Trịnh Công Sơn

Wow!Em thích từ gắn bó 40 năm đó....Thật là miệt mài...Gần như trọn nửa đời người,Khánh Ly đã gắn bó với nhạc Trịnh Công Sơn..
Sau đây,em xin trích 1 buổi họp báo của Hồng Nhung với tựa đề:
Hồng Nhung: "Mình không thể so sánh được với Khánh Ly"

VietnamNet) - Trong trang phục rất "sport", cô ca sĩ nhỏ nhắn và xinh xắn Hồng Nhung đã đội mưa tới toà soạn VietNamNet để giao lưu cùng bạn đọc. Những tâm sự tưởng chừng "bị" giữ kín đã được Hồng Nhung bật mí cùng bạn đọc.

hoabinh - Nam - [[email protected]]
- Chào Hồng Nhung ! Khi em đăng quang giải Nhạc Nhẹ ở Cung văn hóa Hữu nghị Việt xô, tôi mới tốt nghiệp Đại học Tổng hợp HN (lính về). Nhiều năm qua theo dõi bước tiến của em, tôi mừng vì giọng hát càng ngày càng đằm thắm hơn. Tôi muốn có địa chỉ để email cho em. Có phiền gì không?
- Cảm ơn anh đã luôn cùng với Hồng Nhung trong bước đường ca hát có lẽ không phải là ngắn. Hy vọng sau khi tốt nghiệp ĐH anh đã có công việc như mình mong muốn. Địa chỉ email của Nhung: [email protected]. Mong sẽ giữ được liên lạc với anh.

HADO - Nam - [[email protected]]
- Chào chị Hồng Nhung, em là người rất hâm mộ nhạc sĩ Trịnh, các bài hát của ông luôn đi vào lòng người, em hỏi chị thích những bài hát của ông vô tình hay cố ý?
- Nhung nghe nhạc Trịnh đầu tiên là qua Sơn ca 7 do chị Khánh Ly hát. Lúc đó còn quá nhỏ, yêu thích mà không chắc đã hiểu hết được ý nghĩa của những bài hát. Nhưng âm nhạc có sức thuyết phục không cần giải thích, có khi không giải thích được. Đã yêu thích âm nhạc, Nhung nghĩ rằng không thể cố ý nhưng cũng không thể vô tình. Có lẽ bạn và mình giống nhau vì đều hâm mộ nhạc Trịnh.

Vivian.La - Nam - [email protected]
- Chao chi Hong Nhung, em cung la mot nguoi rat ham mo giong hat cua chi va cung rat thich nghe nhac cua Trinh Cong Son, chi co the cho em biet tai sao chi lai thich chon nhung nhac pham cua Trinh sang tac va khi chi cat tieng hat thi nhu la co suc loi cuon truyen cam ca con tim ca con nguoi chi vao bai hat, chi co bi quyet gi ve nghe nghiep? Ve giong ca khi hat nhung bai hat tru tinh?
- Xin cám ơn bạn đã là một người cùng đồng cảm với mình trong dòng nhạc của Trịnh Công Sơn. Đã từng nghĩ không đủ sức hát nổi những nhạc phẩm của nhạc sĩ, nhưng đến khi gặp gỡ nhạc sĩ và biết rằng mọi người đều có thể hát nhạc Trịnh với cách riêng của mình, Nhung đã mạnh dạn hát chân thật như cách mình cảm nhận, và với sự hướng dẫn của nhạc sĩ.
Bí quyết có lẽ chính ở chỗ cứ hát nhạc Trịnh Công Sơn như nói thì có lẽ sẽ truyền cảm nhất.

hongminh - Nữ - [email protected]
- Chào Hồng Nhung. Tôi sanh sống ở nước ngoài nhưng mến mộ giọng ca của bạn. Tôi là một loại người thích hoài niệm, tôi đã từng xem cuốn video Hồng Nhung hát nhạc Trịnh năm 1994 rất hay như bài Mưa Hồng, hát quay trên Đà Lạt hay là còn ai với ai... Câu hỏi của tôi là tại sao bây giờ Hồng Nhung đã thay đổi giọng ca và phong cách hát so với hồi đó thật là rất tiếc. Cám ơn nhiều!
- Từ ngày bắt đầu hát (năm 1980), rồi ngày hát Mưa hồng mà bạn đã xem (1994), bây giờ (2003), mình đã sống, đã hát, đã trải qua có lẽ không ít những niềm vui và cả nỗi buồn. Con người của mình cũng vì thế mà chuyển biến, lớn lên (cũng có khi trẻ con đi!). Mình tiếp tục hát thật như là chính con người mình vậy. Mình cũng có khi là người hoài niệm, có lúc ngồi nhớ đến quá khứ và những kỷ niệm đẹp, thấy nhớ, có khi tiếc. Nhưng mình cũng là con người của hôm nay, sống hết mình với những điều bình dị xung quanh. Mình đang chuẩn bị cho những bài hát mới gần gũi với những ngày mình đang sống. Rất hy vọng bạn sẽ có kiên nhẫn dù chỉ nghe qua một lần thôi, mình cũng cảm thấy được an ủi rồi. Xin cám ơn.

Mike Nguyen - Nam - [email protected]
- Chao Hong Nhung ! Mike Nguyen rat yeu men giong ca cua chi , cung nhu phong cach va van hoa ung xu cua Hong Nhung . Mike co mot cau hoi hoi to mo voi Nhung , Mike nghe noi chi Nhung da tot nghiep Đai hoc nhan van ve Languages nhung chi khong qua truong lop dao tao nao ve thanh nhac ca , lieu co bao gio vap phai nhung kho khan ve ky thuat khi vo bai khong, cho du da co tham nien va kinh nghiem lau nam trong nghe. Chi Nhung bao gio sang Chau Au bieu dien vay?
- Xin chào Mike Nguyễn. Khi mới vào Sài Gòn, Nhung đã theo học Trường ĐHTH khoa Anh văn, cũng là theo nguyện vọng của bố mình, muốn con có kiến thức về ngôn ngữ, giống như ông hồi trẻ. Phải nói rằng những gì mình được học đã giúp không ít trong nghề nghiệp ca hát của mình. Khi còn ở Hà Nội, mình đã theo học lớp thanh nhạc ở trường nghệ thuật Hà Nội 2 năm, rồi sau đó vào nghệ thuật trung ương, được đi học tại chức tại Nhạc viện Hà Nội, cô giáo của mình là cô Mỹ Bình đã rất yêu thương và kiên nhẫn chỉ bảo cho mình thật nhiều. Nhưng ở cả hai trường mình đều chưa tốt nghiệp, vậy là chẳng có bằng gì cả. Nhiều khi, ngay cả đến hôm nay, mình vẫn hỏi han những người bạn đồng nghiệp của mình để học hỏi thêm. Mong sẽ có dịp sang châu Âu biểu diễn, có thể là sang năm.

Nguyen Van Chien - Nam - Thanh Pho Magnhitogorsk - Lien Bang Nga
- Chào Hồng Nhung, tôi là một trong những khán giả ở Nga rất yêu quý và hâm mộ tiếng hát và phong cách biểu diễn của bạn, xin được hỏi gia đình có ảnh hưởng gì trong sự nghiệp biểu diễn của bạn?
- Chào bạn. Mình đã đến Nga biểu diễn 3 lần. Mình rất thích nước Nga, thiên nhiên rộng lớn thực sự mang lại rất nhiều hứng và cảm xúc cho những người làm nghệ thuật. Mong sẽ đến lại một ngày gần nhất và được tới Saint Petersburg vào những đêm trắng; Gia đình là chỗ dựa lớn nhất của mình trong cuộc đời nói chung và sự nghiệp nói riêng. Có lẽ, mình được thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ từ ông nội là hoạ sĩ chuyên vẽ chèo, từ ông ngoại là chuyên gia ngôn ngữ, và cả bố mẹ đều hát rất hay.

Nguyen Ngoc Dong Thy - Nữ 19 tuổi - THu Duc -TPHCM
- Chi Hồng Nhung oi, em thấy chị rất ít khi tham gia hát cho sinh viên nghe như mấy ca sĩ khác ,ví dụ như hát ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên mà có giá vé rất rẻ. Tại sao vậy chị? Em thấy chị hầu như chỉ hát ở các chương trình lớn không à. Lúc nào chị có thể dành một chương trình cho sinh viên được không? Em rất mong, bởi em là fan của chị mà.
- Bạn Thy thân mến, nếu bạn có thời gian, hãy đến với Nhà Văn hóa thanh niên vào thứ 6 ngày 27 này, cùng tham gia với mình và nhiều ca sĩ khác trong một chương trình biểu diễn từ thiện. Sự có mặt của bạn sẽ là sự cổ vũ đáng quý cho chúng mình.

ngocbao - Nữ - [email protected]
- Tinh ban cua Hong Nhung va Thanh Lam khong con nhu xua co phai vi chuyen chi hop tac voi anh Quoc Trung khong? Chi quan niem the nao ve hanh phuc gia dinh? Chi co du dinh gi cho cuoc song tuong lai? Doi dieu ve album "Khu vuon yen tinh" sap toi cua chi?
- Trong cuộc sống có khi bạn bè gặp những hiểu lầm đáng tiếc hay bất đồng trong một vài quan điểm. Và vì thế, tình cảm không còn như xưa. Nhưng rất may, đến giờ phút này, cả hai vẫn là những người đồng nghiệp, người bạn tôn trọng lẫn nhau và đã tiếp tục cùng biểu diễn, cũng như có những dự định cho những chương trình tiếp theo, trong đó nhạc sĩ Quốc Trung sẽ vẫn là người dàn dựng và phối khí.

Hạnh phúc gia đình theo mình là nền tảng của cuộc sống. Nếu chỉ có sự nghiệp mà khi về nhà cảm thấy trống trải thì thật là cô đơn.

Dự định thì nhiều song tương lai làm sao biết được. Bạn thì sao?

''Khu vườn yên tĩnh'' chính là tâm hồn của người phụ nữ đã biết yêu, biết sống hết mình, và đã trải qua cả những đau khổ, cho đến lúc tình yêu đầy tràn trong lòng được thể hiện ra bên ngoài bằng những tiếng thì thầm, giống như những giọt nước rơi thánh thót nơi cuối vườn, sau trận mưa nguồn xối xả.

Le Quang Hung - Nam - [[email protected]]
- "Một cõi đi về" của Nhung như thế nào? Có một khoảng trời riêng không? Sài Gòn và Hà Nội, hay một thành phố khác... nơi nào là lý tưởng đối với Nhung. Lúc buồn, Nhung có hát nhạc Trịnh không? (Có bao giờ Nhung buồn không?) Còn vui thì sao?.
- Khoảng trời riêng nhỏ bé của mình là một góc vườn cũng rất nhỏ bé và khiêm tốn, chính là "Khu vườn yên tĩnh" mà mình đang cùng thực hiện với các nhạc sĩ bè bạn.
Bây giờ còn được bay nhảy nay Hà Nội, mai Sài Gòn để hát cho các bạn cùng nghe là điều lý tưởng đối với mình.
Nièm vui của mình là được chia sẻ cùng mọi người. Đêm hôm qua, ở Cung Văn hóa Hữu nghị, mình đã rất hạnh phúc hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" cùng với khán giả. Ai cũng cười rất tươi.
Những lúc buồn mình có gia đình và bạn bè thân xung quanh, những người luôn yêu thương, chia sẻ và vỗ về.

Xuan Truong - Nam - Thac si tai Melbourne
- Chao ban Hong Nhung. Ten minh la Xuan Truong, hien dang hoc Thac si tai Melbourne. Truoc day minh hoc cung truong pho thong co so Phan Chu Trinh voi Nhung. Minh nho co lan Hong Nhung da tra loi la neu ca si ma tra loi kem thi bi coi la thung phong van hoa, con neu tra loi hay thi lai bao la dien. Thuc su minh van noi voi moi nguoi la Nhung la nguoi tra loi thong minh nhat va de thuong nhat trong cac ca si. Minh cung nghi rang tra loi thong minh thi dang duoc ca ngoi hon la che trach. Tuy nhien, mot nguoi chi khong bi cho la dien neu lam duoc dung nhu nhung gi minh noi ra. Vay, neu cac thay co cu o truong Phan Chu Trinh moi Nhung ve bieu dien cho truong cu ma voi muc cat-se thap thi Nhung co dong y khong?
- Chào Xuân Trường, cũng là cựu học sinh của Trường Phan Chu Trinh. Bạn có nhớ hồi đó, vì mình có giọng to nhất mà trưa nào cũng đứng ra hô cho các bạn tập thể dục không? Từ ngày ấy bây giờ lâu quá rồi nhỉ. Bạn có một gợi ý rất hay. Mặc dù các thầy cô ở trường chưa bao giờ gọi cho mình về một buổi biểu diễn như thế ở trường, nhưng mình rất mong sẽ có dịp như thế, gặp gỡ với các em bé để nhớ lại hồi ô mai nhảy dây trước cổng trường. Bây giờ trường đã xây lại lớn hơn nhiều, mình hay đi qua, lần nào cũng nhìn lại, đã khác xa. Có lẽ, cát xê mà mình về hát cho trường sẽ là một thanh quế dài, hoặc một gói khế dầm to. Chào bạn.

Ham Chi - Nữ 28 tuổi - Ha Noi
- Chào chị Nhung, chị có giọng hát trời phú rất hay, bên cạnh đó em thấy chị luôn trẻ đẹp so với tuổi. Chị có bí quyết gì để giữ gìn cả thanh và sắc không? Chị đi thẩm mỹ viện bao giờ chưa?
- Nếu có thể thẩm mỹ viện để cao lên 20cm thì mình sẽ đi ngay. Mình đang thích quá vì được bạn khen. Ai cũng nghĩ mình phải già lắm, huhu... có lẽ vì mình đã bắt đầu hát từ rất sớm, đến nay đã là cả một thời gian dài. Bí quyết là sống cùng với âm nhạc, và nhất là tập thể dục thường xuyên. Bạn có tập thể dục không?

Hoàng Văn Trường - Nam 30 tuổi - Hamilton - Canada
- Nhung ơi, mình còn nhớ hồi tụi mình còn học ở cung thiếu nhi Hà Nội, Nhung hát những ca khúc dành cho thiếu nhi rất hay, từ ngày vào TP HCM không thấy cô Bống hát những ca khúc này nữa, có phải là Bống đã lớn rồi chăng ?. Trường - Canada ( bạn học cũ của Bống )
- Trường ơi, bạn cũng sinh hoạt ở Nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội à? Hồi đó bạn có hát không? Mình vẫn còn cuốn băng thu hồi 11 tuổi ở Đài phát thanh Hà Nội bài Lời chào của em, giọng rất chua và buồn cười nhưng cũng dễ thương. Bây giờ mà hát bài thiếu nhi nữa thì cưa sừng làm nghé quá nhỉ. Ấy vậy mà mình cũng đã thực hiện một CD hát cùng các em thiếu nhi mang tên Cháu vẽ ông mặt trời. Bạn đã nghe chưa?

Nguyen Quyen - Nam 30 tuổi - [email protected]
- Chị thấy ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn như thế nào? Nếu đem so sánh chị với Khánh Ly thì hai người hát Nhạc Trịnh khác nhau ở chỗ nào?
- Chị Khánh Ly đã hát nhạc Trịnh Công Sơn thật tuyệt vời, thật liêu trai. Mình cũng là một người hâm mộ giọng hát của chị. Mình chỉ là một ca sĩ đàn em và không thể so sánh với chị được. Có điều khác là mình hát nhạc Trịnh với hơi thở và cách nghĩ, cách cảm nhận âm nhạc Trịnh của thế hệ hôm nay. Mình nghĩ, mỗi chúng ta đều có quyền tự hào vì âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị tồn tại, sống cùng thời gian, và không chỉ ca sĩ mà tất cả mọi người đều có thể hát hay được những ca khúc Trịnh Công Sơn theo cách riêng của mình.

Phong - Nam - [email protected]
- Chi quan niem nhu the nao goi la mot tinh yeu dep? Binh thuong toi thay nhung nguoi theo duoi nghe nghiep mang tinh chat dac thu nhu ca si, dien vien, nghe si, hoa si,...thuong khong duong hanh phuc trong cuoc song? Da co khi nao chi roi vao "hoan canh kho khan", phai chon giua Tinh yeu+Cuoc song GD va su nghiep (cahat) chua? Neu co thi chi chon cong duong nao cho minh?
- Theo mình, tình yêu đẹp là khi mình yêu và được yêu. Song để có thể chung sống hạnh phúc thì chắc còn nhiều yếu tố khác. Mình cũng đã gặp điều không may mắn trong tình yêu và cuộc sống, song ai có thể may mắn hết được; Nếu phải chọn giữa Tình yêu, Cuộc sống gia đình và Sự nghiệp, thì có lẽ phải hy sinh sự nghiệp, vì sự nghiệp có thể hữu hạn nhưng tình yêu và cuộc sống gia đình sẽ theo mình hết cuộc đời.

Nguyễn Hoài Giang - Nữ 24 tuổi - Truơng Định, Hà Nội
- Chị Hồng Nhung thân mến! Em rất mến mộ giọng hát của chị khi em còn rất bé. Em còn nhớ, bài hát : "Em về đây nghe sóng" cũng như bài "Lời của gió", giọng hát của chị đã để lại ấn tuợng sâu sắc trong lòng em. Nhưng mấy năm trở laị đây, em thấy các ca sĩ trẻ quá lạm dụng sức khoẻ của giọng hát mà quên đi tính nghệ thuật và kỹ thuật trong khi hát. Chị nghĩ sao về điều naỳ? Phải chăng các ca sĩ trẻ đã xem thuờng khả năng thuởng thức âm nhạc của khán giả?
- Chị nghĩ rằng mỗi ca sĩ sẽ chọn một phong cách hát riêng của mình. Khi chị chọn cho mình phong cách hát mà tình cảm là chủ đạo, thì không có nghĩa là chị có quyền chê trách những cách hát khác. Khán giả có quyền lựa chọn giọng hát và phong cách của một ca sĩ mà mình yêu thích. Nghệ thuật thường đa dạng; Mong rằng, sau "Em về đây nghe sóng", "Lời của gió", chị và những đồng nghiệp của mình sẽ còn mang đến những ca khúc mới để lại được ấn tượng trong em.

Nam Le - Nam - [email protected]
- Toi rat ham mo giong hat cua chi, tuy nhien thoi gian gan day toi thay chi noi hoi nhieu khi hat! Phai chang am nhac da khong con du de dien ta tam tu?
- Mình rất buồn vì đó là cách bạn nghĩ. Có những ca khúc mới ra đời, cả người hát và người sáng tác muốn giới thiệu về thông điệp hay hoàn cảnh mà bài hát đã được sáng tác, vì thế mình đã tâm sự với người nghe. Bạn đúng, không có lời nói nào truyền cảm hơn chính âm nhạc mà người biểu diễn mang đến cho người nghe.

Nguyen Huu - Nam 30 tuổi - [email protected]
- Chao Chi Hong Nhung! Truoc het E chuc Chi co nhieu suc khoe de tiep tuc thanh cong. Em co cau hoi voi Chi rang: . Trong suot nghiep Ca si cho den nay, Co dem nao Chi cam thay minh nhu "Thac do" chua? Chi co danh doi dieu gi khi di theo nghiep Ca si khong? Neu sau nay, Chi la mot giao vien day thanh nhac, thi dieu dau tien Chi day cho hoc sinh la gi?
- Cám ơn lời chúc của bạn. Đúng là sức khỏe là điều quý giá nhất. Mình cũng chúc bạn sức khỏe để sống và làm được những điều mà bạn mong muốn. Nghề nào cũng vậy thôi, có những niềm vui và nỗi buồn, có những hy sinh điều này để dành thời gian và sức lực cho việc khác. Nghề của mình không phải là một ngoại lệ.
Nếu trở thành giáo viên dạy hát, mình sẽ luôn nhắn nhủ các bạn trẻ rằng, hãy hát với tình cảm và những rung động của mình trước cả kỹ thuật thanh nhạc.

Viet Phuong - Nữ 24 tuổi - Cau Giay
- Cuộc sống riêng và đời sống sôi động của âm nhạc có ảnh hưởng nhiều đến chi không? Chị nghỉ ngơi vào lúc naò?
- Mọi người cho rằng mình linh hoạt và trẻ hơn tuổi có lẽ chính vì đời sống âm nhạc rất sôi động mà mình được sống. Song như bạn biết đấy mình rất nhỏ bé nên rất quan tâm đến việc nghỉ ngơi điều độ. Tập thể thao đều là yếu tố quan trọng để chống strees và khoẻ mạnh hơn. Tập Arobic giúp mình vẫn giữ được hơi và âm thanh khi biểu diễn trên sân khấu có di chuyển nhiều hay nhảy múa; Gặp bạn bè hoặc xem một bộ phim hay cũng là cách nghỉ ngơi tốt.

See - Nam - [[email protected]]
- Tôi muốn biết khi nào thì chị hoàn thành album Khu Vuờn Yên Tĩnh?
- Xin bật mí cùng bạn, trước khi "Khu vườn yên tĩnh" đến với người nghe, ngay bây giờ đây, mình đang thu thanh một chương trình khác do nhạc sĩ Quốc Bảo biên tập, nhạc sĩ Quốc Trung phối khí mang tên "Một ngày mới". Bài hát chủ đề "Một ngày mới" do nhạc sĩ Huy Tuấn sáng tác. Các ca khúc khác là của Quốc Bảo, Quốc Trung, Lê Quang, Bảo Chấn. Tối thứ sáu vừa rồi, trên Chương trình truyền hình trực tiếp "Trò chơi âm nhạc" của VTV3, mình đã hát một bài trong album, "Em cứ hiền xinh như thế" của nhạc sĩ Quốc Bảo.
"Một ngày mới" là một ngày bình thường như mỗi ngày, nhưng tràn đầy ánh nắng, sôi động như cuộc đời đang diễn ra trên mỗi đường phố, trong công viên, ngoài chợ... "Một ngày mới" là một ngày đầy năng động và những hứa hẹn tình yêu và niềm vui.

Lê Quang Hưng - Nam 27 tuổi - Hồ Chí Minh
- Hồng Nhung có thích xem đá bóng không? Nếu có, đội bóng nào là đội Ruột của Nhung? Cầu thủ nào làm Nhung "xao xuyến" nhất?
- Mình thích xem bóng đá vì rất sôi động và hồi hộp. Nhưng rất xấu hổ phải thú nhận với bạn là luật mình còn chưa biết rõ. Mình rất thích David Beckham và hy vọng sẽ được gặp mặt lần này khi cầu thủ này sang Việt Nam. Bây giờ mình là cổ động viên của đội bóng đá nữ Việt Nam. Mình rất nể họ vì những người phụ nữ tưởng là yếu đuối lại rất năng động và không hề thiếu mạnh mẽ trên sân cỏ.

Hoang Van Truong - Nam - Canada
- Chao Nhung! Khong biet Nhung co con nho toi Truong o Ha Noi hoc cung hoi o Cung thieu nhi HN ko? Hom nay biet tin ban se giao luu truc tuyen vay cho minh hoi la: Hien nay cuoc song cua Nhung ra sao, sap toi Nhung se du dinh cho ra mat CD moi nao khong? Dao nay ban tap yoga ket qua the nao roi? Con cau nay co le hoi to mo la: Hien nay Nhung da co y trung nhan chua? Thay mat cac ban hoc cu o Cung thieu nhi HN , chuc Nhung luon vui ve hanh phuc va thanh dat.

- Trường ơi bạn ở bộ môn nào? Mình đang tập Yoga rất đều, nhưng mới chỉ là bắt đầu thôi nên chưa dẻo lắm. Mình nhận ra rằng thể thao đều thật quan trọng, không chỉ giúp cho mình khỏe hơn mà tinh thần cũng năng động hơn, có nhiều idea hơn. Chính vì thể, CD sắp ra của mình "Một ngày mới" sẽ rất thể thao!
Xin cám ơn Trường, và tất cả các bạn đã giành thời gian của mình tham gia giao lưu với Hồng Nhung. Xin cám ơn Chương trình Giao lưu trực tuyến của VietNamNet, và đặc biệt là hai bạn trẻ là An và Thùy đã giúp cho Nhung "nói" rất nhanh, chứ để cho Nhung tự gõ bàn phím thì có lẽ đến mai chưa xong. Xin chúc các bạn sức khỏe. Mong rằng "Một ngày mới" sẽ không chỉ là niềm vui nho nhỏ của riêng Hồng Nhung mà sẽ của cả các bạn nữa. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Theo báo VNnet
 
Chu Đức Hà đã viết:
ĐỪng có nói thế chứ....Nếu giỏi thì lên mà làm ca sĩ hát như Khánh Ngọc ý...
QUan niệm tiêu cực wa
E ko thấy hay thì e bảo ko hay.Sao a nhiều chiện thế?Cứ thik wan trọng hóa vấn đề thế nhờ?8-}
 
Côg nhận là Khánh Ngọc hát ko hay [-x
Jọg yếu, ko lên cao đc, nhưg lại cố vớt nó lên làm cho nhạc điệu bài hát mất hẳn cân bằg. Vs lại, jọg cũg ko có j thật ấn tg, đág để chú ý cả /:)
Đc cái là cái đĩa đó hòa âm khá, nhạc đệm nghe đc :D
 
Chán thật mình chả biết Khánh Ngọc là ai cả :|
@Thúy Hà: em còn kiểu bánh nào nữa ko, cho anh xem với (avarta) :))
 
Khánh Ngọc là 1 cô ca sĩ nào đó lạ hoắc, nếu em ko đc aHà cho mượn đĩa thì chắc cũg ko bít. Nhưg ko bít cũg ko sao, vì thực tế mà nói thì ko có j nổi bật cả. Nếu có ngày cô ấy nổi thì aLinh sẽ biết ngay thôi :D
@aLinh: vài ngày em lại thay bánh 1 lần mà :">
 
@Thúy Hà:NGười thì = con cá mắm mà cũng thích bánh ngọt nhỉ???hihii...
@All:Sau đây là vài điều về kHánh Ngọc..Xin gửi tới mọi người:
Khánh Ngọc là nghệ danh của Hồng Thanh - Giải nhất tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 2004

Khởi đầu nghiệp ca hát với album Thành Phố Của Tôi sau khi đoạt giải nhất Cuộc thi tiếng hát Truyền hình TPHCM 2004, Khánh Ngọc đã trở thành ca sĩ độc quyền của công ty Nhạc Xanh, và liên tục xuất hiện trong các chương trình ca nhạc trên truyền hình, sân khấu ca nhạc
http://nhacso.net/Music/Artist/2005/09/05F5E115/

Oái,chưa tìm thấy nhìu lắm,xin lỗi mọi người...
@Hà ơi!hình như cái đĩa anh đưa là đĩa Trịnh hơi mới thì phải,hình như có cái mới hơn hay sao ý..Anh vừa mua rồi,em có nghe không,T2 anh đưa cho?
 
Ồh thế ah, có hay ko ah??!?!?!
Ơ nhưg mà thứ 2 anh đưa em thì khi nào em trả đc?!?!?!
Thôi, có j anh up lên 1trag nào đó rồi gửi link lên đây. Như vầy ko nhữg em mà mọi người yêu nhạc Trịnh có thể cùg nghe, cùg bình fẩm, nhưg vầy cũg hay mà!
Dù sao cũg cảm ơn aHà đã có lòg tốt
(nói nhỏ tý nè: em ko cá mắm [-x )
 
Thứ 4 đưa bọn anh cũng được..Có sao đâu mà.Để thứ 2 anh đưa cho!Thiếu gì lúc gặp mặt..Đời còn dài lém em ạ.Hix.Mà nhà em làm bánh đấy à hay sao mà lém bánh thế,lúc đầu cứ tường bà đi chụp bánh ngoài tiệm roài mang về làm avatar cho đỡ thèm...T_T
 
oài, thế nghe cũg có vẻ hợp lý nhờ! thế thứ 2 mag cho em mượn vầy.
thanks
nhà em ko làm bánh nên mới fải kiếm ảnh bánh về nhìn cho đỡ thèm chứ
 
Mr.Khánh chủ quán Cafe Vô Thường trên đường Hoàng Hoa Thám mới thông báo: Tối 8:00pm tối thứ năm ngày 25/05/2006, có 1 số cây ghita chơi Nhạc Trịnh tụ về đây giao lưu. Bạn nào có thời gian xin mời.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Hay quá nhưng chán quá em lại đang bận ôn thi, thôi để dịp khác vậy :(
 
Trịnh Công Sơn - sống và yêu
(Theo Người Lao Động)

Bộ phim truyện nhựa đầu tiên về nhạc sĩ họ Trịnh có tựa đề "Trịnh Công Sơn - sống và yêu" do NSƯT Lê Dân viết kịch bản và đạo diễn, dự kiến bấm máy vào đầu tháng 11. Sẽ có một Hội đồng nghệ thuật gồm người thân và bạn bè nhạc sĩ góp ý cho bộ phim này.

- Vì sao phim lại có tên là "Trịnh Công Sơn - sống và yêu"?
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng ông luôn giữ phong thái sống thoải mái, cởi mở với bạn bè. Ông yêu tất cả mọi người, tình yêu của ông không có giới hạn, nó ở mức trên tình bạn, luôn có sự cảm thông, chia sẻ rất thiêng liêng. Phim là sự hồi tưởng của Trịnh Công Sơn về cuộc đời đã qua với một cô gái Nhật. Ông đã kể lại những kỷ niệm của đời mình cho cô. Tôi muốn làm nổi bật hình ảnh Trịnh Công Sơn qua những thăng trầm lịch sử với tiết tấu nhẹ nhàng nhưng có sức gợi cảm mạnh mẽ và đặc biệt chất nhân văn phải thật nổi bật.
- Cô gái Nhật sẽ là một trong những nhân vật trung tâm của phim. Cô gái ấy đã để lại trong ông những cảm xúc như thế nào khiến ông chọn đưa vào tác phẩm giữa rất nhiều giai nhân trong cuộc đời của Trịnh?
- Cô Michiko, tên trong kịch bản là Sakura (Sakura có nghĩa là hoa anh đào) là hình ảnh xuyên suốt phim bên cạnh Trịnh Công Sơn. Dường như ít người nhớ đến cô mỗi khi nhắc đến những mối tình của người nhạc sĩ đa tài này. Bằng tình yêu, cô đã đưa nhạc Trịnh đến với công chúng Nhật, Pháp. Cô ấy là người Nhật làm luận án về nhạc Trịnh Công Sơn bằng tiếng Pháp tại Paris và vì thế đã phải học tiếng Việt trong vòng 4 năm trời. Cách đây 15 năm mà một người nước ngoài lưu giữ được hơn 100 bản nhạc của Trịnh Công Sơn cũng là chuyện hiếm có. Sakura đã yêu Trịnh bằng một tình yêu trong sáng, thiêng liêng, coi ông là nguồn cảm hứng của cuộc đời mình. Tôi chọn cô cũng vì muốn tô điểm thêm vẻ đẹp Á Đông trong sự kết hợp văn hóa Việt - Pháp - Nhật. Tôi sẽ tìm một cô gái Nhật biết tiếng Việt để đóng vai này.
- Còn những nhân vật khác và cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Trịnh Công Sơn với ca sĩ Khánh Ly sẽ được thể hiện ra sao?
- Phim không quá nhiều nhân vật, ngoài cô gái Nhật sẽ có mối tình của Trịnh Công Sơn với ca sĩ Khánh Ly và Hồng Nhung. Trong phim Khánh Ly có tên là Khánh Mai. Tại phòng trà, Khánh Mai đang hát cho các sĩ quan chế độ cũ, không gian là một màu xám buồn. Trịnh Công Sơn đến bên và nói: “Nếu bằng lòng, đi với tôi về Sài Gòn, em sẽ thấy”. Đêm, cô trằn trọc vì những lời nói của anh và cảnh Khánh Mai hát cho sinh viên ở sân trường Đại học Sài Gòn.
- Ai sẽ là người đóng vai Trịnh Công Sơn và tiêu chí nào để ông chọn người vào vai này?
- Hình ảnh Trịnh Công Sơn quá quen thuộc với người xem hôm nay, do vậy ngoại hình của diễn viên được chọn có vai trò rất quan trọng. Tôi đã chọn anh Trần Mai Sinh, cán bộ Nhà Văn hóa Thanh niên, đóng vai này. Anh từng vào vai Trịnh Công Sơn trong một số phim ca nhạc, rất nhiều người lầm tưởng hai người là một.
- Phim có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của nước ngoài. Vậy ông đã có ý định phát hành phim ra thị trường các nước?
- Các chuyên viên kỹ thuật của tập đoàn điện ảnh và truyền hình Kantana ở Bangkok (Thái Lan) sẽ hỗ trợ chúng tôi về mặt kỹ thuật. Tôi cũng đang đắn đo giữa hai cách: hoặc quay bằng phim nhựa hoặc quay kỹ thuật số với máy HD (độ nét cao) rồi chuyển sang nhựa. Quay bằng máy quay kỹ thuật số không tốn phim lại dựng rất nhanh, có thể tiết kiệm được 2/3 thời gian mà hình ảnh và âm thanh vẫn tốt. Hướng đến khán giả nước ngoài cũng là mục tiêu của tôi. Nhiều người nước ngoài yêu quý Trịnh Công Sơn và họ rất muốn biết bộ phim mới về ông có gì đặc biệt so với những phim về danh nhân khác hoặc những phim ca nhạc đã làm về nhạc sĩ trước đó.
- Phim nghệ thuật thường rất kén khán giả trong nước. Ông có tính đến điều này?
- Cũng chính điều này đã làm chậm thời gian bấm máy của phim, thay vì dự định khởi quay vào tháng 9 này. Đây là phim đầu tiên của hãng Tân Hữu Nghị nên chúng tôi phải thận trọng, kỹ lưỡng trong mọi vấn đề. Nhưng tôi tin khán giả sẽ đón nhận, bởi Trịnh Công Sơn là con người của công chúng.

Chào Thân ái!
 
Hãy để Trịnh Công Sơn nhận ra nhạc của mình
Tôi tha thiết đề nghị các ca sĩ hãy để yên bản sắc đó, cho ông khỏi ngỡ ngàng khi nghe người ta hát nhạc của mình mà không biết đấy là của mình vì bị phá cách ghê quá.

Người gửi: Nguyen tuong Van,
Gửi tới: Ban Biên tập
Tiêu đề: Hay de cho Ong Trinh Cong son nhan ra Nhac cua minh

Tôi cũng là một trong hàng triệu người yêu nhạc Trịnh và kính trọng ông. Người hát nhạc của ông cũng nhiều và không ai qua nổi Khánh Ly.

Những năm gần đây, đôi khi tôi cũng được nghe Hồng Nhung, Ánh Tuyết hát nhạc Trịnh. Họ đã tôn trọng bản sắc riêng của ông, một thứ âm nhạc không thể có ai vượt ông để đi vào lòng khán giả của hàng thập kỷ.

Vậy tôi tha thiết đề nghị các ca sĩ hãy để yên bản sắc đó, cho ông khỏi ngỡ ngàng khi nghe người ta hát nhạc của mình mà không biết đấy là của mình vì bị phá cách ghê quá. Còn nhiều lắm các vấn đề trong lĩnh vực âm nhạc cần đến sự sáng tạo và phá cách, nhưng xin hãy để yên cho Trịnh tiên sinh được nhàn nhã với lời ca của mình.

Không ai hát ru con bằng giọng hip hop, rock hết. Cái gì cũng phải có chuẩn mực của nó, đừng vin vào "sáng tạo", "phá cách" để làm linh tinh thế.

Người Tây rất sáng tạo nhưng họ vẫn còn nhạc đồng quê dặt dìu mà không có chút "phá cách" nào cả. Và bản nhạc Casablanca bao nhiêu năm vẫn cứ vang lên sự quyến rũ nguyên thủy của nó. Các vị có nghe thấy không?
 
Xin trân trọng giới thiệu các bạn bài viết của tác giả Lê Hữu

Ảo giác Trịnh Công Sơn
Lê Hữư

“Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng...”
(Gần Như Niềm Tuyệt Vọng, TCS)


Làm gì có chuyện ảo. Làm sao biết ảo hay không ảo?
Làm sao em biết bia đá không đau?
Làm sao em biết đời sống buồn tênh?
Làm sao... mà trả lời.

Ảo, nghĩa là không thực. Những gì thuộc về “ảo” đều là... ảo cả, ảo vọng tuổi trẻ, ảo tưởng hòa bình, ảo ảnh cuộc đời... vân vân. Tôi không rõ là ngày trước, khi viết về một hiện tượng, một tiếng hát, giáo sư Nguyễn Văn Trung đã phát giác được cái “ảo” từ những góc nhìn nào. Khuôn mặt liêu trai, mái tóc liêu trai, vóc dáng liêu trai, giọng hát liêu trai, tất cả hiện ra dưới ánh đèn mầu... liêu trai mờ ảo của phòng trà, đủ để tạo nên một “Ảo Ảnh Thanh Thúy”?

Khác với ảo ảnh, thường là những tìm kiếm, đuổi bắt (tìm nhưng không gặp được, đuổi nhưng không bắt được, như vũng nước trong sa mạc, như những bong bóng xà-phòng nhiều màu sắc, như chiếc bóng của mỗi người...), ảo giác ở ngay trong đầu, không phải tìm kiếm đâu xa, ẩn nấp sẵn đâu đó, có dịp là xuất đầu lộ diện. Ảo giác có khi là tưởng tượng, có khi là đóng kịch, là giả vờ, là bị đánh lừa hay tự đánh lừa, là tưởng vậy mà... không phải vậy, khiến dẫn đến những lầm lạc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là thực là giả.
Đọc một cuốn sách, xem một bức tranh, nghe một bài nhạc..., đôi khi trong thưởng ngoạn nghệ thuật, ảo giác cũng thấp thoáng, chập chờn. Trường hợp Trịnh Công Sơn (TCS) là một ví dụ.

1. Ảo giác ngôn ngữ TCS

Thật và giả:

Ảo giác, trước hết đến từ chữ nghĩa TCS.

“Toàn bộ âm nhạc TCS đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực...”(1), nhận xét này của nhạc sĩ Phạm Duy quả có đúng, mặc dầu không phải tranh trừu tượng lúc nào cũng đẹp cả. Gọi nhạc TCS là “nhạc... trừu tượng” cũng không sai. Chỉ là chuyện chữ nghĩa (“thơ cụ thể”, chẳng hạn). Trừu tượng, nên cần phải vận dụng ít nhiều trí tưởng tượng mới nhìn ra cái đẹp. Hình tượng người nữ trong lời nhạc TCS chẳng hạn:

Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai...
Vai em gầy guộc nhỏ...
Bàn tay xanh xao đón ưu phiền...
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...
Em gầy ngón dài...
Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm...

Cái đẹp này dường như không được bình thường lắm, có vẻ bệnh hoạn nữa là khác, vì gầy guộc quá, xanh xao quá. Cái đẹp thật mỏng manh, dễ vỡ...

Nhưng làm sao biết là đẹp? Có chắc là đẹp? Ai nói đẹp? Chắc không phải TCS. Ông không hề nói xấu, nói đẹp gì cả. Ông chỉ mô tả sơ sài, qua loa, đại khái là như vậy, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Vậy thì đẹp, xấu chỉ là do ta nghĩ, ta tưởng tượng ra đấy thôi. Phải đẹp chứ, có hình tượng người nữ nào ở trong thơ, trong nhạc mà lại không đẹp. Thử hình dung cái đẹp “kiểu TCS”. Xem nào, “đôi vai lụa mát” chắc phải... mát rượi! “Đôi môi lửa cháy” chắc phải... bốc lửa! “Da thơm quả ngọt” chắc phải... ngọt lắm, thơm lắm! “Mi cong cỏ mượt” chắc phải... mượt lắm, cong lắm! Không đẹp sao được.

Thực ra, bức tranh toàn cảnh trong nhạc TCS không hoàn toàn là trừu tượng. Nếu chỉ thuần là tranh trừu tượng, khó lòng giữ chân người xem lâu được. Khách xem tranh sẽ bỏ đi thôi. Điều khiến người xem chịu dừng lại ngắm nghía và trầm trồ trước họa phẩm của TCS chính là vì những tranh ấy không phải lúc nào cũng trừu tượng hay siêu thực. Chỉ đôi ba chỗ thôi, chẳng hạn:

Tim lăn trên đường mòn..., hoặc
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi..., hoặc
Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô..., hoặc
Dòng nước mắt sẽ bay trong trời, làm cơn mưa rớt trên chăn gối, lời cỏ cây hát trên da người...

Còn lại là những chỗ người nghe nhạc, xem tranh đều có thể hiểu được. Cái thu hút trong lời nhạc TCS là những chỗ hiểu được và không hiểu được xen lẫn vào nhau, nằm cạnh nhau. Hiểu hết, hiểu dễ dàng thì đâu còn muốn nghe thêm nữa. Bài hát dù có hay ho, có mùi mẫn tới đâu cũng dễ trở thành cũ, vì mọi câu hỏi đều đã được trả lời, mọi chuyện đều đã được giải quyết xong, giống như là “thôi là hết chia ly từ đây” vậy. Ở ca từ TCS, những vấn nạn vẫn còn nguyên trạng, chưa có lời giải đáp, không có câu trả lời, vì vậy nghe đi nghe lại mà vẫn cứ “mới”, vẫn ít thấy nhàm chán, vẫn muốn nghe nữa, nghe nữa...

Tôi là ai mà còn trần gian thế?
Tôi là ai mà yêu quá đời này?
Tôi là ai, là ai, là ai...???

Những câu hỏi cứ dấy lên mỗi ngày, cứ đeo đẳng theo ta mãi một đời.
Trở lại với những bức họa trừu tượng, TCS đã lấy gì để vẽ nên những tranh ấy? Chỉ là chữ và nghĩa, không có bất kỳ một chất liệu nào khác. Thử xét qua mộtít từ loại, những danh từ, động từ, tính từ... được sử dụng qua bàn tay phù phép của TCS.
Động từ chẳng hạn, thử lấy chữ nào đó TCS vẫn hay dùng, ví dụ chữ “phơi”:
Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơicuộc tình... (Ru Ta Ngậm Ngùi)
Chưa nghe nói có ai đem tình ra phơi như phơi áo bao giờ. Phơi chỗ nào? Phơi trên cánh môi thơm chứ còn ở đâu nữa! Đem tình ra phơi cho khô ráo đã là chuyện lạ. Phơi thế nào mà tình không khô mà nắng lại... khô mới lạ hơn nữa:
Phơi tình cho nắng khô mau... (Tình Xót Xa Vừa)
Lại có khi là “nắng phơi” chứ không phải “phơi nắng”:
Nắng phơitrên mầu ngói non tươi... (Chiều Trên Quê Hương Tôi)
Những động từ khác:
Treo: treo tìnhtrên chiếc đinh không... (chưa thấy ai mắc, máng, treo cuộctình bao giờ)
Khoác:sương khoácmềm vai phố... (như khoác vai tình nhân...)
Lùa: lùanắng cho buồn vào tóc em... (chỉ thua “bầy chim lùa vạt nắng” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền)
Nhặt:tôi nhặt giótrời mời em giữ lấy... (“nhặt” đã khó, “giữ” càng khó hơn, chỉ thua “Nhốt Gió” của nhà văn Bình Nguyên Lộc)
Lăn: tim lăntrên đường mòn... (nghe như là phim... kinh dị)
Trói: trong lòng phố mưa đêm tróichân...
Ươm:trời ươmnắng cho mây hồng...
Thắp:ngàn cây thắpnến lên hai hàng...
Khắc: vết buồn khắctrên da...
Chở:có con đò chởnắng mưa đi
Chờ:tôi xin làm nụ cười, chờem giữa đôi môi...

Người nghe TCS có thể nhặt thêm được rất nhiều động từ như vậy. Các động từ trên là cũ chứ đâu có mới, nhưng lại chở theo sau những ý tưởng, những hình ảnh mới mẻ nên ta tưởng như chúng “mới mẻ”. Những động từ ấy, thả ra từ ống tay áo của TCS, trở nên linh hoạt hơn, có sức sống hơn, bắt trí tưởng tượng làm việc nhiều hơn, vì vậy cũng dễ tạo nên những ảo giác.

Về tính từ, cũng đâu có kém. Chỉ “nắng” và “gió” thôi cũng đã chở theo rất nhiều tính từ (và các từ loại dùng như tính từ): “nắng mềm”,“nắng khuya”,“nắng hững hờ”, “nắng chiều quạnh quẽ”, “nắng rất la đà”; “gió vô tình”, “gió vô thường”, “ngọn gió hư vô”, “ngọn gió hư hao”, “ngọn gió hoang vu”, “ngọn gió quạnh hiu”, “gió mùa thu rất ân cần”... Cũng phải kể thêm những danh từ được cho làm tính từ: “nắng thủy tinh”, “đời cơm áo”, “tay rong rêu”, “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”, “tôi là ai mà còn trần gian thế”...

Về danh từ, kể sao cho hết. Khi ông nói đến dòng sông, con đường, hoa cỏ,chim muông, đấy không còn là dòng sông, là con đường... hiểu theo nghĩa thông thường. Con sông không còn là con sông, con đường không còn là con đường. Những vật thể, hình tượng ấy đều vừa có thực vừa không có thực, đều nửa thực nửa giả hoặc chỉ là những khái niệm trừu tượng.

“Dòng sông” chẳng hạn, là biểu tượng của dòng đời, dòng chảy của thời gian. Dòng sông trong lời nhạc TCS còn gợi lên những ý niệm về nỗi chia lìa, biền biệt, mất tăm, mất hút...
Sông bao lần sông đã ra đi...
Có một dòng sông đã qua đời...
Một dòng sông nước cuốn, một cuộc tình không may...
Tôi như chim ưu phiền, bay về cuối dòng sông...
Dòng sông nào đây? Chẳng có dòng sông nào cả.

“Con đường” chẳng hạn, là biểu tượng của cuộc hành trình, là hướng đi, là sự lựa chọn hay tìm kiếm miệt mài...
Đường nào dìu ta đến cơn say...
Đường về tình tôi có nắng rất la đà...
Người đi tìm mãi suốt con đường...
Em đi bỏ lại con đường...

Con đường nào đây? Chẳng có con đường nào cả. Chỉ nghe vậy chứ có thấy đường xá nhà cửa gì đâu. Nào có phải là “con đường xưa em đi” hay “con đường tình ta đi” đâu. Làm gì có con đường nào.

“Hoa cỏ” cũng vậy. Khi ông viết về những bông hoa, ta có cảm tưởng không dễ gì tìm gặp những bông hoa ấy ở ngoài đời.
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay...
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi...
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời...
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại bên cạnh đời tôi đây...
Từ đó ta là đêm, nở đóa hoa vô thường...

Đóa hoa nào đây? Chẳng có đóa hoa nào cả. Làm gì có chuyện “đóa hoa vô thường”, làm gì có đóa hoa vàng nào “mỏng manh cuối trời”, làm gì có nụ hồng nào “ngày xưa rớt lại bên cạnh đời tôi đây”. Những lời ấy thật đẹp nên ta tưởng tượng những bông hoa ấy cũng phải đẹp lắm. Kỳ thực, những bông hoa diễm ảo ấy chỉ nở trong những giấc mơ huyền hoặc hay trong những khu vườn ảo giác.

Đâu có riêng gì hoa cỏ, thực vật, đến cả chim muông, động vật cũng đều là... giả tưởng.
Đàn bò vào thành phố, không còn ai hỏi thăm...
Đàn bò bỗng thấy buồn...
Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương...
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa...
Trong trái tim, con chim đau nằm im...

Liệu có ai chịu tin đàn bò, đàn ngựa, chim chóc ấy là... có thực! Ngựa trong những lời nhạc TCS cũng “ảo”, cũng chập chờn như bầy ngựa trong tranh của các nhà danh họa chuyên vẽ ngựa.

Cũng đâu có riêng gì vạn vật, cỏ cây, đến cả nắng mưa, gió bão cũng không còn được hiểu theo nghĩa bình thường. Đây là mưa, là bão:
Có mưa quanh chỗ nằm...
Nghe quanh đời mưa bão...
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ...
Đây là nắng, là gió:
Đường về tình tôi có nắng rất la đà...
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng...
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì...

Đến cả thời tiết, mùa màng cũng tùy thuộc vào tâm cảm chứ không còn là của thiên nhiên, đất trời nữa, vì vậy mới có những “ta nghe tình đổi mùa” hay “em đứng lên mùa thu tàn tạ”... Đến cả không gian, thời gian cũng đều là “giả” là “ảo”, vì vậy mới có những “trong ta chiều đã tàn” hay “đêm đổ xuống đời ta”... Liệu có cần phải kể thêm nữa những
bầu trời, tinh tú, mặt trăng, mặt trời...
Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi...
Từ khi em là nguyệt, trong tôi có những mặt trời...
Vườn năm xưa em đã đến, nay trăng quá vô vi...

Trăng thế nào gọi là trăng vô vi? Kỳ thực, chẳng có trăng, sao gì cả. Mặt trời rực rỡ, chói lọi, cho những ảo giác về chủ tể, về thông thái, trí tuệ, về siêu nhiên, siêu hình. Bóng trăng lung linh, huyền ảo, gợi những ý niệm về lẽ biến hóa ảo diệu của đất trời.
Đến cả những nỗi buồn cũng là “nỗi buồn ảo giác”, vô cớ, không tên, kiểu “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, hoặc những nỗi đợi chờ mà... không chờ đợi gì cả:
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế...
Có một người dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi...

Cuối cùng, chẳng có gì hết. Chẳng có dòng sông, chẳng có con đường, chẳng có mặt trời mặt trăng, cũng chẳng có nỗi buồn, chẳng ai chờ ai đợi...
Chưa hết, ta còn gặp những cách ví von, những “có khi” và “đôi khi”:
Lòng ta có khimơ hồ, tưởng mình đang là cơn gió...
Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do...
Đôi khithấy trên lá khô một dòng suối...
Đôi khithoáng nghe bước chân về đâu đó của ai...
Hoặc những “nghe” và “thấy”:
Đêm nghe gió tự tình...
Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh...
Ta thấyem đi quanh từng ngọn nến tắt...
Ta thấyem đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa...
Nhiều đêm thấy ta là thác đổ... (Chẳng có gì lạ, nhà văn Võ Phiến vẫn nghe “Thác Đổ Sau Nhà” hoài. Thác đổ thật, vì “tỉnh ra có khi còn nghe”).
Tất cả, những trạng thái lửng lơ, lơ lửng “hình như, có lẽ, chắc là, dường như”, những “nghe” và “thấy”, những “có khi” và “đôi khi” ấy, “đôi khi” cũng là những tác nhân gây nên những ảo giác chập chờn, nửa hư nửa thực.
Ngôn ngữ TCS, như vậy, có thể gọi là... “bóng chữ” (nói như nhà thơ Lê Đạt), chứ chẳng phải chữ với nghĩa gì nữa!

Sẽ lần lượt giới thiệu các bài tiếp theo sau:

Kỳ 2: Chữ và nghĩa:

Vì là “bóng chữ” nên thứ ngôn ngữ ấy không phải lúc nào cũng dễ hiểu. …

Kỳ 3: Ảo giác thưởng thức nhạc TCS

“Hạnh phúc là một tách café và nhạc TCS.” ..

Kỳ 4: Hiểu hay không hiểu:

Đặc điểm nổi bật trong ca từ TCS là tính... mơ hồ. Khi hát hay nghe nhạc TCS, chúng ta cho là chúng ta hiểu nhưng đồng thời chúng ta cũng không chắc là chúng ta hiểu…

Kỳ 4: Hát sai, hát đúng:

Về phía người nghe là như vậy, thế còn phía người hát, người trình diễn thì sao? Cũng chẳng khác bao nhiêu, cũng hiểu đúng hiểu sai, hiểu đại khái, hoặc... không hiểu. Vì vậy mới có không ít trường hợp ca sĩ hát lung tung, thay lời đổi chữ vô tội vạ, trong lúc ra điệu bộ, nhắm mắt nhắm mũi, khoa tay khoa chân trong một cố gắng để diễn tả điều mà người hát có khi... chẳng hiểu gì cả. ……

Kỳ 5: Thơ hay không thơ:

Sài gòn xua tan nghìn dấu lệ
cho em bây giờ mắt tình đưa...

Nếu không biết là hai câu trên ở trong một bài hát của TCS (Hai Mươi Mùa Nắng Lạ), nhiều người dễ tưởng đấy là hai câu thơ. ….

Kỳ 6: Triết lý hay không triết lý:

“Tôi vốn ưa thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình,”(3)TCS giải thích về việc người ta tìm thấy những triết lý ẩn chứa trong ca từ của ông. ..

Kỳ 7: Nhạc và lời:

Trong một thời gian rất dài, trên bìa của các nhạc phẩm ấn hành ở hai miền Nam Bắc, bên dưới cái tựa của bài nhạc luôn luôn là hàng chữ “Nhạc và Lời”, ghi tên tuổi của tác giả. Trừ một ít trường hợp phổ thơ và phổ lời của người khác, hầu hết nhạc và lời đều cùng một tác giả.

Kỳ 8: Ảo giác tình yêu, sống và chết

Tình yêu:

“Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định... Người con gái đi qua những hàng cây long não ấy bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác...”(3)
Đấy không phải là chuyện... cổ tích. Người thuật lại câu chuyện ấy là TCS. “Người con gái rất mong manh” trong câu chuyện ấy là Diễm, có biệt danh “Diễm Xưa”. ..

Kỳ 9: Sống và chết:

“Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” (Mưa Hồng), nghe Ngọc Lan, cô ca sĩ thanh sắc vẹn toàn mà mệnh bạc, hát những lời ấy mới thấy đời sống quả là ngắn ngủi, mới thấy cần phải gấp rút “yêu nhau đi chiều hôm tối rồi” chứ chẳng nên hờ hững với cuộc đời. …


Kỳ 10: Ảo giác con người TCS:

“Làm sao thấu từng nỗi đời riêng...” (Như Một Lời Chia Tay), liệu câu hát ấy có thể hiểu như lời phân giải của một người trước lúc chia tay với mọi người, với cuộc đời mà ông đã từng sống, từng yêu thiết tha.

Kỳ 11: Phản chiến hay không phản chiến:

Đến nay nhiều người vẫn đồng ý và không đồng ý về cái danh hiệu đầu tiên người ta gán cho TCS: nhạc sĩ “phản chiến”. Chuyện người ta gọi ông là một “Bob Dylan của Việt nam” cũng chỉ là chuyện “một người nói (nữ ca sĩ Joan Baez), nhiều người nói theo”. Thực tế, có những điểm khác biệt không thể so sánh được, chưa nói là phản chiến Mỹ không giống như phản chiến Việt nam.

Kỳ 12: Những bài hát, những số phận:

Nhiều người tưởng rằng TCS là nhạc sĩ ở miền Nam Việt nam được “cách mạng” ưu đãi sau năm bảy mươi lăm. Thực tế, đâu biết rằng ông đã từng có những năm sống lây lất, những năm “nín thở qua sông”, có khi chết dấp ở một xó rừng nào đó cũng chẳng được ai nhắc nhở, đoái hoài. Trong những năm cả nước điêu đứng, mỗi người phải tự “mưu sinh thoát hiểm” thì TCS, ông ở đâu? Ông như mất dấu, như một kẻ không tên tuổi, “như cánh chim chìm xuống”.

Kỳ 13: Cây sậy TCS:

Nếu những người từng yêu mến TCS đã phải ít nhiều thất vọng về ông sau này thì lỗi ấy không phải do ông mà do người ta đã đánh giá ông sai lệch, đã kỳ vọng nơi ông nhiều quá. Ông không có khả năng đáp ứng những gì người ta trông đợi nơi ông, thậm chí lắm lúc ông còn đi ngược lại nữa là khác.


Kỳ 14: Ảo giác được và mất

Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
một trăm năm sau mãi ngủ yên...
Câu hát ấy ở trong bài “Sẽ Còn Ai?”. “Một trăm năm sau sẽ còn ai?” ...

Tài liệu tham khảo:

(1)Phạm Duy, Hồi Ký: Thời Phân Chia Quốc Cộng, nxb Phạm Duy Cường, CA. 1991
(2)TCS, Trịnh Công Sơn, Rơi Lệ Ru Người, nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2001
(3)TCS, trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn, Một Người Thơ Ca, Môt Cõi Đi Về, nxb Âm
Nhạc & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001
(4)TCS, tạp bút, Một Cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa & TTVH Ngôn Ngữ Đông
Tây, Hà Nội, 2002
(5)Văn Cao, lời bạt, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, nxb Trẻ, TP.****, 1991
(6)TCS, trả lời phỏng vấn, Tạp chí Thế Giới Mới, TP.****, 2/1999
(7)Quỳnh Giao, Trịnh Công Sơn, Như Cánh Vạc Bay, Tạp chí Văn Học, CA. 10&11/2001
(8)TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, Người Hát Rong Qua Nhiều Thế Hệ, nxb Trẻ,
TP.****, 2001
* Những chữ in nghiêng trong bài là trích ca từ TCS

(Tạp chí “Văn Học”, CA, số Tân Niên, tháng 2&3/2004)

Chào Thân ái!
 
Bài viết của anh NGhĩa đưa thật hay...
Sau đây, em xin giới thiệu trang webs của Trịnh CÔng Sơn với các thể loại ....Bạn có thể tìm thấy mọi thứ về Trịnh Công Sơn ở đây....
http://www.trinh-cong-son.com
 
Có 1 tin hay hay, không biết chia sẻ vào chủ đề nào nên xin phép đặt tạm ở đây vậy.

Lần đầu tiên ở VN: Xem phim miễn phí 6 ngày mỗi tuần

Một thư viện phim có tên "Không gian điện ảnh" đã được khai trương ngày 27/5 vừa qua tại trụ sở Hội điện ảnh VN. Lần đầu tiên, tại VN có một trung tâm để mọi người đều có thể tham gia nghiên cứu, thưởng thức miễn phí.

Đây là thư viện phim khá phong phú, bao gồm các đĩa DVD, băng VHS. Thu thập có chọn lọc nhiều phim kinh điển trên thế giới, được chia theo các dòng phim như: tân hiện thực Ý, làn sóng mới Pháp, "kitchen sink" Anh. Bộ sưu tập phim ngắn phong phú, sách báo, kịch bản, tài liệu về điện ảnh nơi mọi thành viên có thể đến xem phim, tra cứu và học tập chuyên ngành, sưu tầm các lưu trữ các tài liệu giảng dạy điện ảnh.

Đặc biệt, thư viện không thu phí vào cửa và tiền xem phim. Những người muốn tham gia vào các hoạt động của thư viện chỉ phải đóng một khoản tiền nhỏ "tâm lí trách nhiệm" lúc làm thẻ ban đầu.
Thư viện mở cửa từ 9 giờ đến 22 giờ, 6 ngày mỗi tuần (trừ thứ 2) tại số 51 Trần Hưng Đạo dành cho tất cả mọi đối tượng. (VTV)

Chào Thân ái!
 
WOw!!!!Anh Nghĩa giới thiệu hay wa...Nhưng mà em hơi nghi ngờ...Tại hum trước vừa đi thi ra,có tụi đứng phát tờ rơi,là vé xem phim miễn phí gì gif đó!Hình như là chỗ anh nói,em không chắc lém????Nhưng mà hình như hơi lởm ạ??
Anh nGhĩa hum nèo thử dẫn người iu ((hay bà xã )đến đó xem??
 
Đức Hà: Cũng chắc đó.

Mà bây giờ Anh mới tìm thêm 1 số quá nghe nhạc Trịnh cũng tạm được:

1. Quá ở số 10 ngõ 80 phố Chùa Láng, tối thứ Bảy này có nhạc Trịnh. (Chủ tên là Truyền cũng yêu Trịnh ghê).

2. Quán Trịnh Cafe mà lúc trước Thúy Hà có nhắc đến, số 105/56 Đào Tấn - quán này bé chỉ ngồi uống cafe nghe nhạc Trịnh. (Chủ quán tên Đức mới bắt đầu yêu, tìm hiểu về nhạc Trịnh)

Anh mừng thật như vậy Hà Nội dần dần có nhiều quá về Trịnh Công Sơn. Có nơi để giao lưu.

Chào Thân ái!
 
Back
Bên trên