này sao, đến nỗi chơi với người thấy buồn, nên chuyển qua chơi cùng vịt.."
Các bạn sẽ thấy mình quặn đau khi Nguyễn Ngọc Tư cho nhân vật của mình chỉ nói những câu ngắn gọn khi thằng em trai của nhân vật tôi tên Điền, trồng vài cây ô môi trên một bờ đầm: ".. Ước gì đây là đất của mình"
Và một lần khác Điền với chị đi ngang qua một xóm nhỏ, nhìn thấy một ông già ngồi chơi với cháu, Điền nói với chị: ".. Phải chi ông này là ông nội của mình, thương đỡ chơi hén Hai.."
...Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ, ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ "cánh đồng" đi. Nên thay vào đó bằng hai chữ "vũng lầy bất tận", vì với các bạn thì "cánh đồng đã tận" rồi.. Ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Cà Mâu.
Hai đứa trẻ sống đời du mục từ khi cô chị mới hơn mười tuổi đầu và chưa hề có kinh, cho tới khi trổ mã thành một thiếu nữ đẹp, còn cậu em từ một thiếu nhi đã nhổ giò trở thành một thiếu niên, nhưng cuộc sống lầm lụi trên vùng đồng không mông quạnh đã khiến cho cậu bé này không một chút hiếu động như những cậu bé thành thị, mà chôn chặt tâm tư trầm lắng ở trong lòng. Cậu bé xót xa thấy chị càng ngày càng đẹp đã than:
"..Đẹp làm chi dữ vậy Hai? Ở cái xó quê này, có đẹp mai mốt cũng phải lấy chồng, đẻ một bầy con nheo nhóc, cũng ra ruộng ra vườn làm lụng đến hết đời, xẹp lép như xác ve. Đẹp mắc công giữ. Điền dặn tôi, đừng xắn quần quá cao, đừng mặc áo quá rộng cổ.. Với đám thanh niên lúc nào cũng kiếm cớ lảng vảng, Điền dang tay bọc lấy tôi, nó giễu cợt: "Anh kia, lượm con mắt anh lên, anh nhìn vậy, chị tôi mòn còn gì.."
Khi cô gái điếm được hai chị em Điền cứu thoát từ hồi đầu truyện, rồi sống chung với hai chị em chăn vịt cùng ông bố bất thường trong một thời gian khá lâu. Cô gái điếm đó đã nhiều lần ngủ với ông bố, nhưng nếu để ý một chút, độc giả sẽ thấy những biến chuyển trong nội tâm của Điền mỗi ngày một lớn, và đã có những ao ước thầm kín với cô gái điếm cho tới khi dịch cúm gia cầm ập tới.
Để tránh phải thiêu hủy hết số vịt còn sống sót, cô giái điếm đã phải đi ngủ với hai cán bộ thừa hành công tác thiêu hủy, dùng thân xác của mình như những đồng tiền hối lộ. Sau đó khi về lại thuyền bị ông bố nhìn bằng con mắt giễu cợt:
"Sao hồi tối vui không. Chắc họ tưởng cô là vợ tôi nên hứng thú lắm hả. Cứ để họ nghĩ vậy." Chị ngó trân vào cha tôi, rồi day qua tôi, chị để rớt từng lời:
- Má cưng ác một, nhưng người cha này của cưng ác mười.."
Sau đó cô gái điếm bỏ đi, và thằng Điền giờ đây sắp bước vào tuổi thanh niên âm thầm bỏ lại ông bố và người chị, để đi tìm cô gái điếm.
Hồi kết cục của truyện "Cánh Đồng Bất Tận" là những tên côn đồ hiếp dâm cô con gái, chúng cưỡng bách ông bố phải nhìn. Trong lúc bị hiếp cô nghĩ tới hình ảnh của má cô trong lúc làm tình với người đàn ông bán vải dạo, mà cô vô tình nhìn thấy hồi còn nhỏ.
Mắt cô nhìn lên bầu trời xanh thẩm, dù cố nghĩ về hình ảnh thỏa mãn nhục dục của bà mẹ, cô vẫn cảm thấy những cơn đau xé người, đau tới tận chân tóc trong lúc bị hãm hiếp. Ngay trong lúc đó cô vẫn cố nghĩ về sai lầm của mình, sao không giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì xẩy ra giữa má và người bán vải dạo.
Nếu cô biết nghĩ như vậy thì có thể bây giờ, mỗi buổi chiều có thể cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về. Mặc dù bị hãm hiếp, cô gái sợ mình có thai, nhưng trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến đứa con nếu có cho dù không có bố, sẽ không bao giờ mang tên là thằng Thù, thằng Hận, mà tên của đứa bé sẽ là Thương, Nhớ, Dịu, Xuyến, Hường…..
Khoảng cách phân biệt
Thưa các bạn, những ai quan tâm tới văn học, đã từng đọc Nguyễn Ngọc Tư trong các tác phẩm đã xuất bản trước của chị nhận thấy có một khoảng cách rất rõ giữa Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn trước và truyện Cánh Đồng Bất Tận này. Trong một cuộc phỏng vấn của các báo ở trong nước, chị đã trả lời:
".. Tôi muốn thay đổi, muốn làm mới chính mình. Tôi muốn thử sức ở những đề tài khó, gai góc. Tôi cảm nhận được sự nhàm chán của bạn đọc, bạn viết với văn của Nguyễn Ngọc Tư.."
Kể cả tập truyện Cánh Đồng Bất Tận, với 6 năm gia nhập làng viết, trình làng 6 tác phẩm, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư phải được kể là một nhà văn sáng tác đều tay, mà trong đó tác phẩm đầu tay Ngọn Đèn Không Tắt mang lại cho tác giả giải thưởng văn chương, do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào năm 2000. So với các tác phẩm cũ của chị, về bút pháp người đọc nhận thấy chị vẫn giữ được văn phong hồn nhiên đầy phương ngữ của đồng bằng Nam Bộ, nhưng chị đã tiến một bước thật dài về bố cục cũng kỹ thuật dựng truyện.
Trở lại với bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mâu, rút cục hành vi ấu trĩ này vô hình chung đã làm cho người đọc tìm đến Nguyễn Ngọc Tư nhiều hơn. Ở trong nước bây giờ mỗi tác phẩm văn học in lần đầu chỉ có hai ngàn ấn bản, và Cánh Đồng Bất Tận đã được tái bản lần thứ hai, với tổng số sách bán ra từ ấn bản đầu tới bây giờ là 25.000 cuốn trong một thời gian ngắn.
Sau khi bản kiểm điểm vừa được công bố trên báo, ngay lập tức trên trang mạng của báo Tuổi Trẻ có hàng trăm ý kiến phản bác lại nội dung của bản kiểm điểm này. Dư luận chung vô cùng phẫn nộ trước các lập luận có tính quy chụp của các ông Dương Việt Thắng và Trần Văn Hiện, trưởng và phó ban Tuyên Giáo, và đã biệt dữ dội trước ý kiến của ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Cà Mâu. Theo ông Vưu Nghị Lục thì truyện của Nguyễn Ngọc Tư không phải là một cánh đồng bất tận, mà là cô đã vẽ ra một vũng lầy bất tận.
Ông này lớn tiếng: ".. Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ, ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ "cánh đồng" đi. Nên thay vào đó bằng hai chữ "vũng lầy bất tận", vì với các bạn thì "cánh đồng đã tận" rồi.."
Chắc giờ này thì ông thạc sĩ đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, và nếu ông có đủ can đảm đọc tất cả những ý kiến phản hồi này, mong rằng ông có đủ lương tri để nhận ra chính mình thụt lùi lại hai thập kỷ, khi tự cho mình có quyền đại diện cho những người nông dân Nam Bộ, những người mà nghĩ cho cùng chính là nạn nhân của thói cửa quyền như ông Vưu Nghị Lực vẫn còn duy trì.
Cho tới giờ này số người lên tiếng trên trang mạng của tờ báo Tuổi Trẻ đã lên tới hơn tám trăm, đó là chưa kể đến các ý kiến khác đuợc đăng tải trên các trang mạng ở hải ngoại trong sô đó những ý kiến của ông thạc sĩ được chiếu cố tận tình. Ông Vưu Nghị Lực đã tỏ ra coi thường văn chương của Cánh Đồng Bất Tận, chỉ vì tác giả của nó chỉ mới học lớp 11 mà thôi.
Điều này có thể thông cảm được, bởi vì những học vị thạc sĩ, tiến sĩ, phó tiến sĩ ở trong cũng như ở ngoài nước, không phải là một bảo đảm 100% cho kiến thức văn học của những người mang học vị này.
Điều đáng phàn nàn hơn cả là không một ai trong Ban Tuyên Giáo và Sở Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Cà Mâu, nhận biết được lòng nhân ái của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư dành cho các nhân vật trong truyện của chị, cũng không một ai nhận ra phải là một người yêu mến vùng đất hoang sơ này đến độ đau lòng, mới có thể viết những dòng chữ đau đáu về một vùng đất vốn phì nhiêu mầu mỡ, mà chỉ vì những lầm lẫn của con người đã trở nên một vùng hoang vắng thê lương.
Chào Thân ái & Quyết thắng!
Xin giới thiệu một hiện tượng văn học đang diễn ra thật sôi nổi ở trong nước, và xuyên qua các trang mạng gây thành một chuỗi phản ứng dây chuyền của độc giả ở hải ngoại.
Trước tiên phải nói là hiện tượng văn học này sẽ không thể có, nếu như Ban Tuyên Giáo của tỉnh Cà Mâu không ban hành biện pháp kiểm điểm truyện ngắn Cánh Đồng Bất Tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một thành viên của Hội Nhà Văn Cà Mâu và đồng thời là một đại biểu hội đồng nhân dân của tỉnh này.
Nếu không bị kiểm điểm thì nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ chỉ được đón nhận ở trong nước như là một luồng gió mới thoảng qua từ đồng nội sau khi chị đã in sáu tác phẩm, với hàng trăm truyện ngắn bằng một giọng văn đặc biệt đầy phương ngữ của vùng Đồng Tháp Cà Mâu, và có thể ảnh hưởng của trận gió này chỉ có thể làm mát mặt một số độc giả coi văn học như một món ăn tinh thần không thể thiếu.
Bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo Tỉnh Cà Mâu đã kết tội chị là "dâm ô, đồi trụy" và thậm chí còn "chống Cộng" đã khiến cho làn gió nhẹ cất lên từ Đồng Tháp, chỉ một sớm một chiều bỗng trở nên một cơn gió lớn, đủ sức đi từ mũi Cà Mâu, tới ải Nam Quan, rồi băng ngang đại dương để tới bất kỳ nơi nào có độc giả yêu chuộng văn chương Việt Nam.
Nói một cách khác, bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mâu vô hình chung đã hà hơi, tiếp sức cho giúp cho Cánh Đồng vốn không lấy gì làm rộng lớn đã trở thành mênh mông Bất Tận, và đồng thời gia tăng số lượng độc giả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lên hàng chục, hàng trăm lần nhiều hơn, kể cả những người trước đó không hề quan tâm tới văn học. Để có thể hiểu nguyên nhân của vụ kiểm điểm này, chúng tôi xin mời quý vị thính giả cùng chúng tôi lướt qua nội dung của "Cánh Đồng Bất Tận".
Nội dung câu chuyện
Đây là một câu chuyện của một gia đình nông dân chăn vịt, gồm một người cha cùng hai con sống đời du mục trên một chiếc ghe, trong một vùng hoang dã đầy kinh rạch của vùng Đồng Tháp. Cô con gái vừa đến tuổi dậy thì, còn cậu em trai thì vừa mới qua khỏi tuổi thiếu nhi.
Trước đó đây là một gia đình nông dân có thêm một bà mẹ, nhưng đã bỏ theo trai, khiến cho ông bố trở nên bất thường, thù ghét đàn bà để rồi trong cuộc sống du mục đã lừa dối rất nhiều người đàn bà nhẹ dạ, sau đó bỏ rơi lại ở ven bờ những con kinh. Ông bố cũng thờ ơ với hai đứa con của mình, chỉ vì hai đứa bé này chính là máu huyết của người đàn bà đã phụ rẫy ông, khiến ông chọn thái độ quay lưng lại với cuộc sống bám trụ vào đất đai như những người nông dân bình thường, để sống một cuộc đời nay đây mai đó.
Vì không được nuôi dậy như những đúa trẻ bình thường cắp sách đến trường, hai đứa trẻ khốn cùng này đã lớn lên khá bất thường, với những ý tưởng mông lung về đời sống. Trong cái hồn nhiên của trẻ thơ, lúc nào cũng ẩn náu một vị đắng cay của đời sống.
Cuộc sống du mục này kéo dài trong một thời gian khá lâu, bắt đầu với những biến cố bất ngờ khi hai đứa trẻ vì bất nhẫn với cách trừng phạt dã man của con người đối với con người, đã ra tay cứu thoát một cô gái điếm đem lên thuyền, để rồi trong cuộc sống du mục, nhiều lần hai đứa bé thấy ông bố trả tiền cho cô gái này sau những lần hành lạc.
Rồi dịch cúm gia cầm ào tới, các cán bộ địa phương thản nhiên thi hành lệnh trung ương, thiêu hủy gà vịt, cô gái điếm đem hình hài của mình ra để trả ơn cho hai đứa trẻ, bằng cách đi ngủ với những người cán bộ thừa hành mệnh lệnh. Đoạn cuối của truyện ngắn là chú bé đã bước qua tuổi thiếu niên, đã âm thầm bỏ đi tìm lại cô gái điếm, còn cô gái thì bị những tên côn đồ hiếp dâm ngay trước mặt ông bố.
Trong đoạn cuối này nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã viết: ".. Không biết con có bị có con không, hả cha? Nó hơi sợ hãi. Cảm giác một cái gì nhỏ xíu, nhưng lanh lợi như con loăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình có con. Ờ có thể.. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen)
Đứa bé đó nhất định mình sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường.. Đứa bé không cha, nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống hết đời, vì được mẹ dậy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.”
Kỹ thuật dựng truyện
Sau khi lướt qua nội dung Cánh Đồng Bất Tận, đi vào kỹ thuật dựng truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Chị đã khởi đầu cho câu chuyện bằng một hình ảnh có thật trong đời sống: Một cô gái điếm bị bắt vì bị đánh ghen, người ta đổ keo dán sắt vào chỗ kín, rồi buộc mái tóc vào một cái cột. Khi được phỏng vấn về hình ảnh mở đầu cho truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trả lời:
"Tôi cũng bàng hoàng khi viết. Tôi thường tự hào về trí tưởng tượng của mình nhưng thấy chóng mặt, ngộp thở với chi tiết có thật mà tôi nghe được giữa đời. Tôi thú nhận là đã sao chép cuộc sống, bởi tưởng tượng chỉ là trò bỏ đi.. Tôi cảm giác khi cái ÁC lên ngôi trong phần CON, phần NGƯỜI chết ngắc."
Đúng vậy, cho dù trí tưởng tượng của nhà văn phong phú cách mấy, cũng không qua khỏi đời sống, nghĩa là có nhiều điều đã từng xẩy ra, mà nhà văn không thể nào tưởng tượng ra được. Như ở Tuy Hòa cách đây vài năm, các báo ở trong nước đã đưa tin có một người chồng dùng dao phay mổ bụng cho bà vợ lên cơn đau đẻ, bởi vì trạm y tế thì không có khả năng săn sóc, mà lại không có tiền để mang vợ đi lên nhà thương hàng tỉnh.
Ở nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ thấy chị dùng những hình ảnh hết sức bình thường, với một ngôn ngữ giản dị trong sáng, để diễn tả tâm lý của hai đứa trẻ vốn hồn hậu và thương người, nhưng rồi cuộc sống du mục, càng ngày càng tạo nên những tâm lý bất ổn, không bình thường. Tuy bị ông bố đánh đòn thường xuyên, người đọc sẽ không hề thấy một chút oán hận nào dấy lên trong lòng hai đứa trẻ, đặc biệt là cô gái, nhân vật xưng "tôi" trong truyện ngắn này:
".. Tôi đành để cha tôi đánh để ông bớt chút đau lòng. Sau này chị em tôi không day dứt chi cho mệt, vì hiểu thấu ra mình bị đòn chỉ vì là con của má, vậy thôi.."
Ở một đoạn khác Nguyễn Ngọc Tư viết: “..Chị em tôi hết sức cố gắng, để sự giận dữ chán chường của mình không bùng cháy. Chúng tôi cho vịt ăn thật xa trên đồng, vạ vật ở đó từ sáng tới chiều. Gió hoang liêu trên đồng không làm lòng hai đứa nguội lại. May ra, gió chỉ thổi khô nước mắt lúc nào cũng rỉ ra trên mặt em tôi.."
Trên cánh đồng hoang vu đó, Nguyễn Ngọc Tư đã dàn xếp cho hai nhân vật của chị học bài học yêu thương bằng cách yêu thương bầy vịt của mình, trong lúc chăm nuôi, khi lấy trứng hai đứa trẻ đã hát cho bầy vịt nghe, và rồi cô bé xưng tôi giật mình thấy:
"..Chị em tôi học yêu thương đàn vịt (hi vọng sẽ không bị đau như yêu thương một con người nào đó). Nhưng nhiều khi nhìn thằng Điền dỏng tai nghe mấy con vịt nói gì, tôi giật mình, nuốt một họng đắng, tự hỏi đã đến nỗi này sao, đến nỗi chơi với người thấy buồn, nên chuyển qua chơi cùng vịt.."
Các bạn sẽ thấy mình quặn đau khi Nguyễn Ngọc Tư cho nhân vật của mình chỉ nói những câu ngắn gọn khi thằng em trai của nhân vật tôi tên Điền, trồng vài cây ô môi trên một bờ đầm: ".. Ước gì đây là đất của mình"
Và một lần khác Điền với chị đi ngang qua một xóm nhỏ, nhìn thấy một ông già ngồi chơi với cháu, Điền nói với chị: ".. Phải chi ông này là ông nội của mình, thương đỡ chơi hén Hai.."
...Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ, ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ "cánh đồng" đi. Nên thay vào đó bằng hai chữ "vũng lầy bất tận", vì với các bạn thì "cánh đồng đã tận" rồi.. Ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Cà Mâu.
Hai đứa trẻ sống đời du mục từ khi cô chị mới hơn mười tuổi đầu và chưa hề có kinh, cho tới khi trổ mã thành một thiếu nữ đẹp, còn cậu em từ một thiếu nhi đã nhổ giò trở thành một thiếu niên, nhưng cuộc sống lầm lụi trên vùng đồng không mông quạnh đã khiến cho cậu bé này không một chút hiếu động như những cậu bé thành thị, mà chôn chặt tâm tư trầm lắng ở trong lòng. Cậu bé xót xa thấy chị càng ngày càng đẹp đã than:
"..Đẹp làm chi dữ vậy Hai? Ở cái xó quê này, có đẹp mai mốt cũng phải lấy chồng, đẻ một bầy con nheo nhóc, cũng ra ruộng ra vườn làm lụng đến hết đời, xẹp lép như xác ve. Đẹp mắc công giữ. Điền dặn tôi, đừng xắn quần quá cao, đừng mặc áo quá rộng cổ.. Với đám thanh niên lúc nào cũng kiếm cớ lảng vảng, Điền dang tay bọc lấy tôi, nó giễu cợt: "Anh kia, lượm con mắt anh lên, anh nhìn vậy, chị tôi mòn còn gì.."
Khi cô gái điếm được hai chị em Điền cứu thoát từ hồi đầu truyện, rồi sống chung với hai chị em chăn vịt cùng ông bố bất thường trong một thời gian khá lâu. Cô gái điếm đó đã nhiều lần ngủ với ông bố, nhưng nếu để ý một chút, độc giả sẽ thấy những biến chuyển trong nội tâm của Điền mỗi ngày một lớn, và đã có những ao ước thầm kín với cô gái điếm cho tới khi dịch cúm gia cầm ập tới.
Để tránh phải thiêu hủy hết số vịt còn sống sót, cô giái điếm đã phải đi ngủ với hai cán bộ thừa hành công tác thiêu hủy, dùng thân xác của mình như những đồng tiền hối lộ. Sau đó khi về lại thuyền bị ông bố nhìn bằng con mắt giễu cợt:
"Sao hồi tối vui không. Chắc họ tưởng cô là vợ tôi nên hứng thú lắm hả. Cứ để họ nghĩ vậy." Chị ngó trân vào cha tôi, rồi day qua tôi, chị để rớt từng lời:
- Má cưng ác một, nhưng người cha này của cưng ác mười.."
Sau đó cô gái điếm bỏ đi, và thằng Điền giờ đây sắp bước vào tuổi thanh niên âm thầm bỏ lại ông bố và người chị, để đi tìm cô gái điếm.
Hồi kết cục của truyện "Cánh Đồng Bất Tận" là những tên côn đồ hiếp dâm cô con gái, chúng cưỡng bách ông bố phải nhìn. Trong lúc bị hiếp cô nghĩ tới hình ảnh của má cô trong lúc làm tình với người đàn ông bán vải dạo, mà cô vô tình nhìn thấy hồi còn nhỏ.
Mắt cô nhìn lên bầu trời xanh thẩm, dù cố nghĩ về hình ảnh thỏa mãn nhục dục của bà mẹ, cô vẫn cảm thấy những cơn đau xé người, đau tới tận chân tóc trong lúc bị hãm hiếp. Ngay trong lúc đó cô vẫn cố nghĩ về sai lầm của mình, sao không giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì xẩy ra giữa má và người bán vải dạo.
Nếu cô biết nghĩ như vậy thì có thể bây giờ, mỗi buổi chiều có thể cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về. Mặc dù bị hãm hiếp, cô gái sợ mình có thai, nhưng trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến đứa con nếu có cho dù không có bố, sẽ không bao giờ mang tên là thằng Thù, thằng Hận, mà tên của đứa bé sẽ là Thương, Nhớ, Dịu, Xuyến, Hường…..
Khoảng cách phân biệt
Thưa các bạn, những ai quan tâm tới văn học, đã từng đọc Nguyễn Ngọc Tư trong các tác phẩm đã xuất bản trước của chị nhận thấy có một khoảng cách rất rõ giữa Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn trước và truyện Cánh Đồng Bất Tận này. Trong một cuộc phỏng vấn của các báo ở trong nước, chị đã trả lời:
".. Tôi muốn thay đổi, muốn làm mới chính mình. Tôi muốn thử sức ở những đề tài khó, gai góc. Tôi cảm nhận được sự nhàm chán của bạn đọc, bạn viết với văn của Nguyễn Ngọc Tư.."
Kể cả tập truyện Cánh Đồng Bất Tận, với 6 năm gia nhập làng viết, trình làng 6 tác phẩm, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư phải được kể là một nhà văn sáng tác đều tay, mà trong đó tác phẩm đầu tay Ngọn Đèn Không Tắt mang lại cho tác giả giải thưởng văn chương, do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào năm 2000. So với các tác phẩm cũ của chị, về bút pháp người đọc nhận thấy chị vẫn giữ được văn phong hồn nhiên đầy phương ngữ của đồng bằng Nam Bộ, nhưng chị đã tiến một bước thật dài về bố cục cũng kỹ thuật dựng truyện.
Trở lại với bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mâu, rút cục hành vi ấu trĩ này vô hình chung đã làm cho người đọc tìm đến Nguyễn Ngọc Tư nhiều hơn. Ở trong nước bây giờ mỗi tác phẩm văn học in lần đầu chỉ có hai ngàn ấn bản, và Cánh Đồng Bất Tận đã được tái bản lần thứ hai, với tổng số sách bán ra từ ấn bản đầu tới bây giờ là 25.000 cuốn trong một thời gian ngắn.
Sau khi bản kiểm điểm vừa được công bố trên báo, ngay lập tức trên trang mạng của báo Tuổi Trẻ có hàng trăm ý kiến phản bác lại nội dung của bản kiểm điểm này. Dư luận chung vô cùng phẫn nộ trước các lập luận có tính quy chụp của các ông Dương Việt Thắng và Trần Văn Hiện, trưởng và phó ban Tuyên Giáo, và đã biệt dữ dội trước ý kiến của ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Cà Mâu. Theo ông Vưu Nghị Lục thì truyện của Nguyễn Ngọc Tư không phải là một cánh đồng bất tận, mà là cô đã vẽ ra một vũng lầy bất tận.
Ông này lớn tiếng: ".. Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ, ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ "cánh đồng" đi. Nên thay vào đó bằng hai chữ "vũng lầy bất tận", vì với các bạn thì "cánh đồng đã tận" rồi.."
Chắc giờ này thì ông thạc sĩ đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, và nếu ông có đủ can đảm đọc tất cả những ý kiến phản hồi này, mong rằng ông có đủ lương tri để nhận ra chính mình thụt lùi lại hai thập kỷ, khi tự cho mình có quyền đại diện cho những người nông dân Nam Bộ, những người mà nghĩ cho cùng chính là nạn nhân của thói cửa quyền như ông Vưu Nghị Lực vẫn còn duy trì.
Cho tới giờ này số người lên tiếng trên trang mạng của tờ báo Tuổi Trẻ đã lên tới hơn tám trăm, đó là chưa kể đến các ý kiến khác đuợc đăng tải trên các trang mạng ở hải ngoại trong sô đó những ý kiến của ông thạc sĩ được chiếu cố tận tình. Ông Vưu Nghị Lực đã tỏ ra coi thường văn chương của Cánh Đồng Bất Tận, chỉ vì tác giả của nó chỉ mới học lớp 11 mà thôi.
Điều này có thể thông cảm được, bởi vì những học vị thạc sĩ, tiến sĩ, phó tiến sĩ ở trong cũng như ở ngoài nước, không phải là một bảo đảm 100% cho kiến thức văn học của những người mang học vị này.
Điều đáng phàn nàn hơn cả là không một ai trong Ban Tuyên Giáo và Sở Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Cà Mâu, nhận biết được lòng nhân ái của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư dành cho các nhân vật trong truyện của chị, cũng không một ai nhận ra phải là một người yêu mến vùng đất hoang sơ này đến độ đau lòng, mới có thể viết những dòng chữ đau đáu về một vùng đất vốn phì nhiêu mầu mỡ, mà chỉ vì những lầm lẫn của con người đã trở nên một vùng hoang vắng thê lương.
Chào Thân ái & Quyết thắng!