Các bạn ơi cho mình hỏi: tại sao gọi đã gọi là chị lại còn phải gọi là chị gái, chẳng lẽ còn có chị trai sao.
Xác định các thành phần câu của câu sau hộ: Chồng gì anh, vợ gì tôi.
Bạn ạ, đây là những hiện tượng thú vị trong ngữ pháp Việt Nam.
Nhiều khi người Việt Nam hay nói thừa, hay nói thiếu, nhưng vẫn có ý nghĩa đầy đủ. Nhưng từ chị gái, anh trai chẳng hạn. Chị có nghĩa là con gái, phụ nữ rồi ; anh có nghĩa là con trai rồi, nhưng người ta vẫn có thể gọi là chị gái, anh trai như thế vì nghĩa của từ không thay đổi. Không thể cứ bắt người ta chỉ được gọi là chị hoặc anh vì ngữ pháp vốn có tính chất võ đoán, thói quen. Chị hay chị gái đều có nghĩa là như nhau, và do thói quen sử dụng, nhiều người cứ dùng thành quen nên cảm thấy nó không thừa. Nói như thế vì thói quen chứ không phải có ý phân biệt kiêủ như như bánh chưng, bánh rán hay bánh dầy ; xe máy, xe đạp hay xe xích lô . Trong thơ ca TQ, có hai câu thơ rất nổi tiếng của Vương Bột :
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc
nghĩa là
Ráng chiều (lạc hà ) với (dữ ) con cò lẻ loi (cô lộ) cùng bay (tề phi )
Nước thu ( thu thuỷ ) cộng (cộng) trời mênh mông ( trường thiên ) một màu (nhất sắc )
Tương truyền, ông Hồ Tông Thốc đã phê bình câu này, nói đại ý là đã cùng bay ( tề phi ) rồi thì cần gì phải thêm "dữ" (với) vào trong câu thứ nhất. Cũng như vậy, "nhất sắc" đã có ý "cộng" trong đấy rồi. Cho nên, ông đã sửa thành hai câu sau :
Lạc hà cô lộ tề phi
Thu thuỷ trường thiên nhất sắc
Quả câu thơ có gọn hơn thật, nhưng câu thơ của Vương Bột không thể không nói là không hay. Thêm hay bớt một từ trong ngữ pháp đều được, miễn là không thay đổi ý nghĩa cơ bản của nó. Trường hợp chị và chị gái cũng tương tự như vậy.
Còn về việc phân tích ngữ pháp thì tớ xin chịu thua, vì đó chỉ là câu lục của một cặp lục bát trong bài ca dao :
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng.
Mà đã là thơ, thì người ta chẳng ai bắt phân tích ngữ pháp cả. Người ta cũng không thể xét các thành phần trong câu đó được, vì đó chỉ là một câu thơ, nhiều khi nó không hoàn chỉnh
Chẳng hạn như có mấy câu thơ này trong bài Sương rơi (Nguyễn Vĩ) :
Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu...
Câu thơ đầu may ra còn có thể xét các thành phần được, chứ các câu sau thì chịu. Hay như câu thơ sau của Xuân Diệu :
Hôm nay tôi đã chết trong người
Xưa hẹn ngàn năm yêu mến tôi
Ai phân tích được cho tớ đây :-<