Re: (^.^)...Liverpool FC huyền thoại...(^.^)
Hình như tao ko có câu nào bảo mày bo cho tao cả
Éo đọc thì biến ......
Một CLB mà lòng trung thành đã đến mức tột đỉnh. Hầu như mỗi cầu thủ khi khoác trên mình chiếc áo đỏ đều nguyện sẽ chơi tại Anfield Road 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Họ gửi gắm phần đời đẹp nhất của mình tại Anfield Road. Biết bao cầu thủ đã chơi trên 300 trận cho "Đoàn quân đỏ"? Không thể nhớ hết, chỉ biết không dưới con số 30. Thật tuyệt vời làm sao, khi mà ngày nay một cầu thủ chơi trên 100 lần cho một CLB đã là một sự kiện, một dịp để ăn mừng.
Truyền thống của CLB đi vào niềm tin của mọi thế hệ cầu thủ. Mỗi khi bước qua cổng Paisley, Gateway ngắm nhìn bức tượng Shankly hướng thẳng ra khán đài KOP, các cầu thủ đều ý thức rằng họ đang chơi cho một CLB lớn bậc nhất thế giới, có bề dày thành tích vào loại bậc nhất thế giới.
Tính truyền thống nảy sinh sự kế thừa: sau cặp bài trùng lừng danh St.John-Hunt là Keegan-Toshack, sau đó là Dalglish-Rush, là Barnes-Beardsley, là Houghton-Aldridge, là Fowler-Owen... Tình truyền thống được phản ánh rõ nét nhất qua các đời HLV của Liverpool trong 4 thập niên qua. Từ thới Shankly cho tới thời Roy Evans, tất cả các HLV đều chung một ý tưởng, một hoài bão, một khát vọng - người sau tiếp bước người trước, kế thừa tinh hoa của người trước và phát huy những phẩm chất cá nhân mình. Không một CLB nào trên trái đất này có cái gọi là "Boot-room" như Liverpool FC. Nó được HLV huyền thoại Bill Shankly tạo ra, tập hợp những con người tâm huyết nhất, để khi Shankly ra đi sẽ tiếp bước.
Trong cái "Boot-room" nổi tiếng ấy có Bob Paisley và Joe Fagan, những HLV đã đưa Liverpool lên tột đỉnh vinh quang sau này. Roy Evans, HLV của Liverpool những năm đầu 90, cũng là một thành viên của "Boot-room". Năm 1974, khi mới 25 tuổi, Evans đã được Shankly khuyên từ giã sân cỏ để tập trung cho sự nghiệp huấn luyện sau này. Những HLV như Dalglish và Souness không phải là thành viên của "Boot-room", nhưng họ đều là những ngôi sao sáng nhất trong lịch sử đội bóng và quan trọng đều chung ý tưởng với Shankly huyền thoại.
"Luôn hướng tới phía trước, không sợ hãi trước bất kỳ đối thủ nào" trở thành tinh thần chủ đạo của đội bóng qua nhiều thập kỷ. Tinh thần ấy được hun đúc thành một ý chí tuyệt vời mà thiếu ý chí ấy chưa chắc Liverpool đã trở thành một người khổng lồ của bóng đá châu Âu. Tinh thần ấy giúp họ vượt qua Real Madrid trong trận chung kết Cúp C1 năm 1981, vượt qua AS Roma trong trận trung kết năm 1984, dù đối thủ của họ không thiếu những ngôi sao thế giới.
Tinh thần ấy không chỉ có ở các cầu thủ mà truyền sang các thế hệ CĐV. Tiếng tăm của đoàn quân CĐV Liverpool vang khắp châu Âu, nhưng tiếc thay không phải lúc nào cũng là tiếng tốt. Sự cuồng nhiệt thái quá của các CĐV "áo Đỏ" đã gây ra hai thảm hoạ lớn nhất của bóng đá thế giới: vụ sân vận động Heysel(39 người thiệt mạng) va Hillsborough(96 người thiệt mạng).
Dòng sông Mersey vẫn trôi đi như trong những năm tháng vinh quang, nhưng Liverpool FC không còn như xưa nữa. Trong những bộ quần áo chỉnh chu hơn, trên một SVĐ được sang sửa khang trang hơn, nhưng tinh thần thép của một thời dường như không còn. Biệt danh "Những con quỷ đỏ" nay đã thuộc về M.U - "diễn viên chính" của "sân khấu" bóng đá Anh những năm qua. Roy Evans là "Người Boot-room cuối cùng". Với sự xuất hiện của HLV người Pháp Houllier, Liverpool trở thành một đội bóng quốc tế với nhiều ngôi sao nước ngoài và một lối chơi Pháp hoá. Vẫn biết đó là xu thế thời đại, nhưng những CĐV trung thành của đội bóng không khỏi buồn khi "chất Liverpool" ngày càng phai nhạt. Sẽ còn là Liverpool nữa hay không khi Redknapp, Fowler, Carragher hay Owen lần lượt ra đi?
Biết bao giờ mới trở lại ngày xưa, 10 năm qua không còn giành được một danh hiệu VĐQG nào nữa. Nhưng người dân Liverpool vẫn tin rằng Liverpool rồi cũng sẽ quay lại những ngày tháng vinh quang ấy. Hơn ai hết, HLV Benitez thấu hiểu điều đó...