Mọi người hầu như đều đổ lỗi cho chính quyền BTT là làm cho dân nghèo đói , khổ sở. Vậy nhưng liệu có ai thử trả lời xem BTT nên làm thế nào?Ngoại trừ chính sách là bỏ chế độ cộng sản, chạy theo Mỹ, các bác có cao kiến gì kô?
Việc muốn thay đổi vận mệt của một đất nước là rất phức tạp, có rất nhiều các yếu tố đặc biệt chỉ có mỗi mình đất nước đó có, văn hóa xã hội khác nhau tạo ra những hiệu ứng khác nhau cho những phương pháp tiêu chuẩn. Mình thiết nghĩ, không có người nào có thể đưa ra câu trả lời tốt nhất là con người Bắc Triều Tiên. Nhưng tại sao sự việc tồi tệ như vậy suốt mà không có gì thay đổi? Chẳng lẽ người Triều Tiên yếu kém đến nỗi không nghĩ ra một hệ thống phù hợp nào hết cả à? Không phải cũng chính là người Triều Tiên đã đưa một đất nước nghèo đói Nam Hàn vương lên trở thành một con hổ Châu Á? Tại sao cùng một con người, nhưng kết quả lại khác nhau?
Mình thấy kô phải BTT Chí Phèo mà là Mỹ đã đẩy họ đến nước đường cùng. Cứ cấm vận mà xem , bố thằng nào cũng chết chứ kô phải Triều Tiên. Khi anh Cả Liên Xô đã đi theo Mác Lê nin, BTT lúc nào cũng sợ Mỹ tấn công. Vậy họ phải làm gì đây?
Chờ cao kiến của mọi người!!
3. BTT bị cấm vận kinh tế. "North Korea does not have diplomatic relations with the US at present, and the United States maintains economic sanctions against the DPRK under the Trading with the Enemy Act.
BTT kô có điều kiện thực hiện chính sách này: quá phụ thuôc TQ, kô thể bắt tay Mỹ vì có nhiều khác biệt và nhiều cản trở..
Năm 1994, Tổng Thống Clinton, với sự giúp đỡ của cựu tổng thống Carter đã đạt được một thỏa thuận là nếu Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ đề đơn lên Liên Hợp Quốc để dỡ bỏ lệnh cấm vận, và còn hứa sẽ trợ giúp phát triển kinh tế. Nhưng Bắc Triều Tiên đi trái với thỏa thuận này.
Đúng là 1st administration của tổng thống Bush đã mắc rất nhiều sai lầm, và làm căng thẳng quan hệ vốn đã rất tệ của hai nước. Tuy nhiên, bắc đầu 2nd administration, với sự hướng dẫn của bộ trưởng bộ ngoại giao Rice, Mỹ đã phối hợp với các nước lân cận (TQ, Nga, Nam Hàn, và Nhật) cùng thỏa hiệp với Bắc Triều Tiên (The six-parties talk - tháng 9 năm 2005) một lần nữa là nếu Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân thì:
1) Mỹ sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên, không những thế hứa sẽ không thể cho các công nghệ hạt nhân vào tay Nam Triều Tiên, và cả 5 nước tham dự hứa sẽ giúp Bắc Triều Tiên xây dựng light-water reactor
2) Bìng thường hóa quan hệ với Mỹ và Nhật.
3) Cả năm nước hứa sẽ bình thường hóa thương mại và hứa sẽ giúp đỡ Bắc Triều Tiên phát triển KT. Mỹ, Nam Hàn và Nga hứa sẽ cung cấp 2 triệu KW cho Bắc Triều Tiên cho đến khi light-water reactor xây xong.
4) Cả sáu nước cùng hợp tác để bảo vệ hòa bình ở Korean penisula và Đông Bắc Châu Á.
5)Cả sáu nước sẽ gặp lại trong tháng 11 ở Beijing để đàm phán thêm.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/4259176.stm <--text của hiệp nghị được làm đơn giản còn nguyên văn thì vào đây
http://www.un.org/News/Press/docs/2006/sc8778.doc.htm
Nếu ai học ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, có thể dùng google để dịch sang tiếng Pháp, Trung, Nga vv
Bắc Triều Tiên đã thỏa thuận hiệp định này, nhưng bây giờ lại không công nhận nó.
Và ngày 13 tháng 10 năm 2006, tất cả 15 hội viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UN security council) đưa ra resolution 1718:
1) Lên án vự thử vũ khí hạn nhân của Bắc Triều Tiên
2) Yêu cầu BTT trở lại bàn đàm phán (six parties talk).
3) Yêu cầu BTT tuân theo Article 25 of the Charter of the United Nations dở bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình
4) Cho phép IAEA kiểm tra chương trình dở bỏ
5) Yêu cầu tất cả các nước khác phải:
a + b + c) Không cung cấp hay buôn bán BTT vũ khí, các nguyên liệu dùng cho chương trình vũ khí hạt nhân và luxury goods
d) Không cung cấp và buôn bán tiền giả, ma túy (hai sản phẩm chính của BTT), và các nguyên liệu dùng cho chương trình vũ khí hạt nhân.
6) Hiệu lệnh có hiệu quả trong vòng 30 ngày.
7) Cho phép các thành viên buôn bán và trao đổi các hàng hóa cần thiết như lương thực, năng lượng, thuốc men vv
8) Trong 30 ngày sau nếu không có hiệu quả sẽ có những biện pháp nặng hơn
9) Decides to remain actively seized of the matter.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/6052320.stm <-- bản tóm tắt đơn giản từ BBC, còn nguyên văn thì vào đây
http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=/news/2006/10/10/uresolution.xml