Bài thi văn gây chấn động

chẹp
hóa ra là ko học bài, ngủ thì cũng ko được, giám thị bắt dậy, thế là ngồi viết linh tinh
vớ vẩn
 
bàn thì cứ bàn vậy thôi chứ tôi cá là cái nền giáo dục của Vn còn lâu mới thay đổi được. còn nguyên nhân vì sao phải thay đổi thì có ai chưa rõ ko.
 
Vì thế, nên trông mong vào thế hệ chúng ta đấy :D :D
 
Nếu thực sự là một học sinh giỏi văn thì ko đề bài nào là ko làm được.
Ai giỏi văn ở đây làm bài "Phân tích sự thông minh của con lợn" cái nhỉ ;;)
 
Phùng Anh Quân đã viết:
Vì thế, nên trông mong vào thế hệ chúng ta đấy :D :D
Vì thế thay vì hi vọng vào thế hệ của chúng ta, hãy tìm cách vun đắp cho những thế hệ sắp tới :))
 
Bác nói thế là ko đứng rồi, ở nước ngoài, 2 môn Văn học và Toán cũng đều là những môn bắt buộc cả. Không gượng ép là thế nào. Em nói thật chứ muốn ko gượng ép thì tốt nhất là đừng có bắt học cái gì cả. Ngày xưa hồi em học cấp 3 thì môn gì em cũng ghét hết, kể cả Văn.

Ở những nước như Anh, Mỹ, Úc... thì từ cuối cấp hai (khoảng lớp 8,9 gì đấy tùy nơi) bọn nó bắt học một số môn (như Anh, toán, thể dục..) và những môn còn lại cho h/s tự chọn (trong tổng số gần trăm môn học). Và kể cả những môn học bắt buộc thì nó cũng chia ra thành nhiều phần. Ví dụ như toán thì chia ra làm nhiều level, như kiểu thằng nào học giỏi, thích toán thì cho vào level 1 hay cao hơn, thằng nào ngu hoặc ko thích toán thì cho vào level thấp hơn. Về kiến thức cơ bản thì level nào cũng giống nhau nhưng bài tập nâng cao hơn và cách dạy ở những level cao cũng nhanh hơn. Còn về tiếng Anh thì h/s cũng đc chọn muốn học thể loại văn học nào, như thơ, kịch, văn học cổ hay truyện ngắn, tiểu thuyết, khoa học viễn tưởng... và cũng chia level ra như toán. Ở mỗi thể loại thì nó cũng chỉ bắt một học kỳ đọc tầm khoảng vài ba tác phẩm (phải đọc hết cả quyển sách) rồi viết essay vài nghìn từ về tác phẩm đó... Ngoài ra còn đc xem phim, viết bài phân tích về bộ phim đó v.v...

Qua vài môn học như vậy cũng đủ để thấy sự khác biệt cơ bản giữa GD ở VN và ở những nước có nên GD phát triển. Thay vì bắt h/s cứ phải đồng đều như nhau, thằng nào cũng như thằng nào thì họ để cho h/s tự học theo những gì mình muốn, theo sở thích, khả năng của chính mình. Thằng dốt ko cần phải học những cái quá khó như thằng giỏi, thằng ko thích văn học trung đại ko phải học Shakesepeare như thằng thích. Và ở những nước như vậy thì kể cả những thằng ko thích học bất cứ cái gì vẫn có đầy cách khác để sống (cách ở đây ko phải là ăn trộm ăn cắp, giết người, buôn lậu...). Những nghề như sửa xe, thợ xây, lái xe... vẫn thừa tiền để mua nhà, mua xe, nuôi gia đình... Hì, còn nói đùa, mấy thằng thất nghiệp ăn trợ cấp nó cũng đủ tiền để thuê căn hộ + đủ ăn sống qua ngày. :D

Còn ở Nhật hay HQ thì vãi rồi, muốn vào đc mấy trường ĐH danh tiếng (hay kể cả cấp 3) thì học như ông gì đấy ở trên là bình thường. Bọn h/s bên đấy nếu đã xác định từ bé là chỉ học, phải vào đc đại học nổi tiếng thì có khi học như vậy từ những năm cấp 1 chứ ko phải chờ đến khi gần thi mới học. Nhưng lại một lần nữa, vào ĐH ko phải là con đường duy nhất ở những nc này. Chỉ những đứa thực sự muốn học và quan trọng hơn là đủ thông minh để học thì mới như vậy, còn lại những ai ko thể học đc thì vẫn có thể kiếm một nghề và đủ sống. Còn những trường hợp tự tử như trên thì phần lớn là do áp lực của gia đình quá lớn, bản thân ko đủ khả năng nhưng vẫn bị ép buộc, hoặc thi trượt..., quả thật rất đáng tiếc.
 
Hì, vụ bác gì đấy viết bài văn này càng ngày càng lòi cái đuôi ra nhỉ. Lí lẽ thì công nhận hơi có vấn đề nhưng đc cái tạo được sự chú ý là ngon rồi. Dù sao thì cũng thuộc loại xì căng đan, kiểu j cũng ko đc giải thì làm đại một phát thành người nổi tiếng cũng đáng. Hê hê, như kiểu mấy bác YV, KT ấy, bt cóc có ma nào biết đấy là ai, sau một ngày thì đi đâu cũng thấy ầm ầm. :))
 
Nguyễn Linh Chi đã viết:
tốt nhất là bỏ môn văn ra khỏi trường, vì mọi n`g thử xem xem những lợi ích thiết thực của môn Văn gồm có những rì
]
hình như nhân này chưa học văn một cách thực sự bao giờ !!!
 
Nguyễn Chí Trung đã viết:
1 là Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Guộc viết cho người chết thì để người chết bình luận đi.

.
nói như anh Trung đây thì hơn một nửa những thành tựu của thế giới sẽ được một hội đồng thẩm định đầy tài năng , đứng đầu là Diêm Vương hay Thần chết , xem xét và trao giải rồi .
 
thêm nữa , Văn Tế không chỉ viết cho người chết mà viết để cho người đang sống và người sắp được sinh ra hiểu một thời đại bi hùng của lịch sử.
anh không hiểu tác phẩm thì đừng có áp đặt ý kiến của mình . dù chương trình sách giáo khoa hay hay dở nhưng mục đích cũng không phải là hành hạ học sinh mà giúp học sinh nhận thúc một số vấn đề cơ bản của lịch sử .
SGK vẫn thường có những bài khái quát về văn học sử giúp học sinh hiểu các giai đoạn phát triển của văn học . cần phải nhớ rằng văn học và lịch sử luôn đi liền với nhau . vì thế mỗi giai đoạn đó , ta học một tác phẩm tiêu biểu là cần thiết .
Ng Đình Chiểu là tác giả lớn của thế kỉ 19 , thực ra thì văn của người miền Nam chưa chắc đã phù hợp với người Bắc , giống như ta thích truyện Kiều hơn Lục Vân Tiên là điều dễ hiểu . nhưng một khi đã là tâm huyết của 1 con người , 1 thời đại thì thế hệ sau cần trân trọng , dù yêu hay ghét .
 
Đỗ Việt đã viết:
Thì em ý chẳng nói là vì không sống thời ấy nên không thấy được vẻ đẹp đích thực còn gì. Thế trong hoàn cảnh ấy thì nên phát biểu ý kiến của mình, hay là ngồi bó tay chờ tới giờ nộp bài ? :mrgreen:
em ý có quyền không cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm , tất nhiên . nhưng thử hỏi em Thanh sống được bao nhiều năm mà lại có suy nghĩ mạnh dạn thế nhỉ . như vậy thì chắc là em ý cũng không thể hiểu được từ Trần Quốc Tuấn , Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Tú Xương , đến Tản Đà, Thế lữ ,Xuân Diêu, HUy Cận , Tự lực văn đoàn vì các cụ ấy chết cả rồi . quả là bất đồng này khó xóa bỏ đây . nhắn nhủ em Thanh một câu : đáng lẽ ra em đừng bước chân vào phòng thi học sinh giỏi vì hình như năng lực cảm thụ của em phi thường hơn những người khác , ai mà thi với em thì thua hết thôi.
 
Chị Linh đang chứng tỏ sự khủng khiếp môn văn khiến chị ấy hăng đến nỗi post liên tục bốn bài.
 
Ôi thôi soi mói em Thanh làm giề. Chúng mình không sinh ra cùng với em í, ko học sgk cải cách giống em í, không thế nọ ko thế kia giống em í, hiểu em í thế nào được?
Bạn nào làm bài phân tích sự thông minh của con lợn đi :D
 
Cô giáo bảo em Thanh không học thuộc bài nên mới viết ra bài như thế. Tóm lại môn văn học là cái môn học luôn luôn bắt người khác không được viết theo ý kiến của mình. Nếu lỡ viết theo ý mình như em Thanh thì được gọi là không thuộc bài. Cũng may là ở trường đại học không phải học văn. Nếu không thì ức chế lắm. Giá mà được phỏng vấn em Thanh xem em ấy có học bài ko nhỉ?
Bài văn của em Thanh nên được nhìn theo cách tích cực thì tốt hơn. Đúng là em Thanh mắc phải cái lỗi là lạc đề một cách trầm trọng đề bảo phân tích cái hay nhưng mà em Thanh nói điều ngược lại. Quan điểm của mình là tại sao cái môn văn học luôn bắt người ta phải làm cái điều mà người ta không muốn và không thích? Hay suy rộng ra tại sao giáo dục VN luôn bắt con nhà người ta học những cái mà có lẽ không cần thiết học để quên. Kiểu như thi đại học vào trường các trường kinh tế khối A có Lý và Hóa trong khi thực tế lúc chương trình học một nữa chữ lý hóa muốn bói cũng chẳng ra. Đừng nói với mình là các nhà giáo dục VN không nhìn thấy điều này nhé, vấn đề là bao giờ nó được cải tiến mà thôi.
Có thể bài văn của em Thanh rồi sẽ bị lãng quên song nó cũng là một dịp để người ta nói về giáo dục vn đấy.
 
thực ra bài văn của em Thanh sẽ không được gọi là chấn động nếu như một số người không tận dụng ( có thể hiểu là lợi dụng ) cơ hội đó để chỉ trích nền GD Việt Nam . ai cũng chê bai , ai cũng thấy là dở , quả thực chê còn hay hơn cả khen . vậy xin hỏi ai đưa ra được giải pháp ?
 
Em Thanh chắc là hôm đó học lệch tủ, ít nhất là đã bỏ công học bài nên chăng em ấy tiếc công học, uất ức quá mới ngồi đả kích nền giáo dục VN. Nói cho cùng trình độ em ấy còn chưa chắc đã hiểu thấu hết được cái hay cái đẹp của một bài văn huống chi đến việc phê bình và chỉ ra chỗ dở như em ây nói. Âu cũng là cái tính bất chợt, thiếu suy nghĩ. Chắc hẳn em ấy đâu nghĩ rằng bài văn của mình sẽ làm to chuyện thế này đâu. Nói thật, học nhiều như vậy cho dù không cần thiết nhưng mà nó cũng là một quá trình để tạo dựng cho con người có lối sống, cách suy nghĩ tốt đẹp.
 
Phạm Thùy Linh đã viết:
. Nói cho cùng trình độ em ấy còn chưa chắc đã hiểu thấu hết được cái hay cái đẹp của một bài văn huống chi đến việc phê bình và chỉ ra chỗ dở như em ây nói. Âu cũng là cái tính bất chợt, thiếu suy nghĩ. .
cho em mạn phép có ý kiến với ạ ... :eek:
nếu nói như này thì quả thật là quá đáng .... chính cô giáo em cũng ở trong ban chấm thi và kể lại cho chúng em rằng bài văn đó viết rất hay ; giọng văn ko như của 1 em học sinh mà viết rất chắc ; chặt chẽ ( như của 1 người lớn )===> phải viết nhiều ; và cũng có trình độ thì mới viết được như vậy ; mà để mọi người khen hay ( nhất là các thầy cô giáo chấm thi ) thì chắc chắn T phải là người yêu văn ; hiểu văn thì mới viết được như vậy ... ( trong bài có trích dẫn lấy ngôn từ địa phương ra, và các chi tiết khác ko hợp lý ; các dẫn chứng y hệt 1 bài phân tích ===> ko thể nào là ko học bài đựoc )
8-|
 
Gần đây báo chí trong nước đăng ý kiến vài vị bảo thủ có xu hướng " dập em Thanh " , nghĩ thấy phát chán . Như vậy thì giáo dục Việt Nam ( vốn đã thua xa thế giới ) tiếp tục thua nữa . Giới trẻ sẽ chẳng còn cơ hội bày tỏ chính kuến và sẽ phải học vẹt những tư duy ( chắc gì đúng ) của người lớn mớm cho .
Bài sau đây của anh Hoàng mà NTUB chép lại từ một forum BBC

P Hoàng phân tích thơ Nguyễn Đình Chiểu

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", mở rộng ra là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng giống thơ văn Hồ Chí Minh, có những giá trị lịch sử, chính trị, giáo dục, tư tưởng,.. không phải bàn cãi. Nhưng trên khía cạnh văn học thì nó cần được đánh giá cởi mở công bằng khách quan trung thực hơn chúng ta vẫn thường ép các công dân nhỏ tuổi phải nghe trong các giờ học khô khan.
Cái đẹp, dù được nhìn nhận theo nhiều hướng nhiều quan niệm nhiều thời điểm, vẫn nhất định phải có một vài tiêu chuẩn bắt buộc. Ví dụ người đẹp thì phải cân đối thanh thoát da dẻ mịn màng. Ta không thể trí trá khen một cô gái cụt chân chột mắt là xinh đẹp chỉ vì cô ấy có tấm lòng vàng. Ở đây tôi loại trừ những kẻ lập dị cho rằng người đẹp không cần đủ hai mắt hai chân.

Tôi không khẳng định 90% học sinh phổ thông không hiểu (và từ đó không thích, không thuộc, không thấy đẹp) bài tế lừng danh, chỉ dám chia sẻ rằng với riêng lớp tôi, con số đó là 22/22, nghĩa là 100% tròn. Nhưng tất cả chúng tôi đã không có quyền không hiểu. Ngót ba chục năm sau, vẫn thế? Chúng tôi chỉ kháo nhau ở ngoài hành lang xa ban giám hiệu hay trong giờ lao động không có thầy cô, rằng sao mà cụ Đồ Chiểu dùng nhiều từ lạ ý lạ vậy, đọc như đọc ngoại ngữ, chả có câu nào không kèm chú giải... đối tượng của bài tế có thực là những nghĩa sĩ nông dân?

Này nhé: trường nhung, làng bộ, phong hạc, tinh chiên, vấy vá, bòng bong, xa thư, đoạn kình, bộ hổ, quân cơ, quân vệ, dân ấp, dân lân, ngoài cật, bao tấu, bầu ngòi, dao tu, nón gõ, rơm con cúi, quan quản, trống kì, mã tà, ma ní... Phần nhiều những từ, ý đó không có trong từ điển, không có cả trong thơ văn của những danh nhân trước, cùng, và sau thời cụ Đồ. Sao khó quá? Với người lớn, hiểu được bài tế có thể mất vài ngày, thậm chí nhiều năm, lũ chúng tôi sao hiểu chỉ sau hai tiết học?

Nếu phê bình văn của tiền nhân là chỉ có khen mà không có chê, có "bình" mà không có "phê", thì hiệu quả sẽ đi ngược mong muốn.


Cụ Đồ còn dùng phép tu từ rất vênh so với tiếng Việt thời nay, thày giáo tôi không đủ thời gian nhắc tới: khá thương thay (sao không là "thương thay" thôi nhỉ?), xô cửa xông vào (nghe chả oai hùng tẹo nào!), chém ngược (là chém ra sao?), hè trước (là "hầm hè phía trước" chăng?), ó sau (là "la ó phía sau" chăng?), những lăm lòng nghĩa lâu dùng (?), xác phàm vội bỏ (sao lại vội?), lụy nhỏ (có phải giống "lệ nhỏ"?), đánh giặc cho cam tâm (?), vốn không giữ thành giữ lũy bỏ đi (?), theo cho đáng số (?), ơn Chúa (sao lại Chúa, cụ Đồ đang mô tả chuyện giết quân tà đạo "mã tà ma ní" đấy thôi?), xui đồn lũy tan tành ("xui" có phải là "đánh" không?), xiêu mưa ngã gió (lại yếu ớt nữa rồi!), ở lính (có phải giống "bị bắt nhập ngũ" không?)...

Tôi còn nhớ như in thày tôi giảng: "Lang Sa" là chỉ nước Pháp, các cụ ta ngày ấy gọi France là Phú Lang Sa, rồi gọi tắt là Lang Sa cho gọn. Chúng tôi không ai thắc mắc thầy, nhưng lại hỏi nhau, thế thì từ hồi nào các cụ đổi lại gọi France là "Phú", rồi dần dà chuyển thành "Pháp" như bây giờ?

Lại nữa, thày giảng "Ma Ní" là gọi tắt Ma Ní Là (Manila, thuộc nước Philippine). Chúng tôi lại hỏi nhau, sau các cụ không gọi "Ní Là" thay cho "Ma Ní Là" vân vân. Cũng cần nói chúng tôi đã hiểu và thấy thích chỉ duy nhất đoạn này (tuy có vài từ không ưa lắm như dẫn phía trên): ...Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ... Từ quá nhiều những khúc mắc không được giải thích thấu đáo, chúng tôi đổ hết mọi chuyện cho cụ Đồ Chiểu và không ưa văn thơ của cụ.

Chúng tôi đã cho rằng cụ luôn ép vần ép nghĩa tiếng Việt vì khả năng hạn chế của cụ và niêm luật chặt chẽ của thơ văn cổ, chứ không phải do đặc trưng tiếng Việt thế kỷ 19 như các thày cô dạy dỗ.

Điều này càng được tin chắc khi học "Lục Vân Tiên" tới câu "Cảm thương hai gã nữ nhi mắc nàn", thày giáo tôi không dám giảng, dù lũ chúng tôi trố mắt. Khi hỏi vài người lớn, họ trả lời rất vô trách nhiệm rằng: "gã" ngày xưa dùng để chỉ cả đàn ông và đàn bà, chứ không riêng chỉ đàn ông như bây giờ, còn "mắc nàn" đương nhiên là "mắc nạn", ngày xưa có "nàn" chứ không có "nạn" vân vân. Không đúng, vì chúng tôi đã tìm thấy câu Kiều có chữ "nạn" rõ ràng "hết nạn ấy đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần".

Và chúng tôi không tin người lớn nữa. Giờ đây, sau ba mươi năm, thì tôi cho rằng, nếu phê bình văn của tiền nhân là chỉ có khen mà không có chê, có "bình" mà không có "phê", thì hiệu quả sẽ đi ngược mong muốn.

Cụ Đồ Chiểu không đáng bị lũ trẻ chúng tôi ghét, bởi cụ là một Con Người, nhân hậu và nhiệt huyết, cụ đáng có một chỗ đứng lớn lao trong văn học sử Việt nam. Đám bạn học ngày xưa của tôi cũng mới nhận ra rằng, văn cụ Đồ Chiểu giống như bát cơm gạo tám đầy sạn. Ta không thể giả dối khen nó ngon, dù biết nếu nhặt hết sạn, thì nó "cũng khá ra phết".

Tôi sẽ không đưa ra bất cứ góp ý nào với ngành giáo dục. Các vị có trách nhiệm sẽ biết cần làm gì để lũ trẻ không quay lưng lại với những kỳ vọng của chúng ta. Chúng ta có môn Văn, môn Sử, môn Chính Trị, (có thể sẽ có) môn Luật, môn Tôn Giáo.. chúng ta có nên gộp tất cả các môn đó làm một hay không?

00000000000000000000000

Ý kiến riêng của NTUB
Bản thân em hồi học phổ thông , bài này văn tế này là bài khó hiểu nhất , sách giáo khoa lại không chú thích nhiều từ cổ , còn cô giáo văn ( bị cháy giáo án ) thì bảo về tự đọc tham khảo .
Lúc đó học sinh cũng chẳng quan tâm nhiều vì còn qua nhiều bài vở của các môn khác nhồi nhét đang chờ giải quyết , thời gian đâu mà vào thư viện tìm sách nghiên cứu để tìm nguồn cảm hứng ???

Lỗi tại ai , tại lũ trẻ chúng em hay tại các nhà giáo dục thiên tài của chúng ta ? Một bộ não học sinh phải nhét mọi thứ , thuộc mọi thứ , rung cảm mọi thứ ....để các bác giáo dục có thành tích % học vẹt tiên tiến thật cao hầu báo cáo lên thủ tướng !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đưa giải pháp nhưng không được thông qua, chẳng lẽ học sinh làm chuyện ấy hả :D
 
Xét cho công bằng,với hệ thống giáo dục hiện nay,quả thật học sinh bị nhồi nhét quá nhiều,có những thứ mà ra khỏi trường cấp 3 thì cả đời chả bao h dùng đến. Cái suy nghĩ ấy được đặc biệt nhiều học sinh áp dụng vào môn văn. Nhưng ko chỉ thế, nhìn 1 cách toàn diện,ngay như môn Toán (môn được chú trọng nhất)với những người sau này biết chắc mình sẽ ko làm nhà Toán học hay nghiên cứu Toán học thì những tích phân,đạo hàm,...để làm gì??? Khi cộng,trừ nhân,chia cũng đủ cho cuộc sống đời thường sau này khi đi chợ,mua con cá,mớ rau...mệnh đề,hình học ko gian đủ cho 1 tư duy logic, v..v..
Đấy là mới chỉ nói sơ qua về môn học quan trọng "Toán",chứ chưa xét đến nào là những Kĩ thuật Nông nghiệp, Giáo dục công dân,.. học sinh thành phố mấy ai có ý định về quê chăn gà nuôi lợn hay trồng lúa trồng cây,tìm hiểu vòng đời sâu bọ bảo vệ hoa màu gì gì chứ..ngay như môn học GDCD nghe mục đích môn học thì vô cùng cần thiết nhưng học sinh như tôi hồi ấy học được những gì khi ngồi trong lớp chỉ chăm chăm đếm xem cô Ninh nói bao nhiêu từ "phỏng"?

Và cũng rất nhiều học sinh sợ học Văn nhất trong tất cả, chỉ bởi vì cách học đọc-chép-học thuộc lòng-kiểm tra là lôi kính thưa các loại văn mẫu, "Để học tốt văn" ra. Những lời bình luận,phân tích rất công phu,đầy tính triết lý, xác đáng.v.v..đâu phải lời văn của học sinh, mà là của những nhà phê bình lí luận đầu phơ tóc trắng,cả đời nghiên cứu...
Thậm chí ngay cả giáo án của nhiều thầy cô giáo dạy văn cũng chỉ là tổng hợp từ những bài văn mẫu,những bài bình giảng của các học giả uyên thâm.

Văn là rung động,cảm nghĩ, nó bộc lộ sâu sắc độ nông sâu của xúc cảm, của vốn hiểu biết và tri thức,nhân cách người viết.

Nhưng với cách học văn trong nhà trường hiện nay,phần lớn những bài tập làm văn chỉ là giả dối, cảm xúc vay mượn (nếu ko muốn nói là copy), viết đấy mà cái đầu rỗng.Tâm hồn và những suy nghĩ của học sinh về các tác phẩm cần được tôn trọng,việc giảng dạy chỉ nên là hướng dẫn những suy nghĩ đó đi đúng đường,tìm ra cái hay cái đẹp mà thôi. Việc cưỡng ép "chép" văn như thực trạng hiện nay sẽ chỉ cho ra những ý nghĩ lệch lạc căm ghét học văn,và những sản phẩm bài văn méo mó. Chẳng nói đâu xa, con em họ tôi rất ghét văn,cả sợ nữa,..hàng năm chày vảy ngoi ngóp hoặc năn nỉ giáo viên xin ít điểm để kéo điểm phẩy văn lên 6,5 để được học sinh giỏi. Dù là thế,gia đình tôi vẫn vui chứ,nhưng tôi cứ tự hỏi rồi sau này nó sẽ ra sao nhỉ,tiếng Anh tiếng Nga học thế nào khi tiếng mẹ đẻ chưa rõ,viết có vài dòng thư từ đơn giản cũng chẳng nên thân???
Cũng có những học sinh yêu thích văn thật sự,viết văn với suy nghĩ thật và rung động tự đáy lòng thì bị điểm kém,vì ko viết đúng những gì cô cho chép :-& Vì áp lực điểm số,cái vòng quay cũ rích copy văn cô vào bài kiểm tra của cô lại bắt đầu.Bảo sao càng ngày càng hiếm người yêu thích học văn,theo đuổi nghiệp văn :( :-s...Và cái tiểu số này rất dễ bị nghi ngờ là những kẻ lập dị,kì khôi hay nhẹ hơn là đầu óc hâm hâm chập chập,lãng mạn viển vông tâm hồn lơ lửng treo ngược cành cây.

Có 1 thực tế đáng buồn rằng,rất nhiều người được tôi hỏi,nói rằng lợi ích của việc học văn đối với họ khi còn ở trong trường cũng còn ko thấy nữa là khi ra trường,ra đời. Người khá khẩm hơn thì nói học văn chỉ để viết đúng chính tả,nhưng tôi biết vẫn còn ko ít người viết sai chính tả be bét,sai cơ bản chứ đừng nói cao siêu gì.

Mấy năm trở lại đây,ngày càng có nhiều những bài báo viết về những bài văn,câu văn trong những kì thi tốt nghiệp hay đại học mà đọc lên ko biết nên cười hay mếu.Đó là những bài viết ngô nghê,từ ngữ diễn đạt sai, ý tứ lộn xộn,phân tích thơ mà như lột da,chặt chém thành từng khúc. Phát biểu cảm nghĩ thì xuyên tạc méo mó dị dạng,cả bài ko có đến 1 dấu chấm,dấu phẩy...:-&
Lỗi tại ai? Tại cách dạy và cả những bất cập về chương trình cải cách giáo dục mà ai ai,đâu đâu cũng thấy nhắc tới,bàn đến, nói mỏi miệng,sái tay,mòn cả ra rồi vẫn chẳng thấy cải tiến chút nào,chỉ thấy cải lùi. Nhưng ko vì thế mà ko nói nữa,ko đấu tranh,ko đòi sửa đổi nữa.

Bản thân tôi thì may mắn với 7 năm chuyên văn và 2 cô giáo chủ nhiệm tuyệt vời,cho học sinh tranh luận về cái hay cái đẹp và cả những cái chưa hay chưa đẹp của mỗi tác phẩm,và cuối giờ học, cô hướng học sinh đến những suy nghĩ đúng đắn tích cực, toát lên cái hồn của áng văn.Nhưng nếu ko phải là lớp chuyên văn hay ko may mắn gặp được những thầy cô hiếm hoi tuyệt vời như thế,môn văn quả thật sẽ là 1 nỗi kinh sợ trong lòng học sinh.8-}

Văn là người,và chẳng phải nền giáo dục nào cũng muốn hướng đến mục đích cuối cùng là đào tạo học sinh thành NGƯỜI với đạo đức,tri thức đấy sao?Sao những vị cải cách giáo dục vẫn chưa thực sự vào cuộc cho những chuyển đổi đáng ra phải làm từ lâu rồi..

Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan và những bức xúc của riêng tôi,nhân chuyện em Thanh mà lôi ra nói lại thôi.:) Tôi cảm thấy giọng văn của Thanh có lý luận khá chắc,ko thể là 1 học sinh dốt hay ko thuộc bài...bài văn đó của em rất hợp thời điểm nữa,ko chê trách vào đâu được. Và tôi cảm thấy cũng phục em lắm,chỉ cách đây 3 năm,cũng là vòng thi học sinh giỏi thành phố,khi tôi ko may bị nhét vào 1 phòng thi nồng nặc mùi,ẩm thấp của trường Chu Văn An,bị ánh nắng chiếu thẳng vào đầu,nóng và khó chịu,và cũng phải phân tích 1 bài thơ tôi ko đồng cảm,tôi ko có những suy nghĩ sâu và sự dũng cảm để viết nên chính kiến của mình như em.Áp lực đoạt giải lấn lướt và tôi viết ko thật với cảm xúc của bản thân :-s ...Nhưng thôi đó là chuyện đã qua. Thế hệ sau phải tiến bộ hơn chứ nhỉ.
Chúc em thành công trong học tập và vẫn giữ được bản lĩnh văn của mình.Thân.
 
Back
Bên trên