Tin tức bóng đá

bỏ cuộc hay bị đuổi quá 4 thằng thì bị xử thua 0-3 . chơi fifa nên biết:D
 
Số áo nhiều khi giống như thương hiệu của một cầu thủ và luôn ẩn chứa sau nó là những câu chuyện thật thú vị. Nhân sự kiện Chelsea dành cho hậu vệ tân binh Khalid Boulahrouz chiếc áo số 9, hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về số áo trong lịch sử bóng đá.

Trong những năm đầu tiên của bóng đá hiện đại, các cầu thủ không hề mang số trên lưng áo của mình. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng làm nảy sinh nhiều rắc rối khác nhau. Chính vì thế mà HLV Herbert Chapman, cha đẻ của đội hình chiến thuật "WM (3-3-4)" lừng danh tại Arsenal trong giai đoạn 1925-1934, đã đưa ra sáng kiến đánh số trên áo của các cầu thủ vào năm 1928.

Ban đầu, việc này được thực hiện chủ yếu trong các buổi tập nhưng sự tiện lợi đã khiến nó nhanh chóng được áp dụng trong những trận đấu chính thức. Năm 1933, lần đầu tiên hai đội đá trận chung kết Cúp FA ra sân đều có số áo trên lưng, nhưng các cầu thủ Manchester City mang số từ 1 đến 11 (thủ môn số 11), còn các cầu thủ Everton đeo số từ 12 đến 22 (thủ môn số 22). Sau đó 6 năm, ban tổ chức giải vô địch Anh mới đưa quy định cụ thể về số áo với chiều cao tối thiểu là 20,32cm.

Số áo xuất hiện lần đầu tiên tại đấu trường World Cup vào năm 1938 nhưng mỗi đội lại có một cách làm khác nhau. Hà Lan, cha đẻ của "bóng đá tổng lực", cũng có đóng góp trong việc phát minh ra một cách đánh số khá hay đó là xếp theo vần alphabet và không phân biệt các vị trí trên sân theo số áo.

Tại World Cup 1974 người mang áo số 1 của Hà Lan là Ruud Geels, trong khi đó thủ môn Jongbloed sở hữu áo số 8. Có thể sẽ có người thắc mắc rằng nếu xét theo vần alphabet thì huyền thoại Johan Cruyff mới chính là người được mang áo số 1. Tuy nhiên, đội bóng da cam đã dành cho cầu thủ xuất sắc nhất của mình một ngoại lệ khi vẫn cho phép Cruyff được mang chiếc áo số 14 yêu thích. Đặc biệt hơn, chiếc áo này còn có thêm một đường kẻ sọc trên phần tay và lý do của việc này là vì "thánh Johan" có một hợp đồng tài trợ riêng.

Năm 1982, đội tuyển Argentina cũng dập khuôn lại cách xếp số theo kiểu của Hà Lan và chính vì thế chiếc áo số 1 đã thuộc vệ tiền vệ Osvaldo Ardiles. Nguyên tắc này được Albiceleste áp dụng từ 4 năm trước đó tại World Cup 1978 và thành công tại giải đấu này khiến họ không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào dù đơn giản chỉ là ở số áo.

Đó là câu chuyện tại các đội tuyển quốc gia, ở cấp độ các CLB cũng có khá nhiều giai thoại thú vị liên quan đến những con số. Tiền đạo người Maroc, Hicham Zerouali khoác áo Aberdeen trong giai đoạn 1999-2002 thậm chí đã từng mang số 0 trên lưng áo. Điều này xuất phát từ việc những nhà tổ chức của giải vô địch Scotland đã đồng ý dành cho anh một sự ưu ái đặc biệt bởi cầu thủ này có biệt danh là "Zero". Cho tới thời điểm này, có lẽ Zerouali là người duy nhất trên thế giới từng mang số áo nhỏ hơn 1.

Những số áo đôi khi cũng thể hiện một sự hoài niệm, ví dụ như trường hợp của Ivan Zamorano. Khi tiền đạo người Chile này chuyển tới chơi cho Inter Milan, anh được mang áo số 9 ưa thích. Nhưng khi Ronaldo xuất hiện vào năm 1997, Zamorano đã buộc phải nhường nó cho chân sút người Brazil. Và để tỏ sự lưu luyến với chiếc áo số 9, Ivan Zamorano đã chọn cho mình số áo 18 và đặt giữa nó một dấu "+".

Gabriel Batistuta cũng đã chấp nhận mặc chiếc áo số 18 khi tới AS Roma với ý thể hiện sự tiếc nuối chiếc áo số 9 khi đó và cho đến hiện nay vẫn đang thuộc về Vicenzo Montella. Nhưng khác với Zamorano, tiền đạo người Argentina không đặt một dấu "+" lên lưng áo của mình.

Trường hợp của Bixente Lizarazu thì lại khác. Số là sau một thời gian ngắn đầu quân cho Marseille, hậu vệ này đã quay trở lại Bayern Munich nhưng chiếc áo số 3 quen thuộc của anh khi đó đã có chủ mới. Chính vì vậy Lazarazu đã quyết định chọn cho mình số 69 với lý giải rằng anh sinh năm 1969, cao 1m69 và nặng đúng 69 cân. Cũng có một số cầu thủ khác dùng năm sinh của mình làm số áo như Nicola Ventola (78), Francesco Coco (77), Salvatore Foti (88).

99 là con số khá đặc biệt và cũng thường được xuất hiện tại các giải vô địch Châu Âu. Vào năm 2004, thủ môn Vitor Baia của Porto trở thành người đầu tiên mang số áo 99 trong một trận chung kết Champions League. Một số 99 khá nổi tiếng khác là Cristiano Lucarelli với lý giải rằng nó gợi nhớ đến ngày mùng 9/9 khi hội cổ động viên của CLB Livorno được thành lập. Số áo này cũng khá được ưa chuộng tại Italia khi nó có mặt ở ít nhất 10 CLB tại hai hạng đấu cao nhất của bóng đá nước này.

Người đầu tiên mang trên lưng mình số áo có 3 chữ số là Adolfo Bautista của CLB Guadalajara thuộc giải vô địch Mexico. Tuy nhiên, cầu thủ này chỉ được FIFA cho phép sử dụng số áo 100 tại các giải quốc nội của Mexico và thực tế là anh đã phải dùng một số áo khác khi chơi tại Copa Libertadores.

Bautista cũng không hề lẻ loi khi một cầu thủ của Chivas Originals (Mexico) cũng đã từng đeo số áo tới 109. Anh lý giải rằng đó chính là tần sóng của đài phát thanh tài trợ cho đội bóng này.

Cũng có nhiều khi những số áo của các cầu thủ lại đến từ những nguyên nhân ngoài bóng đá mà David Beckham là một trường hợp điển hình. Tiền vệ điển trai này chuyển tới Real năm 2003 nhưng không thể tiếp tục mang chiếc áo số 7 yêu thích bởi nó đã thuộc về đội trưởng Raul đầy quyền uy. Thế là Becks quyết định chọn cho mình số áo 23 giống như siêu sao bóng rổ Michael Jordan của đội Chicago Bulls, đơn giản vì đó là người mà Victoria vợ anh rất hâm mộ.

Thật ra, bản thân Michael Jordan mang áo số 23 cũng vì một lý do ... ngoài bóng rổ. Anh trai của Jordan cũng là cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp và mang số áo 45, chính vì thế anh đã chọn cho mình số 23, nghĩa là hơn một nửa của 45.

Chuyện các cầu thủ lấy đúng số áo mà thần tượng của họ từng mặc có lẽ cũng không còn là lạ nữa, nhưng trường hợp của Jose Mari trong màu áo AC Milan thì quả là đặc biệt. Tiền đạo người Tây Ban Nha này rất hâm mộ Johan Cruyff và tất nhiên khi còn chơi bóng ở trong nước anh luôn mang số áo 14 như cựu tuyển thủ Hà Lan lừng danh.Tuy nhiên, khi chuyển tới chơi cho AC Milan, số 14 khi đó thuộc về Ayala nên Jose Mari đứng trước việc phải lựa chọn cho mình một số áo mới. Và anh đã quyết định mang số 41 chỉ để vẫn có thể giống với thần tượng của mình nhất dù là hơi ngược một chút.

Những số áo đôi khi cũng trở thành một mục tiêu tranh chấp giữa các cầu thủ. Mới đây nhất người ta chứng kiến việc Williams Gallas ngậm đắng nuốt cay nhìn số áo 13 ưa thích của mình được trao lại cho tân binh mới chân ướt chân ráo đến Stamford Bridge là Michael Ballack.

Tất nhiên, người ta có thể giải thích cho việc muốn ra đi của Gallas là vì anh không được chơi tại vị trí sở trường nhưng chính hành động "phũ phàng" của Chelsea trong việc sắp xếp số áo thi đấu có lẽ là một nguyên nhân chủ yếu nhất. Thế mới biết số áo quan trọng với một cầu thủ đến thế nào.


Đó là những câu chuyện của quá khứ, hãy trở lại với trường hợp mang áo số 9 của Khalid Boulahrouz được nhắc tới ở đầu bài viết. Đây là số áo mà Hernan Crespo đã đầy phấn khởi rũ bỏ trước khi rảo bước thật nhanh về với Italia và nó cũng chính là số áo duy nhất còn trống khi hậu vệ của đội tuyển Hà Lan đến với sân Stamford Bridge. Và bản thân Boulahrouz cũng không có ý tưởng lựa chọn số áo cho mình thật đặc biệt như những gì đã được nêu ở trên, chính vì thế mang áo số 9 có lẽ là không có gì phải bàn cãi đối với anh, dù nó dường như sẽ làm cho các tiền đạo tại giải ngoại hạng Anh hơi nhăn mặt một chút
 
Trần Hoàng Nam đã viết:
bỏ cuộc hay bị đuổi quá 4 thằng thì bị xử thua 0-3 . chơi fifa nên biết:D
Thì đúng là như thế,nhưng đến đời nào Đức mới chịu đá với Guam chớ?:))
 
căn bản Guam nó cũng ko muốn đá, nên còn lâu mới chịu đút tiền :))
 
thêm 1 tin nóng sốt: HAGL đang định mua Karel Poborsky về đá bóng
 
Thực ra suýt nữa HAGL còn có được mấy thằng đá WC của Trinidad & Tobago cơ ! Link này mình để ở chủ đề Bóng Đá Việt Nam.
 
Cũng ko phải là bịa. Trước WC mấy thằng Tri cũng ko đắt, lương tạm thời vẫn ít, nhưng sau WC thì...
 
ko đắt là so với bọn quốc tế, chứ đối với VN cũng là cực nhiều rồi
 
mua Karel về đút cho nó 1 đống tiền vào mồm xong đến cuối mùa nó tuyên bố nghỉ hưu=))=))=))
 
may ko biết là mua nó về lấy KN+ đá bóng+99% là để quảng bá hình ảnh sau khi 3 cầu thủ TL nghỉ hưu à?
 
có khi thằng đấy "phang" 1 em VN rồi bây giờ phải chịu trách nhiệm :))
 
anh Hải vừa uống fristi hay sao mà trí tưởng tượng phong phú thế:))
 
Ôi rời sắp nghỉ hưu rồi thì ở lại quê mà nghỉ ngơi cho khỏe. Mấy năm tích góp thì tiền cũng đủ chán rồi. Sang tận việt nam để kiếm tiền thì thà cứ ở lại czec mà đá
 
Back
Bên trên