Bài thi văn gây chấn động

Lưu Công Thành đã viết:
Theo mình thì em Thanh có điểm đúng là bài thơ không hay (đối với em nó) mà bắt phải phân tích là hay - đề ra sai bét nhé... Nhưng mà chỗ em ấy nói là 2 thế hệ khác nhau, có cách suy nghĩ khác nhau... đại loại như thế, để nói là giai đoạn lịch sử đó không có ý nghĩa gì sâu sắc đối với em cả thì quả là... không được phép.

Thực ra em ấy cũng chỉ là nạn nhân thôi... nạn nhân của nền giáo dục (đã phải học những tác phẩm văn học không có giá trị gì cả), nạn nhân của một cuộc đấu đá về quan điểm giáo dục (người ta vin vào đây để làm một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục) :)

Oài, vợ bác Thành xinh thế :eek: . Bác cưới vợ hồi nào mà nhanh thế nhể?....
Em cũng nhất trí với bác, học sinh, các cô cậu choai choai thời buổi này chỉ chơi bời đú đởn xanh xanh đỏ đỏ chứ có biết lịch sử dân tộc là cái gì đâu. Nền giáo dục thời xưa còn giáo điều khắc nghiệt gấp 1 vạn lần như thế mà các bậc danh tài vẫn phải ngày đêm dùi mài kinh sử thì mới có thể thành tài được. Học sinh thời nay luôn có thói quen nghĩ đến cảm xúc quyền lợi của mình trước khi nghĩ đến bổn phận và trách nhiệm mà mình phải đóng góp cho gia đình và xã hội, lại càng thiếu sự kiên trì nhẫn nại trong học tập và rèn luyện. Từ xưa đến nay các cụ đều nói khổ học chứ không ai bảo là sướng học cả, phả biết khổ, biết nhẫn nhịn, chịu đựng và rèn luyện vì bổn phận và trách nhiệm thì mới có thể nên người được. Xã hội quả thực là đang loạn lạc......
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ý, anh Minh nói thế này thì áp đặt quá. Nhiều em bây giờ biết nghĩ cho đất nước, cho xã hội lắm chứ ;). Thể nào tý nữa cũng có nhiều ng vào phản bác ý kiến của anh. Nhưng em cũng thừa nhận, yêu nước thì nhiều, nhưng mà yêu đúng cách thì lại không nhiều chút nào ;). Không phải lúc nào hô hào cũng là tốt. Không phải cứ nghĩ gì nói đấy, dân chủ, quyền lợi cá nhân phải được đảm bảo.... là hay :).

Về cá nhân mà nói thì cũng ko thấy việc em Thanh kia viết vào bài thi cái tâm tư nguyện vọng của em ý là to tát cả. Cái việc giáo dục VN, cách dạy và học Văn bị nói nhiều rồi, học sinh kêu nhiều rôi. Chẳng qua chưa làm to thôi. Nếu muốn thay đổi, và có ý định thay đổi phương pháp dạy và học, thì cũng ko đợi bài viết của em ý. Còn nếu ko có ý định thay đổi, thì em ý có viết thế chứ viết hay nữa ng ta cugnx ko giải quyết :)

Công nhận là bài viết của em này cũng tạo được làn sóng ầm ĩ trong học sinh. Nhiều em cảm thấy rất thỏa mãn vì có ng nói ra được cái ý trùng với ý mình đang mong muốn. Nhưng nếu chỉ dừng ở đây thì đấy, mấy tháng nữa rồi nó lại bình thường thôi mà :).

Còn ai đó bảo em này dũng cảm thì... hic, thật lòng mà nói, em ko đồng tình :). Ai cũng biết, không có gì thoải mái bằng việc làm 1 bài thi học sinh giỏi thành phố. Thật mà, ko tính điểm, ko bị giáo viên và gia đình gây áp lực (hic, được cái giải thành phố, có giúp được gì nhiều cho mục tiêu của các em đâu chứ, thi Đại học hay cộng điểm đều ko có. Vật chất thêm tẹo nữa, thì giải thưởng hình như là 120.000/ giải Nhất ý). Thế nên khi em ý ko làm đc bài và hy sinh cái tờ giấy trắng để nói lên cái điều em ý bức xúc cũng có gì là to lớn đâu ạ :)

Giả sử mà đây là bài thi học kì hay thi Đại học cơ. Em ý nếu ko làm được thì sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lời của em ý, sẽ ảnh hưởng đến điểm hay thành tích gì đó, vậy mà em ý vẫn bất chấp, viết ra những suy nghĩ kia. Thì điều đó em thấy đáng ghi nhận hơn :). Anw đấy là suy nghĩ của mình :p

Còn điều cuối cùng nữa. Chẳng hiểu sao đọc cái bài phỏng vấn em Thanh thấy phản cảm quá. Không hiểu Phóng viên cố tình, hay là em ý trả lời thế, nhưng mà để cách xưng hô "Tôi" của em này là ko hợp lý chút nào nhỉ ? :). Hì, ngoài lề tẹo ý mà ;)

:x
 
Công nhận cá nhân anh thấy đề bài sai bét nhè ra rồi. Ai lại bắt em nó nêu những cái hay của một cái mà nó không thích và đ' thấy hay. Anh hỏi các chú liệu bây giờ có đề bài nào bắt các chú là: "Hãy mô tả cái đẹp của một con chuột", hay "hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Thị nở", các chú có còn thiết làm bài nữa không?

Anh chẳng qua ghét văn chương chứ nếu giả dụ có được đi thi anh cũng chơi quả bài như thế. Mà cá nhân anh nói cho 4C là anh cũng cực kì không ưa văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, chẳng nhẽ ông này chết rồi anh lại xếp vào kiểu Trịnh Công Sơn. Đúng là hệt như bé Thanh, anh chỉ biết tới ông Chiểu như là một con người bị mù, và yêu nước, ngoài ra còn là một thầy giáo có tầm ảnh hưởng yêu nước của mình, hết. Còn Văn chương Nguyễn Đình Chiểu, xin lỗi văn chương cũng như nghệ thuật, nếu học sinh nó không thích thì đừng bắt nó thích. Bài tế cần giuộc này thú thật anh chưa bao giờ đọc, vì ngay từ đầu tiếp xúc đã thấy nó lủng củng, triết lý cao siêu và hiển nhiên chẳng phải loại văn chương dành cho số đông quần chúng lao động yêu Hòa bình trên thế giới như tác giả vẫn nói. Còn thơ lục bát, nói thật ngày xưa có chú nào xuất bản sách chơi cũng khăm, đặt ngay bài truyện Kiều lên trước bài Lục Vân Tiên. Học sinh vừa học Kiều xong, đang thấy hay, đọc thơ thấy cuồn cuộn như thác đổ, vào từ ngoài lẫn trong, lúc quay ra đọc Lục Vân Tiên, thì thấy có cái gì đó vừa nhàn nhạt, vừa khó nuốt, lại vừa triết lý rẻ tiền... Mà nói chung Lục Vân Tiên so với Kiều thế nào được phỏng ạ, châu chấu đá xe thế đ' nào được. Đây nhé, trong khi truyện Kiều đầy ẩn dụ tinh tế, thì thơ Lục Vân Tiên đại khái có câu thế này:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai


Thú thực là cả đời học văn của anh chưa thấy câu nào nhạt và vô duyên như thế.

Nếu bây giờ đề bài sửa thành: Hãy phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ theo ý của em, hoặc máu nữa thì làm quả đề: Hãy phân tích những cái dở hơi trong bài Văn tế nghĩa sĩ :D bảo đảm anh hay bé Thanh làm chắc chắn được 20 điểm, hehe. Tại vì sao, quá đơn giản, đúng ý của em nó, như thế mới là động lực để khởi nguồn cho sáng tạo. Anh thì nghĩ em nó cũng lơp 12 rồi, thế là nhớn rồi, lại được đi thi HSG nữa, mà thành phần HSG thì đều là những người ưu tú, xuất sắc, biết suy nghĩ, nói lên như thế là hết sức bình thường. Chúng ta phải tháo bỏ hết những tư tưởng ấu trĩ sáo mòn trong đường lối giáo dục, tính áp đặt, tính lề thói khuôn phép đã hình thành từ bấy lâu nay... May ra tính sáng tạo mới có thể có đất sống. Mà như anh đã nói rồi, văn học là nghệ thuật, thiếu sáng tạo thì sống sao được, phỏng ạ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cụ Chiểu còn có câu thế này nữa cơ chú ạ:

"Ta bèn nổi giận một khi
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò"

8-} 8-} 8-}
 
hehe BT quên câu nổi tiếng của cụ Chiểu được lớp mình ưa chuộng suốt năm lớp 11 à:D

"Văn chương ai chẳng muốn nghe
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần"
 
to Phong: Phong vẫn thế, chẳng khác gì cả vẫn ngần ấy cái bức xúc và không có gì tiến bộ hơn, thông cảm hơn
Không muốn nói nhiều, chỉ có 1 câu, nên tự suy nghĩ về bản thân nhiều hơn là đi nhận xét.
 
Em cũng là học sinh lớp 11, đã học bài văn tế này, mà bản thân em cũng đi thi học sinh giỏi văn năm nay nên em thấy trong bài bạn Thanh này còn nhiều cái phải bàn lắm. Theo em thì lý luận trong bài này cũng chưa gọi gì là chắc chắn, thuyết phục (hay một cái gì đấy tương tự) như báo LĐ đã từng ca ngợi cả, vì em thấy bài viết này còn nhiều tính chủ quan quá.

Bạn ấy nói bạn ấy ko thấy bài văn tế này hay cũng ko có gì là sai, nhưng nếu như thế thì em nghĩ là bạn nên chỉ ra nó ko hay ở chỗ nào, và nếu thực sự nghĩ rằng nó ko hay thì làm việc đấy cũng ko có gì là khó, nó cũng tương tự như nếu thấy thik tác phẩm này thì chỉ ra cái hay của nó thôi. Đằng này bài viết lại chỉ nêu ra rất chung chung là "em ko thik tác phẩm này, em thấy nó ko hay", như thế thì thiếu thuyết phục quá. Sau đấy thì lại càng tỏ rõ cái sự chủ quan hơn khi viết 1 câu rằng

Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

Nếu em ko nhầm thì Thanh đã đi thi học sinh giỏi, tức là đã tự nguyện đăng ký tham gia cuộc thi chứ ko ai ép buộc, cũng như đã qua ít nhất vài buổi bồi dưỡng, thế thì phát biểu 1 câu xanh rờn như vậy có buồn cười quá ko??? Đã thi học sinh giỏi văn tức là phải tìm tòi để thấy đc cái hay của tác phẩm, hoặc nếu thấy nó chán thì cũng phải viết ra đc nó chán ở đâu, chứ chỉ buông 1 câu như thế, kể cũng hơi.... thiếu trách nhiệm :D

Mà làm sao có thể nói là bọn em đang sống trong thời bình nên ko thể rung động với những tác phẩm thời chiến đc nhỉ?? Nếu thế thì phải cho Thanh học những gì thì bạn ấy mới rung động đc đây, khi mà phần lớn các tác phẩm, các thời kỳ lịch sử của VN đều gắn liền với chiến tranh?? Nếu thế thì bạn cũng cảm thấy những Bình Ngô Đại Cáo, Hịch tướng sĩ , rồi đến Đồng chí, Tây Tiến cũng khô khan khó hiểu hết??? Một tác phẩm khô khan, khó hiểu mà lại sống đc qua 1 khoảng thời gian dài như thế, kể cũng hơi lạ, nhểy?? :D Bạn nói rằng có nhiều cách để tìm hiểu lịch sử hơn là tìm hiểu qua 1 bài tế như thế này, vậy chắc tìm hiểu lịch sử qua những số liệu, những đoạn tường thuật dài hàng mét trong sgk Sử sẽ hay ho và thú vị hơn chăng?? :D

Còn 1 điều cuối cùng là về cái số liệu bạn đưa ra, rằng 9 trong số 10 người học tác phẩm này đều ko thich nó. Em chắc chắn rằng ko phải em là đứa học sinh lớp 11 duy nhất cảm thấy tác phẩm này vẫn có những cái hay, cái đẹp riêng. Điều này có thể đc chứng minh qua những bài văn đc giải năm nay, cũng như những bài KT viết về bài tế này đc điểm cao trong lớp em, rằng trong số những người cùng đc học bài văn này như bạn, vẫn có những người hoàn toàn ko thấy tác phẩm này khô khan khó hiểu.

Theo em, nói lên ý kiến của mình là tốt, nhưng trc đó cũng phải xét xem ý kiến của mình thế là đúng hay sai, hay chí ít cũng phải tìm đc những lý lẽ nào cho xác đáng để bảo vệ ý kiến của mình chứ ko chỉ nêu ra khơi khơi như thế mà thôi. Em nhớ trong kỳ thi đại học, cũng có 1 thí sinh đã bỏ toàn bộ thời gian làm văn của mình để viết 1 bài văn phê phán cách dạy và học văn trong nhà trường VN, và cũng đc báo chí ca ngợi là 1 giọng văn sắc sảo, khúc triết, nhưng nếu nó cũng "sắc sảo, khúc triết" như bài văn chúng ta đang bàn đây thì....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề là báo chí lấy bài này để làm rùm beng lên thì cũng phải khen nó chứ :p
Còn anh đọc bài này cũng thấy lí lẽ của nó chuối củ không tả nổi 8-}
 
Nghe nói đây chưa phải bản đầy đủ. Đây là bản đã được lược đi
 
Hôm này tình cờ được thằng bạn đọc cho lại nhớ câu này trong thơ Lục Vân Tiên:

Phong Lai mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào lại dám lẫy lừng vào đây


Chú nào giỏi Văn hơn em Thanh thử phân tích cho anh cái hay cái đẹp trong câu trên cái :D..

Đùa chứ công nhận cứ cái kiểu giết chết sáng tạo của học sinh bằng cách ra đề kiểu như: "Em hãy mô tả những nét khôn của một con lợn" thì đúng là bó tay toàn tập luôn, thà bắt anh viết cái hay cái đẹp trong thơ Nguyễn Thảo khéo còn dễ hơn :D...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thế Lục Vân Tiên được viết bằng tiếng Hán, Nôm hay là chữ quốc ngữ?

Có thể thơ ca cụ đồ Chiểu dân dã gần gũi với tính cách của người dân nam bộ nên vẫn được nhiều người ưa chuộng :D
 
Viết bằng chữ Nôm chú Hoài ạ. Chết thật ko hiểu sao dạo này các chú các bác nhà mình cứ gọi là văn chương lai láng thế ko biết, phong trào bình thơ bình văn nhà mình lên cao quá! Cứ chú Tuấn với chị Hương mà đi thi học sinh giỏi Văn làm vài bài bình loạn thế này thì được đi họp quốc hội Luật giáo dục sửa đổi hết! :p :D
 
cứ cãi nhau nữa đi, cứ lên án hay ý kiến ý cò nữa đi. em nói thẳng là cái đất nước Việt Nam này còn lâu mới tiến bộ được. mọi ng nghĩ rằng chỉ những ý kiến của một học sinh, được đưa lên báo chí phỏng vấn mà có thể thay đổi được nền giáo dục này ư. nếu có thay đổi thì cũng chỉ làm khổ học sinh và kiếm thêm thu nhập cho những ng viết sách. chương trình học của Việt Nam quả thật đúng như bài viết đâu đó trên kia nói, đào tạo những nhà bác học từ lúc còn cởi truồng đái dầm. với cái lượng kiến thức như thế, học kiểu Neo trong Matrix chưa chắc đã xong.

đối với từng môn học, mọi ng đã bao giờ nghĩ, mình học môn đấy để làm gì chưa. riêng môn văn này em đã từng hỏi câu hỏi này và nhận được một câu trả lời của chuối: học để sau này lớn lên biết cách ăn nói, viết lách. môn văn là một môn vô tích sự. theo em, nên xếp nó cùng với những môn như nhạc họa. học đến một thời gian nào đó thì dừng lại.

nền giáo dục VN đạo tao cho chúng ta trở thành một con ng mà cái gì cũng biết, nhưng mỗi thứ chỉ biết một chút. cái tư tưởng á đông này nó đã làm cho đất nước ta, vốn đã lạc hậu hơn những nước xung quanh (như đã viết ở nhưng bài trên là lạc hậu 30 năm so với Thái Lan), thì chỉ có cải lùi chứ chẳng bao giờ cải tiến. một lập trình viên ng ta cần gì biết bài thơ đó hay chỗ nào, bài văn đó hay ở đâu. hay một nhà thơ, nhà văn ng ta sẽ đưa logarit với tích phân vào tác phẩm hay sao mà phải học. nếu muốn biết thì chắc chắn ng ta tự tìm hiểu chứ ko lấy đó ra làm thước đo khẳng định học thức của một con ng (thi tốt nghiệp đó).

thế như ta lại vẫn phải học. nhiều ng thắc mắc sao GD Vn khác với những nước khác. ở những nước khác, ng ta ko có cái áp lực là phải học hành. ở Vn, nếu ko học, ko thi được Tốt nghiệp. ko tốt nghiệp, ko thi được đại học. ko có bằng đại học, gần như bạn chẳng thế có việc làm. mà nếu ko có việc làm bạn chết đói nhăn răng. đó gần như là con đường một chiều mà ai cũng phải đi qua. cái tình trạng nghìn thằng thầy mà ko có một thằng thợ nào, làm sao để hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
 
Đặng Minh Châu đã viết:
Bây giờ ở lớp, Thanh bị cô giáo Văn trù, vì bài thi của Thanh mà cô bị nhà trường kỉ luật !!!
bạn nói thế là sai rồi. mình có quen một số bạn trong lớp bạn Thanh này, và thực sự là cô giáo chỉ rất buồn chứ không hề có ý định trù dập gì bạn đó đâu.
với lại, trong việc này, người đáng thương nhất chính là cô giáo dạy văn của Phi Thanh đấy. sau khi đọc một bài viết như thế, một bài phỏng vấn như thế và tất cả những bài phản hồi như thế, việc đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến sẽ là người thày. ảnh hưởng nhiều nhất đến một học sinh chính là người thày của anh ta. và lẽ dĩ nhiên, rất nhiều người sẽ đặt ra những câu hỏi nghi ngờ về cách dạy, về đạo đức tác phong, nói chung là năng lực của một giáo viên, và như thế là đã áp đặt những định kiến hoàn toàn sai lầm cho một người giáo viên hoàn toàn không có lỗi.
bạn Phi Thanh này chắc do đọc được một đề bài ko hay, ko thích hợp với trình độ(ko chỉ của riêng bạn Thanh ma với học sinh khối 11 nói chung), nên đã bức xúc mà viết ra những dòng đầy "cảm xúc" như vậy, chứ tối hôm trước khi đi thi bạn đó thậm chí không có ý định sẽ viết một bài văn phản đề gây nhiều tranh luận như vậy đâu!
theo mình hiểu thì bản chất vấn đề là như vậy, tất nhiên cũng có nhiều ý kiến khác, nhưng không nên tán dương bạn này nhiều quá hay hiểu quá sai vấn đề đi, kẻo sẽ gây ra những hậu quả không hay đâu![-x
 
Nguyễn Trọng Nghĩa đã viết:
cứ cãi nhau nữa đi, cứ lên án hay ý kiến ý cò nữa đi. em nói thẳng là cái đất nước Việt Nam này còn lâu mới tiến bộ được. mọi ng nghĩ rằng chỉ những ý kiến của một học sinh, được đưa lên báo chí phỏng vấn mà có thể thay đổi được nền giáo dục này ư. nếu có thay đổi thì cũng chỉ làm khổ học sinh và kiếm thêm thu nhập cho những ng viết sách. chương trình học của Việt Nam quả thật đúng như bài viết đâu đó trên kia nói, đào tạo những nhà bác học từ lúc còn cởi truồng đái dầm. với cái lượng kiến thức như thế, học kiểu Neo trong Matrix chưa chắc đã xong.

đối với từng môn học, mọi ng đã bao giờ nghĩ, mình học môn đấy để làm gì chưa. riêng môn văn này em đã từng hỏi câu hỏi này và nhận được một câu trả lời của chuối: học để sau này lớn lên biết cách ăn nói, viết lách. môn văn là một môn vô tích sự. theo em, nên xếp nó cùng với những môn như nhạc họa. học đến một thời gian nào đó thì dừng lại.

nền giáo dục VN đạo tao cho chúng ta trở thành một con ng mà cái gì cũng biết, nhưng mỗi thứ chỉ biết một chút. cái tư tưởng á đông này nó đã làm cho đất nước ta, vốn đã lạc hậu hơn những nước xung quanh (như đã viết ở nhưng bài trên là lạc hậu 30 năm so với Thái Lan), thì chỉ có cải lùi chứ chẳng bao giờ cải tiến. một lập trình viên ng ta cần gì biết bài thơ đó hay chỗ nào, bài văn đó hay ở đâu. hay một nhà thơ, nhà văn ng ta sẽ đưa logarit với tích phân vào tác phẩm hay sao mà phải học. nếu muốn biết thì chắc chắn ng ta tự tìm hiểu chứ ko lấy đó ra làm thước đo khẳng định học thức của một con ng (thi tốt nghiệp đó).

thế như ta lại vẫn phải học. nhiều ng thắc mắc sao GD Vn khác với những nước khác. ở những nước khác, ng ta ko có cái áp lực là phải học hành. ở Vn, nếu ko học, ko thi được Tốt nghiệp. ko tốt nghiệp, ko thi được đại học. ko có bằng đại học, gần như bạn chẳng thế có việc làm. mà nếu ko có việc làm bạn chết đói nhăn răng. đó gần như là con đường một chiều mà ai cũng phải đi qua. cái tình trạng nghìn thằng thầy mà ko có một thằng thợ nào, làm sao để hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Các cái khác chú nói đều đúng, anh cũng nghĩ vậy :)>-
Nhưng riêng cái chỗ kia chú nói thì 8-} quá ...
Thảo nào mà đầu câu chú cũng không thèm viết hoa [-(
Câu trả lời chú nhận được đúng là không phản ánh được đầy đủ, nhưng chú nghĩ thế nào mà gọi nó là củ chuối 8-} Thế chú không cần học ăn nói, viết lách à :-/ Nếu không học trong nhà trường thì chú định học ở đâu :-/
Chú bảo học đến 1 thời gian nào đó là dừng lại à? Thì hết phổ thông mà chú không theo học ngành Văn thì có ai bắt chú học tiếp đâu ;)
 
thế em hỏi anh là từ cuối cấp 2, và trong cả cấp 3, cái mình học gọi là môn gì. hồi trước học Văn hình như chia làm 3 môn: Tập Làm Văn, Giảng Văn, và một cái gì đó nôm na gọi là ngữ pháp tiếng Việt. còn về sau chắc chỉ còn mỗi một môn là phân tích những tác phẩm mà ng ta viết trong sách. cái phần sau này em thấy là vô tác dụng. ai đời một cái đề bài:"em hãy tả bà em", ng ta viết được đủ thì thôi lại bắt ng ta viết dài. em ghét nhất là phải viết một câu dài lòng thòng trong khi có thể diễn đạt bằng một câu ngắn gọn. mà học văn thì chắc mọi ng đồng ý là viết dài thì giáo viên thích hơn nhỉ.
 
>:)
Ông Nghĩa này dại wa', ai lại đụng vào niềm tự hào của dân chuyên Văn :))
 
đâu, đụng vào chỗ nào. có làm sao ko (cả tinh thần lẫn thể xác á).
 
Back
Bên trên