UWC scholarship 2007

Em thấy thông tin về việc apply: thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị...đều khá rõ ràng trong Form. Tuy nhiên em vẫn chưa hiểu lắm về các yếu tố để Ban tuyển sinh lựa chọn ứng viên. Đó có phải là những học sinh cực kỳ xuất sắc như tham dự các diễn đàn quốc tế như chị Minh Ngọc - HIS năm vừa rồi hay không? Em rất hy vọng các anh chị đã được nhận có thể chia sẻ kinh nghiệm để làm cho hồ sơ của mình ấn tượng hơn, kinh nghiệm phỏng vấn?


Không em ạ :-j

Thực ra chị cũng ko hiểu thế nào là ấn tượng :D Mà chị cũng ko ở trong National Commitee nên chẳng biết tiêu chí nó thế nào, nhưng tiếng Anh ko phải là yếu tố duy nhất (vì thực tế là tiếng anh của chị thì...:| nói ra mà ngượng). Học hành xuất sắc cũng chẳng phải là tất cả. Bởi vì tiêu chí của UWC ko phải là đào tạo ra lò toàn những ng đầu to mắt cận tính toán nhanh như máy blah blah... :D. Hoạt động và các kinh nghiệm xã hội của em, và cách em thể hiện trong essay là một trong số những ấn tượng ban đầu quan trọng :D
Còn phỏng vấn thì :D cứ cười toe toét thôi :)) Ở đó có chị Hải Anh, nếu ko hiểu hoặc ko trả lời được bằng tiếng Anh thì có thể thông qua chị Hải Anh :D (mà ko hiểu thì cứ nói là ko hiểu , hỏi lại rồi trả lời bằng tiếng Việt chứ đừng trả lời lung tung :D)


Mấy cái trên chị ko biết có chính xác 100% ko nhưng đúng với trường hợp của chị. :D Mọi ng cho ý kiến nhé :D
 
tất cả các hb đều nộp hồ sơ ở đại sứ quán Canada hay chỉ có hb âm nhạc với vật lý thôi hả bạn :D
 
Có thông tin chi tiết rồi em Việt ạ :D :D


Khởi động kì tuyển chọn năm 2008

CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG CÁC TRƯỜNG THẾ GIỚI LIÊN KẾT (UWC)

KÌ TUYỂN CHỌN TẠI VIỆT NAM NĂM 2008

Ban tuyển chọn Chương trình học bổng các trường Thế giới Liên kết tại Việt Nam hân hạnh thông báo Kì tuyển chọn Học bổng các trường Thế giới Liên kết năm 2008 tại Việt Nam. Đây là một chương trình học bổng toàn phần dành cho học sinh lớp 11 để lấy bằng Tú tài Quốc tế (IB) tại một trong các trường Thế giới Liên kết trên thế giới. Học bổng bao gồm học phí, phòng ở và chi phí ăn uống cho hai năm học tập tại Trường.

Các học bổng dành cho Kì tuyển chọn tại Việt Nam năm 2008

Tên trường


Nước


Ghi chú

CÁC HỌC BỔNG CHO HỌC SINH VIỆT NAM

Trường Thế giới Liên kết Pearson khu vực Thái Bình Dương

www.pearsoncollege.ca


Canada


Trường Thế giới Liên kết Li Po Chun

www.lpcuwc.uwc.org


Hồng Kông, Trung Quốc


Trường Thế giới Liên kết Chữ Thập đỏ vùng Nordic

www.rcnuwc.uwc.org


Na-uy


Cần đặt trước một khoản tiền 2.000 NOK (khoảng 310 USD) chi phí y tế.

Trường Thế giới Liên kết Mahindra

www.muwci.net


Ấn Độ


Trường Thế giới Liên kết Armand Hammer

www.awuwc.uwc.org


Mỹ


Trường Thế giới Liên kết vùng Đại Tây Dương

www.atlanticcolege.org


Anh


HỌC BỔNG ÂM NHẠC

Trường Thế giới Liên kết vùng Adriatic

www.uwcad.it


Italia


Một thí sinh Việt Nam sẽ được đề cử để tranh 1 trong 5 học bổng âm nhạc cùng với đề cử từ các quốc gia khác.

HỌC BỔNG VẬT LÝ

Trường Thế giới Liên kết vùng Adriatic

www.uwcad.it


Italia


Một thí sinh Việt Nam sẽ được đề cử để tranh 1 trong 5 học bổng vật lý cùng với đề cử từ các quốc gia khác.

Các tiêu chuẩn chọn lựa

1. Bậc học và độ tuổi:

Học sinh đang học lớp 11 và sinh trong khoảng từ tháng 1.1991 đến tháng 6.1992.

2. Tiêu chuẩn về học lực:

Chương trình Tú tài Quốc tế (IB) là một chương trình giáo dục yêu cầu cao. Chỉ những học sinh có học lực khá, giỏi mới có thể vừa theo học được lại vừa tham gia tốt vào các hoạt động của Trường.

3. Các tiêu chuẩn khác:

Các thí sinh nộp hồ sơ phải:

- Hứng thú với tôn chỉ và mục đích của trường và với ý tưởng tạo sự hiểu biết giữa các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác nhau.

- Có tư duy cởi mở và có cách nhìn nhận các sự việc mới lạ với niềm hào hứng, cân bằng và hài hước.

- Có thể chấp nhận và yêu thích các tập quán và quan điểm khác biệt hẳn với văn hóa của mình.

- Quan tâm đến môi trường và những người xung quanh và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Có hứng thú rõ ràng và tích cực với thế giới xung quanh, thể hiện qua niềm yêu thích văn chương, hội họa, âm nhạc, nghiên cứu sinh thái học, kinh tế hoặc thám hiểm.

- Trưởng thành về mặt xã hội và có trách nhiệm về mặt đạo đức.

4. Các yêu cầu cụ thể cho từng học bổng:

Các thí sinh tham gia học bổng âm nhạc và học bổng vật lý, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu trên còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

Học bổng Âm nhạc (Trường Thế giới Liên kết vùng Adriatic): Nộp hồ sơ theo mẫu riêng

- Thí sinh phải là người chơi dương cầm hoặc đàn dây: vi-ô-lông, vi-ô-la hoặc cello, có hiểu biết sâu sắc và kĩ năng trình tấu nhạc cổ điển, và có tham vọng theo đuổi sự nghiệp âm nhạc tại các nhạc viện sau khi kết thúc chương trình.

- Thí sinh cần gửi kèm theo đơn dự tuyển một băng video VHS chất lượng cao ghi hình biểu diễn một chương trong một bản sô-nát của Mozart, Beethoven, Schubert hoặc Brahms (đối với những thí sinh chơi cello, có thể chọn các tác phẩm của Schumann dành cho cello và dương cầm) và một bản nhạc tự chọn với tổng thời lượng 20 phút. Nhạc trưởng Tam tấu vùng Trieste sẽ đưa ra quyết định về khả năng âm nhạc của thí sinh.

Học bổng Vật lý: (Trường Thế giới Liên kết vùng Adriatic): Nộp hồ sơ theo mẫu riêng

- Có năng khiếu và niềm yêu thích đặc biệt đối với môn Vật lý. Có tham vọng rõ ràng trong việc theo đuổi niềm đam mê khoa học lý thuyết và ứng dụng ở bậc đại học.

- Kèm theo bản đăng ký cần có một bản nhận xét đánh giá của giáo viên vật lý.

5. Khuyến khích:

Ban Tuyển chọn khuyến khích học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia chương trình học bổng này.

Quá trình tuyển chọn

Các thí sinh đủ tiêu chuẩn gửi bản đăng ký đã đuợc hoàn thiện để Ban tuyển chọn nhận được trước 13:30 giờ ngày thứ sáu 21.3.2008 (không tính theo dấu bưu điện). Có thể gửi bản đăng ký qua fax, nhưng bản gốc vẫn phải được gửi đến sau qua bưu điện.

Ban tuyển chọn sẽ mời một số thí sinh để phỏng vấn theo nhóm và với từng cá nhân vào hai ngày 29-30.3.2008 tại Hà Nội. Thí sinh tự trang trải chi phí đi lại, nếu có, nếu được mời đi phỏng vấn. Các thí sinh trúng tuyển sẽ được thông báo vào tháng 4.2008 và sẽ đến học tập tại các Trường vào tháng 8.2008.

Địa chỉ nhận hồ sơ:

Ban tuyển chọn Học bổng UWC tại Việt Nam

Địa chỉ liên hệ: Đại sứ quán Canada

31 Hùng Vương, Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected] hoặc [email protected]

ĐỂ NHẬN MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀ TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN

Các thí sinh có thể tải xuống mẫu đơn đăng ký tại trang web sau:

http://www.4shared.com/dir/5216529/56c7ca8e/sharing.html

hoặc email cho Chị Vũ Thị Hải Anh theo email [email protected] hoặc [email protected]. Đề nghị nói rõ loại học bổng mà thí sinh muốn tham gia thi tuyển.

Về các Trường Thế giới Liên kết trên thế giới:

www.uwc.org

Về phong trào các Trường Thế giới Liên kết tại Việt Nam:

http://360.yahoo.com/uwc.vietnam




http://blog.360.yahoo.com/blog-xEwYVlQkbKUA5L8qskPhb_XfUw--?cq=1



@ bạn Quỳnh: :D tất cả hồ sơ đều nộp ở ĐSQ Canada :D


:x
 
các anh chị ơi làm sao để take Vietnamese self-taught làm Language A1 đc ạ?
Trường em bà hiệu phó khuyên như thế, nhưng rồi sau lại bảo là ko có booklist gì đấy, rồi bắt mình propose một cái booklist như :| em ko hiểu rồi sau này assessment thế nào? hoang mang quá :|

Mà hs ĐNÁ ko đc vào UWCSEA ah :)

Có anh chị nào có kinh nghiệm về IB cho em hỏi là Language nên chọn như thế nào :| em ko biết có theo đc cái English A1 ko :( toàn văn là văn :(
 
...:D Chị chọn Vietnamese self taught này em :D

Vietnamese ko có booklist riêng như một số language khác :D (tại có ko nhiều hs VN học IB thì phải :-s) nên phải tự em chọn các tác phẩm để học :D. Cái này em phải hỏi chi tiết giáo viên của em, đưa cho em cái form của language self taught. Trong đó theo như chị nhớ thì có 4 phần :D trong đó cả 2 năm IB em sẽ phải đọc 5 quyển sách nước ngoài và 6 tác phẩm tiếng Việt. yêu cầu của từng phần khác nhau, nên tùy vào đó mà chọn :D

Nếu tiếng Anh của em giỏi thì... cứ A1 thôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chị Phương ui
thế e đăng kí cả HB thường vs học bổng vật lý đc hả chị:D
 
@ Em Bình: sang topic bên kia nhá :D có cái topic UWC Scholarship 2008 ý em :D.
Chị ko rõ nhưng chắc là cũng được :D
NHưng mà tập trung làm tốt 1 cái thì tốt hơn :D
 
...:D Chị chọn Vietnamese self taught này em :D

Vietnamese ko có booklist riêng như một số language khác :D (tại có ko nhiều hs VN học IB thì phải :-s) nên phải tự em chọn các tác phẩm để học :D. Cái này em phải hỏi chi tiết giáo viên của em, đưa cho em cái form của language self taught. Trong đó theo như chị nhớ thì có 4 phần :D trong đó cả 2 năm IB em sẽ phải đọc 5 quyển sách nước ngoài và 6 tác phẩm tiếng Việt. yêu cầu của từng phần khác nhau, nên tùy vào đó mà chọn :D

Nếu tiếng Anh của em giỏi thì... cứ A1 thôi

Nhưng chọn như thế thì cuối đợt làm assessment thế nào ạ? Ai đánh giá hả chị? tại mỗi ng` học khác nhau như thế thì thi chung đề sao đc :|
chị chọn những sách nào ạ?

Mà học self-taught có tốn TG và mệt hơn với học cái bình thg` ko hả chị? Cái English A1 em thấy sống đc nhưng đc điểm cao khó lắm tại phải compete với cả native speakers nữa :| Bà giáo viên thì như gì ấy :| em học bà ấy 3 tháng trc rồi ko nghĩ là phải dính lại... Nào ngờ :|

Chị bắt đầu học từ bao h ạ :) chị học ở UWC nào ạ?
 
UWC of the Adriatic , Italia, bắt đầu từ tháng 9 năm 2007

:D chị ko rõ, nhưng ở trường chị chị chỉ biết là được phép làm thế, mấy cái essay của world lit sẽ được viết bằng tiếng Việt và gửi cho hội đồng IB :D (chị nghĩ là sẽ có ng đọc được tiếng Việt ở hội đồng IB thôi :)):)), ko lo lắm:))).

Học self taught :)) chả tốn thời gian, chỉ thấy sướng thôi em ạ :)). Được viết bằng tiếng Việt (chị ko sợ văn ở VN lắm nên cũng ko có vấn đề j), giảm bớt block :D, em sẽ có nhiều thời gian cho việc khác. (he he, vì thường mình sẽ chọn những tác phẩm mà mình đã biết hoặc đã học trong chương trình phổ thông :D)
 
Em thấy trông phần form có nhận xét của Đại diện nhà trường.Có bắt buộc phải xếp thứ tự học sinh không ạ.Hay chỉ cần nhận xét riêng về học sinh đó thôi ạ.
 
Nhận xét về hs thôi em ạ :D

Nhưng mà trường mình...:-s nếu được thầy Tuấn thì tốt ..:-s nhưng mà các thầy trong ban giám hiệu bắt phải có nhận xét của giáo viên chủ nhiệm mới chịu ký cơ :-s

Mọi ng sang topic bên kia nhá :(
 
Chị hiện đang học English A1 và Self Taught A1. Học Self taught sướng. Đc tự chọn booklist, cho nên mình chọn những tác phẩm sau: Số đỏ, Bỉ Vỏ, Tướng về Hưu, Đây mùa thu tới, Đây thôn vĩ dạ - toàn cái hay và minh đã học/ đọc ở nhà!

Phương ơi, Phương lập topic mới đi :p cho nó mới :p
 
lập topic mới rồi :((
sang topic mới đi :((

@ em Minh: chị chọn
Tràng Giang, Chữ người tử tù, Nhật ký trong tù, Chùm ba bài thơ thu, Truyện KIều (cái này hơi ngu :-s), và mùa xuân nho nhỏ thì phải ( cái cuối chả nhớ rõ nữa...:-s)
 
chị Phương ơi
Mùa Xuân nho nhỏ cũng đc học ạ? em thấy nó là bài thơ bé tí chứ có phải book đâu

Em mới chọn đc cho cái detailed Truyện Kiều với Tắt đèn thôi
cái world literature chưa chọn đc :|
 
:)) tại tùy theo chương trình học của mỗi nước mà, đâu có bị áp đặt lắm :D
Mà Mùa xuân nho nhỏ của chị còn dài hơn Đây mùa thu tới của Dung lắm :)):))

(mà chả nhớ có phải chị chọn Mùa xuân nho nhỏ ko nữa :-j nói chung là thơ..:D)

World Lit thì tùy vào giáo viên chứ nhỉ :-/

Chị học world lit thì có The Outsider, The metamorphosis, Antigone, A doll's house, còn cái quyển cuối cùng thì ko nhớ tên, :-s, tại cái này giao viên của chị cho chọn, nhưng mà phải chọn cùng là thơ (vì chị lỡ chọn nhật ký trong tù và chùm 3 bài thơ thu trong part này rồi :D), ko biết chọn thế nào thế là bà giáo viên tống luôn thơ Puskin vào 8-}8-}
 
các bạn UWC bạn nào cũng self-taught nhỉ? :D nghe có vẻ rất hấp dẫn. ưu điểm của nó là gì? mình học được thêm gì qua course đó (nhiều hơn so với việc học course khác ý)? tớ đang có 2 lớp independent study, nhưng có vẻ hơi khác self-taught thì phải?
 
tùy thôi :-s em cũng chưa hiểu ưu điểm của nó là j ngoài việc mình được viết essay, exam rồi oral exam bằng tiếng Việt nên tự tin hơn 1 tí :-s (tại tiếng anh của em thì ko tốt như mọi người, :-s (hơ nhưng ko hiểu sao Hạnh Dung cũng phải học self taught :-s), thêm nữa là nếu học thế thì số block sẽ ít đi (tại VNese self taught thì chỉ học ở standard block, như thế thời gian sẽ thoải mái hơn, :D ko phải là em thik trốn học đâu he he, nhưng mà học hành và hoạt động bên này kinh khủng, kiểm soát và có được thời gian là cái tốt nhất :D), và cái cuối cùng là toàn những tác phẩm mình đã đọc và học qua, đã biết thì sẽ dễ dàng hơn

còn ưu điểm j nữa ko thì ko biết :-s

hơn course khác ko cũng ko rõ :-s , vì ở đây có mỗi language là được học self taught thôi thì phải :-s
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chị không nhớ chắc lắm, nhưng hình như cả chị Hường lẫn Hạnh Dung đều self-taught tiếng Việt? (không phải thì chị Hường xá tội :p) nếu dễ dàng hơn học các lớp khác thì chị nghĩ mình nên học lớp khác chứ? vì cũng chỉ đi 2 năm thôi mà, học được bao nhiêu, thử thách được bao nhiêu tốt bấy nhiêu chứ? nhất là ở năm đầu tiên, nên overload bản thân một tí. bao giờ em quen với stress đấy thì control lại cũng được mà. đời mấy tý, chiến đi chứ :D :p tiếng Anh không tốt thì càng nên học tiếng Anh :D mình đi để học nhiều thứ mới mẻ hay ho mà, có phải đi để có bảng điểm tốt đâu, đúng không?
 
ko hẳn đâu chị ạ. Cái English này bản thân em thấy nó ko đc liên quan nhiều lắm đến khả năng tiếng Anh đâu. Nó hơi giống với cái văn học hơn. Mà văn học Việt Nam đừng bảo là ko phải thử thách. Tuy là self-taught, là có vẻ dễ hơn nhưng để học đc tốt nó cũng ko kém khó khăn đâu.
Chưa kể học English nó cũng ko cải thiện đc khả năng tiếng Anh lắm. Em học ở đây nếu học Anh trường nó sẽ chọn cho mấy quyển truyện ngắn Sing, đọc thấy khó chịu lắm :| ngôn ngữ tiếng Anh ko ra
tiếng Anh, học vào chỉ hại ng` :|

Ưu điểm lớn nhất mà em thấy học ở Self taught, bên cạnh cái giúp mình có đc kết quả tốt và hợp lý hơn so với competing with native speakers là nó giúp mình đi học nước ngoài mà vẫn đc tiếp cận với Tiếng Việt.
Thứ nhất, nó làm mình ko bị quên tiếng.
Thứ hai, văn học Việt của mình còn sâu lắm, ko đc học nữa có khi là cả thiệt hại đấy chứ
Thứ ba, học văn học mình ở nước ngoài mình ko bị giới hạn trong khuôn khổ của dạy văn mình. Ít ra là cái gì mình ko thích mình có thể phê bình chẳng hạn. Học như thế nó thích hơn, mình thấm hơn, thậm chí còn thấy hiểu về văn hóa và văn học mình hơn khi ở nhà đấy.

(tất nhiên đây chỉ là lý thuyết vì em còn chưa bắt đàu học =)) )

Em thấy bảo là tất cả các tác phẩm đều phải là tiếng Việt cả. Nếu world lit cũng phải chọn trong cái danh sách Prescribed của IBO, chọn xem quyển nào có dịch sang tiếng Việt rồi thì chọn. Nhưng làm sao mà tìm đc cái danh sách ấy?

Em cứ thấy cái kiểu là chương trình học nó phụ thuộc cả vào cái IBO chứ ko phải là mỗi nước một khác đâu chị ạ :| Nhưng nhiều lúc thấy mịt mù lắm :)

CAS của chị thế nào ạ :) làm có nhiều mà mệt ko :)

Ah đúng rồi, IB còn có cả cái Theory of Knowledge nữa, cái này em thích cực :)
 
Back
Bên trên