Bài thi văn gây chấn động

Trần Tuấn Anh đã viết:
Bé này nhà ở Quán Sứ đúng không :biggrin: Xinh :biggrin:

Bài này viết giọng sặc bức xúc. Có lẽ vì bức xúc nên em ấy chưa suy nghĩ sâu, vì thực sự chuyện này không thể xé to được, cùng lắm chỉ là một vụ con con để thiên hạ đọc với nhau thôi. Tính người Việt mình thì nước chưa đến cổ thì còn cứ "chờ xem sao rồi hẵng tính" :mrgreen: Thôi cứ cho giải "Bức xúc hay" vậy :biggrin: Còn thì em cứ gọi là ủng hộ viên của bác nào đó "0 điểm - lạc đề"

Mà em ấy viết bài này khi thi Học sinh giỏi đấy chứ nhỉ... 8-|

ờ đi thi học sinh giỏi mới viết thế... thử đi thi tốt nghiệp xem, bố đứa nào dám việt lạc đề... may ra có mấy bé biết sắp đi dụ học thì viết thế /:)
 
Nguyễn Trọng Nghĩa đã viết:
thế em hỏi anh là từ cuối cấp 2, và trong cả cấp 3, cái mình học gọi là môn gì. hồi trước học Văn hình như chia làm 3 môn: Tập Làm Văn, Giảng Văn, và một cái gì đó nôm na gọi là ngữ pháp tiếng Việt. còn về sau chắc chỉ còn mỗi một môn là phân tích những tác phẩm mà ng ta viết trong sách. cái phần sau này em thấy là vô tác dụng. ai đời một cái đề bài:"em hãy tả bà em", ng ta viết được đủ thì thôi lại bắt ng ta viết dài. em ghét nhất là phải viết một câu dài lòng thòng trong khi có thể diễn đạt bằng một câu ngắn gọn. mà học văn thì chắc mọi ng đồng ý là viết dài thì giáo viên thích hơn nhỉ.
Thì cái về sau mình làm là để áp dụng những cái học từ trước. Chứ học xong rồi để đấy thì cái gì chả quên.
Còn vấn đề viết ngắn viết dài đề bài củ chuối... là vấn đề đối với từng giáo viên, chứ không phải là tất cả, càng không phải là vấn đề của bản thân môn Văn.
 
tốt nhất là bỏ môn văn ra khỏi trường, vì mọi n`g thử xem xem những lợi ích thiết thực của môn Văn gồm có những rì
 
Hic, đ/c Nghĩa nói thế mà cũng nghe được b-). Thế ai hỏi tôi học Toán để làm gì thì tôi bảo là để sau này ra đếm tiến, quản lý tiền lương của chồng cho dễ có được ko ? Thể nào cũng có đứa bắt bẻ lại là thế việc quái gì phải đi học, ngồi nhà tự học cũng được b-).

Văn cũng như Toán hay một số các môn học khác là môn khoa học cơ bản, là kiến thức phổ thông, ai cũng phải nắm vững. Cũng giống như vào Đại học, dù chuyên ngành nào cũng vẫn phải học Triết, học Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị.... dù học xong chả hiểu cái gì :).

Bản thân tôi là 1 ng học rất dốt văn hồi cấp 3, cũng ko có cảm tình với mấy cái bài kiểu như Văn tế nghĩa sĩ kia, và đặc biệt là rất ghét thơ văn của chủ tịch Hồ Chí Minh :p. Nhưng đến khi lên Đại học. Môi trường học tập khác, thêm nữa giáo viên phải nói là quá tuyệt vời, toàn những ng nổi tiếng trong giới văn học :D, cách làm bài và cách cho phép học sinh viết bài cũng khác hắn. Hoàn toàn là cho phép ng ta phát triển suy nghĩ, cảm thụ của mình. Do đó tôi thật sự hiểu cách dạy và học văn của ta hiện nay nên thay đổi lại :). Tất nhiên đợi thay đổi thì cũng còn lâu lắm :)

Quay lại vấn đề chính, đồng ý với ý kiến của 1 số ng ở đây, ko nên tâng bốc hay khen em Thanh kia quá mức (bé Long gọi em này là anh hùng thì chị cũng chịu em :p). Tại sao thì mình phân tích ở bài viết trước rồi. Báo chí đúng là cũng can thiệp hơi thái quá. Điều này gây nên 2 tiêu cực ngay trước mắt:

+ Bản thân em Thanh sẽ có 1 số tác động. Kiểu như ng nổi tiếng nhanh quá sẽ dễ bị sa ngã ý :D

+ Nghiêm trọng hơn, là nhiều em học sinh ghét môn Văn sẽ vin vào cái cớ này mà ko thèm học Văn => phản ứng dây truyền ko chọn lọc. Hic :(

:x
 
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Guộc

Hỡi ôi !

Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng,
Xưa ắt còn danh nổi như phao,
Một trận nghĩa đánh Tây,

Thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa

Côi cút làm ăn,
Riêng lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ;
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,
Tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ,
Mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng,
Trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm,
Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Đêm thấy bòng bong che trắng lớp,
Những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì,
Toan ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ,
Há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa,
Đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt,
Phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi,
Chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ,
Theo giòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp, dân làng,
Mến nghĩa làm quân chiêu mộ
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận binh thư, không chờ bài bố.
Ngoài cật có một manh áo vải,
Nào đợi mang bao tấu, bao ngòi,
Trong tay dùng một ngọn tầm vông,

Chi nài sắm dao tu, nón gỗ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi,
Cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo dùng một ngọn dao phay,
Cũng chém đặng đầu quan hai nọ
Chi nhọc quan Quản gióng trống kỳ trống giục,
Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Mặc kệ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to,
Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém dọc,
Làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
Bọn hè trước, lũ ó sau,
Trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Những lăm lòng nghĩa sau dùng
Đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh,
Nào hay da ngựa bọc thây;
Trăm năm âm phủ ấy chữ quy,
Xá đợi gươm hùm treo mộ
Đoái sông Cần Giuộc,
Cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
Chẳng phải án cướp, án gian đày tới,
Mà vi binh đánh giặc cho cam tâm.
Vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi,
Mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng

Tấc đấc ngọn rau ơn chúa,
Tài bồi cho nước nhà ta
Bát cơm manh áo ở đời,
Mắc mớ chi ông cha nó ?
Vì ai khiến quan quân khó nhọc,
Ăn tuyết nằm sương ?
Vì ai xui hào lũy tan hoang,
Xiêu mưa ngà gió ?
Sống làm chi theo quân tả đạo,
Quẳng vùa hương, xô bàn độc
Nghĩ lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mả tà,
Chia rượu ngọt, gặm bánh mì,
Nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu dịch khái,
Về sau tổ phụ cũng vinh,
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây,
ở với man di rất khổ.

Ôi thôi thôi

Chùa Lão Ngộ năm canh ưng đóng lạnh,
Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Tây Dương một khắc đặng rửa hờn,
Tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ,
Ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng,
Con bóng xế vật vờ trước ngõ.

Ôi !

Một trận khói tan,
Nghìn năm tiết rỡ.
Binh tướng nó hày đóng sông Bến Nghé,
Còn làm cho bốn phía mây đen.
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,
Ai cứu đặng một phường con đỏ.
Thác mà trả nước non rồi nợ,
Danh thơm đồn sáu tỉnh cũng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ,
Tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc,
Linh hồn theo giúp cơ binh
Muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua,
Lời dụ dạy đã rành rành
Một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,
Thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm,
Cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ơi !

Có linh xin hưởng.


Nguyễn Đình Chiểu
 
Thực ra thì môn nào cũng phải học, học để biết, học để hiểu đc những quy luật tự nhiên, xã hội đơn giản nhất trong cuộc sống. Nhưng ở những bậc phổ thông thì đáng lẽ chỉ cần dạy những kiến thức cơ bản, thực tế, vừa đủ để học sinh hiểu và áp dụng đc trong việc học tập sau này, dù ở bất cứ ngành nghề nào là đủ. Đằng này cái gì cũng phải nhồi nhét cả đống vào, toán lý hóa văn sử địa sinh cả núi kiến thức, từ tích phân đến đạo hàm, từ Newton đến Ohm, từ lịch sử VN đến lịch sử Tàu, từ Truyện Kiều đến Lý Bạch... tất tần tật mọi thứ hổ lốn nào cũng phải học hết, thử hỏi như vậy làm sao học sinh có thể tiêu hóa nổi. Kể cả đem mấy thằng thần đồng của Mỹ, 10 tuổi đã vào ĐH sang VN chắc đc hai tuần nó cũng thành thằng đầu to mắt cận suốt ngày cầm sách ngồi lẩm bẩm. Thử tưởng tượng trong một cái bát có trộn tất cả cơm mỳ phở bún miến, mắm muối đường ớt, thịt thà cá mú các kiểu tạp phế lù vào thì thằng nào nuốt nổi. Mới nhìn thôi ko thấy buồn nôn mới là lạ. Việc học bây h cũng thế, mới chỉ nhìn vào đống sách vở, bài tập, những cái gì mình phải học đã thấy oải rồi, học mà chẳng thấy vào được đầu cái gì thực sự có ích, chẳng biết sau này nó hướng mình thành người thế nào, có làm nên cơm cháo gì ko.

Nếu chương trình bây h vẫn cứ như thế, "học thừa còn hơn bỏ sót", năm này qua năm khác, học kỳ này qua học kỳ khác, cứ tương "ít nhất" 13 môn vào đầu h/s thì dù có cải tiến cải lùi, thay đổi các kiểu loại sách, giáo án, giáo viên có dạy hay đến mấy, nhiệt tình đến mấy thì vẫn thế cả. GDVN lạc hậu vẫn hoàn lạc hậu, h/s VN khổ vẫn cứ khổ, chửi vẫn cứ chửi...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đồng ý với ông Nguyễn Đăng Trung, nhiều thứ như thế thật sự là ko cần thiết. nhất là như nhiều ng học đại học rồi thì biết, lên đại học, nhiều kiến thức được học lại hệt như lúc cấp 3, cấp 3 thì học như cấp 2. vậy sao mỗi thứ ko học một lần, và trải đều ra trong các năm.

có ai nói học Toán là để đếm tiền đâu. theo suy nghĩ của tôi, học Toán là học cách tư duy, học văn là học cách diễn đạt. hai cái đó đều quan trọng, nhưng vấn đề là nó ko quan trọng đến mức đem nó ra làm cột mốc của học thức một học sinh. kiểu như thi tốt nghiệp, bắt buộc có văn toán và ngoại ngữ, thế nào mà chẳng làm khó một bộ phận học sinh. thằng thích văn thì ghét thi toán, thằng thích toán thì ghét thi văn. học kiểu gượng ép như thế, vào đầu xong rồi cũng chui ra thôi.
 
1 là Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Guộc viết cho người chết thì để người chết bình luận đi.

2 là Bài Văn viết có mục đích khích lệ những người làm cách mạng cho nên những người am hiểu nghệ thuật như các em đây không mê nổi. Bản thân anh cũng không thấy gì hay cả. Nhưng nếu đặt mình vào địa vị những người bấy giờ tận mắt chứng kiến bạn mình chết như thế nào thì có lẽ sẽ cảm nhận khác đi.

3 là nền giáo dục ở Việt Nam ấu trĩ lâu rồi không phải chỉ có môn văn thôi. Biết đâu sau vài vụ như thế này sẽ có sự thay đổi.
 
Hôm nay ngồi xem "Chào buổi sáng" ...:p
thấy hay vãi
Ít ra là còn khách quan chán so với những gi` anh em viết nãy giờ...:(
Người ta nói đúng, phương pháp dạy bi h quả là có vấn đề nhưng nghĩ kĩ mà xem...
Mọi người đã ai chịu đọc được nó dăm ba lần để thấy được cái hay của thể loại văn tế độc đáo này :D
 
Nguyễn Trọng Nghĩa đã viết:
đồng ý với ông Nguyễn Đăng Trung, nhiều thứ như thế thật sự là ko cần thiết. nhất là như nhiều ng học đại học rồi thì biết, lên đại học, nhiều kiến thức được học lại hệt như lúc cấp 3, cấp 3 thì học như cấp 2. vậy sao mỗi thứ ko học một lần, và trải đều ra trong các năm.

có ai nói học Toán là để đếm tiền đâu. theo suy nghĩ của tôi, học Toán là học cách tư duy, học văn là học cách diễn đạt. hai cái đó đều quan trọng, nhưng vấn đề là nó ko quan trọng đến mức đem nó ra làm cột mốc của học thức một học sinh. kiểu như thi tốt nghiệp, bắt buộc có văn toán và ngoại ngữ, thế nào mà chẳng làm khó một bộ phận học sinh. thằng thích văn thì ghét thi toán, thằng thích toán thì ghét thi văn. học kiểu gượng ép như thế, vào đầu xong rồi cũng chui ra thôi.
Bác nói thế là ko đứng rồi, ở nước ngoài, 2 môn Văn học và Toán cũng đều là những môn bắt buộc cả. Không gượng ép là thế nào. Em nói thật chứ muốn ko gượng ép thì tốt nhất là đừng có bắt học cái gì cả. Ngày xưa hồi em học cấp 3 thì môn gì em cũng ghét hết, kể cả Văn.

Nó giống như lên Đại học thì phải học Triết, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh... Những môn đại cương, quan trọng với mọi chuyên ngành. Mà em hỏi thật bác, trừ những đứa nghiên cứu sâu về mấy cái lĩnh vực này, thì những đứa học Kinh tế, Ngân hàng, hay Bách Khoa, Xây dựng còn lại có đứa nào thích học mấy môn này đâu. Thế mà vẫn phải học, thậm chị còn phải thi Tốt nghiệp ĐH nữa b-). Mà học xong thì mấy đứa sẽ thấm nhuần tư tưởng Mac Lênin ? Đứa nào sẽ thêm yêu nước ? Đứa nào sẽ thêm kính yêu và biết ơn bác Hồ ? Thế mà vẫn phải học đấy :(

Uah thì chung quy lại cũng là cách dạy học và phương pháp học thôi. Giao viên giỏi biết cách truyền đạt cảm xúc đến cho học sinh. Học sinh có ý thức, hợp với tính cách sẽ tự nguyện tiếp thu thôi ;)

Hehe, lan man khoe tẹo. Hồi cấp 3 em dốt văn và nói chung là cũng ko thích văn cho lắm :D. Nhưng mà lên ĐH, được học cái cô giáo mà hôm nay trả lời Phỏng vấn ở Bản tin Chào buổi sáng ý. Nhờ thế mà thích học văn hẳn lên ;). Giáo viên dạy hay, ko bị áp lực về thi cử, điểm số.... Thoải mái hắn ;). Nhưng cũng thật xấu hổ vị nằm trong số những sinh viên lười đọc sách mà hôm nay cô nói trên TV :">

:x
 
Thêm bài Phỏng vấn cô giáo em Thanh cho mọi người nhận xét nhé ạ ;)

"Sự kiện này làm tôi rất buồn nhưng học sinh bao giờ cũng là học sinh. Với các em, bao giờ cũng phải công bằng và độ lượng!" - cô giáo N.T.L - Người trực tiếp dạy Văn của học sinh Nguyễn Phi Thanh nói trong buổi trao đổi với phóng viên chiều qua, 17/5.


“Tôi tự nhận thấy mình là một người yêu nghề, xem học sinh như con.Tôi cũng cảm nhận được tình yêu mến của học sinh dành cho mình. Nhiều học sinh tâm sự với cô nhiều thứ, kể cả chuyện tình cảm. Vì thế sự kiện này làm tôi rất buồn."

Tâm trạng của chị lúc đó thế nào?

Lúc đó, tôi cũng cảm thấy buồn. Nhưng lúc ấy tôi còn có cả sự cảm thông với em ấy vì tôi cho rằng Phi Thanh viết như thế vì không học bài và cay cú với điểm nên bức bối viết ra những điều thiếu suy nghĩ, bộc lộ cái yếu của em ấy.

Cái yếu đó là cái gì?


Là một học sinh được cử đi thi học sinh giỏi văn, vậy mà em ấy đã không học bài. Nói cho đúng là học tủ nên đã “lệch tủ” khi vào phòng thi. Song Thanh lại coi như em không cần biết, không cần hiểu, không xúc cảm trước một tác phẩm có giá trị.

Cho dù không có xúc cảm thì trách nhiệm của một học sinh sau khi học bài là phải nhận thức được đó là cái gì. Tôi cho rằng lúc đó Phi Thanh suy nghĩ không được bình thường khi nói rằng em không cần biết về quá khứ vì chúng em đang sống trong thời bình.

Vừa thông cảm phần nào cho em Phi Thanh, nhưng tôi cũng đã rất giận. Ngay sau đó, trước cả lớp tôi đã phân tích cho Phi Thanh biết Phi Thanh sai ở chỗ nào. Phi Thanh có nhận với tôi là Phi Thanh không học bài, nếu như đề ra hỏi đến văn học lãng mạn chẳng hạn thì em sẽ “tung hoành” hơn.

Sau buổi đó em Phi Thanh có nói gì với chị không?

Phi Thanh có xin lỗi tôi. Học sinh cũng cho tôi biết, Phi Thanh nói với các bạn rằng, Phi Thanh không hề có ý gì là nói cô cả, mà chỉ định góp ý cho chương trình thôi.

Hôm ở trên lớp, tôi cũng phân tích cho Phi Thanh rằng, nếu như em thật sự thẳng thắn thì trước khi viết những điều trên, em phải viết rằng: “Em xin lỗi thầy cô vì trước khi đi thi em đã không học lại bài này”. Sau đó em muốn đổ lỗi cho cái gì thì đổ. Như thế mới là đúng và biết cách sống.

Đồng ý lỗi tại chương trình, lỗi tại ra đề thi, nhưng lỗi em không học bài nằm ở dòng nào?

Vậy chị thực sự cảm thấy sốc từ bao giờ?

Từ khi tôi bắt đầu đọc báo và thấy dư luận có chiều hướng khen ngợi Phi Thanh. Đơn giản là tôi nghĩ thế này: Một học sinh không học lại bài cũ (có thể vì nhiều lý do) nên không thể làm bài, vậy mà lại được ca ngợi, được đưa ra như một tấm gương để những học sinh khác noi theo, liệu có phản giáo dục không?

Tôi rất đau đớn vì người ta sẽ nghĩ tôi dạy học sinh thế nào mà để học sinh nói: Em không cần biết, em không hề thương xót khi đọc bài văn tế - Một trái tim vô cảm, lạnh lùng, tàn nhẫn được đẩy tới tận cùng.

Văn học có một chức năng mà ai cũng biết, đó là chức năng nhận thức. Người ta không sống trong quá khứ nhưng người ta lại có thể hiểu được quá khứ. Nếu em là học sinh giỏi văn thật sự, tại sao em lại nói những lời tàn nhẫn như thế!


Nhưng dư luận không chỉ nói về trường hợp của Phi Thanh mà nói về một hệ thống, nói về cả một nền giáo dục?

Nỗi khổ của tôi là thế này, cái chung ấy đang dựa trên một cái rất cụ thể. Ai cũng nghĩ cái cụ thể là cái đáng nhìn. Viết báo thì gián tiếp, nhưng độc giả sẽ hiểu trực tiếp giáo viên của em ấy không truyền đạt được cho học sinh, dạy không có “lửa”.v.v...

Nếu muốn góp ý cho chương trình, góp ý cho cách dạy thì phải nói thế nào để tách bạch ra trường hợp cụ thể này sai chỗ nào, đúng chỗ nào, còn trong cái chung mình góp ý cái gì. Đừng để nó lẫn lộn để nhập nhằng như thế.


Nhưng gây ra hậu quả ấy lại không phải là Phi Thanh?


Căn bệnh chung của học sinh là các em luôn luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không nhìn nhận lại chính mình. Nếu không cẩn thận, những người lớn sẽ vô tình khuyến khích con trẻ điều đó.

Lẽ ra, chúng ta phải dạy con cái mình sống cho đúng. Trước một thất bại, điều đầu tiên phải tìm hiểu mình sai sót ở chỗ nào. Một khi không tự nhận ra được phần sai của mình thì tất cả những lý do khách quan phía sau đó không còn có giá trị nữa. Không nên trút tất cả lỗi vào một cái gì đó để biện minh cho việc mình không học bài.

Chị sẽ tiếp tục dạy Phi Thanh ít ra đến lớp 12. Thái độ của chị với Phi Thanh sẽ thế nào?

Ngay từ khi trên báo chí chưa “mượn” Phi Thanh để nói những điều để dư luận có thể hiểu lầm tôi thì tôi đã nói trước lớp rằng, tôi vẫn thông cảm cho Phi Thanh. Trẻ con bao giờ cũng là trẻ con. Học sinh bao giờ cũng là học sinh. Với các em, bao giờ cũng phải công bằng và độ lượng. Các em sai ở đâu thì uốn nắn ở đó. Cũng như con mình, có thế nào cũng là con mình, làm sao mà mình bỏ được!

Tôi nghe qua bạn bè Phi Thanh thì được biết, Phi Thanh có nói, trước khi trả lời phỏng vấn, Phi Thanh đề nghị với phóng viên không được nói gì đến ảnh hưởng tới thầy cô giáo của em. Phi Thanh cũng có nói rõ nguyên nhân là do không làm được bài, đã gục mặt xuống bàn ngủ nhưng rồi giám thị động viên. Nhưng câu đó đã không được đăng trên báo.


Nhưng trong cuộc đời đi dạy của mình, có lúc nào chị cảm thấy băn khoăn vì chương trình, cách dạy văn hiện nay xa lạ với học sinh không?

Đừng ai nghĩ chúng tôi hiện nay lên lớp và dạy bằng cách áp đặt. Chúng tôi cũng thích dạy theo phương pháp gợi mở cho học sinh. Chúng tôi đang cố dung hoà để làm sao vừa truyền đạt được kiến thức cho học sinh, đồng thời gợi mở để các em phát biểu ý kiến.

Cảm ơn chị!

Quý Hiên (thực hiện)
(Theo Tiền Phong)

 
cái bạn này chắc phải BỨC XÚC thế nào mới dám viết thế chứ, mà nhé, nếu đã cố gắng học hành giỏi thế rồi , để thi hsg rồi, sao lại bỏ đi cái công đấy đi nhỉm gay scandal làm gì, chả đc gì. Có thể nghĩ là viết thế thì tình hình sẽ thay đổi, nhưng thực ra thì chả đc gì, chẳng nhẽ chính phủ sau khi có việc này thì cho phép hs ko phải học những bài văn cổ nữa à??
Mà nếu nói như bạn này: em ko sống ở thời đó nên ko có cảm nhận gì---> thế tức là bây h chúng ta sẽ nói là, BỌN EM KO SỐNG NGÀY HÔM QUA< KO BIẾT GÌ HẾT à? chẳng nhẽ cứ phải chứng kiến tận mắt thì mới biết và cảm nhận đc a`?? thế ví dụ khi 1 nhà soạn nhạc sáng tác 1 bài hát, ta sẽ nói là : em ko có cảm nhận gì với bài hát này, vì em ko thất tình, ko nhớ nhà, ko bị cô đơn... à---> vô lí
Nói là học VĂN khổ thì khổ thật, nhưng mà nc mình dạy học nó thế, đành chịu, chứ biết làm sao. nc ngoài học 1 kiểu khác, ta thấy hay thì chê VN mình, nhưng mà mỗi kiểu 1 khác, sao có thể so sánh hay nói gì đc???
 
Phản đối việc báo chí viết bài ca ngợi Nguyễn Phi Thanh

Nếu trước khi con bé Nguyễn Phi Thanh viết như thế mà cho nó đọc bài này thì sao nhỉ
24.gif

---------------------------------------------------------------------


Học sinh Hàn Quốc biểu tình chống nhồi sọ


candlet.jpg

Các học sinh Hàn Quốc cầm nến cầu nguyện cho 5 người bạn vừa tự tử.


Oh Hyun Chul 16 tuổi là đứa con ngoan, bởi mỗi sáng cậu tỉnh dậy lúc 6 giờ và có mặt ở trường lúc 7h20'. Phải đến 1h30' sáng hôm sau, Oh mới trở về nhà, sau vài lớp học thêm.

Như vậy, Oh chỉ có khoảng 4 giờ để ngủ. Tuy nhiên, cậu chẳng thấy có gì là không bình thường vì hầu hết các bạn và hầu hết học sinh trung học Hàn Quốc đều như vậy cả.

"Em tranh thủ ngủ ở chỗ này, chỗ khác, trong giờ nghỉ giải lao 10 phút giữa các lớp học và trên xe buýt", cậu thiếu niên gầy và cao lêu đêu để đầu húi cua cho biết. "Chúng em có một quy tắc là 4 hoặc 5. Bạn có thể vào đại học nếu bạn ngủ 4 giờ mỗi ngày, nhưng nếu bạn ngủ đến 5 giờ hoặc hơn thì thôi đừng mơ đại học nhé. Tất cả đã quen rồi".

Trong tháng qua, thời điểm kiểm tra giữa kỳ ở hầu hết các trường trung học, ít nhất 5 học sinh đã tự tử vì sức ép phải đạt điểm cao. Các em hoặc treo cổ hoặc nhảy lầu, từ căn hộ, cửa sổ phòng học hoặc nhảy xuống sông.

Các vụ tử tự xảy ra sau khi Bộ Giáo dục và Nhân lực Hàn Quốc thay đổi hệ thống thi vào đại học. Theo đó, điểm trung học sẽ là một nhân tố quan trọng trong quyết định của trường ĐH có chấp nhận một học sinh hay không. Những quy tắc mới này sẽ có hiệu lực vào năm 2008, khi những học sinh hiện giờ đang học năm đầu của trường trung học, như Oh, sẽ xin vào đại học.

Hiện tại, học sinh được chọn làm sinh viên trên cơ sở một kỳ thi vào đại học tiêu chuẩn trên toàn quốc. Theo các giáo viên, với một kỳ thi quyết định tương lai, các em chỉ tập trung vào kỳ thi. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Nhân lực Hàn Quốc cho rằng hệ thống mới sẽ khiến học sinh tập trung vào lớp học.

Tuy nhiên, theo các học sinh và những người chỉ trích, việc học hành đang bị biến thành một "trận chiến". Các em phải "chiến đấu" với mỗi kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ. Hệ thống mới còn xếp loại học sinh trong từng lớp, dẫn đến tình trạng ganh đua quyết liệt giữa những người bạn cùng lớp. Việc chính phủ thường xuyên thay đổi quy định chấp nhận vào ĐH còn khiến học sinh hoang mang.

"Thi cử để đánh giá khả năng học sinh, ganh đua là điều khó tránh khỏi trong xã hội", xã luận của nhật báo lớn JoongAng số ra ngày 7/5 nhận định. "Nếu học sinh có thời gian phản đối, các em nên dành thời gian đó để học".

Làn sóng phản đối trên mạng lan ra nhanh chóng tới mức hồi tuần trước, Bộ trưởng Giáo dục Kim Jin Pyo phải gửi thư tới 1,5 triệu giáo viên và bậc cha mẹ xin lỗi về sự náo động và bảo vệ chính sách mới.

Tối 7/5, Oh ở trong số khoảng 400 học sinh phớt lờ cha mẹ, thày cô và tập trung ở trung tâm Seoul. Tất cả cầm nến để tưởng nhớ những người bạn đã qua đời và phản đối các điều kiện đầy sức ép trong nhà trường.

"Trường học đang đẩy chúng em đến những cuộc ganh đua không có hồi kết, dạy chúng em phải dẫm đạp lên bạn bè để thành công", Shin Ji Hae, nữ sinh 16 tuổi, phát biểu. Đám đông cỗ vũ nhiệt tình khi em nói: "Chúng ta không phải là những cái máy học. Chúng ta là những thiếu niên".

Đây là cuộc phản đối công khai đầu tiên của học sinh Hàn Quốc, vốn có tiếng là luôn vâng lời, chống lại hệ thống giáo dục nhà nước trong thời gian gần đây. Hàng trăm sĩ quan cảnh sát và giáo viên được đưa tới khu vực để ngăn chặn bạo lực và ngăn cản các học sinh tới tham dự sau.

Nhiều em mặc đồng phục nhưng đeo mặt nạ để tránh bị nhận diện. "Đừng chụp ảnh chúng tôi. Chúng tôi sẽ bị phạt ở trường. Hãy bảo vệ chúng tôi", các em thét lên với những phóng viên ảnh.

Theo nhà xã hội học của ĐH Sungkonghoe, Seoul Kim Dong Chung, tại Hàn Quốc, trường đại học quyết định tương lai của sinh viên. Lương bổng, vị trí và uy tín của một nhân viên lúc 60 tuổi không phụ thuộc vào khả năng làm việc của ông ta nhiều bằng chuyện liệu ông có thi đỗ kỳ thi vào trường ĐH danh tiếng lúc 19 tuổi hay không.

Niềm tự hào của gia đình thường phụ thuộc vào việc con cái có được nhận vào trường đại học tốt hay không. Vì vậy, các bậc cha mẹ dành một phần tiền lương tương đối cho con đi học thêm. Trong ngày thi, các bà mẹ đi lễ cầu nguyện. Không lực Hàn Quốc còn tạm ngưng các chuyến bay để thí sinh không bị ảnh hưởng.

Hệ thống trường học Hàn Quốc nổi tiếng vì đã sản sinh ra nhiều người lao động tận tuỵ, điểm quan trọng với thành công kinh tế của đất nước kim chi. Tuy nhiên, họ cũng bị chỉ trích là quá hà khắc. Thời khoá biểu của Oh rất nặng. Tại trường học, các tiết học 50 phút bắt đầu lúc 7h40' sáng và kéo dài tới tận 5h chiều. Nhà trường để học sinh tự học ở trong lớp cho tới 10h tối. Sau đó, Oh tiếp tục đi học thêm để ôn lại những gì đã học.

Cứ 100.000 học sinh tuổi từ 15-19, thì có hơn 8 em tự tử năm 2003. Hệ quả là tự tử trở thành nguyên nhân thiệt mạng lớn thứ hai sau tai nạn giao thông ở lứa tuổi này.


Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/05/3B9DE12C/
 
Thế thì anh gửi cho chị Thanh ấy bài này đi !!! :D :D
 
Ừ, email của nó là gì vậy em? :-B

Anh cho nó đọc cả bài này luôn :-B

"Bài văn lạ" gây chấn động từ phía nào?


"Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là: "Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số mười học sinh như em thì có chín người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình".


Cô học sinh gọi là "giỏi" của lớp 11 Trường PTTH Việt Đức (Hà Nội) đã mở đầu bài văn "gây chấn động" của mình như thế. Đúng là "chấn động" thật, bởi một điều đơn giản, có lẽ trước nay không chỉ có một mình cô học sinh này có ý nghĩ như vậy khi làm một bài luận văn, dù là trong kỳ thi học sinh giỏi hay không, nhưng chưa ai dám viết ra thẳng thừng như thế ngay trong bài thi của mình. Viết như thế, là đã chấp nhận không có điểm, hoặc điểm cực thấp, không xứng với một "học sinh giỏi". Mà thông thường, ai đi thi cũng cần điểm, điểm cao, cần đỗ đạt. Cô học sinh này không cần điểm cao, không cần đỗ đạt, cô chỉ cần nói lên một sự thật. Nhưng đó là sự thật gì ? Sự thật là, dù là học sinh giỏi văn, dù đã học đến lớp 11, cô cũng không biết, hoặc không cần biết, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay và đẹp ở chỗ nào. Và theo cô, 9/10 học sinh giỏi như cô cũng "đồng ý với cô" như cách người ta công bố trên chương trình truyền hình "Ai là triệu phú". Ở đây, trước hết phải cám ơn cô học sinh này, người đã dám nói thật những gì có thể mình nghĩ và mình hiểu, trong một khuôn khổ giáo dục mà người ta cố gắng cho học sinh càng ít nói những suy nghĩ thực của mình bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Nhưng nói thật nhiều khi không đồng nghĩa với nói đúng, hoặc chỉ nói đúng cái điều mà mình nghĩ. Mà phải nói thật, cô "học sinh giỏi" này đã quá vô cảm trước một tác phẩm xứng đáng được coi là một kiệt tác trong văn chương Việt Nam. Chúng ta không thể vì những thiếu sót, bất cập, thậm chí ngô nghê trong cách ra đề thi, hay những thiếu hụt và cứng nhắc rõ ràng trong sách giáo khoa để dồn hết, đổ hết sang tác phẩm, những tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa. Phải nói ngay rằng, sách giáo khoa không phải là nơi cuối cùng và duy nhất đánh giá giá trị văn học của tác phẩm được chọn. Không phải tất cả các tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) được đưa vào sách giáo khoa đều là những kiệt tác, thậm chí có những bài văn hay thơ chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình về tiêu chí văn học. Nhưng rõ ràng, có những tác phẩm đưa vào đó là những kiệt tác, trong đó cóá Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Vấn đề của sách giáo khoa, của giáo viên và học sinh là phải phân biệt được đâu là những kiệt tác, đâu là những bài thơ bài văn thường vẫn hiện diện trong sách giáo khoa. Người ta đã nói rất nhiều về Nguyễn Đình Chiểu và về những tác phẩm của Ông. Nhưng ít khi người ta cho học sinh được thực sự cảm thụ cái không khí kỳ lạ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một tác phẩm xuất thần nói lên tất cả những bi thương và hùng khí của "những dân ấp dân lân", nói tắt là của những người ở "dưới đáy" khi họ vụt đứng lên vì nghĩa lớn, khi họ thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất quyền làm người, không chịu mất dù là một tấc đất của cha ông và của chính họ đã bằng máu và mồ hôi tạo dựng nên. Khi người ta biết giáo dục cho học sinh lòng yêu nước chân chính chứ không phải những ngôn từ sáo rỗng, thì không lý do gì một học sinh (nhất là một học sinh giỏi, lớp 11) lại không thể cảm nhận được, không hề xúc động trước những câu thơ có thể khiến người đọc nổi gai ốc, khiến trào nước mắt, mà không cần bất cứ một lời thêm thắt giảng giải nào khi đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Những tác phẩm cổ điển vẫn có cách để hiện diện ngay trong thời hiện đại, vấn đề là phải có tấm lòng để biết cảm nhận nó, thấu suốt nó, đồng cảm với nó. Bởi nó chứa phần "người" căn bản, phần "văn" căn bản, cái mà ta vẫn gọi là "nhân văn". Bài văn của em học sinh giỏi lớp 11 và tất cả những ý kiến vội vã tán đồng, vội vã ủng hộ của nhiều người, trong đó có không ít giáo sư đang dạy văn, khiến người ta phải kinh hoàng khi nghĩ về cách dạy và học văn trong nhà trường của chúng ta.
Trên ý nghĩa đó, tôi xin cho điểm 20/20 cho bài văn xứng đáng nhận giải "Mâm xôi" về bình luận văn học kia.


Thanh Thảo
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2005/5/16/109900.tno

Cho nó đọc tiếp bài này nữa X(

''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'' - Ngôi đền thiêng trong văn học

Nhà phê bình Hoài Thanh, trong bài viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một trong những bài văn hay nhất của chúng ta đã công nhận là từ trước khi có tác phẩm này, trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân: Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn - toan lo nghèo khó”, và ông viết: "Bao nhiêu yêu thương trong hai từ cui cút ấy”!


Cũng xin nói "cui cút" là từ ngữ "đặc Nam Bộ" nhưng thực ra ai cũng hiểu, và sách giáo khoa Văn học lớp 11 cũng đã chú thích khá rõ: "Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp". Thực ra, trường ngữ nghĩa của "cui cút" còn rộng và sâu hơn "tội nghiệp" rất nhiều. Chỉ trong một câu văn 8 chữ: “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó. Cứ ngỡ họ sẽ mãi mãi cam chịu như thế: Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, và đúng như cụ Đồ Chiểu đã tả: Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó. Họ thật thà và ngây thơ lắm, đến nỗi: Trông tin quan như trời hạn trông mưa, nhưng họ cũng dữ dằn lắm đó nghe: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Đừng đùa với họ, nhất là đừng lừa họ, bịp họ! Đọc văn tế phải đặc biệt chú ý đến phép đối ngẫu, cả đại đối và tiểu đối. Người ta nói dường như từ văn tế đến thơ văn xuôi là một khoảng cách khá gần, đúng là như thế. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi tuân thủ chặt chẽ lề luật của một bài văn tế thông thường, đã vượt lên thành một tác phẩm văn học độc đáo có một không hai. Đây là lần đầu tiên trong văn học thành văn Việt Nam xuất hiện hình ảnh người nông dân - chiến sĩ, người cố nông, bần nông - nghĩa sĩ. Và Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Việt đầu tiên công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Giọng thơ bi thiết, hào sảng, dữ dội, dịu dàng, khi đôn hậu lúc quật cường ấy chính là giọng điệu chủ của văn học viết về chiến tranh, cuộc chiến tranh bắt đầu từ người dân, người lính, những nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp đã làm nên đất nước này và thề gìn giữ đất nước này.

Xin hãy đọc đoạn văn viết về thân phận con người trong chiến tranh này và so sánh: Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ - Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Có thể coi đó là những câu thơ hay câu văn viết về chiến tranh thực nhất và hay nhất mọi thời đại. Nếu không phải là "nhà thơ của nhân dân", nếu không sống đến tận cùng tâm cảm niềm đau nỗi khổ của nhân dân thì không bao giờ viết được một áng văn như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Đúng, cụ Đồ Chiểu chỉ là một nhà thơ mù, một "người hát rong của nhân dân". Sinh thời cụ cũng không có chức tước gì, cũng chẳng được (hoặc không muốn nhận) đồng nhuận bút nào từ những tác phẩm của mình, nhưng một số tác phẩm cụ để lại mà tiêu biểu nhất là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm giàu cho nền văn học Việt Nam ở vào thời điểm thử thách khắc nghiệt nhất cho văn học và cho cả lịch sử đất nước.

Chớ động vào những ngôi đền thiêng do chính nhân dân dựng lên! Cụ Đồ Chiểu "thảo dân" và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ngôi đền thật, ngôi đền thiêng của văn học chúng ta. Hãy cẩn trọng khi chạm đến nó.


Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/5/16/109950.tno
 
... đọc cái này đã lâu hôm nay em mới ngồi đọc hết bài mọi người bình luận .. dài nhưng mà gay cấn cũng ko kém ... ngay đọc bài văn kia của bạn T , đầu tiên là rất tâm đắc và tán thành .. nhưng suy nghĩ xem xét lại 1 lúc thì thấy quan điểm thì đúng , nhưng bài văn lại tình cờ bộc lộ được bản chất của T nói riêng và đa phần học sinh mình nói chung - không kiên trì và thích làm theo ý mình .. thích phóng túng ....
.. em cũng là 1 học sinh rất ghét môn Văn nếu không nói là ghét nhất trong tất cả các môn học ... nhưng sau này em lại cảm nhận được môn Văn bề ngoài tuy nó có vẻ khô khan , nhạt nhẽo .. nhưng nó đã dần dần ngấm ít 1 , ít 1 vào mỗi học sinh để tạo cho mình cái nền tảng trong cách suy nghĩ , lối viết và đôi khi là cả cách ăn nói ... mình có thể ghét cay ghét đắng môn văn nhưng không nên phủ nhận sự thật là ở nhiều phương diện nó cũng đã rất có ích ...
... nói về bạn T ... em cũng chẳng thấy có gì dũng cảm cả mà phải nói đúng hơn là khôn như mọi người đã nói ... đọc xong bài này , thoáng qua trong đầu em đã nghĩ trường hợp bạn này không làm được bài ngồi chả biết viết gì ,... bực mình "phản động" luôn ngành GD VN .. việc " chỉ có khen không được chê " không phải là vì GD VN .. mà là vì học sinh mình không tìm ra được cái gì để chê hoặc không tự tin hay đủ dũng cảm để nói lên suy nghĩ của mình .. có trách thì trước tiên nên trách học sinh mình trước ... đã không làm được lại đổ tại khách quan ... bây h ra 1 đề bài i bảo học sinh ngồ chê tác phẩm ... thử hỏi có bao nhiêu học sinh viết đuợc .. hay chỉ toàn " em không hiểu câu này " , .. " câu này diễn đạt không hay " 8-} .. tại sao vẫn có những nhà phê bình Văn học đấy thôi .. đâu phải là " chỉ có khen mà không được chê " .. phải nói là " không dám chê " mới đúng .. :) ..
.. việc thiết thực nhất cần làm không phải là ngồi bảo GD VN cổ hủ hay vô duyên trong cách lập chương trình dạy học .. mà nên ngồi phê bình Văn học VN.. như thế thì Văn học mới " mới " được như theo bạn T nói .. muốn thực hiện điều đó không phải ngồi chờ bộ GD điện xuống cho phép hs được chê tác phẩm VH.. mà mỗi học sinh đều có thể tự làm được ... vd như cái bài Tấm Cám em gì viết ... vẫn được điểm cao ... nếu bạn T hay những học sinh chê VH VN bình luận gì cũng nêu lý lẽ dẫn chứng phân tích đàng hoàng như em nó ... bài làm thuyết phục thì chê hay khen cũng đều được đánh giá cao như nhau .. còn bài làm chỉ mơ hồ nói vài ba câu theo cảm tính " văn khôn khan " .. thì ai cũng nói được .. và những câu như thế thì đời đời không được chấp nhận để đem vào áp dụng cho ngành GD ...

... đùa chứ bạn này Văn thế cũng chẳng có gì là giỏi cả .. vì viết 1 bài bình luận mà toàn nêu ý kiến chủ quan chả có dẫn chứng gì hết .. thế thì thảo nào chê GD VN ...

.. em thấy GD VN chỉ có 1 cái cần khắc phục là chương trình đồ sộ quá 8-}... học sinh download không hết .. 8-} .. nên mới gây ra cho hs bức xúc nặng nề như hiện nay .. nếu chương trình học được giảm tài và giãn ra phù hợp hơn thì GD VN vẫn chạy tốt .. ;) ..:)
 
nếu đề bài là" Nêu cảm nhận của em về tác phẩm VĂn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thì em Thanh có quyền viết như thế lắm chứ . nhưng mà rất tiếc đề bài là giới thiệu vẻ đẹp tác phẩm thì em Thanh bị 0 điểm là đáng lắm rồi.

Nói như vậy ko biết có đúng ko trong khi ai cũng biết rằng 1 bài văn muốn được điểm cao thì phải ca ngợi tác phẩm hết sức, trừ khi thầy cô giảng bài có ý phê phán. Mà bài văn tế này thì ko có một ý nào gọi là không-hay trong giáo án của các thầy cô cả :) Vì thế cảm nhận hay nêu vẻ đẹp thì có lẽ cũng thế thôi :D

Kiến thức chủ yếu của mình phải do chính mình tự tìm tòi say mê mà nên, thầy cô chỉ là người "dìu dắt" mà thôi

điều này ko phải chưa được nói đến, mà ngược lại được nhắc rất nhiều, nhưng những thứ mình tìm tòi được ko phải ít, nhưng nó được sử dụng rất ít trong nhà trường, ít nhất là trong giáo dục của VN hiện nay. Bởi như n` ng` đã nói, rằng giờ văn học chỉ có một phương pháp, hay nói cách khác là một quy-tắc duy nhất : trên đọc dưới chép thì hs chỉ học những thứ tìm-tòi-được-của-các-thầy-cô-giáo mà thôi, như vậy có gọi là "dìu dắt" ?

Bây giờ ở lớp, Thanh bị cô giáo Văn trù, vì bài thi của Thanh mà cô bị nhà trường kỉ luật !!![

Nhà trường và cô giáo vô lý hết sức, giáo viên trù hs đã ko thể chấp nhận, đã thế lại trù vì mình bị kỉ luật. Cô giáo ko hề dạy Thanh viết bài như vậy cho nên nhà trường chẳng có lý do gì kỉ luật cô giáo hơn nữa cho dù có vậy thì cũng chẳng có gì đáng để kỷ luật. Và cứ như vậy đi , rồi giáo dục VN cứ thế này mãi.

Ngay từ khi trên báo chí chưa “mượn” Phi Thanh để nói những điều để dư luận có thể hiểu lầm tôi thì tôi đã nói trước lớp rằng, tôi vẫn thông cảm cho Phi Thanh. Trẻ con bao giờ cũng là trẻ con. Học sinh bao giờ cũng là học sinh. Với các em, bao giờ cũng phải công bằng và độ lượng. Các em sai ở đâu thì uốn nắn ở đó. Cũng như con mình, có thế nào cũng là con mình, làm sao mà mình bỏ được

:D mâu thuẫn quá

Theo mình thì em Thanh có điểm đúng là bài thơ không hay (đối với em nó) mà bắt phải phân tích là hay - đề ra sai bét nhé...

nếu ( chỉ là có-thể ) đề bài ra sai thì cũng là sai ở một vấn đề khác chứ ko phải sai vì bắt phân tích cái hay trong khi học sinh thấy ko hay ?!

thế nào đây cho 1 nền giáo dục quá lạc hậu, và có lẽ còn bảo thủ nữa? Ko biết sau mấy vụ như thế này thì giáo dục VN có được cải tổ thêm tí nào ko hay chỉ tốn giấy mực bàn tán rồi sau đó lại bị vứt vào một xó?
 
--> Hương: em kì công thật đấy, cop, coller từ mấy trang lận :D bái phục.
đọc bài của các bạn viết lý lẽ như nhà phê bình vậy đó . Tớ cũng công nhận là em Thanh đó ( giống tên mình :D thảo nào bướng thế :D ) dũng cảm thật , còn những gì nữa thì các bạn nói cả roài :x
 
Back
Bên trên