Thị trường chứng khoán??

Dương Quỳnh Hoa đã viết:
Dựa vào linh cảm?
Với trường hợp của chị C, khi đưa ra bàn luận với một số chuyên gia thì họ cũng đã công nhận rằng, trong đầu tư chứng khoán ngoàI kiến thức và thông tin ra đôi khi cũng phải dựa vào "linh cảm". Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có kiến thức và có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường, thường thì những người này đã hình thành những phản xạ "nghề nghiệp" trong đầu. Còn đối với các nhà đầu tư mới thì "linh cảm" có thể đúng hoặc có thể sai, cho nên các chuyên gia khuyên nhà đầu tư nhỏ, lẻ trên TTCK không nên dựa vào linh cảm mà phải dựa vào lượng kiến thức và thông tin.
Oai oái cái này gọi là thành công nhờ linh cảm à?:)) Mua 88000 giờ mới lên 83000 gọi là thành công à:)) Chẳng qua do lòng tham nên ko muốn bán đi thôi, cái chi phối việc giữ lại cổ phiếu của bà này chỉ là lòng tham thôi, vì tham nên mới thúc đẩy "linh cảm" giá cổ phiếu sẽ tăng. Hình như bà C này cũng đâu có định đầu tư dài hạn cho nên đây rõ ràng là 1 thất bại, nếu nhìn nhận đây là 1 thất bại thì bà này mới gọi là thành công:))
 
Kỹ xảo trên sàn chứng khoán

Đó là những thủ thuật lợi dụng kẽ hở của việc chưa thể khớp lệnh liên tục ở các trung tâm chứng khoán để kiếm lợi từ cổ phiếu, từ sự non nớt của những "tay mơ"- những người mới tham gia thị trường chứng khoán.

Theo kinh nghiệm của giới đầu tư chứng khoán, bất cứ nhà đầu tư nào chăm chỉ "đi chợ", tức là tới theo dõi biến động giá cổ phiếu ở trung tâm giao dịch vào mỗi ngày là có thể biết được một số kinh nghiệm đọc bảng điện tử. Từ đó không bị lừa bởi các kỹ xảo của cao thủ trong làng chứng khoán.

Ngày nào những kỹ xảo này cũng xuất hiện, song thường tập trung vào loại cổ phiếu "blue chip" như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)...

Hiện có 7 kỹ xảo thường được sử dụng:

Bán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn

Đây là cái bẫy hiệu quả nhất đối với những "tay mơ". Các "đại gia" muốn mua cổ phiếu giá rẻ nên đã chủ động bán ào ạt với giá sàn ở một tài khoản. Thấy vậy, nhiều "tay mơ" nghĩ là cổ phiếu đó hay công ty đó có tin xấu và bán đổ bán tháo theo giá sàn. Trong khi đó, "đại gia" lại dùng tài khoản nào đó mua lại cổ phiếu của mình với giá rẻ.

Mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn

Đại gia muốn bán được giá cổ phiếu đang có nên chủ động mua ào ạt giá trần ở một tài khoản. Nhiều người nghĩ chắc là có tin tốt nên người ta mới dám mua như thế và đặt mua theo giá trần. Khi đó đại gia dùng tài khoản khác bán dần cổ phiếu đó ở giá thấp, số lượng lớn hơn số lượng mua vào ở tài khoản trước.

Vài hôm sau đại gia ngừng "diễn", giá cổ phiếu đứng và xuống khiến cho ai mua theo thì bị thiệt thòi. Tuy nhiên có những phiên có 2 hiện tượng trên nhưng bản chất không phải là kỹ xảo mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt khi nào là kỹ xảo, khi nào là thật phải có bản lĩnh. Vì thế nhiều "tay mơ" đánh ngắn hạn bị thua liểng xiểng vì các kỹ xảo trên. Chúng là con dao 2 lưỡi và khi có một đại gia khác chơi lại mua ngay giá trần (thì kỹ xảo 2 bị hóa giải).

Bán chặn giá trên

"Đòn" này cũng là để mua rẻ nhưng nhẹ hơn "đòn thứ nhất". Theo đó, "đại gia" muốn mua rẻ nhưng biết dùng đòn thứ nhất lúc này là vô lý nên bán ra số lượng rất lớn ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi đó ở bên mua, đại gia chỉ đặt số lượng vừa phải với giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và vào "rọ" của đại gia.

Mua chặn giá dưới

Ngay từ đầu giờ, "đại gia" đặt mua số lượng lớn ở giá tham chiếu và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn tham chiếu. Thấy cũng ít quá, nhiều người đặt mua giá cao để mua bằng được và cũng vào "rọ" của đại gia. Tuy vậy, nếu có đại gia nào chơi lại thì việc làm này cũng mất tác dụng.

Mua theo kiểu rải đinh

Kỹ xảo này để bịt mắt đối thủ. Tâm lý người mua đều muốn mua giá tốt chứ không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua một lô, ví dụ một lô 24; 1 lô 24.1 và một lô 24.3. Khi đó toàn bộ các lệnh mua bị che hết vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Sau khi lệnh mua bị che là cuộc đấu trí giữa các "thợ săn". Điều thú vị là có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động rải đinh.

"Rải đinh" bán

Ngược lại với "rải đinh" mua, đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô 32.2, 1 lô 32.3, 1 lô 32.4. Các "thợ săn" đều dùng mẹo này để bán được giá tốt chứ không muốn bán giá sàn. Tuy nhiên, khi có ai đó tức khí mà mua ngay giá trần và bán ngay giá sàn thì kỹ xảo thứ năm và thứ sáu mất tác dụng.

"Rải đinh" để khớp mua giá thấp

Khi thị trường không nóng thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không nên đặt mua tất cả ở một mức giá mà rải ra ở vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các số lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Ví dụ bên bán có 5k giá sàn 24.9, nếu bên mua đặt 2k giá trần 27.5, lúc đó sẽ khớp giá tham chiếu 26.2. Song đặt mua 1,5k giá trần 27.5, 0,2k giá 27.4, 0,2k giá 27.3 và 0,1k giá sàn 24.9 thì sẽ mua được giá sàn. Kỹ xảo này còn một cách nữa là đặt mua từ nhiều mức giá để nhỡ ra bên bán có mức giá đó là dính đinh mua. Nhiều lần khớp lệnh giá 37.2 chẳng hạn là dư bán 36.7, nếu có đinh 36.7 bên mua thì người mua rẻ được 500 đồng.

(Nguồn: VnExpress, thứ năm, 31/8/2006)
 
Dưới đây là 1 vài kiến thức cơ bản mà Hoa tìm được trên mạng!Hy vọng bổ xung phần nào cho AMSER
Giao dịch chứng khoán
Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên thị trường tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập trung.
I. MUA CHỨNG KHOÁN CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
Đối với loại chứng khoán này, bạn có thể thực hiện theo 2 hình thức:
- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý.
- Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại.
Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua và bạn cũng phải trực tiếp đến tổ chức phát hành (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua.
II. MUA BÁN CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi mua bán chứng khoán niêm yết, phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận;
- Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian;
- Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thoả thuận về giá.
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán:
Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T +3.
(Trung tâm NCKH &ĐTCK)
 
Giải mã bảng giao dịch trực tuyến

Xin giải thích các thông tin trên bảng điện tử giao dịch trực tuyến trên sàn giao dịch của các công ty chứng khoán. Các chữ số màu xanh, đỏ, vàng nghĩa là gì?

Ý nghĩa của các chữ số màu xanh, vàng đỏ:

+ Màu xanh: Biểu tượng cho sự thay đổi tăng giá

+ Màu đỏ: Biểu tượng cho sự thay đổi giảm giá

+ Màu vàng: Biểu tượng cho sự đứng giá (không thay đổi)

Các thông tin cơ bản được thể hiện trong bảng điện tử:

- Cột mã chứng khoán: Là mã hiệu (tên viết tắt) của chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK).

- Cột giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

- Cột giá trần: Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán.

+ Trên TTGDCK TP HCM: Giá trần = Giá tham chiếu + 5% *Giá tham chiếu

+ Trên TTGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu + 10% * Giá tham chiếu

- Cột giá sàn: Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán CK.

+ Trên TTGDCK TP HCM: Giá sàn = Giá tham chiếu - 5% * Giá tham chiếu

+ Trên TTGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu - 10% * Giá tham chiếu

- Cột giá mở cửa: Là mức giá thực hiện đầu tiên trong ngày giao dịch.

- Cột giá đóng cửa: Là mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch.

- Cột giá khớp lệnh: Là mức giá tại đó khối lượng CK được giao dịch nhiều nhất.

- Cột khối lượng khớp lệnh: Là khối lượng CK được thực hiện tại mức giá khớp lệnh.

- Cột chênh lệch (+/-): Là thay đổi của mức giá hiện tại so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch (= giá hiện tại – giá tham chiếu)

- Cột mua: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt mua cao nhất tương ứng với các khối lượng đặt mua tại các mức giá cao nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư mua)

- Cột bán: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt bán thấp nhất tương ứng với các khối lượng đặt bán tại các mức giá thấp nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư bán)

(Công ty Chứng khoán Sài Gòn)​

(Nguồn: VnExpress 11/10/2006)
 
em là một big fan của technical ânlysis, nhưng khổ một điều em lại chẳng bie't gi` ca. anh chi. nao` co' the? giup' em kie'm nguo`n nao tu. hoc. ve` technical basics dc ko ah?
 
lên diendanchungkhoan.com diễn đàn CK vietstock đều có phần này nhưng anh chả đọc bao giờ vì ko quan tâm :D sách thì ra Đinh Lễ,có mấy quyển cẩm nang với hướng dẫn cách đầu tư đều có nói qua
bài của em Hoa về hướng dẫn cách giao dịch,thực tế mà nói thì sẽ ko có bước 4 đâu,cái bọn brooker nó chỉ nhập lệnh của mình vào thị trường còn muốn biết có khớp được ko thì đi mà tự hỏi,như hôm nọ anh bán VNM giá sàn,nó về 82 cả sáng cứ đinh ninh là khớp được rồi,tối về check tài khoản vẫn còn nguyên,nhưng cũng may,nhờ vậy mà giờ vẫn giữ lại được VNM :))
mà năm sau nó chuyển sang khớp lệnh liên tục rồi,ko còn cái trò T+3 củ chuối nữa đâu,nếu có thêm trò mua khống bán khống với bỏ biên giao dịch thì chả khác Tây là mấy :D
à có ai biết cái này ko giải thích cho em,FPT ở OTC đang có giá 1,9tr với mệnh giá 1tr,nhưng khi lên sàn thì chuyển về mệnh giá 10k và dự đoán chào sàn giá 200k.vậy thì khoản chênh lệch 1,7tr xử lý thế nào :-?? nó cho thêm cổ phiếu vào tài khoản ạ.À còn cái vụ trái phiếu chuyển đổi cổ phiếu nữa,lúc tính giá trị cổ phiếu thì làm thế nào :-/
 
có bác nào chơi CP thật ko nhỉ. e chỉ chơi ảo thôi, trên BSC:D. À trái phiếu chuyển đổi, kiểu như là bi h bác mua 1 trái phiếu CD của NH QUân Đội với giá 1tr, 5 năm sau nó sẽ chuyển thành CP, lúc đấy giá nó là 9tr, thì là bác mua cổ phần của NH hay sao ý. E cũng vừa mới mua trái phiếu :D
 
Bạn Nga chơi chứng khoán ảo lâu chưa ^^ Tớ mới chơi được 5 tháng. Được mấy trăm triệu roài:p
 
Tớ thỉnh thoảng mới mò vào BSC. Đúng là chơi trên đấy thấy mình có nhiều kinh nghiệm thật.:D
 
à há, tớ mới dc hơn 200tr thôi, chơi từ giữa tháng 11:D, lên chậm quá
Dạo này thị trường sụt giá nghiêm trọng,mấy cái bluechips rớt kinh dị luôn may mà vừa bán gần hết, theo tớ thấy còn xuống nữa, nên chưa mua vào vội
 
mẹ em suốt ngày chứng khoán :| ngày nào cũng ngồi buôn về sàn này sàn nọ, tăng giảm :| mà em chả hỉu j luôn :|
 
Chà chà! Mẹ đt cũng có nhã hứng đó hả.;;)
Học mẹ đi, thế mới là thức thời.:-j
 
ồ, thì chơi ảo trc, lấy kinh nghiệm, về sau nhìu tiền, tha hồ chơi, qua mấy cái Tết là cũng có tí tiền rồi còn j, hehe
 
hôm nay tự dưng đọc lại 1 lượt cái topic này thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi khiếp quá, nhưng chu kì tăng giảm thì vẫn như mọi năm.
hì hì giá mà anh Nghĩa chị Nga lại vào đây post mấy bài hay hay như hồi trước nhỉ
Mà nhân tiện mình đang tìm người góp vốn nhé. Bạn trẻ nào có nhu cầu đầu tư chứng khoán nhưng không có kiến thức + kinh nghiệm thì nhắn cho tớ. Dạo này kẹt vốn quá chừng :D
 
lâu không vào có 1 bài làm quà. Bài viết này của anh Đoàn Thanh Tùng, 1 người chơi chứng khoán chuyên nghiệp ở châu Âu. Nó có thể hơi khó để người chưa chơi chứng khoán bao giờ tiếp thu nhưng nó có những ý rất hay, đặc biệt đối với những người định hướng theo trường phái phân tích kĩ thuật ;)

Bảo quản tài chính

Một người có nhiều vốn sẽ phải mua bán khác với một người ít vốn. Chúng ta cần hiểu cách phân phối tiền bạc vì tự nó cũng là một chiến lược mua bán.

Phần đông các bạn hỏi mua gì ?
Nhưng đối với một cao thủ, mua không khó bằng bán.

Và mua lẫn bán không khó bằng phương pháp bảo quản tài chánh của mình. Lắm người cho rằng nó quyết định 30% thành bại của họ.

Nguyên tắc chung là khi thắng thì các bạn nên liều lĩnh và khi thất bại thì nên thận trọng .

Sau đây chỉ là lý thuyết, tay vịn để cho các bạn hiểu cách phân phối vốn liếng. Các bạn không bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối nó.

Nếu các bạn không biết gì về bảo quản tài chánh thì các bạn nên lấy nó làm mẫu. Khi các bạn rành rẻ thì các bạn có thể sửa đổi để phù hợp với các bạn hơn.

Ví dụ bạn có 600 triệu, coi như là nhiều vốn.
Bạn nào có 600 triệu nên chia ra làm 10 phần : 60 triệu/1 phần .

Trong một thời kỳ tt đi xuống, số vốn ở trong chứng khoán sẽ ít hơn 1 phần : 60 triệu.
Lý do mà bạn không nhảy ra khỏi hẳn thị trường là vì vậy nó sẽ bắt bạn theo dõi tt. Và trong thị trường như vậy, vẫn có một vài cp đáng theo dõi và đáng mua.

Trong một thời kỳ thị trường lừng khừng, thì bạn có thể dồn đến 1/3 vốn liếng (200 triệu) của mình vào chứng khoán.

Và trong một thời kỳ thị trường lên dốc hẳn hoi, các bạn có thể đẩy 8/10 ( 480 triệu) vốn liếng của mình vào thị trường.

Một điều mà các người đầu tư rất kỵ là dồn 100% tiền bạc của mình vào chứng khoán. Họ không có thể dùng chiến lược bình quân giá cả khi họ muốn. Và họ tránh tình trạng gặp những cơ hội, tiền đưa trên mâm, mà không có khả năng tài chánh chụp được.

Lỗi lầm này, nhiều người mới mua bán thường vấp phải.

Trong chứng khoán, khó khăn là không biết khi nào mới có cơ hội, nó có thể hiện ra hôm nay, tuần sau hoặc tháng sau.

Mua bán chứng khoán là biết chờ đợi và chụp lấy những cơ hội. Nếu bạn không có tiền thì các bạn phải bán đi những cp đang tăng tưởng. Các bạn sẽ vào trạng thái thụ động.

Đi vào chi tiết, vậy 60 triệu nên chia ra làm 3 cp (3x20 triệu) hay 1 cp (1 x 60 triệu)?

Vấn đề này tùy theo từng cá nhân và hoàn cảnh.

Nếu bạn là người có nhiều thời gian để dành cho chứng khoán thì nên chia ra làm 2 hoặc 3.

Nếu vừa đi làm vừa mua bán chứng khoán thì nên dồn thành 1.

Nên hiểu rằng, trong một thị trường, muốn thành công và đánh bại index, chúng ta chỉ nên mua từ 3 đến 6 cp mà thôi. Ít hơn thì quá nhiều rủi ro, nhiều hơn thì các bạn bị phân tâm, không theo dõi những cp của mình đến nơi đến chốn được.



Lời và lỗ :

Các bạn chỉ nên tính toán vốn liếng của mình trong ngân khoản mà đừng xem những cp mình lời hay lỗ trong thị trường. Tại vì trong chứng khoán, chưa bán ra thì chưa biết một phi vụ thành công hay thất bại.

Trong một thời kỳ lừng khừng như vầy, các bạn có 200 triệu trên sàn ( 1/3), và 400 triệu trong ngân khoản. Ví dụ bạn bán ra và lời được 50 triệu, vốn liếng của bạn sẽ lên đến 650 triệu.

Thì bạn nên phân chia lại, 1 phần = 65 triệu. (650 :10)

Vì Bạn vẫn phải tự cho phép đầu tư 1/3 = 215 triệu

Trong trường hợp bạn lỗ hết 50 triệu chỉ còn 550 triệu.

Thì chúng ta cũng nên phân chia lại, 1 phần = 55 triệu. (550/10)

Bạn sẽ phải đều chỉnh lại số vốn ở trên thị trường, rút nó xuống còn 180 triệu (550 x 1/3).

Không những các bạn rút tiền ra, mà còn phải mua bán dè dặt hơn.

Làm vậy, các bạn mới có thời gian phân tích, tìm nguyên nhân và giải đáp cho những thất bại của mình.



Đây là một nhận thức đi ngược bản năng tự nhiên của con người, là càng thua lỗ thì họ càng muốn sát phạt lớn để gở gạt .





Ít tiền :



Giống như các bạn đã viết, 20 triệu là mức tối thiểu để mua bán chứng khoán qua internet. Và vì phải mua mỗi lần 100 cp. Thì các mức tối thiểu của vốn liếng của các bạn nên phải hơn 22 triệu.

Vì tiền bạc eo hẹp, chúng ta sẽ không thể mua bán kiểu ngắn hạn mà phải tính đến một thời gian lâu hơn.

Ngoại trừ những người đã thành công với một chiến lược trong quá khứ, họ có thể tiếp tục mua bán với chiến vậy cho đến khi… thất bại.

Một trong những lỗi lầm của người ít tiền là không dám mua những cp có giá trị lớn. Chúng ta nên bỏ đi ngộ nhận này.



Ví dụ như bạn tiếc tiền mua 2000 cp giá 1.

Thi nó vẫn tương đưong với 200 cp giá 10 .

Khi và khi mỗi cp tăng 10% hay 20 %, thì lợi nhuận hai cp đều giống nhau.



Mua bán với ít tiền sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúng ta mua khi chúng ta có những điều kiện sau đây .



Chỉ mua khi Vnindex vượt khỏi ngưởng SMA 10.

Các bạn chỉ nên mua khi thị trường đi lên mà thôi . Tuyệt đối không mua khi thị trường đi xuống.

Và các bạn cũng chỉ nên chú ý đến các cp mà nó đi lên đều đặn, dù rất chậm.



Không tìm siêu sao.

Một siêu sao, chẳng qua là một cp bình thường bị trạng thái hồ hởi sảng của đám đông, kl mua vượt quá kl bán.

Một trong những khó khăn khi mua bán với siêu sao là các bạn phải ra lệnh mua trần, sự giao động của nó sẽ rất lớn, khi nó rớt các bạn sẽ bán ra không kịp. (BMC là thí dụ )



Không mua bán với những cp không có khối lượng giao dịch lớn.

Ngoại trừ các bạn có tin túc nội gián hay những phân tích nằm ngoài hạn vi của PTKT thì các bạn không nên chú ý đến các cp không có khối lượng giao dịch dồi dào. Một cp càng ít giao dịch, thì các đại gia càng dễ phù phép, đẩy giá cao khi mua bán, hạ giá thấp khi muốn mua rất dễ dàng.



Tránh Spread.

Chẳng hạn như người muốn bán đặt lệnh giá 10 . Mà người muốn mua chỉ đặt lệnh giá 9 .

Sự khác biệt giữa hai bên là 1 (10 %) . Và sự khác biệt này, người ta gọi là spread.

Spread càng khít khao thì các bạn mới có thể mua với giá vừa ý.

Và spread càng lớn thì nó chứng tỏ rằng hai bên cung cầu đang ghìm nhau, cp không có xu hướng rõ rệt.



Tránh mua bán penny stock

Cp penny stock có nghĩa là công ty mà giá cp rất thấp. Nó thấp tại vì nó có lý do. Nhưng với ưu tiên an toàn, chúng ta khỏi cần tìm lý do. Vì những công ty phá sản nào cũng đi qua giai đoạn penny stock.



Trong hoàn cảnh thị trường lừng khừng như hiện nay, ngày 9 tháng 07. Người chỉ có hơn 20 triệu phải biết đứng ở ngoài và chờ đợi phản ứng của thị trường. Khi thị trưòng có xu hướng rõ ràng rồi mới mua bán.

Sau này, chẳng hạn như các bạn mua bán và thành công, kiểu kiến tha lâu đầy tổ, lời được 10 triệu.

Thì các bạn sẽ vẫn phải mua với số tiền 20 triệu. 10 triệu còn lại, các bạn sẽ xem như là số vốn phòng hơ khi thiếu hụt.

Khi các bạn có sốn liếng lên cở 45 triệu, thì các bạn cũng chỉ mua đợt đầu 20 triệu mà thôi.

Khi cp có lời thì các bạn đẩy mua thêm thêm 20 triệu nữa.

Chúng ta không bắt buộc phải mua cùng cp. Nhưng chúng ta phải bắt buộc chờ khi cp đầu tiên lời, hay nó đã bị lỗ lả, đụng múc stop loss và bán đi rồi mới mua bán với 20 triệu sau.



Các bạn đọc xong sẽ rất thất vọng. Vì những điều mà tôi viết thì không giống như những gì các bạn mong muốn nghe : Dồn tối đa vốn liếng vào thị trường và càng ít vốn liếng thì càng phải mạo hiểm.

Đó là những nhận thức của đám đông, mua bán bằng trực giác thường làm.

Và đó cũng là lý do mà họ thất bại.
 
Em ban đầu cũng khoái nghiên cứu chứng khoán, nhưng sau một thời gian chả hiểu gì mấy vì chả được áp dụng.Em không biết bắt đầu từ đâu để học cho cơ bản.Như anh Nam bảo vào www.bsc.com.vn nhưng em cũng không biết nên bắt đầu từ đâu.Với cả thị trường của mình em thấy nó không theo chu kỳ nào cả, phụ thuộc vào yếu tố của nước ngoài và nhà đầu tư mua theo cảm tính nên học cũng như không, cần kinh nghiệm trận mạc là chính-đó là theo lời của ông anh của em ^^
 
theo kinh nghiệm trận mạc của anh thì nó có chu kỳ lên xuống đấy em ạ, vấn đề là phát hiện ra có kịp hay không, vì những dấu hiệu thường ko rõ ràng khiến mình dễ phán đoán sai.
Trên thị trường chứng khoán nhiều khi nghiên cứu nát cả sách vở vẫn ko thắng được và nhiều khi chả học hành gì vẫn giàu được, đó là một thực tế, thị trường nào cũng vậy thôi.
Dù sao bước đầu những kiến thức cơ bản vẫn rất hữu ích ^^
 
Công nhận anh Kiên nói đúng, cũng có quy luật.Nhưng ở VN thì vẫn có 1 số vấn đề:chẳng hạn thời gian đầu FPT em thấy nó là giá ảo (giá của nó có cao nhưng chắc chả cao đến mức đó).Nói như em thì cũng hơi quá thật, không học sao đầu tư được :">.Anh chỉ cho em nên bắt đầu từ đâu đi:D , em bị hỗn loạn giữa mê cung rồi :-<
 
Back
Bên trên