Thị trường chứng khoán??

em đọc sách về đầu tư, trước khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán em nên nắm rõ các đề tài dưới đây:

1. Time value of money
2. Portfolio management
3. Management accounting
4. Financial statement analysis
5. Financial modelling

Kiến thức cho general investors là vậy, còn cho industry professionals thì nhiều lắm :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic em chả hiểu gì về mấy cái khái niệm cơ bản nhất, đang lạc giữa mê cung chị ạ.Chị cho 1 dãy thế này em càng chả hiểu(dịch sang TV thì biết :D)
 
Công nhận anh Kiên nói đúng, cũng có quy luật.Nhưng ở VN thì vẫn có 1 số vấn đề:chẳng hạn thời gian đầu FPT em thấy nó là giá ảo (giá của nó có cao nhưng chắc chả cao đến mức đó).Nói như em thì cũng hơi quá thật, không học sao đầu tư được :">.Anh chỉ cho em nên bắt đầu từ đâu đi:D , em bị hỗn loạn giữa mê cung rồi :-<
hãy nhớ một câu: thị trường luôn luôn đúng.
việc nói rằng giá 1 cổ phiếu quá cao là theo trường phái phân tích cơ bản. Anh thiên về trường phái phân tích kĩ thuật nên chỉ quan tâm xem sắp tới nó có cao hơn không.
Em thấy đấy thị trường chứng khoán rất phức tạp. Kiến thức thôi chưa đủ mà cách áp dụng kiến thức như thế nào mới là điều quan trọng, mỗi người phải tự đi tìm cho mình 1 phương thức phù hợp.
Em nên bắt đầu bằng việc mở 1 tài khoản và thực hành việc mua bán. 1 năm trước anh đã bắt đầu như thế. Trải qua 1 năm anh đã thấy rất nhiều điều phi lý như có cổ phiếu trải qua 20 phiên tăng trần liên tiếp nhưng bây h anh nhìn nhận mọi việc rất bình thường. Cái gì cũng có lý của nó. Anh ko mất công đi tìm lý do mà chỉ dựa vào diễn biến của nó tuỳ cơ mà ứng biến thôi :D
 
@anh Kiên.Cái anh bảo là tăng 20 phiên đúng là có lý do của nó, nhưng cần xem đó là lý do ntn :D.Hic em cũng muốn thử lập tài khoán ngao du lên sàn, nhưng muh hok có ai chỉ bảo nên sợ :|.Anh chỉ bảo cho em nhé :X
@Thanh Tùng:hihi hóa ra anh em mình học cung khối, anh trên em 1 khóa(rõ ràng).Anh cũng thích nghiên cứu kinh tế, chứng khoán;humnaof anh emminhf giao lưu nhé ^^
 
anh trình gì mà đòi chỉ bảo người khác, đánh mãi lại về như lúc đầu :)) em cứ nghiên cứu mấy forum như vietstock, thử đi thăm thú các sàn thấy sàn nào phí giao dịch thấp, chất lượng phục vụ tốt, cầm cái chứng minh thư lên mở tài khoản thôi ^^ Lên sàn thì hỏi thăm mấy bác trên đấy chẳng mấy chốc mà trình lên.
Còn anh đang chơi sàn Thái Bình Dương chỗ Ngọc Khánh, em thik giao lưu với anh thì lên đấy. Lên sàn chủ yếu tán phét thôi, chứ ở nhà gọi điện đặt lệnh cũng được :D
 
oh may wa, nhà em cũng ở Ngọc Khánh :))(sướng), bao h hả anh.Em mới được lên sàn có 1 lần-đi cùng bà chị, nhưng bây h bà ý ... ;)) nên hok có ai dìu dắt nữa :|
 
Trong HAO có bài nói về Index Fund rất hay đấy, anh vận dụng bài đấy nên đánh theo cơ bản. Ở VN có ng nói phân tích cơ bản ko chỉ đúng quy luật, nhưng theo anh chỉ là mọi ng ko biết vận dụng thôi. Mọi chuyển động thực tế luôn có CĐ của khối tâm và dao động quanh khối tâm. Trong ngắn hạn thì dao động đóng vai trò chi phối nhưng dài hạn thì khối tâm ở đâu sẽ chi phối. Có thể so sánh phân tích cơ bản với phân tích khối tâm và phân tích kĩ thuật với phân tích dao động, nên nếu đánh dài hạn thì dùng cơ bản, ngắn hạn dùng kĩ thuật. Bài Index Fund chỉ ra dc 1 điểm rất hay là trung bình thì mọi ng cũng chỉ kiếm dc như Index thôi, có ng hơn thì có ng kém, mua bán càng nhiều thì phí giao dịch càng lớn => Lợi nhuận càng giảm. Index 1 năm tăng khoảng 20%-50%, giao dịch mua+ bán ~ 0.4 -0.8%, tính ra mua bán nhiều hơn vài chục lần 1 năm thì xác xuất có lãi giảm đi đáng kể. Anh ko tham, quyết ko để mình tham, nên ko phân tích kĩ thuật :D

Hiện tại VN phát triển rất nhanh, GDP tăng tầm 15-20% năm, khả năng khủng hoảng thấp, E của các cty tăng rất nhanh, mà giá lại rẻ. Nếu chọn tốt có thể tìm 30-50% là bình thường. Chỉ cần chọn cty mà dự báo P/E của nó năm tới dưới 10 thì rất an toàn (P hiện tại mua và E tương lai). Bên cạnh đấy thì mới quan sát thêm trong các cty có cùng mức độ khả quan của các chỉ số tài chính, thằng nào có khả năng tăng giá trong ngắn hạn. Vì tất nhiên giá cao trong ngắn hạn thì ko tội gì ko bán. Theo anh hiện giờ cách đầu tư này có rất ít rủi ro vì ko phải ở đâu cũng có những cty tăng trưởng mà lại rẻ như VN.

Với sự an toàn đó, có thể tăng tỉ suất lợi nhuận bằng cách huy động vốn. Ví dụ em có vốn 10, lợi nhuận 30%/năm, huy động thêm 30, lợi nhuận trên vốn của em sẽ là 120%. Tất nhiên phải có chi phí vốn, nhưng chi phí này chắc sẽ nhỏ hơn 30%, ví dụ vay ngân hàng chỉ khoảng 12-15%.

Bonus thêm cái anh dự định mở rộng: vận dụng cách các cty quản lý danh mục đầu tư. Đảm bảo cho nhà đầu tư lãi suất tối thiểu, lợi nhuận lớn hơn sẽ phân phối theo tỉ lệ. Với giả thiết lãi suất tối thiểu bằng lãi vay NH, nhà đầu tư chẳng mất gì cả trong mọi trường hợp, nên khả năng thuyết phục họ đem nhà đi vay NH ko khó. Chỉ cần giải quyết 2 vấn đề là dùng cái gì để họ tin mình có thể đảm bảo và lượng vốn huy động là bao nhiêu để có thể kiểm soát được rủi ro. Vấn đề đầu thì anh chọn cách gửi tiền vào tài khoản của họ để đảm bảo nó luôn dương 20%, với luật có mức sàn hiện nay thì mức này là đủ. Khi giá xuống thì mình nộp thêm tiền để nó lại >20% (đây chỉ là tiền cọc, đương nhiên mình vẫn đầu tư và nó vẫn là của mình). Tất nhiên cái này chỉ phát triển dc với một giới hạn đối tượng, ví dụ ng thân, bạn bè... Nếu chọn cách này thì phải tính toán lượng vốn nhận thêm là bao nhiêu để khi sụt giảm ngắn hạn với một biên độ nào đó mình ko phá sản (vì nếu ko có khả năng nộp thêm tiền thì ng ta có quyền bán CK đi)

Tạm thời thấy Buffer nói đúng, đầu tư dễ thôi :))

Ngoài ra nên chú ý các đợt đấu giá, tiền cọc ít thôi mà cơ hội có lợi nhuận cao cũng ko nhỏ.
 
Vì ng đánh giá nó là một ng bán trứng vịt lộn :)) Nói đến quá khứ phải nói thống kê, nói đến những cái tương lai nói riêng hoặc những cái chưa biết nói chung phải dùng xác suất. Ở VN thì học xác suất trong trường nhưng ít ng hiểu và vận dụng nên thế thôi. Có mô hình nào đúng thì đã chả còn là thị trường. Ng ta chỉ có thể nói giáo sư kinh tế có xác suất thắng cao hơn thôi. Ko hiểu cái này thì ko bao giờ thấy có cái gì đúng cả ;)
 
em nghĩ ví dụ bà bán trứng vịt lộn trên cho thấy biến số thành công trên thị trường chứng khoán VN phụ thuộc không những vào trình độ hiểu biết chứng khoán mà còn nhiều biến số độc lập khác như cá tính, khả năng thu nhận thông tin, mối quan hệ hay yếu tố ngẫu nhiên, may mắn.
Nếu chỉ giỏi lí thuyết ở VN thì khả năng thành công không cao bằng những người lăn lộn nhiều trong thực tế vì thị trường VN còn đang ở dạng sơ khai, rất khác với những thị trường khác. Hơn nữa không hiểu vị tiến sĩ kia có sử dụng một mô hình sát thực không vì database ở VN rất kém :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thất bại thì có nhiều nguyên nhân lắm, anh chỉ ví dụ 1 cái là cần nhìn nhận như thế thôi. Tiến sĩ thì cũng có thể sai, mà đã sai thì còn tệ hơn là ko làm gì.

Anh ko nghĩ VN là một cái gì đó khác thế giới, chỉ có chưa tìm đúng thôi, vì cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nếu đem các lý thuyết của các thị trường phát triển vào đây thì sai là phải. Ví dụ 1 cái anh từng nghe là các thị trường thường sẽ trải qua 5 đợt sóng trước khi dần ổn định. Chi tiết thì anh ko dc nghe, nhưng có thể suy luận đó là do ng dân cần làm quen với nó và các biến động mạnh ban đầu là tiền đề cho phát triển về sau. Theo nguồn này thì đợt sóng thứ 4 chính là năm ngoái, có nghĩa là đây sẽ là đợt sóng thứ 5. Nếu cái này đúng thì có nghĩa VN ko hề nằm ngoài quy luật, chỉ là ng ta vận dụng ko đúng thôi. Đại khái thế....
 
đọc thread này chợt nhớ m từng đọc một quyển sách (ko nhớ rõ tên ạ :">) .. nhưng có một chapter là "Monkey Business" ... đại ý là ấn tượng nhất điều này ạ: nếu cho một WS analyst và một chú monkey chọn một cổ phiếu để đầu tư thì xác suất thành công là... như nhau ! :D
 
em nghĩ là thị trường VN đặc biệt hơn các thị trường khác. Trong khi thị trường Mỹ giảm một chục phần trăm đã ghê gớm lắm rồi thì Vn index giảm hẳn một nửa.
Tình hình là các công ty chứng khoán sắp hết chịu nổi rồi. Đã có 2 công ty khai tử ;))
 
Vì ng đánh giá nó là một ng bán trứng vịt lộn :)) Nói đến quá khứ phải nói thống kê, nói đến những cái tương lai nói riêng hoặc những cái chưa biết nói chung phải dùng xác suất. Ở VN thì học xác suất trong trường nhưng ít ng hiểu và vận dụng nên thế thôi. Có mô hình nào đúng thì đã chả còn là thị trường. Ng ta chỉ có thể nói giáo sư kinh tế có xác suất thắng cao hơn thôi. Ko hiểu cái này thì ko bao giờ thấy có cái gì đúng cả ;)

Ui , nó không phức tạp đến thế đâu anh ạ .Câu trả lời nó đơn giản chẳng qua là bà bán trứng vịt lộn có mức chấp nhận rủi ro cao hơn vị giáo sư kia ( vì bà ta chả có khái niệm thế nào là rủi ro cả chơi bừa và đương nhiên rủi ro cao thì lợi nhuận đem lại cũng phải tương đương) tội nghiệp vị giáo sư kia , vì ông ấy biết quá nhiều , vì ông ây hiểu quá rõ , ông ấy chọn 1 cách an toàn với mức rủi ro chấp nhận đc , và rồi khi thị trường trở lên điên loạn , ông ý lại quá thông minh(cái sự đời buồn cười thật , thông minh không đặt đúng chỗ cũng khổ ).
 
Kiên thật.... Em phải so VN với Mĩ những năm 30 thì mới thấy giống chứ. Một yếu tố nữa ngoài sự chuyên nghiệp là quy mô lớn sẽ làm khó dao động hơn. Ví dụ với 1 cty nào đó thì có khi cũng dao động vài % trong 1 phiên, nhưng cộng lại thì lại dao động ít. Cái này có liên quan đến số lượng cty. Lập luận theo Index Fund cũng cho rằng phân tích hay ko thì kết quả xác suất vẫn thế, nhưng một nghiên cứu thực tế qua các số liệu gần đây lại cho ra kết quả nghe theo chuyên gia vẫn hơn (ko nhớ ở chỗ nào, chỉ nhớ là bọn Mĩ làm)

Ví dụ 1 cái để xem giáo sư kinh tế có hơn bà bán trứng ko nhé. Giờ Index đang lao xuống ầm ầm, bà bán trứng với giáo sư theo em ai sẽ là ng dám mua?

Ko phải cái nào rủi ro cao thì lợi nhuận cũng cao, chơi bừa mà có lợi nhuận cao? Cái khái niệm rủi ro trong Finance ko phải cái rủi ro mà mọi ng vẫn nghĩ đâu ;) Mọi ng thường nghĩ rủi ro là khả năng thất bại, còn trong Finance thì nó là độ lệch chuẩn của phân bố xác suất, tức là mức độ bất ổn của biến ngẫu nhiên. Rủi ro đi kèm với lợi nhuận là rủi ro theo nghĩa đấy, mà cũng ko phải quan hệ 2 chiều, nhất là thị trường ko hoàn hảo.
 
Vietnam Stocks Turn Into World's Worst on Inflation (Update2)

By Chen Shiyin and Nguyen Dieu Tu Uyen
Enlarge Image/Details

May 30 (Bloomberg) -- The worst may not be over for Vietnam's stock market, the world's biggest decliner, as shares resumed declines after the exchange returned to business following a computer breakdown that halted trading for three days.

The benchmark VN Index fell 1.5 percent to 414.10, extending this year's 55 percent retreat, after a government report showed prices jumped the most since at least 1992, Morgan Stanley said Vietnam is heading for a ``currency crisis'' and Fitch Ratings cut its outlook on the nation's debt rating.

The Ho Chi Minh City Stock Exchange fixed the computer error that interrupted the VN Index's 17-day tumble, the longest streak since October 2003, according to a statement yesterday from the bourse. The gauge tripled in value from the end of 2005 through 2007. The VN Index today closed at its lowest since Aug. 2, 2006.

``We'll see a continuation of the selling,'' said John Shrimpton, a director of Dragon Capital Group, a Ho Chi Minh-based fund manager with assets of $2 billion. ``Inflation is one aspect causing the drop. The market was clearly overvalued.''

The VN Index, started in 2000, surged almost fivefold in the two years through its March 12, 2007, peak as the economy grew at the fastest pace in a decade and a government equity sale program helped lure foreign and domestic investors. Refrigeration Electrical Engineering Joint-Stock Co., the Ho Chi Minh City-based maker of air conditioners and electrical appliances, rose 523 percent from the end of 2005 through 2007. The company's shares have slumped 75 percent in 2008.

Lost Savings

Local investors who own about 75 percent of listed shares in Vietnam, a Communist Party-led nation of more than 85 million people, are reeling from the plunge. Nguyen Van Hai lost almost 700 million dong ($43,000), and his parents sold their house to help repay loans he'd used to invest.

``I entered the stock market with hopes that I could earn enough to own a house and get married,'' the 29-year-old Hanoi- based taxi driver said. ``Those wishes have now vanished.''

Even after the tumble, Vietnamese stocks aren't cheap enough to prompt Templeton Asset Management Ltd.'s Mark Mobius to buy.

The 151 companies in the VN Index trade below 10 times estimated earnings, down from as high as 30 times, according to data from Dragon Capital. Stocks in the MSCI Emerging Markets Index trade for 13.5 times profit, data compiled by Bloomberg show.

`Little Way to Go'

``It's got a little way to go down still,'' said Mobius, who oversees $47 billion in emerging-market equities at Templeton in Singapore. ``If you're going to go in there, you better think long- term, otherwise you can get stuck with a very illiquid security.''

About 52,000 stocks and bonds changed hands on average each day this month on the Ho Chi Minh exchange, plunging from the 2007 daily average of 965,000.

The International Monetary Fund said last November lending to state-owned companies is exacerbating Vietnam's inflation, which is already more ``entrenched'' than in any other Asian country.

Consumer prices jumped 25.2 percent in May from a year earlier, the most since at least 1992 and the fastest pace in Asia, according to May 27 figures from the General Statistics Office in Hanoi. Food prices surged 67.8 percent.

Vietnam's central bank raised its key interest rate to 12 percent on May 17, the highest since it was introduced in 1998, from 8.75 percent. The country is heading for a ``currency crisis'' because the bank has kept the dong too strong as inflation soars and the trade deficit widens, Morgan Stanley said in a May 28 report.

Rating Outlook

Fitch Ratings cut its outlook for Vietnam's BB- rating to negative from stable yesterday, citing risks to the banking system because the government was too slow to respond to higher inflation.

``The longer it takes the government to raise interest rates, rein in inflation and slow down demand, the more likely that would lead to a hard landing,'' James McCormack, head of Asia-Pacific sovereign ratings at Fitch in Hong Kong said in an interview with Bloomberg Television today. Interest rates ``have to be higher than inflation.''

Property developers have led this year's slump amid concern higher borrowing costs will curb home purchases. Idico Urban & House Development Joint-Stock Co., a Dong Nai province-based builder, retreated 81 percent, the most this year for any company listed on the Ho Chi Minh exchange.

Some foreign investors say the market is attractive enough to add to their holdings.

``We're increasing our investments in Vietnam even more,'' said Beat Lenherr, who oversees more than $20 billion of assets as Singapore-based chief global strategist at LGT Capital Management. ``This is an embryonic market that had a strong birth. Now the baby is struggling a little, but we think it'll get its strength back.''

Luong Minh, a 53-year-old state employee, who earns 5 million dong a month in Ho Chi Minh City, is less sanguine after losing 100 million dong in the stock market.

``I don't want to sell the shares I have, but the longer I keep them, the bigger the loss,'' Minh said. ``It is hard to sell now anyway as the market is almost frozen. We are desperate.''

To contact the reporters on this story: Chen Shiyin in Singapore at [email protected]; Nguyen Dieu Tu Uyen in Hanoi at [email protected].
Last Updated: May 30, 2008 01:24 EDT



There is new low to reach for the market, so properly we won't see things go north until around 2010.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Illiquidity thì bọn nó phải thấy từ lâu rồi, vì ngay cả thời kì đỉnh cao thì TTCK cũng chỉ giao dịch cỡ 100tr $/phiên. Thị trường trái phiếu chưa phát triển. BĐS thì càng ko chạy dc. Tuy nhiên chính cái illiquidity này là một ưu điểm với đầu tư dài hạn. Với đầu cơ ngắn hạn thì nó là điều cực kì nguy hiểm, nhưng nếu ko phải vào nhanh ra nhanh thì nó đồng nghĩa tỉ giá sẽ được bảo vệ tốt hơn vì vốn gián tiếp ko thể đảo chiều ồ ạt (dạo này lắm tin vịt là Tây chạy, chạy thế quái nào dc :))). Rõ ràng định hướng của VN hay bất cứ nước nào cũng là nhắm đến vốn dài hạn, hạn chế mặt trái của dòng ngắn hạn nên đây là một ưu điểm. Ngay hiện tại cũng tìm cách đánh tiếng để bọn nhỏ lẻ định đánh nhanh thắng nhanh tìm đường rút dần, tránh bị sốc như Thái. Các quỹ đầu tư thì nghe nói yêu cầu trên 100tr $, ngần đấy thì miễn chạy.

Cũng vì cái liquidity này nên các quỹ lớn ko thể đợi đến đáy mới mua như NĐT nhỏ mà phải mua dần, vừa mua vừa gợi để đứa khác bán tiếp chứ ko dc mua ồ ạt. Đợt nước ngoài mua vừa rồi có lẽ là vì lý do này. Hiện tại lượng giao dịch vẫn thấp nhưng vì các mã có khối lượng giao dịch lớn trước đây hiện đã đóng băng. Thị trường hiện nay đã loại trừ hoàn toàn các loại lướt sóng, vậy ai đang mua? Quan sát quy mô lệnh (lượng mua/tổng số lệnh) cho thấy lượng lệnh lớn đang tăng. Quan sát cách mua trước đáy, biết hôm sau xuống vẫn mua cho thấy đây là tổ chức lớn, lượng dự định mua lớn hơn rất nhiều lượng giao dịch trong 1 phiên. Khi thị trường đi xuống thì tự tạo thỏa thuận ngầm giữa các quỹ lớn chờ giá xuống để mua rẻ, nhưng khi đã có những nơi mất dần kiên nhẫn thì hoàn toàn có thể sẽ có sự cạnh tranh ào ạt mua, phá vỡ dc thỏa thuận ngầm kia. Thực ra cũng chỉ khoảng vài % thị trường định giá CP ở mức giá hiện nay, chứ ko phải đủ cỗ cho tất cả chúng nó gặm (lượng giao dịch chỉ cỡ 0.2%, nên nói toàn thị trường như thế này là một cái sai ko dễ nhìn thấy). Với cùng lượng tiền như trước thì giờ có thể mua lượng CP gấp 3-4 lần nên cỗ càng thiếu. Khi đã mua xong thì tự các quỹ lớn này sẽ tạo dấu hiệu để đẩy thị trường lên. Dấu hiệu mua của các quỹ lớn có thể là dấu hiệu đáy thực sự của VN-Index ko còn xa nữa.

Thị trường tài chính thường đi trước kinh tế chứ ko đồng thời. Sự sụt giảm thái quá tự thân nó tạo sức mua mà chẳng cần tin tức tốt từ kinh tế, đợi đến 2010 có thể chẳng còn gì. Làm gì có chuyện từ giờ đến 2010 cứ tằng tằng tụt thế này.

Nói điều này có thể bị coi là tàn nhẫn, nhưng sự sụt giảm của Index là tất yếu ko thể tránh để đào thải những thành phần yếu kém, đưa TTCK vào một giai đoạn mới ổn định và phát triển bền vững. Khi mà ng dân còn “chơi CK” nhiều hơn là đầu tư thì kết cục này rõ ràng là tất yếu. Vấn đề ko chỉ là dài hạn hay ngắn hạn, cơ bản hay kĩ thuật mà là đó là chiến trường chứ ko phải chỗ để chơi. Trình độ phân tích của cả báo chí lẫn các NĐT phải nói là cực kì thê thảm, nhưng ko ai biết mình kém như thế nào để tìm ng tư vấn, ko thất bại sớm thì cũng muộn thôi.

Nhân tiện viết thêm mấy cái, biết đâu có ích với ai đó :p

Chuyện mở room: Theo cam kết WTO thì một số ngành đã phải mở 100% cho nước ngoài. Điều này còn có 1 ý nghĩa: việc mở cửa các ngành đó ko quá nguy hiểm, nếu ko thì đã ko đồng ý. Kinh tế hội nhập, các cty nước ngòai vào đây, lập cty mới ở đây cũng là bình thường, nên lập luận sợ bị thâu tóm là thiếu cơ sở với những ngành ko quá quan trọng. Trong khi đó vốn cho cổ phần hóa thiếu trầm trọng, đã hiện rõ là vốn trong dân ko thể đủ, mà việc này ko thể dừng vì cần cải cách để các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Như vậy mở room ko nguy hiểm, vừa có ích, vấn đề chỉ là thời điểm, vậy là lúc nào?

Với chính phủ thì ng cầm tiền hay CP đều dc quan tâm như nhau, cái họ cần là một thị trường ổn định chứ ko phải một thị trường có giá CP cao. Các hành động đều nhằm mục đích này chứ ko vì mục đích nâng giá khi CP xuống thấp như nhiều ng lầm tưởng. Ví dụ thu hẹp biên độ thực ra chỉ là giảm bớt ảnh hưởng của kì vọng, trả cung cầu về đúng vị trí của nó. Sự hiểu lầm này đã khiến thị trường như con nghiện, chỉ sống bằng những “mũi tiêm” của nhà nước, và khi lợi nhuận ko thể đạt vài chục % trong vài phiên thì lập tức ng ta bán tháo. Ngoài việc ko thể có cách nào khác loại trừ những ng hoang tưởng về TTCK bằng đào thải tự nhiên thì chính phủ cần làm rõ thông điệp là TTCK phải tự đi bằng cung cầu của nó chứ ko phải bằng chính sách của CP. Đây có lẽ là lý do cho đến giờ vẫn chưa mở room, cũng như câu trả lời ko phải lúc của bộ trưởng tài chính. Nếu cái này đúng thì việc áp dụng biên độ lệch -1%/+3% chắc chắn cũng ko bao giờ dc thông qua, và việc mở room sẽ dc thực hiện khi thị trường đi ngang.

Ai nghe tự chịu trách nhiệm :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Quang: anh có chắc chắn là Tây ko thể "chạy" được một khi họ đã muốn ko ..thế nếu Tây cấu kết với các bạn xuất khẩu nhà ta/ các bạn nhập khẩu nước họ .. thì sẽ thế nào anh nhỉ? ...

chuyện mở room: ..hik, cá nhân em hơi phản đối, nhưng có một khúc đồng tình với anh: vấn đề là thời điểm :) .. khi nào thì vn mới sẵn sàng nhỉ? ..cá nhân em thì thấy hiện giờ vẫn chưa .. chỉ lo hấp tấp quá chẳng may mình ko còn gì thì cũng buồn :( ... anyway, em thấp cổ bé họng, chuyện lớn lao to tát ắt đang có rất nhiều người có năng lực làm việc ko ngừng nghỉ góp phần xử lý.
 
Illiquidity thì bọn nó phải thấy từ lâu rồi, vì ngay cả thời kì đỉnh cao thì TTCK cũng chỉ giao dịch cỡ 100tr $/phiên. Thị trường trái phiếu chưa phát triển. BĐS thì càng ko chạy dc. Tuy nhiên chính cái illiquidity này là một ưu điểm với đầu tư dài hạn. Với đầu cơ ngắn hạn thì nó là điều cực kì nguy hiểm, nhưng nếu ko phải vào nhanh ra nhanh thì nó đồng nghĩa tỉ giá sẽ được bảo vệ tốt hơn vì vốn gián tiếp ko thể đảo chiều ồ ạt (dạo này lắm tin vịt là Tây chạy, chạy thế quái nào dc :))). Rõ ràng định hướng của VN hay bất cứ nước nào cũng là nhắm đến vốn dài hạn, hạn chế mặt trái của dòng ngắn hạn nên đây là một ưu điểm. Ngay hiện tại cũng tìm cách đánh tiếng để bọn nhỏ lẻ định đánh nhanh thắng nhanh tìm đường rút dần, tránh bị sốc như Thái. Các quỹ đầu tư thì nghe nói yêu cầu trên 100tr $, ngần đấy thì miễn chạy.

Cũng vì cái liquidity này nên các quỹ lớn ko thể đợi đến đáy mới mua như NĐT nhỏ mà phải mua dần, vừa mua vừa gợi để đứa khác bán tiếp chứ ko dc mua ồ ạt. Đợt nước ngoài mua vừa rồi có lẽ là vì lý do này. Hiện tại lượng giao dịch vẫn thấp nhưng vì các mã có khối lượng giao dịch lớn trước đây hiện đã đóng băng. Thị trường hiện nay đã loại trừ hoàn toàn các loại lướt sóng, vậy ai đang mua? Quan sát quy mô lệnh (lượng mua/tổng số lệnh) cho thấy lượng lệnh lớn đang tăng. Quan sát cách mua trước đáy, biết hôm sau xuống vẫn mua cho thấy đây là tổ chức lớn, lượng dự định mua lớn hơn rất nhiều lượng giao dịch trong 1 phiên. Khi thị trường đi xuống thì tự tạo thỏa thuận ngầm giữa các quỹ lớn chờ giá xuống để mua rẻ, nhưng khi đã có những nơi mất dần kiên nhẫn thì hoàn toàn có thể sẽ có sự cạnh tranh ào ạt mua, phá vỡ dc thỏa thuận ngầm kia. Thực ra cũng chỉ khoảng vài % thị trường định giá CP ở mức giá hiện nay, chứ ko phải đủ cỗ cho tất cả chúng nó gặm (lượng giao dịch chỉ cỡ 0.2%, nên nói toàn thị trường như thế này là một cái sai ko dễ nhìn thấy). Với cùng lượng tiền như trước thì giờ có thể mua lượng CP gấp 3-4 lần nên cỗ càng thiếu. Khi đã mua xong thì tự các quỹ lớn này sẽ tạo dấu hiệu để đẩy thị trường lên. Dấu hiệu mua của các quỹ lớn có thể là dấu hiệu đáy thực sự của VN-Index ko còn xa nữa.

Thị trường tài chính thường đi trước kinh tế chứ ko đồng thời. Sự sụt giảm thái quá tự thân nó tạo sức mua mà chẳng cần tin tức tốt từ kinh tế, đợi đến 2010 có thể chẳng còn gì. Làm gì có chuyện từ giờ đến 2010 cứ tằng tằng tụt thế này.

Nói điều này có thể bị coi là tàn nhẫn, nhưng sự sụt giảm của Index là tất yếu ko thể tránh để đào thải những thành phần yếu kém, đưa TTCK vào một giai đoạn mới ổn định và phát triển bền vững. Khi mà ng dân còn “chơi CK” nhiều hơn là đầu tư thì kết cục này rõ ràng là tất yếu. Vấn đề ko chỉ là dài hạn hay ngắn hạn, cơ bản hay kĩ thuật mà là đó là chiến trường chứ ko phải chỗ để chơi. Trình độ phân tích của cả báo chí lẫn các NĐT phải nói là cực kì thê thảm, nhưng ko ai biết mình kém như thế nào để tìm ng tư vấn, ko thất bại sớm thì cũng muộn thôi.
/QUOTE]

;)) Anh Quang cũng tham gia chơi cổ phiếu hay sao mà am tường thế, nhưng mà thấy anh có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế Việt Nam thế này thì chắc là chuyên viên phân tích kinh tế của Bộ rồi

Không chỉ có sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đâu mà còn thị trường Bất Động Sản nữa, BDS cũng mất đến hơn nửa giá trị của nó so với hồi đỉnh của năm ngoái. Tất cả những sự sụt giảm này có nguyên nhân từ sự tăng trưởng nhanh và lâu của Việt Nam từ 10 năm nay, sự tăng trưởng nhanh này sẽ dẫn đến lạm phát cao và đến năm nay thì lạm phát đã ở mức rất cao nên buộc CP phải có chính sách thắt lại tiền tệ và đầu tiên bao giờ cũng là tăng lãi suất ngân hàng để rút bớt tiền về, mà khi tăng lãi suất lên như vậy thrưì làm cho các nhà đầu cơ BDS và cổ phiếu sẽ bị giảm vốn đi làm sao có sức đâu mà bơm giá lên cao mãi được, mà không chỉ các nhà đầu cơ mà cả các nhà sản xuất do lãi suất tăng cũng sẽ bị ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chứ, kéo theo các vấn đề khác như là .......

Túm lại là em chưa bỏ tiền mua cổ phiếu bây giờ đâu, trừ khi em có hơn chục tỷ và giá của một số ngành ngon lành xuống xấp xỉ mức mệnh giá 10.000đ
 
Túm lại là em chưa bỏ tiền mua cổ phiếu bây giờ đâu, trừ khi em có hơn chục tỷ và giá của một số ngành ngon lành xuống xấp xỉ mức mệnh giá 10.000đ

Và tất nhiên là phải đợi VN cho sell-short nữa :D
 
Back
Bên trên