Thị trường chứng khoán??

Còn TBKTVN 21/6/2006

Reuters ra mắt phiên bản PM 3.000 Xtra cho thị trường Việt Nam

Ngày 20/6/2006, tập đoàn Reuters đã chính thức ra mắt phiên bản phần mềm 3.000 Xtra V5 dành cho thị trường Việt Nam. Với phần mềm này, các nhà giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể giao dịch với các thị trường chứng khoán quốc tế. Ông Edward Haddad, giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á đã đánh giá: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển ở giai đoạn bùng nổ. Nhằm hỗ trợ sự phát triển này, Reuters đã giới thiệu 3 đồ thị lãi suất chuẩn mới ở Việt Nam về lãi suất phi rủi ro, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cho vay bằng tiền Việt Nam. Việc công bố các đồ thị lãi suất chuẩn là rất quan trọng giúp các nhà giao dịch chứng khoán căn cứ vào đó để định giá phù hợp.

Thực ra dịch vụ mà Reuters cung cấp là thông tin thị trường, nhưng đó không chỉ là thông tin mà đi kèm là phần mềm. Mức giá cung cấp dịch vụ sẽ thay đổi tùy theo từng giao dịch. Mức giá thấp nhất mà Reuters áp dụng là 1.375 USD/tháng và đối tượng sử dụng chủ yếu là các ngân hàng lớn. Ngoài ra, Reuters cũng nhắm tới các đối tượng khách hàng là các quỹ đầu tư, cơ quan nhà nước và báo chí.
 
Bàn ngoài lề một chút về Reuters:

Các thông tin và phần mềm mà Reuters cung cấp có thể nói là dễ sử dụng và theo dõi hơn phần mềm của các hãng khác như hãng Moneyline Telerate. Do vậy mà ở Việt Nam, Moneyline Telerate không được ưa chuộng bằng Reuters cho dù các cô tiếp thị của Moneyline rất hấp dẫn và chiều khách.

Các thông tin của Reuters được chuyển đến khách hàng thông qua chảo parabol do đó rất cập nhật như đang truyền hình trực tiếp vậy. Một màn hình vi tính kết nối với Reuters có thể được chia tối đa thành 36 ô và bạn có thể theo dõi cùng một lúc 36 chủ đề khác nhau trên cùng một màn hình. Ví dụ 1 ô là tỷ giá hối đoái của các ngân hàng nổi tiếng đang mua bán, ô bên cạnh là chỉ số Dow Jones đang thay đổi liên tục, ô bên cạnh là tin tức về kinh tế của Nhật Bản với bài phát biểu của một ông quan chức nào đó đang được phóng viên Reuters ghi lại ngay tại chỗ, ô bên cạnh là đồ thị giá của đồng EUR với đồng USD, ô phía dưới là đồ thị về lãi suất mà Reuters vừa tung ra chẳng hạn v.v...

Sự chính xác và nhanh nhạy của tin tức là yếu tố rất quan trọng thậm chí có trường hợp là sống còn đối với ngành kinh doanh tài chính. Một thông tin về quyết định tăng/giảm lãi suất của ngân hàng trung ương nào đó khi vừa được công bố ngay lập tức có thể ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường chứng khoán hoặc thị trường tiền tệ. Hoặc chỉ cần có thông tin là doanh nghiệp nào đó trên thị trường chứng khoán bị phát hiện là gian lận tài chính thì ngay lập tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ biến động rất mạnh.

Và để đáp ứng sự cập nhật liên tục thông tin mà có giai thoại về Reuters thế này, không biết thực hư ra sao: nghe nói rằng các phóng viên của Reuters khi đi tác nghiệp thì xe ô tô của họ ở bên ngoài luôn trong tình trạng nổ máy, bất kể phóng viên đó ở hiện trường bao lâu, để khi phóng viên đó nhảy lên xe là có thể đi luôn và họ cũng có thể ngồi trên xe gửi thông tin qua vệ tinh luôn.
 
Dành các bạn yêu thích chứng khoán:

Khóa học ngắn hạn: "Hướng dẫn đầu tư chứng khoán"

Khoa Tài Chính - Ngân Hàng, Trường Đại học Ngoại Thương kết hợp với các giảng viên hàng đầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước tổ chức khóa học ngắn hạn: "HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN".

Khóa học trang bị những công cụ và kỹ thuật phân tích, các mô hình phân tích báo cáo tài chính hiện đại và kỹ thuật phân tích sâu các số liệu cập nhật của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN. Ngoài ra, học viên sẽ có cơ hội trao đổi và giao lưu với các nhà đầu tư chứng khoán, được học hỏi kinh nghiệm và nhận được các giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia và các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Khóa học bắt đầu từ 18h00 đến 20h30 hàng ngày, từ 24/07/2006 đến 03/08/2006, học phí 990.000/học viên (Gồm cả tài liệu). Giảm giá 20% cho sinh viên các trường đại học.

Liên hệ: Khoa Tài Chính - Ngân Hàng - Trường Đại học Ngoại Thương
ĐC: 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Hà Nội
Tel: 04-7754692
Mobile: 0989 131936 (Hải) hoặc 0912 345300 (Thọ)
 
Thị trường chứng khoán mất gần 100 điểm
VietNamNet) - Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 7, giá của hầu như toàn bộ cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM tụt dốc góp phần làm chỉ số VN-Index mất 18% trong tháng đầu tiên của quý III.


Chỉ số VN-Index đã giảm tổng cộng 210,28 điểm hơn 3 tháng qua.
Mất 210 điểm trong 3 tháng qua

Trước đó, chỉ số chứng khoán Việt Nam cũng đã mất 96,52 điểm trong tháng 5 và tháng 6. Nếu so với mức cao nhất (đạt được vào ngày 25/4 với 632,69 điểm) thì cho đến nay chỉ số này đã mất tổng cộng 210,28 điểm (tương đương giảm 33,2%).

Giá của tất cả các cổ phiếu của công ty lớn, có ảnh hưởng mạnh tới thị trường đều giảm rất mạnh trong tháng 7. Cụ thể, doanh nghiệp có vốn lớn nhất thị trường – ngân hàng Sacombank giảm 18,6% kể từ khi lên sàn ngày 12/7, xuống mức 64.500 đồng/cổ phần ngày 31/7.
TK2.jpg


Giá cổ phiếu Vinamilk giảm 15,6% xuống còn 67.500 đồng/cổ phần; Vĩnh Sơn – Sông Hinh giảm 20,9% xuống còn 28.100 đồng/cổ phần; Gemadept giảm 10,4% xuống còn 64.500 đồng/cổ phần; Bánh kẹo Kinh Đô giảm 18,8% xuống 69.000 đồng/cổ phần; REE giảm 16,3% xuống còn 67.000 đồng/cổ phần…

Một số nguyên nhân
TK1.jpg


Theo một số nhà đầu tư, giá cổ phiếu giảm mạnh trong 3 tháng vừa qua là do đã tăng quá nóng trong gần 4 tháng đầu năm với mức tăng trên 100%.

Bên cạnh đó, lượng cung hàng hoá cho thị trường đã tăng gấp đôi chỉ trong tháng 7/2006 và vẫn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới giúp các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn.

Một lý do nữa là khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài – nhân tố giúp thị trường tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm - có thể mua ở một số công ty làm ăn tốt đang giảm dần.

Thêm vào đó, trong tháng 7, một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư đã mượn tiền hoặc cầm cố chứng khoán trong những tháng trước để mua cổ phiếu vào nay bắt buộc phải bán ra ở giá thấp.


Giá cổ phiếu Sacombank đã giảm tới 18,6% kể từ khi lên sàn ngày 12/7.
Riêng đối với Sacombank, theo một số nhà đầu tư, giá cổ phiếu này giảm là do nhiều cá nhân hiện đang nắm giữ cổ phiếu này tiếp tục bán ra kiếm lời sau khi họ đã mua vào với mức giá khá rẻ trước đó.

Sự tăng giá với tốc độ chóng mặt của cổ phiếu STB, trong một thời gian ngắn từ cuối năm 2005 khi cổ phiếu này còn ở mức 42.000-43.000 đồng, đã mang lại cho một số nhà đầu tư khoản lợi nhuận hấp dẫn.

Về tình hình cụ thể trong phiên giao dịch ngày 31/7, chỉ số VN-Index giảm 17,16 điểm (tương đương giảm 3,9%) xuống 422,41 điểm với tổng cộng 30 cổ phiếu giảm giá, 2 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu đứng giá.

Hôm nay, cổ phiếu CYC của Công ty cổ phần Gạch Men Chang Yih – doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thứ 4 đã lên ở giá 20.000 đồng với 16.530 cổ phần được giao dịch.

Tổng giao dịch khớp lệnh trên sàn chứng khoán TP.HCM này 31/7 giảm xuống chỉ còn 1,1 triệu cổ phần, trị giá 54 tỷ đồng so với 1,39 triệu cổ phần và 67,5 tỷ đồng trong ngày Thứ 6 tuần trước. Giao dịch thoả thuận có 187.000 cổ phiếu được giao dịch, trị giá tổng cộng 10,6 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua tổng cộng 210.340 cổ phần của 31 cổ phiếu và bán 6.650 cổ phiếu, so với 75.000 và 9.900 cổ phần trong ngày 28/7.

Tại TTGDCK Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm 0,02 điểm (tương đương giảm 0,01%) xuống 170,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá trên sàn Hà Nội đạt 208.800 chứng khoán với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng.

Tuần 24-28/7: VN-Index giảm 7,04% xuống 439,57 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/7, chỉ số chứng khoán VN-Index giảm 33,29 điểm (tương đương giảm 7,04%) so với cuối tuần trước, xuống mức 439,57 điểm do các nhà đầu tư tiếp tục bán ra, lo ngại lượng cung hàng mới còn lớn.

Tuần qua, các cổ phiếu dẫn đầu thị trường đều giảm mạnh: Sacombank giảm 10%, Vĩnh Sơn – Sông Hinh giảm 8,4%, Vinamilk giảm 7,5%.

Một số công ty công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khá tốt đã giúp thị trường bớt sụt giảm trong mấy phiên cuối tuần. Giá cổ phiếu các công ty làm ăn tốt như Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên… đã tăng mạnh trong phiên 2 giao dịch 27 và 28/7.

Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tuần đạt 7,73 triệu CP, trong đó có 210.000 cổ phần được giao dịch thông qua thoả thuân. Các nhà đầu tư nước ngoài mua tổng cộng 1,24 triệu cổ phần, chiếm khoảng 16,5% toàn thị trường. (ATP 29/7)

Nhất Linh
 
Diễn đàn khá hay Phương ạ! giá mà Phương đọc nhiều tổng hợp lại post lên đây chia sẻ thì tuyệt.
 
em thì thường vào vietstock hay ttvnol hơn.các bác ở đây có nắm chút ít cổ phiếu nào ko?đợt vừa rồi em join in đứng đợt down giá mới,đau quá.mấy ngày vừa rồi bất động thôi,đi theo phong trào thì đúng là khóc.Các bác có ý tưởng gì cho cuối năm ko?
 
Nguyễn Việt Hà Ph­ương đã viết:
Mời anh chị vào diễn đàn www.diendanchungkhoan.com để trao đổi về các thông tin xoay quanh Stock Market

Mấy bài Technical Analysis của mấy bác trong diễn đàn đó nói hay như sách :D Có bác chuyên gia ở đó phát biểu là khó mà áp dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán Việt Nam bây giờ :-s nghe buồn hết cả người :(

Chơi cổ phiếu mà theo phong trào thì thần kinh vững phải biết :p Mình chẳng dám a dua theo vì biết chắc sẽ phải lao tâm khổ tứ với nó lắm. Đã không chơi thì thôi, nếu chơi thì phải phân tích lên phân tích xuống, vật vã đêm ngày :-& Ôi mệt |-)
 
Cường: em thì thường vào vietstock hay ttvnol hơn.các bác ở đây có nắm chút ít cổ phiếu nào ko?đợt vừa rồi em join in đứng đợt down giá mới,đau quá.mấy ngày vừa rồi bất động thôi,đi theo phong trào thì đúng là khóc.Các bác có ý tưởng gì cho cuối năm ko?

* Anh cũng có chơi nhưng chơi để học tập thôi. Nhưng chơi kiểu phong trào như Việt Nam hiện nay là không ổn (theo ý cá nhân) bởi cổ phiếu tăng thì mua vào, hạ thì bán ra... như vậy thì thể hiện nhà đầu tư còn . Người nước ngoài đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam làm điều ngược lại. mà theo mình tình hình hiện nay nên tạm dừng nếu có ý chơi lớn bởi 1 số Ngân hàng đang có vấn đề!?...

PS: Buổi sáng Cường hay đến giao dịch & lấy tin tức ở sàn giao dịch nào?

Chúc Cường sức khoẻ!
 
Em chưa hiểu ý anh Nghĩa câu này

Nhưng chơi kiểu phong trào như Việt Nam hiện nay là không ổn (theo ý cá nhân) bởi cổ phiếu tăng thì mua vào, hạ thì bán ra... như vậy thì thể hiện nhà đầu tư còn bé

Nói chính xác ra phải là cổ phiếu có xu hướng tăng thì mua vào, có xu hướng hạ thì bán ra. Điều này tưởng là quy luật tất yếu chứ nhỉ, tại sao lại thể hiện nhà đầu tư còn bé :-?

Ngoài ra

Người nước ngoài đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam làm điều ngược lại

Điều ngược lại là điều như thế nào hả anh? Hờ hờ em không hiểu :-s

mà theo mình tình hình hiện nay nên tạm dừng nếu có ý chơi lớn bởi 1 số Ngân hàng đang có vấn đề!?...

Ủa, vấn đề gì vậy anh :-/ Tò mò quá b-)

P/S: Dạo này anh Nghĩa viết bài trừu tượng xế, làm em vật vã với câu chữ mãi ;;)
 
Nói chung là chơi chứng khoán ở VN thì dùng sách Mỹ khó dùng lắm. Dù ai có siêu đẳng tất cả các kỹ thuật, technical plays thì vẫn chả có gì để compensate được cái risk tạo ra bởi asymmetric information (người ngoài-nhà đầu tư biết quá ít về thông tin tài chính của công ty) cả. Muốn chơi được chứng khoán một cách đứng đắn mà có lợi nhuận thì mọi người nên đợi khoảng 4-5 năm nữa, khi mà hệ thống kế toán/kiểm toán tương đối trưởng thành (một tí). Mình cũng đang rất cố gắng để áp dụng các quy chuẩn vào các công ty. Bây giờ mới thành lập nên thực sự còn khó nói lắm. Em làm kiểm toán ở VN nhìn mấy cái báo cáo tài chính mà cũng ngán, ăn gian chả biết đường ăn gian. Tiện thể thông báo là VN xếp hàng bét của bét về sự công khai tài chính, được 4,69/5; 5 là điểm thấp nhất.

Còn mua bán cổ phiếu thì nguyên tắc cơ bản là thế này: mua rẻ, bán đắt. Mua cổ phiếu khi mà mình cho là giá trị của nó bị đánh giá thấp so với thực lực của nó. Đợi tới khi giá của nó tới mức mình phỏng đoán là kịch kim thì bán. Thực lực của công ty thì có quá nhiều điều để nói tới: xu hướng thị trường, tình trạng các đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của đất nước (những luật lệ hỗ trợ hay ngăn cản sự phát triển của ngành nào đó)... Đó chỉ là vài thứ cơ bản để xem xét chủ yếu khi đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn thì các technical plays vẫn là an toàn hơn cả.

Như ở Mỹ thì mua bán theo phong trào cũng không đến nỗi quá tệ bởi vì thông tin tài chính của Mỹ cực nhiều, công khai. Thế nên ta có thể nói ở mức nào đó là mọi người đều có thông tin như ta và quyết định như vậy, theo họ chắc cũng không đến nỗi. Sự thực là nếu có ai mua bán cổ phiếu theo cách đó thì vẫn có lợi nhuận trung bình của toàn thị trường, tỉ lệ thu hồi vốn vẫn hơn là trái phiếu chính phủ Mỹ. VN thì ngược lại, ta phải nói là mọi người đều có ít thông tin như ta, quyết định của họ cũng không đáng tin tưởng như quyết định của ta. Vấn đề là ở chỗ không thể dựa vào đó mà kết luận là mọi người mua bán thế nào thì ta làm ngược lại được.

Tạm thời tình trạng thiếu thông tin tài chính, việc áp dụng kỹ thuật chơi cổ phiếu hầu như là không thể, đầu tư ngắn hạn rất khó mang lại lợi nhuận. Thay vào đó, những thông tin lớn về thị trường thì đều được phổ biến và phần lớn là đáng tin cậy, nếu dựa vào những thông tin đó, chúng ta có thể thu lợi nhuận qua đầu tư dài hạn, trò chơi chủ yếu dành cho những người có tầm nhìn, kiên nhẫn, vốn tương đối lớn hoặc của thành viên của các công ty đang phát triển.
 
Việt Nga: Em chưa hiểu ý anh Nghĩa câu này

1. Nói chính xác ra phải là cổ phiếu có xu hướng tăng thì mua vào, có xu hướng hạ thì bán ra. Điều này tưởng là quy luật tất yếu chứ nhỉ, tại sao lại thể hiện nhà đầu tư còn bé :-?

2. Điều ngược lại là điều như thế nào hả anh? Hờ hờ em không hiểu :-s


* "Còn mua bán cổ phiếu thì nguyên tắc cơ bản là thế này: mua rẻ, bán đắt. Mua cổ phiếu khi mà mình cho là giá trị của nó bị đánh giá thấp so với thực lực của nó." (Mr.Tâm)

* Dù biết rằng theo châm ngôn của TTCK Mỹ "không có cuộc đầu tư nào là lý tưởng nhất, cũng như không có một cái gì lý tưởng nhất trên đời này cả"

3. Ủa, vấn đề gì vậy anh :-/ Tò mò quá b-)

P/S: Dạo này anh Nghĩa viết bài trừu tượng xế, làm em vật vã với câu chữ mãi ;;)


* Các cổ phiếu hiện nay của một số Ngân hàng chưa đánh giá đúng bản chất của nó... (một chiên da:D). Chỉ khi sau vài tháng gia nhập WTO rồi các Ngân hàng sẽ quay lại đúng với thực lực của mình:D

Chào Thân ái!
 
Anh Nghĩa vẫn chưa nói rõ cho em hiểu vì sao lại gọi là nhà đầu tư bé khi họ mua vào lúc cố phiếu có xu hướng tăng (mua rẻ) và bán ra lúc cổ phiếu có xu hướng hạ (bán đắt) :-/ Và nhà đầu tư nước ngoài làm điều ngược lại là điều như thế nào :-/
 
Đào Việt Nga đã viết:
Anh Nghĩa vẫn chưa nói rõ cho em hiểu vì sao lại gọi là nhà đầu tư bé khi họ mua vào lúc cố phiếu có xu hướng tăng (mua rẻ) và bán ra lúc cổ phiếu có xu hướng hạ (bán đắt) :-/ Và nhà đầu tư nước ngoài làm điều ngược lại là điều như thế nào :-/

* Ý anh ấy à:D.

* Là thì mà thế này trích nguyên văn: Nhưng chơi kiểu phong trào như Việt Nam hiện nay là không ổn (theo ý cá nhân) bởi cổ phiếu tăng thì mua vào, hạ thì bán ra... như vậy thì thể hiện nhà đầu tư còn bé.

* Chắc do anh viết ko hết câu lại sai chính tả & hay ngồi ở sàn nên bị nhiễm ngôn ngữ của mấy người mua bán cổ phiếu ấy mà. Anh viết có ý như thế này nè:

- Cổ phiếu tăng = Dân tình tranh nhau mua trong khi giá rất đắt.

- Cổ phiếu hạ = Dân tình lại tranh nhau bán rẻ như cho.

- Nhà đầu tư bé:D: Nghĩa là nhà đầu tư cỏn còn con như anh ấy mà mua vài cổ phiếu cho vui, cho gọi là có tham gia nhà nhà, người người chơi cổ phiếu. Có người còn bảo chơi như đánh lôtô 2 số cuối của giải đặc biệt.

* Người nước ngoài đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam làm điều ngược lại.: Bằng cách nào đó... hiện nay có tình trạng tại các sàn giao dịch người nước ngoài họ mua những cổ phiếu hạ (giá rẻ) và chờ để bán khi tăng (giá đắt). Chấm hết.

Chúc Nga sức khoẻ! Anh mệt quá Nga ơi, đừng hỏi nữa nhé:D:D:D
 
:)) :))

Tưởng thế nào hóa ra chẳng có điều gì ngược nhau ở đây cả. Ăn thua ở thời điểm nhảy vào mua/bán thôi.

Nhà đầu tư nước ngoài phân tích kỹ lưỡng hơn nên khi giá rơi vào khu vực support thì họ sẽ mua được ở mức giá thấp lý tưởng. Khác với người chơi nghiệp dư còn phải nghe ngóng tình hình, thấy đa số mua mới dám nhảy vào, hỡi ôi lúc đó giá đã chạy lên một đoạn rồi nên bị mua giá cao là phải.

Tương tự với trường hợp bán ra, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ bán khi giá rơi vào khu vực resistance thì sẽ bán được ở mức giá cao lý tưởng, người chơi nghiệp dư lại nghe ngóng, lại bỏ lỡ và nhảy vào bán khi giá đã trượt xuống từ đời nào.

Thế mới thấy chơi chứng khoán lắm công phu, phải dành thời gian theo dõi liên tục nếu không giá chạy lúc nào cũng không biết. Nếu có ăn cũng chỉ cò con vài đồng, chẳng mơ hốt được mẻ lớn như các chuyên gia suốt ngày cắm mặt vào thị trường :D
 
Nói như em Nga thì pro hơn. Nội dung là thế mà anh cứ xoay xở mãi không biết phải viết thế nào.
Khổ thật, hoc rồi mà chữ cứ bay đi đâu hết. Nghe hai từ chứng khoán nhiều lúc như cơn ác mộng. Tính mãi vẫn lỗ. Học, học nữa, hộc máu:D:D:D
 
tài khoản của em ở VCBS,thỉnh thoảng lên đó ngó thiên hạ chứ chủ yếu xem tin tức trên mạng.Ở VCBS thì được cái,có trò đặt lệnh qua mạng,nên ko cần phải tranh mua tranh bán,lệnh có thể đặt từ tối hôm trước,vẫn được ưu tiên khớp trước các lệnh đặt trực tiếp trên sàn hôm sau
anh Tâm nói mua rẻ bán đắt cũng đúng,nhưng đó là kiểu đầu tư tăng trưởng thôi,em nhớ có 6 phương pháp đầu tư,mà cách thường áp dụng nhất ở VN là mua theo thị trường :D phân tích kỹ thuật cũng ko hẳn là ko thể áp dụng ở VN,nó thích hợp cho các bác nào chơi T+3,nhưng cách này phiêu lưu lắm.mà em nghe nói,nếu theo phân tích kỹ thuật VNI còn phải xuống dưới 300
Tình hình giá xuống thì ai cũng biết nguyên nhân là gì,các bác ở UBCK nêu 4 nguyên nhân:giá ảo,cung tăng,kỳ trả nợ đã đến,và lãi suất ngân hàng.Các nhà đầu tư VN nhỏ lẻ manh mún cũng đúng,nhưng cũng đừng trách họ,thị trường Ck là thị trường của niềm tin và của lòng tham,ai cũng muốn mình có lợi nhuận tối đa.Vấn đề là phải biết dựa vào nhau thì sống :> việc dân ta mua vào khi giá tăng,bán ra khi giá hạ,nhìn toàn cục thì là hại,nhưng với 1 số cá nhân thì lại có lợi,hồi tháng 3,chỉ cần mua cổ phiếu tuần trước,tuần sau lãi được 10% rồi(lãi NH cũng chỉ ~ 10%/năm ) đến bây giờ,có những người mua cp từ thời có 10k,bây giờ bán ra cũng vẫn có lãi.hoặc giả như,các bác vay tiền mua CK,bây giờ chủ nợ dí dao vào cổ rồi có bán vội ko :D
các tổ chức lớn họ có lợi hơn là vốn lớn đủ để đa dạng hóa,và đủ tiền để chơi dài hạn.nên thị trường giá xuống,họ vẫn mua vào được,đến lúc giá lên thì bán ra.Dân ta thì ko thế.Vì đa số dân ta chỉ chơi ngắn hạn(mà ngắn hạn ở Tây là 2,3 tháng,còn dân ta là 2,3 tuần,thậm chí 3,4 ngày 8-} )
Chị Nga ạ,chơi Cp nó lắm công phu thật,nhưng chị cứ thử xem,chị sẽ thấy cảm giác thất vọng khi giá xuống,vui mừng khi giá lên,và điên loạn khi nó kịch trần mấy phiên liên tục :D và chơi cổ phiếu là nghề kiếm tiền có lợi nhuận cao nhất trong ngắn hạn(tất nhiên nếu ăn may ;) ) nghề này có lẽ chỉ thua buôn lậu với buôn heroin thôi...
 
Chơi nhỏ thì khó giàu được, chỉ là bước đầu tiếp cận trả học phí thôi:D.
Ngoài các nhà đầu tư lớn còn có 1 loại đầu tư hiện nay khá giàu ở Việt Nam, ngày nào cũng có tiền tươi thóc thật là móc ngoặc với nhân viên Sàn giao dịch sẽ được mua vào giá rẻ & bán giá đắt ăn tiền chêch lệch. Chưa nói đến việc có trước thông tin về các Công ty niêm yết nên mua được giá gốc.
 
dang nguyen cuong đã viết:
Chị Nga ạ,chơi Cp nó lắm công phu thật,nhưng chị cứ thử xem,chị sẽ thấy cảm giác thất vọng khi giá xuống,vui mừng khi giá lên,và điên loạn khi nó kịch trần mấy phiên liên tục :D và chơi cổ phiếu là nghề kiếm tiền có lợi nhuận cao nhất trong ngắn hạn(tất nhiên nếu ăn may ;) ) nghề này có lẽ chỉ thua buôn lậu với buôn heroin thôi...

Ôi em thân yêu ơi, cái cảm giác mà chị đã từng trải qua nó là từng giây từng phút nữa kia chứ không phải tính theo giờ, theo ngày như của em đâu ;) Tim chị thót lại không biết bao nhiêu lần mỗi khi thấy mình đang ở trong tình trạng lỗ đến $1,000 :(( và mình có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào :((

Cổ phiếu à, chị không dám mạo hiểm đâu, chị thương trái tim non nớt của chị lắm :D
 
Đào Việt Nga đã viết:
Thêm một điều nữa, là nhà đầu cơ thì tuổi thọ chỉ đến 30 thôi vì đòi hỏi sự nhanh nhạy và trí tuệ rất cao.
Nghĩa là sao? Chỉ có thể kéo dài đầu cơ 30 năm? Hay chỉ sống thêm được 30 năm?
 
Back
Bên trên