Bài thi văn gây chấn động

Hà Thúy Nga đã viết:
Xét cho công bằng,với hệ thống giáo dục hiện nay,quả thật học sinh bị nhồi nhét quá nhiều,có những thứ mà ra khỏi trường cấp 3 thì cả đời chả bao h dùng đến. Cái suy nghĩ ấy được đặc biệt nhiều học sinh áp dụng vào môn văn. Nhưng ko chỉ thế, nhìn 1 cách toàn diện,ngay như môn Toán (môn được chú trọng nhất)với những người sau này biết chắc mình sẽ ko làm nhà Toán học hay nghiên cứu Toán học thì những tích phân,đạo hàm,...để làm gì??? Khi cộng,trừ nhân,chia cũng đủ cho cuộc sống đời thường sau này khi đi chợ,mua con cá,mớ rau...mệnh đề,hình học ko gian đủ cho 1 tư duy logic, v..v..
Đấy là mới chỉ nói sơ qua về môn học quan trọng "Toán",chứ chưa xét đến nào là những Kĩ thuật Nông nghiệp, Giáo dục công dân,.. học sinh thành phố mấy ai có ý định về quê chăn gà nuôi lợn hay trồng lúa trồng cây,tìm hiểu vòng đời sâu bọ bảo vệ hoa màu gì gì chứ..ngay như môn học GDCD nghe mục đích môn học thì vô cùng cần thiết nhưng học sinh như tôi hồi ấy học được những gì khi ngồi trong lớp chỉ chăm chăm đếm xem cô Ninh nói bao nhiêu từ "phỏng"?

Và cũng rất nhiều học sinh sợ học Văn nhất trong tất cả, chỉ bởi vì cách học đọc-chép-học thuộc lòng-kiểm tra là lôi kính thưa các loại văn mẫu, "Để học tốt văn" ra. Những lời bình luận,phân tích rất công phu,đầy tính triết lý, xác đáng.v.v..đâu phải lời văn của học sinh, mà là của những nhà phê bình lí luận đầu phơ tóc trắng,cả đời nghiên cứu...
Thậm chí ngay cả giáo án của nhiều thầy cô giáo dạy văn cũng chỉ là tổng hợp từ những bài văn mẫu,những bài bình giảng của các học giả uyên thâm.

Văn là rung động,cảm nghĩ, nó bộc lộ sâu sắc độ nông sâu của xúc cảm, của vốn hiểu biết và tri thức,nhân cách người viết.

Nhưng với cách học văn trong nhà trường hiện nay,phần lớn những bài tập làm văn chỉ là giả dối, cảm xúc vay mượn (nếu ko muốn nói là copy), viết đấy mà cái đầu rỗng.Tâm hồn và những suy nghĩ của học sinh về các tác phẩm cần được tôn trọng,việc giảng dạy chỉ nên là hướng dẫn những suy nghĩ đó đi đúng đường,tìm ra cái hay cái đẹp mà thôi. Việc cưỡng ép "chép" văn như thực trạng hiện nay sẽ chỉ cho ra những ý nghĩ lệch lạc căm ghét học văn,và những sản phẩm bài văn méo mó. Chẳng nói đâu xa, con em họ tôi rất ghét văn,cả sợ nữa,..hàng năm chày vảy ngoi ngóp hoặc năn nỉ giáo viên xin ít điểm để kéo điểm phẩy văn lên 6,5 để được học sinh giỏi. Dù là thế,gia đình tôi vẫn vui chứ,nhưng tôi cứ tự hỏi rồi sau này nó sẽ ra sao nhỉ,tiếng Anh tiếng Nga học thế nào khi tiếng mẹ đẻ chưa rõ,viết có vài dòng thư từ đơn giản cũng chẳng nên thân???
Cũng có những học sinh yêu thích văn thật sự,viết văn với suy nghĩ thật và rung động tự đáy lòng thì bị điểm kém,vì ko viết đúng những gì cô cho chép :-& Vì áp lực điểm số,cái vòng quay cũ rích copy văn cô vào bài kiểm tra của cô lại bắt đầu.Bảo sao càng ngày càng hiếm người yêu thích học văn,theo đuổi nghiệp văn :( :-s...Và cái tiểu số này rất dễ bị nghi ngờ là những kẻ lập dị,kì khôi hay nhẹ hơn là đầu óc hâm hâm chập chập,lãng mạn viển vông tâm hồn lơ lửng treo ngược cành cây.

Có 1 thực tế đáng buồn rằng,rất nhiều người được tôi hỏi,nói rằng lợi ích của việc học văn đối với họ khi còn ở trong trường cũng còn ko thấy nữa là khi ra trường,ra đời. Người khá khẩm hơn thì nói học văn chỉ để viết đúng chính tả,nhưng tôi biết vẫn còn ko ít người viết sai chính tả be bét,sai cơ bản chứ đừng nói cao siêu gì.

Mấy năm trở lại đây,ngày càng có nhiều những bài báo viết về những bài văn,câu văn trong những kì thi tốt nghiệp hay đại học mà đọc lên ko biết nên cười hay mếu.Đó là những bài viết ngô nghê,từ ngữ diễn đạt sai, ý tứ lộn xộn,phân tích thơ mà như lột da,chặt chém thành từng khúc. Phát biểu cảm nghĩ thì xuyên tạc méo mó dị dạng,cả bài ko có đến 1 dấu chấm,dấu phẩy...:-&
Lỗi tại ai? Tại cách dạy và cả những bất cập về chương trình cải cách giáo dục mà ai ai,đâu đâu cũng thấy nhắc tới,bàn đến, nói mỏi miệng,sái tay,mòn cả ra rồi vẫn chẳng thấy cải tiến chút nào,chỉ thấy cải lùi. Nhưng ko vì thế mà ko nói nữa,ko đấu tranh,ko đòi sửa đổi nữa.

Bản thân tôi thì may mắn với 7 năm chuyên văn và 2 cô giáo chủ nhiệm tuyệt vời,cho học sinh tranh luận về cái hay cái đẹp và cả những cái chưa hay chưa đẹp của mỗi tác phẩm,và cuối giờ học, cô hướng học sinh đến những suy nghĩ đúng đắn tích cực, toát lên cái hồn của áng văn.Nhưng nếu ko phải là lớp chuyên văn hay ko may mắn gặp được những thầy cô hiếm hoi tuyệt vời như thế,môn văn quả thật sẽ là 1 nỗi kinh sợ trong lòng học sinh.8-}

Văn là người,và chẳng phải nền giáo dục nào cũng muốn hướng đến mục đích cuối cùng là đào tạo học sinh thành NGƯỜI với đạo đức,tri thức đấy sao?Sao những vị cải cách giáo dục vẫn chưa thực sự vào cuộc cho những chuyển đổi đáng ra phải làm từ lâu rồi..

Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan và những bức xúc của riêng tôi,nhân chuyện em Thanh mà lôi ra nói lại thôi.:) Tôi cảm thấy giọng văn của Thanh có lý luận khá chắc,ko thể là 1 học sinh dốt hay ko thuộc bài...bài văn đó của em rất hợp thời điểm nữa,ko chê trách vào đâu được. Và tôi cảm thấy cũng phục em lắm,chỉ cách đây 3 năm,cũng là vòng thi học sinh giỏi thành phố,khi tôi ko may bị nhét vào 1 phòng thi nồng nặc mùi,ẩm thấp của trường Chu Văn An,bị ánh nắng chiếu thẳng vào đầu,nóng và khó chịu,và cũng phải phân tích 1 bài thơ tôi ko đồng cảm,tôi ko có những suy nghĩ sâu và sự dũng cảm để viết nên chính kiến của mình như em.Áp lực đoạt giải lấn lướt và tôi viết ko thật với cảm xúc của bản thân :-s ...Nhưng thôi đó là chuyện đã qua. Thế hệ sau phải tiến bộ hơn chứ nhỉ.
Chúc em thành công trong học tập và vẫn giữ được bản lĩnh văn của mình.Thân.

Bài viết của Hà Thúy Nga hay quá , rất đúng tâm trạng tôi . Cảm ơn bạn.
Nhân tiện bạn nói đến một lô một lốc những môn như Giáo dục Công dân , Kỹ Thuật Nông Nghiệp , Vẽ kỹ thuật , thậm chí sách giáo khoa còn bắt học trò xem bản vẽ ổ bi , con lăn ( lớp 8 ) ...thật là cực ngớ ngẩn , nhồi nhét thứ mà họ có thể lớn lên - tùy người - đi theo cái chuyên môn ấy . Chứ còn nhồi nhét kinh khủng như hiện nay , học trò nhận được một mớ hổ lốn ....sau này ra đời chỉ giỏi nói bốc phét chứ chẳng làm được gì cả , vì sự nhồi nhét tuổi thơ ấy chỉ tạo ra những công dân "chữ lỏng" . Cậu bạn trai cùng lớp của NTUB đó , khi đi họp bạn cũ của lớp thì hươu vượn đủ lĩnh vực từ khoa học phát triển ra sao , GDP kinh tế tăng trưởng thế nào , văn hóa nghệ thuật thế nào mới gọi là bán cổ điển , rồi đến chuyện ....các hành tinh vũ trụ nghe kinh lắm . Nói chuyện thao thao bất tuyệt chẳng thua gì lãnh tụ . Thế mà hôm đến nhà người yêu có cái đèn nê ông hỏng " tăng phô" tức cái chấn lưu cần thay mà cậu ta cứ lóng nga lóng ngóng chẳng biết lắp dây điện ra làm sao , kết quả là ...lắp ngược chẳng sáng phải gọi thợ đến !
 
ac.........ac..........xet' cho cung` chi. nai` cung~ lieu` phet' nhi...........neu thang i' kien' ra nhu* the'.......ac.ac.............lieu` vai~ ah..................
 
Đây là nhận xét của ngành CAND :

Dư luận đang ồn ào một cách không đáng có sự việc, một cô bé học lớp 11 đi thi học sinh giỏi văn, không bình gì về bài "Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc" và nói không muốn làm bài này vì không hay, không hiểu... Đáng tiếc là chuyện nhỏ ấy lại được những người ưa đưa tin giật gân tô vẽ thêm để suy luận ra nhiều điều chẳng hay ho gì.



Họ khen em dũng cảm. Có thể, song đó là thứ dũng cảm quá tầm. Thực ra, nên coi sự ứng xử của em thời điểm ở phòng thi như là cách các em học sinh thường hay ứng xử kiểu ra đề thi “khép” của các thầy cô. Tin rằng, nếu ra đề thi theo hướng “mở”, em Thanh sẽ làm tốt.

Có nên đưa em ra báo chí để minh chứng cho một điều gì? Thử hỏi, dù ngành Giáo dục - Đào tạo có nhiều hạn chế gì đi nữa, từ sách giáo khoa đến học thêm, đề thi, lịch học... song người ta sẽ nghĩ sao khi có một lớp trẻ đang vươn lên mạnh mẽ từ chính nền giáo dục ấy, hàng loạt giải thưởng quốc tế về tin học, toán, vật lý... đã được trao cho họ, kể cả nhiều lĩnh vực khác, vậy họ cắp sách dưới mái trường nào?

Có thể dùng 1.001 cách đóng góp cho ngành Giáo dục - Đào tạo, song quyết không phải là lối chơi trội bất bình thường mà báo chí đã nói về cô bé ấy.

Em Thanh có nói rằng "Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ". Quả đó là nhận thức hết sức hồn nhiên, vô tư của tuổi mới lớn, Thanh ạ. Văn học hay bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào khác đều có yếu tố lịch sử, đều gắn với lịch sử. Qua lịch sử, em sẽ hiểu được những chi tiết đời sống được đề cập đến trong bài văn - tôi nói hiểu chứ chưa nói đến rung động hay không rung động - và đồng thời, qua bài văn em sẽ hiểu thêm về lịch sử. Chẳng nhẽ 11 năm học trong nhà trường không giúp em hiểu được, cảm nhận được đời sống cũng như tinh thần của những thế hệ đi trước?
BÌNH GIANG

Tôi cho đây là chuyện lạ, lạ ở chỗ chúng ta đã lơi lỏng việc giáo dục, đến mức để ai đó “cổ suý” một cô bé lớp 11 đi thi lại dám lớn tiếng “nhắc nhở” một nền văn học cách mạng trong hơn nửa thế kỷ là ít có cái mới và không thích học, không quan tâm đến những bài văn mô tả sự hy sinh anh hùng của những bậc tiền bối!

Thật đáng tiếc, khi hiện tượng mà có nhiều người cho là lạ này diễn ra đúng vào lúc thế giới tổ chức trọng thể chiến thắng phát xít và tỏ lòng tri ân với người đã quá cố cho sự nghiệp cao cả, khi Việt Nam vừa tưng bừng lễ hội 30 năm giải phóng miền Nam, ghi công ơn to lớn của biết bao anh hùng, liệt sỹ và hôm nay lại sắp đến kỷ niệm lần thứ 115 Ngày sinh Bác Hồ.

Thử nghĩ xem, dấu hiệu ấy đã xuất hiện ở những địa hạt gì?

Trong âm nhạc, gần đây nhiều người, đa số là lớp trẻ, suốt ngày chỉ đắm mình vào loại nhạc não tình thấp kém. Họ chê những Hoàng Vân, Hồ Bắc... và họ cũng chỉ yêu thứ âm nhạc ru ngủ của một vài nhạc sỹ nào đó, có thể cũng có tài, song đã không đủ sự gan dạ để đứng vào hàng ngũ cách mạng và cố tình quên mất rằng khi giặc đến nhà, liệu anh có thể ngồi đó mà ê a triết lý đôi lời phản chiến hay ngâm ngợi vẻ đẹp của những thu vàng, hạ trắng được không?

Trong hoạt động xã hội, sự thờ ơ với trách nhiệm công dân của bộ phận không ít các ca sỹ trốn thuế, sự sa đọa của một số gương mặt trẻ xuất hiện trong các "động lắc" hay những kiểu phạm pháp ngày càng táo tợn, hành động thô bạo, cay cú trong một vài hoạt động thi đấu thể thao... là biểu hiện loại này.

Đối với tuổi mới lớn, hãy đừng biến các em thành những “anh hùng”. Nên như bố mẹ em, rất cần thương yêu, vị tha và uốn nắn cho măng “mọc thẳng”
 
Back
Bên trên