Bài thi văn gây chấn động

Như em Zz là sướng nghĩa là sao ạ:| em thì liên quan gì ở đây:|
 
Phản ứng báo chí hi hi hình minh hoa là một cô bé Ams :D :D lớp nào đây khôn gbiết
http://www.vnn.vn/giaoduc/2005/05/426109/
Lời phê bình :
"Qua bài làm của HS, có thể nhận thấy tuy còn thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản, tuy sự hiểu biết còn nhiều phiến diện, nhưng đây là một HS có chính kiến, đáng quý là đã dám thể hiện chính kiến của mình một cách chân thành, trung thực bằng một bài văn nghị luận, ít nhiều có lý lẽ với cách diễn đạt lưu loát, uyển chuyển. Theo tôi, ở một phương diện nào đó, các thầy cô giáo nên trân trọng, khích lệ những HS này".
"Lời phê" của thầy Hà Bình Trị - chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT.
 
Nhà văn Sơn Nam (tác giả Hương rừng Cà Mau - sau truyện này được chuyển thể sang phim "Mùa len trâu"): "Tôi nghĩ, đời một người viết chỉ cần đề lại một tác phẩm hay, có ý nghĩa là đủ. Cụ Nguyễn Đình Chiểu chỉ cần một Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đủ."

(Nguồn: Nhà văn Sơn Nam và những trải nghiệm về đời sống)

Việc dạy văn trong trường hiện nay quả là khô cứng. Việc học sinh cảm thấy ngao ngán với môn Văn là điều có thể nhận thấy. Không biết qua vụ này thì việc dạy văn có thay đổi không?

Tuy nhiên, không thể vì thế mà nói "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" không hay. Việc Thanh có mặt trong cuộc thi học sinh giỏi Văn chứng tỏ em cũng có khả năng cảm thụ văn học (vì từ xưa đến nay thì để có mặt trong đội tuyển, học sinh phải chứng tỏ mình có khả năng cảm thụ văn học hơn những bạn khác trong lớp, trong trường), vậy không hiểu sao Thanh không thấy xúc động trước những hình ảnh rất thực naỳ

tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ,

ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng,

con bóng xế vật vờ trước ngõ.

Không thể nói việc học lịch sử qua văn học là khô khan vì văn học phản ánh cuộc sống của thời đại nhà văn đang luôn sinh động và hấp dẫn. Đọc "Cuốn theo chiều gió", "Chiến tranh và hòa bình", "Hồng lâu mộng", "Sông Đông êm đềm", "Chuông nguyện hồn ai"....lẽ nào cũng khiến Thanh cảm thấy khô khan.

Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen – chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

Hồi chị đi học văn bọn chị vẫn có quyền nêu ra những cái dở của tác phẩm và chị không nghĩ là tìm ra cái dở lại khó hơn. Chị nghĩ ngược lại. Bất kỳ một vấn đề, một tác phẩm nào cũng có tính hai mặt và mọi người thường nhìn ra cái dở dễ hơn cái hay. Chẳng hạn trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", Thanh không chỉ ra tác phẩm hay ở đâu mà chỉ nói mình không hiểu tác phẩm vì nó cách xa thời đại em đang sống.

Nói về áp lực điểm số, phải chăng cũng vì áp lực điểm số nên Thanh chưa bao giờ nói rõ quan điểm của mình về các bài thi để có mặt trong cuộc thi học sinh giỏi?

Suốt 63 năm qua văn thơ Việt Nam chưa có cái mới? Không biết Thanh có vội vã quá không khi chúng ta vẫn có những tác phẩm rất đáng đọc và mới mẻ của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Khắc Trường....

Việc phê bình văn học đâu chỉ có nhà phê bình, Thanh có thể viết bài cho các báo, tạp chí để trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình.

=D> Dù sao, cũng phải công nhận Thanh đã chọn đúng thời điểm và đúng chỗ để phát biểu. Không lo điểm liệt, không lo bị trù ẻo, lại có thể khiến các thầy cô giáo phải nghĩ đến việc thay đổi giáo trình...hehe cái này không biết có thể gọi là đấu tranh nhưng biết tránh đâu :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chẹp, thì bây h cũng đến lúc nhìn thẳng vào những giờ dậy văn chứ
thực sự chả có rì hay ho, chả thích tẹo nào, vậy mà sao chúng ta vẫn fai học, phải khen trong khi ghét cay ghét đắng
cũng giống như cái bài trong đầm gì đẹp = sen vậy
1 điều rõ ràng trong bài đó là hoa sen quá " bất hiếu"
nhưng seo chúng ta vẫn fai học tác phẩm đó
hoa sen trong sạch giữa bùn, nhưng chính bùn đã nuôi sống hoa sen
 
Em muốn góp vào topic này một câu chuyện "nho nhỏ" về vấn đề học văn và dạy văn, em biết được hồi năm học lớp 9 khi đi học thêm văn, do cô Tú Anh (trường mình) kể .
Đó là một lần, cố nhà thơ Tố Hữu đến dự giờ giảng văn một tác phẩm của ông, bài thơ "Tiếng chổi tre", tại một lớp học nọ. Trong giờ học đó, giảng đến đoạn "Tiếng chổi tre/ Xao xác hàng me", cô giáo nhấn mạnh cái hay của từ "xao xác", kiểu như "Tại sao lại dùng từ xao xác mà ko dùng xào xạc? Từ xao xác "đắt" hơn như thế nào" vân vân và vân vân :D Kết thúc tiết học, nhà thơ lên phát biểu ý kiến, có nói đại ý là "Tôi dùng từ xao xác chứ ko phải xào xạc là bởi vì "xao xác" thì mới ... hợp vần, còn đâu, cả hai từ đều có ý nghĩa như nhau" 8-}
---> từ hồi học cái bài "xao xác xào xạc" đó đến giờ, tất cả những quyển sách em đọc, tất cả những gì các thầy cô giảng đều là ý nghĩa diễn đạt, truyền cảm của xao xác hay hơn xào xạc nhiều 8-}

Ngoài ra còn một câu chuyện khác cũng khá hay, em đọc trên "Tuổi trẻ cười" mấy năm trước. Bài báo là câu chuyện của một nhà văn, rất tiếc lâu quá rồi em quên mất tên nhà văn đó :D ,chỉ nhớ ông cũng là một tác giả nổi tiếng, có tác phẩm được dạy trong sách. Hồi đó con trai ông đi học, cô giáo ra đề phân tích một tác phẩm của chính ông, thằng bé về nhờ bố viết phân tích hộ cho mình. Nhà văn ban đầu từ chối, nhưng thằng con nài nỉ quá nên tặc lưỡi, ừ thì cứ thử một lần tự phân tích tác phẩm của mình xem thế nào. Sau đó, chính ông cũng phấp phỏng mong đợi kết quả bài văn mình viết phân tích tác phẩm của mình thế nào. Thế rồi một hôm, thằng bé con mếu máo về đưa bài văn đó cho bố ... bắt đền, vì chỉ được 2 điểm kèm lời phê của cô giáo "Em ko hiểu ý tác giả" ---> miễn bình luận 8-}

Qua hai câu chuyện trên có thể rút ra là rõ ràng việc phân tích đánh giá tác phẩm chỉ thuộc về các nhà phê bình mà thôi, vì ý kiến của các giáo viên em nghĩ cũng phần nhiều từ các nhà phê bình mà ra ;;) Tốt nhất, tạm thời chúng ta hãy yên phận với việc lên lớp, nghe rồi chép, còn cảm nhận của riêng mình thì 8-} cứ giữ lấy, ôm ấp hy vọng đến một ngày giáo dục nước nhà cải cách, chúng ta sẽ được nói lên suy nghĩ cảm nhận của mình về các tác phẩm, chỉ sợ lúc đó em đã già rồi :(( :(( :((


Các tác phẩm văn học cổ phần lớn khó hiểu, do nhiều lý do, ví dụ do lối hành văn thời ấy khác bây giờ, do tác phẩm là dịch nên đã thay đổi nhiều vì khác về ngôn ngữ. Túm lại học văn học cổ đúng là "bể khổ" 8-}
Thế nhưng lúc được nghe giảng và đã hiểu rồi thì lại thấy có nhiều cái hay (dù rằng cái mình nghe giảng cũng từ các nhà phê bình mà ra :)>- )CÁi chính alf giáo viên truyền đạt cho hs thế nào thơa em ghét truyện Kiều, ghét luôn cụ Nguyễn Du, nhưng năm nay học kĩ hơn về cụ và các tác phẩm của cụ thì thấy cũng hay hay :)) Có điều, em đồng ý với ý kiến của ai đó trong cái bài báo trên VNN là Hoạn Thư ko đáng bị chửi quá nhiều 8-} Hoạn Thư thực sự là "một người phụ nữ của thời đại", dám đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Thế mà từ trước đến giờ, lúc nào cũng phải chửi Hoạn Thư tệ hại /:) [-x
 
chị Bình đã viết:
Việc phê bình văn học đâu chỉ có nhà phê bình, Thanh có thể viết bài cho các báo, tạp chí để trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình.

Dù sao, cũng phải công nhận Thanh đã chọn đúng thời điểm và đúng chỗ để phát biểu. Không lo điểm liệt, không lo bị trù ẻo, lại có thể khiến các thầy cô giáo phải nghĩ đến việc thay đổi giáo trình...hehe cái này không biết có thể gọi là đấu tranh nhưng biết tránh đâu


Việc đưa lên báo hay tạp chí thì chẳng cần một học sinh mà các nhà báo, các nhà nghiên cứu, nhà văn cũng đã nhiều lần nói lên cái bất cập của việc dạy và học Văn trong nhà trường rồi. Nhưng cũng đâu có cải thiện được gì mấy ( ít ra là đến lúc này ). Thầy Túc dạy Văn trường mình cũng biết bao lần phải nói rằng cách dạy ngày nay làm cho học sinh ghét môn Văn quá.

Em cũng công nhận là em Thanh này rất "khôn" khi chọn bài thi HSG để viết, nếu viết ở trên lớp chắc chắn bị thầy cô giáo lên lớp chỉnh đốn về việc tư tưởng sai lệch:D viết thi HK hoặc thi TN, ĐH chắc chắn ăn điểm 0, còn viết thi HSG ko ảnh hưởng đến thành tích học tập, không những không bị ỉm đi mà còn "gây chấn động" :D cách viết của em này cũng khá mềm mỏng không khiến người đọc phải tức giận vì quá hỗn láo:p


Tất nhiên một học sinh lớp 11 thì khó có thể suy nghĩ chín chắn sâu xa như các anh chị trong này (dù em ấy có là một học sinh giỏi Văn đi chăng nữa) những cái em ấy viết ra trong bài thi HSG của mình có thể đúng là bột phát và phiến diện (về tác phẩm) nhưng chẳng phải nó đã dành được sự ủng hộ của phần đông học sinh, nó đã nói lên tâm tư nguyện vọng chung là được cảm nhận một tác phẩm theo cách của mình, theo suy nghĩ của mình chứ không phải theo thầy cô giáo, theo sách giáo khoa? Em nghĩ vấn đề ở đây không phải là vì sao em ấy lại không cảm nhận đuợc cái hay của bải VTNSCG mà là vì sao một học sinh buộc phải lên tiếng về sự bất cập " chỉ được khen chứ không được chê" ; nếu như trên lớp GV cho phép học sinh phản biện về cái theo hs là không hay của tác phẩm, rồi từ đó giải thích, hướng dẫn về cách nhìn đúng đắn hơn, có chiều sâu hơn, thì đã không để xảy ra tình trạng phần lớn hs học Văn xong là quên luôn, chẳng còn nhớ gì và cảm nhận được gì nữa:|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic, pó tay thực sự khi đọc hết bài văn này...
Khoan hãy nói về bản chất thực sự của thí sinh khi viết bài văn này (Hỗn hay dũng cảm) như ai đó đã nói.
Cái mà chúng ta phải nhìn vào thực tế là gì...
Là nền giáo dục của chúng ta đang giết dần tính sáng tạo của học sinh. :((
Cứ nghĩ thử mà xem học sinh bi h đi học là để làm gì, là để thi, để kiểm tra. Mọi người cứ thử nhìn qua mà xem, lúc này nghía vào mấy lớp học ở AMs còn được mấy người. Thi xong rùi mà, điểm đã tổng kết xong, chơi thoải mái, tại sao thế. Vì vừa vào đầu năm là học vội học vàng cho kịp chương trình --> Cuối năm trống nhiều tiết --> thấy chán chẳng buồn dạy, học thì thix bắn GB hơn là đi học để ...ngồi đánh bài.
Còn nữa, Việt Nam mỗi năm có bao nhiêu học sinh được giải quốc tế olimpic này nọ, nhưng thử hỏi đến bi h có bao nhiêu người trở thành những nhà bác học nổi tiếng. Vẫn biết là trở thành nhà khoa học không phải đơn giản, Nhưng chí ít trong cái đám được giải đó cũng phải có 1/10 trở thành khoa học gia chứ, vậy thì tại sao. Tại một ai đó đã nói nền giáo dục Việt Nam bây giờ là một nền giáo dục giết chết nhân tài. Là chuyện chúng ta chỉ đào tạo những "thợ học" chứ không phải học sinh. Quanh năm suốt tháng chẳng phải động não bao giờ, chỉ việc chép học chép. Thậm chí đến lúc kiểm tra không quay cóp thì bị coi là ngu, là đần độn, là dại...
Là bài kiểm tra sử, địa phải đúng từ chữ trong SGK mới được điểm cao, là những bài văn 9,10 chép ra từ những quyển văn mẫu đang xuất bản nhan nhản. Cũng đúng thôi, học sinh đâu có thời gian mà cảm nhận xem là nó hay hay không hay, nó chán ở chỗ nào, thời gian còn lại còn phải làm 40 bài toán lí hóa các loại, còn phải học thuộc lòng những bài văn mẫu để được 9,10.
bản thân tui cũng đã thử cảm nhận 1 lần rùi, kết quả là gì 5 điểm :(( -->Làm sao dám thử lại (Vì lo điểm kém)

Vậy nên suy cho cùng bài văn này cũng chỉ là một bức xúc quá độ của nền giáo dục "vì điểm số" của chúng ta gây ra mà thôi !!!
Một lời loạn bình, mong bà con xem xét !!!!!!!!!!!111
 
Bài này lớp em đã được nghe cách đây phải nửa tháng :D Bài của chị Thanh trong này chưa đủ, còn nói dài nữa và trích nhiều nữa :D

Em nói thật, em có 2 cách nhìn nhận bài văn này:

1/ Rất thẳng thắn + bản lĩnh
2/ Không thuộc văn bản (trích dẫn chứng sai) nhưng lại không muốn nộp giấy trắng :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bình: Mày nói toàn cái ai cũng biết..... vấn đề là sửa chứ ko phải chửi [-x
 
Sáng nay vừa ngủ gật vừa lơ mơ nghe thấy có bài báo nói về bài văn này, không ngờ là nó được viết từ nửa tháng trước.
Là một người khá ghét môn văn vì sự giả dối mình hoàn toàn nhiệt liệt ủng hộ em gái lớp 11 này. Có phải bài văn nào cũng đáng để khen đâu nhỉ? các giáo viên nhà ta không biết đến bao giờ mới cho phép học trò làm các nhà phê bình đây. phê bình dẫu sai hay đúng thì đó cũng là ý kiến của chính bản thân mình.
Thật ra chắc có rất nhiều kẻ đồng ý chia sẻ quan điểm này của em Thanh nhưng mà những kẻ dũng cảm gây ra cái kiểu tiếng vang thế này đúng là không nhiều. Bây giờ có ai update được em Thanh phải chịu những dư luận nào sau bài viết xôn xao này ko?
 
Mãi mới được quyền post bài, mấy cai topic mình định post thì im ắng quá nên vào đây cho chút ý kiến.
Thật ra ý kiến cũng như Khải : em Thanh này, dĩ nhiên cũng đại đa số học sinh ko thích bài này đi nữa, nhưng khi em vào cuộc thi HSG thì phải biết tôn trọng nó chứ. Trường đã chọn em đi thi HSG chí ít cũng hy vọng em thi cho nó đàng hoàng, em làm thế này tuy gây chấn động nhưng sẽ ko được điểm cao --> mục tiêu của trường cử em đi thi ko đạt được. Thay vào đấy nếu em đã nói ko thích hay sáo rỗng thì cứ phân tích tại sao nó sáo rỗng, tại sao nó khô khan và nêu những điểm khác cũng được mà. Như vậy vẫn đúng với yêu cầu đề bài là em đã phân tích tác phẩm, cho dù theo hướng nào đi nữa thì cũng là phân tích tác phẩm.
Về mặt khác cũng như Minh Thu nêu ở trên, tác giả của 1 bài văn , 1 bài thơ khi sáng tác ra 1 tác phẩm ko phải cứ từng câu, từng chữ là đều nhất nhất đựoc sự tính trước, đơn giản là đôi khi nó hợp vần, hợp điệu... hoặc hơn nữa là tại thời điểm "tức cảnh sinh tình" ấy chỉ đơn giản là nghĩ ra cái từ ấy để cho thêm vào câu văn câu thơ. Mãi về sau khi ngồi ngẫm nghĩ lại, người sau mới thấy được hết cái hay cái đẹp của câu văn , câu thơ mà chính tác giả đôi khi cũng không nhận thấy hết được vẻ đẹp của nó. Cũng như anh hùng Phan Đình Dót chẳng hạn, trong tình trạng quân ta ko lên tiến lên được , bị kẹt giữa làn đạn , anh đã làm gì? lấy thân mình lấy lỗ châu mai... Đấy là 1 hành động được quyết định trong tích tắc, cái tích tắc ấy đôi khi không nhận ra hết những cái lợi - thiệt của hành động mình làm ra (khác với Lê Văn Tám là đã có dự trù những gì mình sẽ làm ). Tuy nhiên là người đời sau ta phải ghi nhận biết ơn anh đã hành động như vậy .
Lại nói về bình văn, đây là câu chuyện có thật trong Nam. Ở 1 lớp chuyên văn cấp 2 nọ (lớp 9), có lần có bài về phân tích Tấm và Cám trong tác phẩm cùng tên. Một học sinh đã phân tích Tấm như 1 người trả thù ác độc chứ ko phải là 1 nàng tiên dịu hiền... hành động của Tấm ban đầu là bạc nhược vì bắt buộc phải thế chứ ko phải vì Tấm ngoan hiền. Và kết truyện là Tấm đổ nước sôi luộc Cám, làm mắm gửi về cho dì ghẻ ăn. Dù cho Cám và mẹ Cám có làm gì đi nữa hành động đó là hành động vô nhân đạo... (ko tiện trích dẫn hết ra đây thứ 1 vì dài quá, thứ 2 là vì... cũng chẳng nhớ bao nhiêu) . Cuối cùng bài văn đấy thế nào? kết quả điểm rất cao, được đánh giá là có hướng suy nghĩ mới, âu cũng là giáo viên châm chước, chứ gặp giáo viên bảo thủ thì.... >.<
Còn bản thân lên cấp 3 chắc là vì ít đọc sách văn cũng hay có suy nghĩ linh tinh, văn lại lủng củng nên điểm văn toàn lẹt đẹt, ko nói tới...
Trở lại với vấn đề chính, em Thanh này có cái hay là đã nêu lên suy nghĩ của mình cũng là của nhiều học sinh nhưng em chưa làm đến nơi đến chốn , nếu phân tích kĩ càng tác phẩm, vẫn có thể phân tích theo cái hay , cái dở mà em cảm nhận thì sẽ hay hơn. Nhưng cũng như ZZ nói, 1 học sinh 11 ko thể có được hết cái suy nghĩ vẹn toàn được rồi, nhất là trong khi thi nữa, đâu có như chúng ta sau khi biết rồi mà ngồi đây... bốc phét với nhau. Nhưng nếu gặp bài nào em chuẩn bị rồi thì chắc là em cũng ngồi hí hoáy viết để kiếm giải chứ ko phải viết thế này.
Btw, em cũng gây được ấn tượng, hy vọng sẽ có một vài thay đổi cho sau này, có điều chả biết bao giờ và bao nhiêu
 
Lương Kiến Quốc đã viết:
Mãi mới được quyền post bài, mấy cai topic mình định post thì im ắng quá nên vào đây cho chút ý kiến.
Thật ra ý kiến cũng như Khải : em Thanh này, dĩ nhiên cũng đại đa số học sinh ko thích bài này đi nữa, nhưng khi em vào cuộc thi HSG thì phải biết tôn trọng nó chứ. Trường đã chọn em đi thi HSG chí ít cũng hy vọng em thi cho nó đàng hoàng, em làm thế này tuy gây chấn động nhưng sẽ ko được điểm cao --> mục tiêu của trường cử em đi thi ko đạt được. Thay vào đấy nếu em đã nói ko thích hay sáo rỗng thì cứ phân tích tại sao nó sáo rỗng, tại sao nó khô khan và nêu những điểm khác cũng được mà. Như vậy vẫn đúng với yêu cầu đề bài là em đã phân tích tác phẩm, cho dù theo hướng nào đi nữa thì cũng là phân tích tác phẩm.

Đấy là 1 hành động được quyết định trong tích tắc, cái tích tắc ấy đôi khi không nhận ra hết những cái lợi - thiệt của hành động mình làm ra (khác với Lê Văn Tám là đã có dự trù những gì mình sẽ làm ). Tuy nhiên là người đời sau ta phải ghi nhận biết ơn anh đã hành động như vậy .
Ngoài lề tí, bên thảo luận nghiêm túc có hẳn 1 topic về anh Lê Văn Tám là thật hay giả.

Còn phần trên, có thể anh chưa đọc kĩ. Những cái anh nói không phải là sai, nhưng anh xem kĩ lại hộ cái:
Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
Không có chỗ gì để chê trong này đâu ạ. Nếu chê thì vẫn là lạc đề, vẫn 3 điểm thôi :D Đó mới chính là điểm đáng tranh cãi, bởi đối với văn học ở nhà trường cái nhìn dường như chỉ luôn là phiến diện
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thôi các đồng chí, bạn/em ấy làm sai, nhưng dũng cảm đó chứ.
không biết ai đúng ai sai, điểm số thế này.

chẳng hiểu sao bây giờ mình bố láo thế :)). Nhớ lại bây giờ mà học ở trường Ams thì thể nào cũng viết 1 mình 1 kiểu, xem thầy cô nào cãi được với mình :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Nam: ờ, nếu để phân tích vẻ đẹp thì nói thế nào cũng lạc đề... :"> sorry, anh cũng chưa đọc kĩ đề bài... chẹp
Về chuyện LVT vì chưa đọc bên kia nên chưa có ý kiến, mới đọc xong rồi nên... thì sửa lại vậy, hành động của LVT là hành động chủ ý từ trước của 1 người ... có thể ko có thực nhưng nó vẫn là hành động có chủ ý từ trước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thôi các đồng chí, bạn/em ấy làm sai, nhưng dũng cảm đó chứ.
không biết ai đúng ai sai, điểm số thế này, nhưng nên tập trung vào mục đích cải cách giáo dục của topic hơn là soi sét bài văn kia.
Đồ bắt chước, a dua --> Sản phẩm của nền giáo dục VN, được cải tạo gần năm nay mà vẫn chưa đỡ hả Long :))
 
Lương Kiến Quốc đã viết:
@ Nam: ờ, nếu để phân tích vẻ đẹp thì nói thế nào cũng lạc đề... :"> sorry, anh cũng chưa đọc kĩ đề bài... chẹp
Về chuyện LVT vì chưa đọc bên kia nên chưa có ý kiến, mới đọc xong rồi nên... thì sửa lại vậy, hành động của LVT là hành động chủ ý từ trước của 1 người ... có thể ko có thực nhưng nó vẫn là hành động có chủ ý từ trước.
Lại thế rồi... , em là Nam Anh. Ở trên HAO này phải đến chục lần rồi đấy X(
 
hix, sorry Nam Anh, lúc mà trả lời anh cũng thấy rõ ràng có chữ Anh nhưng chắc em lên án anh dữ quá cho nên lúc anh trả lời đang nghĩ trả lời thế nào nên mất đi chữ Anh. Thôi thì bây giờ xin lỗi Nam Anh nhá. :p bù lại. :p
 
Đọc topic này em lại nhớ 1 chuyện mà thầ giáo em từng kể cho lớp em nghe : 1 nhà văn không có bằng cấp --> phải đi thi lấy bằng . Nhưng nhà văn này lại bị đánh trượt ! Đề thi ngày đó chính là 1 trong những tác phẩm của ông từng viết trước đây. KHi ông đi hỏi lại hội đồng chấm thi thì được trả lời :"ANh bị đánh trượt vì anh viết sai , hiểu sai ý của tác giả tác phẩm này!"
---> Đây đúng là tiêu biểu cho cái kiểu đạy văn khuôn sáo vớ vẩn ở VN nhà mình đây ! NHiều khi em thiết nghĩ : các nhà văn, nhà thơ viết theo hứng, chứ ko có chủ định gì về nghệ thuật cả ( có chăng cũng chỉ là rất ít !) CÒn khi những tác phẩm này được đưa vào bài giảng của giáo viên, giáo viên như là .. bịa ra những nét đẹp, bịa ra ý tứ của tác giả để giảng cho học sinh vậy !
 
Đặng Hoàng Hiếu đã viết:
Hay, công nhận hay. Em vừa đọc cách đây 1 tiếng nhưng không đầy đủ thế này
Cái này ai chẳng bức xúc nhưng chưa ai bạo dạn thế này thì phải

Hì, em thấy thông tin của mọi người có phần chưa đầy đủ khi phần lớn mọi người đều cho rằng đây là lần đầu tiên một ý kiến thế này được nêu lên trong một hoàn cảnh như thế ;). Thực tế là, trước đấy một vài năm cũng đã có một học sinh viết một bài phản đề, phân tích vì sao một đề văn là ko hợp lí, trong một kì thi học sinh giỏi, và đã được 20 điểm. Chuyện này cô giáo dạy Văn của em vẫn kể, và nói thêm rằng, trừ khi tự tin hoàn toàn vào khả năng phản đề của mình, đừng nên làm một việc như thế ;).
 
nếu đề bài là" Nêu cảm nhận của em về tác phẩm VĂn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thì em Thanh có quyền viết như thế lắm chứ . nhưng mà rất tiếc đề bài là giới thiệu vẻ đẹp tác phẩm thì em Thanh bị 0 điểm là đáng lắm rồi .
to em THanh : nếu em đọc được bài này thì chị nhắn nhủ em một câu :em đừng bức xúc quá như thế . chị cũng đồng cảm được , với lại các cụ nhà ta lại đang có "cải cách" đấy.
 
Back
Bên trên