Topic dành cho thảo luận chung về du học Mỹ.
Trước khi đặt câu hỏi, các bạn nên tham khảo những chủ để rất quan trọng và bổ ích sau đồng thời đọc kỹ bài viết ở dưới, những câu hỏi cụ thể hơn các bạn có thể email mình tại địa chỉ [email protected] . Thành công trong việc tìm hiểu Mỹ phụ thuộc rất lớn vào chính bạn, chúc bạn thành công.
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2002-2003:
Thông tin chung về Du học Mĩ
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2003-2004:
Senior students come here and discuss
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2004-2005:
Mọi người năm nay apply vào đâu thế ^_^?
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2005-2006:
Sat/satii/ssat/psat/toefl/...
03-06 chọn trường đi!!!
Các topic quan trọng khác:
What to bring to college?
What to bring to college?
Glossary of Terms
[Must read] -- Glossary of Terms
Kinh nghiệm Harvard admission:
Rút kinh nghiệm từ Harvard admissions 2004
Giới thiệu một số bang ở Mỹ:
Giới thiệu về các bang ở Mỹ
Độ khó của một số trường ĐH ở Mỹ:
College talk
Chọn ngành nghề:
Choosing your major
Các đơn từ cần thiết:
https://www.hn-ams.org/threads/10564
Việc làm:
https://www.hn-ams.org/threads/9869
Visa:
https://www.hn-ams.org/threads/7177
Giới thiệu chung về du học Mỹ
Biên soạn:
Vũ Hải Anh (Bowdoin College)
Đặng Hà Quốc Bình (Princeton University)
Phạm Ngọc Diệp (Dartmouth College)
Trần Hà Hải (Grinnell College)
Phạm Khắc Hồng Hạnh (Connecticut College)
Hồ Lê Việt Hưng (Colgate University)
Jon Nuger (Princeton University)
Huỳnh Minh Khang (Princeton University)
Doãn Hoàng Lan (Colgate University)
Hoàng Long (Amherst College)
Hoàng Chi Mai (Yale University)
Đỗ Huyền My (Swarthmore College)
Nguyễn Quỳnh My (Williams College)
Nguyễn Khắc Sơn (Trinity University)
Nguyễn Thu Trang (Bates College)
Nguyễn Thanh Tùng (Brown University)
Huỳnh Minh Việt (Stanford University)
Biên tập:
Lê Thái Hà (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Phạm Anh Khoa (Bates College)
Doãn Hoàng Lan (Colgate University)
Hoàng Chi Mai (Yale University)
Đỗ Huyền My (Swarthmore College)
Nguyễn Khắc Sơn (Trinity University)
Ngô Thùy Ngọc Tú (Stanford University)
Tham khảo:
http://www.clbduhoc.org
http://www.vietabroader.org/forum
http://www.collegeconfidential.com/index.htm
http://www.essayedge.com/college/
http://www.internationalstudent.com/
http://www.princetonreview.com/college/
http://www.usnews.com/usnews/edu/eduhome.htm
Nước Mỹ có gần 4000 trường đại học với dưới các mô hình, kích cỡ, vị trí địa lý vô cùng đa dạng. Các trường đại học của Mỹ đào tạo trên 500 ngành học khác nhau. Ngoài yêu cầu chung là sinh viên phải tốt nghiệp phổ thông trước khi vào đại học, mỗi trường đại học ở Mỹ đều có chính sách và tiêu chuẩn tuyển sinh riêng. Có rất nhiều cơ hội để các sinh viên quốc tế có thể tìm được một trường đại học phù hợp tại Hoa Kỳ. Bên cạnh những nỗ lực học tập của bản thân và khả năng tài chính của gia đình, chìa khóa để mở được cánh cửa của các cơ hội ấy là có được những thông tin đầy đủ và chính xác.
I. Một số khái niệm cơ bản
College vs. University
Nhiều người cho rằng những sinh viên của các trường “college” có trình độ thấp hơn những sinh viên học tại các trường “university.” Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, ở Mỹ, “college” là từ thường được dùng chung để chỉ các trường đại học hệ 4 năm nói chung, trong đó bao gồm cả các trường “college” và “university.”
Vậy đâu là sự khác biệt giữa các trường “college” và “university”?
Thứ nhất là sự khác biệt về quy mô. “College” đa phần thường tư thục, có dưới 3000 sinh viên. Trong khi đó, số lượng sinh viên các trường “university” thường không dưới 3000. Những trường “university” lớn nhất thường là các trường công lập, với số lương sinh viện lên tới vài chục ngàn.
Thứ hai là khác biệt về các cấp đào tạo. “College” thường chuyên về đào tạo bậc đại học hệ 4 năm. Các sinh viên tốt nghiệp “college” được cấp bằng cử nhân B.A (Bachelor of Arts) hoặc B.S (Bachelor of Science). Trong khi đó, “university” thường bao gồm cả bậc đại học (cử nhân) và sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ).
Trong một số trường hợp đặc biệt, các trường college cũng có một số chương trình đào tạo thạc sĩ, nhưng thường dưới quy mô nhỏ.
Ngoài ra, “college” đôi khi còn được dùng để chỉ các khoa trong một “university” lớn, chẳng hạn như The College of Engineering, Cornell University, hoặc chỉ riêng bậc đại học của các trường này, ví dụ như Harvard College và Yale College đều trực thuộc Harvard University và Yale University.
Community College
Tương đương với hệ thống “cao đẳng” của Việt Nam là hệ thống Community College. Đây là các trường đào tạo trên bậc phổ thông, mang tính chất hướng nghiệp. Thông thường, chương trình học của các community college thường kéo dài trong 2 năm. Sau khi tốt nghiệp community college, sinh viên có thể tiếp tục nộp đơn theo học tiếp vào các trường college hoặc university có chương trình đào tạo đại học 4 năm để nhận bằng cử nhân.
Liberal Arts College
Một nét đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ là mô hình Liberal Arts. Mô hình đào tạo đại học này được xây dựng dựa trên triết lý: phát triển con người một cách toàn diện. Do đó, khác với các chương trình đào tạo mang tính chất hướng nghiệp như các vocational school hay pre-professional school, chương trình đào tạo của các liberal arts college (LAC) thường chú trọng đến phát triển các kỹ năng có thể áp dụng được trong nhiều công việc và hoàn cảnh khác nhau (general/transferrable skills), chẳng hạn như kỹ năng trình bày bằng ngôn ngữ nói và viết, kỹ năng tư duy logic cũng như phát triển thể chất.
Về mặt ứng dụng thực tế, chương trình đào tạo của đa số các trường LACs thường bao gồm phần đại cương (thường được gọi là core curriculum), yêu cầu sinh viên tham gia nhiều môn học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục thể chất trước khi bước vào các khóa học đào tạo chuyên môn.
II. Các thủ tục chính trong quá trình xin học đại học tại Hoa Kỳ
- Đơn xin học (Application Form): Là một bộ hồ sơ do trường tự biên soạn và gửi đến cho các sinh viên có nguyện vọng nộp đơn vào trường cùng với các tài liệu giới thiệu về trường (brochures). Các bạn có thể viết thư cho trường này hoặc điền vào bản yêu cầu thông tin trên mạng của trường (online information request) để yêu cầu trường gửi các tài liệu đến tận địa chỉ của bạn. Ngoài ra, nhiều trường có đưa bộ hồ sơ này lên website của trường để bạn có thể tự tải về máy tính của bạn. Bên cạnh đó, tổ chức College board còn phát hành một bộ hồ sơ chuẩn (common application) được rất nhiều trường sử dụng. Bạn có thể dùng một bộ hồ sơ này để gửi đến nhiều trường khác nhau.
- Học bạ phổ thông (Transcript): Bao gồm bảng điểm của các môn học phổ thông và nhận xét của giáo viên từng bộ môn. Bạn có thể dịch học bạ từ tiếng Việt sang tiếng Anh và xin con dấu xác nhận của nhà trường hoặc cơ quan công chứng.
- Điểm các kì thì chuẩn hóa (Standardized Test Scores): Bao gồm điểm thi TOEFL (đối với sinh viên quốc tế), SAT (I & II) hoặc ACT. Các kì thi này được coi như những thước đo chuẩn để đánh giá các học sinh đến từ nhiều trường phổ thông khác nhau, với nhiều chương trình học, yêu cầu và cách đánh giá khác nhau.
- Bài luận (Essay): Là bài luận ngắn (khoảng 250 từ) do học sinh tự trình bày, dựa trên các đề tài tự chọn hoặc đề tài bắt buộc mà mỗi trường đại học đưa ra. Có những trường chỉ yêu cầu thí sinh viết 1 bài luận duy nhất, và có những trường đòi hỏi 4-5 bài luận. Bạn cần tìm hiểu rõ yêu cầu của mỗi trường trước khi gửi hồ sơ.
- Thư giới thiệu của giáo viên (Letter of Recommendation): Là một phần rất quan trọng trong hồ sơ tuyển sinh, đặc biệt với các trường có uy tín. Đây là một cách để ban tuyển sinh có một góc nhìn chân thực và sống động hơn về thí sinh. Thông thường các trường đại học yêu cầu thí sinh gửi kèm 3 lá thư giới thiệu của 3 giáo viên khác nhau trong hồ sơ của mình.
- Bản kê khai tài chính (Financial Statements): Giúp hội đồng tuyển sinh và xét duyệt tài chính đánh giá năng lực tài chính của các gia đình thí sinh, để đưa ra các quyết định về trợ giúp tài chính đối với thí sinh. Với sinh viên Việt Nam, bản kê khai tài chình này thường bao gồm đơn xin trợ cấp tài chính (financial aid application form) có đính kèm trong bộ hồ sơ bạn nhận được từ trường ĐH và bảng lương của phụ huynh, có xác nhận của đơn vị công tác.
- Danh sách các hoạt động ngoại khóa: Các trường ĐH thường ưu tiên các sinh viên năng động, có khả năng lãnh đạo hoặc năng khiếu đặc biệt. Thông qua các hoạt động ngoại khóa mà thí sinh tham gia, hội đồng tuyển sinh có thể nắm bắt được những sở thích cũng như năng lực đặc biệt của thí sinh.
- Lệ phí nộp đơn (application fee): Lệ phí nộp đơn tùy từng trường nhưng nằm trong khoảng 50-60$. Tuy nhiên một số trường sẽ tự động miễn cho bạn nếu bạn là học sinh QT. Trong trường hợp trường ko tự miễn lệ phí nộp đơn, bạn có thể nhờ giáo viên chủ nhiệm viết một lá thư xin miễn có chữ kí ở dưới.
Chú ý: một số trường như Stanford, Columbia… có mẫu đơn riêng. Hãy sử dụng các mẫu đó để xin miễn lệ phí nộp đơn này. Chúng tôi có kèm một bản mẫu bức thư xin miễn lệ phí ở phần sau của tài liệu này.
III. Kinh phí
Các trường đại học của Mỹ luôn cố gắng tạo mọi điều kiện cho các sinh viên đủ tiêu chuẩn về học lực được theo học tại trường, do đó, đưa ra các hình thức trợ cấp tài chính rất đa dạng. Một sinh viên được chứng minh là không đủ khả năng tự túc kinh phí thường nhận được trợ cấp tài chính (financial aid package) bao gồm:
IV. Các bước quan trọng trong quá trình xin học Đại học tại Hoa Kỳ
Bước 1: Tìm và chọn trường
Đây là một quá trình khá mất thời gian nhưng vô cùng cần thiết. Tìm đúng trường, phù hợp với khả năng tài chính và sở thích bản thân trong gần 4000 trường đại học ở Mỹ sẽ là phần thưởng xứng đáng dành cho bạn.
Nguồn tin đáng giá nhất khi tìm hiểu về hệ thống giáo dục đại học Mĩ tất nhiên là Internet! Hãy bắt đầu trong mùa hè trước khi bạn vào lớp 12. Trước tiên, bạn nên lùng sục những trang web tư vấn đại học hàng đầu như www.collegeboard.org, www.princetonreview.com, hay diễn đàn www.collegeconfidential.com, và tất nhiên là www.usnews.com.
Trước tiên, tác giả muốn nhắc đến những trang web không thể thiếu trong quá trình tìm trường, nếu bạn chưa từng xem qua những trang web này, hãy dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để thăm quan và làm quen với chúng trước khi đi đến bước tiếp theo. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Lưu ý là vẫn còn khá nhiều trang web khác với những thông tin bổ ích, dưới đây chỉ là những trang theo ý kiến của tác giả là hữu ích nhất.
• The Collegeboard: www.collegeboard.com
• Princeton Review: www.review.com
• Petersons: www.petersons.com
• America’s Best Colleges (Ranking by US News and World Report): http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
• The Common Application : www.commonapp.org
• www.kaplan.com
• www.collegeconfidential.com
Ngoài ra, với các bạn học sinh Việt Nam, không thể không kể đến các diễn đàn của sinh viên Việt Nam như VietAbroader ở địa chỉ www.vietabroader.org hay câu lạc bộ du học của hiệp hội học sinh sinh viên H.A.O www.hn-ams.org.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi những người bạn đang học trên đất Mĩ, nói chuyện với những người có kinh nghiệm hay nhờ sự tư vấn của thầy cô.
1. Lập danh sách sơ bộ
Đây là một bước vô cùng quan trọng, bạn cần phải xác định phần nào những trường bạn muốn apply trước khi tìm hiểu cụ thể về trường đó. Không thể nào tìm hiểu hết 2000 trường của Mỹ cùng một lúc được, bạn cần phải lập một danh sách ban đầu trước khi tìm hiều một cách cụ thể. Số trường trong danh sách hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, danh sách của một số bạn ban đầu lên đến hơn 300 trường. Đây là một con số có thể nói là khá lớn nhưng không phải là vô lý (bạn đã loại được gần 85% các trường rồi phải không?) Khi đã quen, tìm hiểu thông tin cụ thể về một trường sẽ mất khoàng 15 phút, như thế bạn sẽ mất tất cả là 300 x 15 = 4500 phút hay 75 giờ đồng hồ: không phải quá lâu. Một danh sách sơ bộ hợp lý sẽ cho bạn nhiều lựa chọn và cơ hội hơn.
Trong bài này, tác giả coi việc lập danh sách sơ bộ là dựa vào 3 tiêu chí: học bổng của trường, độ khó của trường và chất lượng của trường. Các tiêu chí khác sẽ được coi là phụ và hoàn toàn mang tính cá nhân, tùy vào lựa chọn của bạn.
2. Tìm trường theo học bổng
Trước tiên tác giả muốn nói về cách tìm trường theo học bổng (xét cho cùng, với đa số sinh viên Việt Nam, học bổng vẫn là yếu tố quan trọng nhất). Rất nhiều trường của Mỹ cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế, không có con số thống kê chính xác nhưng theo ước tính khoảng trên 500 trường. Mỗi trường có một chính sách học bổng khác nhau: có trường cho học bổng toàn phần, có trường chỉ cho bán phần, có trường cho need-based, có trường cho merit-based (sẽ giải thích sau), có trường cho need – based nhưng không need – blind, vân vân và vân vân, … Nhưng nhìn chung có thể tạm đưa ra một số đánh giá sau:
• Những trường cho học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế đa số là những trường có chất lượng cao, nguồn lực tài chính dồi dào và đa phần là Liberal Arts College (bạn cần phải nắm vững khái niệm này), đa số các trường này đều nằm trong top 100 của US News.
• Đa số những trường đại học lớn – University đều không cung cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế, càng hiếm hơn đối với những trường đại học công (State University) vì ngân sách hạn hẹp. Bù lại, những trường này có học phí và ăn ở khá rẻ, khá nhiều trường ở mức 12000 USD. Mong bạn lưu ý là đây chỉ là đa số chứ không phải tất cả, và mình muốn nói đến học bổng toàn phần.
• Các trường Liberal Arts College bất kể khó dễ phần lớn đếu có học bổng từ vài nghìn USD đến toàn phần cho sinh viên quốc tế.
Có một lời khuyên dành cho các bạn cảm thấy không tự tin lắm với sức học của mình: đừng ngại nhắm tới một suất học bổng toàn phần. Đa số sinh viên Việt Nam được miễn phí đăng ký, do đó bạn nên thử sức ở một số trường khó. Nên nhớ may mắn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình nộp đơn đăng ký.
Ngoài ra, bạn có thể vào danh sách các đại học hàng đầu tại Mỹ của USNEWS: http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
Đặc biệt lưu ý đến 2 bảng xếp hạng National Universities – Doctoral và Liberal Arts College – Bachelor’s, nhất là Liberal Arts College. Nói không ngoa, đây là 2 “mỏ vàng” của bạn đấy. Gần như 100% các trường trong top 50 Liberal Arts College cung cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế, và khoảng 60% trở lên trong tier 2 (nhóm xếp ở hạng 50-100) có học bổng tương đối hậu hĩnh.
Đối với danh sách University, con số này ít hơn, điều này cũng có nguyên nhân của nó. Đa số University là những trường lớn, đông sinh viên, số đơn đăng ký hàng năm rất lớn. Dù vậy phần lớn các trường đại học trong danh sách University cũng có những suất học bổng nhất định, đặc biệt trong top 20 thì học bổng toàn phần khá nhiều bởi những trường này có nguồn tài chính khá dồi dào. Nếu bạn đang nhắm đến học bổng toàn phần, hãy lưu lại bản danh sách top 100 này, đây là 100 chỗ đầu tiên trong danh sách sơ bộ của bạn đấy. Khi đã bắt đầu quá trình nộp đơn, bạn sẽ thuộc nằm lòng tên và vị trí của chúng ngay.
Tìm trường với học bổng bán phần
Đây là một cách tiết kiệm được tương đối nhiều thời gian nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Xin lưu ý với bạn, tất cả những thông tin trên các trang web, kể cả sách báo về đại học của Mỹ đều chỉ chính xác một cách tương đối.
Bạn hãy vào mục tìm trường nâng cao của Collegeboard: http://apps.collegeboard.com/search/advhome.jsp. Chọn mục Cost and Financial Aid và tick vào mục Find colleges that offer financial aid for international students. Công cụ tìm kiếm nâng cao (Advanced Search) của Collegeboard có thể nói là công cụ tìm trường hiệu quả nhất hiện nay và là một trang web bạn không thể bỏ qua trong quá trình tìm trường. Công cụ này cho phép bạn tìm kiếm 3677 trường đại học của Mỹ theo nhiều tiêu chí: địa điểm, kĩch cỡ, ngành học, học phí, hoạt đông ngoại khóa, học bổng, … Bạn nhớ Bookmark trang web này nhé. Độ chính xác của những tìm kiếm này là khoảng 70%, và nói chung là thừa nhiều hơn thiếu nên cũng có thể tin cậy được. Trang web sẽ đưa ra kết quả 1 năm trường cho bao nhiêu học bổng với số tiền là bao nhiêu để bạn tự đánh giá.
3. Tìm trường theo chất lượng và độ khó
Xin lưu ý, chất lượng và độ khó chỉ hoàn toàn là khái niệm tương đối và vẫn mang tính tranh cãi. Tác giả đánh giá chất lượng và độ khó của một trường dựa vào các bảng xếp hạng và đánh giá của các trang web có uy tín của Mỹ chứ không dựa vào ý kiến chủ quan. Những trang web này đánh giá như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào họ và vẫn còn nhiều bất đồng trong bản thân nước Mỹ, mong bạn lưu ý điều này khi chọn trường.
Có thể nói một cách đơn giản, trường càng có chất lượng cao thì càng khó. Đó chính là lý do tại sao chất lượng và độ khó được gộp chung. Riêng đối với sinh viên quốc tế khái niệm nay hơi khác một chút. Đa phần các trường ở Mỹ có chính sách học bổng không need-blind với sinh viên quốc tế (thậm chí sinh viên Mỹ), tức là học bổng xin nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến cơ hội được chấp nhận của bạn. Điều đó dẫn đến hoàn cảnh là những trường được coi là đầu vào khá dễ mà bạn xin học bổng nhiều thì có khi cũng .. trượt vỏ chuối, còn trường đầu vào trung bình nhưng bạn xin học bổng vừa phải có khi lại được chấp nhận. Còn vô số những yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ hội của sinh viên quốc tế nữa chứ không chỉ là mặt tài chính và học tập đơn thuần. Ví dụ, nếu trường Y vốn nôi tiếng .. keo kiệt mà 2 năm liền có nhận sinh viên Việt Nam thì có lẽ cơ hội của bạn không cao lắm đâu, hoặc trường Z không có sinh viên Việt Nam nào, hay rất ưu ái sinh viên Việt Nam thì bạn nên cố gắng nộp đơn cho họ. Lý do là đa số các trường muốn đa dạng hóa tập thể sinh viên của họ, nên chấp nhận một nền văn hóa khác cũng là một phần trong chiến lược. Nói đến đây không hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm vì nó … phức tạp quá. Vâng, đúng là việc nộp đơn phức tạp thật, nhưng phần thưởng bạn đạt được (học bổng 35000 USD/ năm chẳng hạn) thừa đủ cho thời gian mà bạn bỏ ra.
Để tìm trường theo độ khó và chất lượng đơn thuần không khó (bỏ qua các yếu tố đã nói ở trên). Cách đơn giản nhất, thuận tiện nhất là dùng bảng xếp hạng của US News như đã nói ở trên. Đương nhiên khó có thể kết luận được Harvard hay Princeton có chất lượng tốt hơn MIT hay Caltech, nhưng có lẽ bạn cũng sẽ phần nào nắm được chất lượng của chúng. Có thể nói rằng những trường chênh nhau 10-15 thứ hạng không khác nhau nhiều lắm.
Về độ khó, bạn vẫn có thể dùng bảng xếp hạng trên (trường càng uy tín thì đầu vào càng khó phải không?), nhưng xin nói trước, độ khó của một trường với sinh viên quốc tế là hoàn toàn khác. Để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể tìm xem điểm trung bình SAT của trường là bao nhiêu, GPA của các thí sinh như thế nào, một năm trường nhận bao nhiêu đơn, chấp nhận bao nhiêu, cho học bổng bao nhiêu, chính sách với sinh viên quốc tế như thế nào? vân vân và vân vân.
Các yếu tố cần quan tâm khác trong quá trình chọn trường:
1. Liên hệ với trường mà bạn quan tâm:
Cách tốt nhất để liên hệ với ban tuyển sinh các trường là qua internet! Bạn có thể tìm đến trang web của trường, tìm vào trang của bộ phẩn tuyển sinh (admissions), và tìm địa chỉ email của hội đồng tuyển sinh. Đa số các trường sử dụng mẫu email: admissions@[tên trường].edu.
Để có được các tài liệu và bộ đơn xin học của trường, bạn có thể yêu cầu qua một bức email giới thiệu bản thân, bày tỏ mối quan tâm tới trường ĐH đó, hoặc điền vào mẫu trên mạng, trong đó có các thông tin giúp hội đồng tuyển sinh đánh giá sơ bộ về thí sinh và gửi các thông tin phù hợp.
2. Hoàn thành hồ sơ:
Những phần chính trong bộ hồ sơ đăng kí vào các trường đại học ở Mỹ đã được chúng tôi liệt kê và chú thích ở trang 12. Các thuyết trình viên tại hội thảo sẽ giới thiệu thêm một số chi tiết trình bày những kinh nghiệm cá nhân và quá trình này.
Một vài lưu ý:
- Dịch học bạ:
Bạn nên đến Phòng Học Vụ để xin dịch học bạ (transcript) sang Tiếng Anh. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được tiền của và thời gian và thậm chí bản dịch của bạn trông còn đáng tin cậy hơn nhiều so với đi công chứng.
- Thư giới thiệu:
Thông thường, một hồ sơ tuyển sinh đầy đủ thì phải bao gồm thư giới thiệu từ 2 giáo viên và 1 counselor (nguời chịu trách nhiệm chính về quá trình học tập ở trường của bạn), mà trong hệ thống giáo dục Việt Nam ta có thể hiểu là giáo viên chủ nhiệm. Hãy nhờ những thầy cô bạn yêu thích, có cảm tình với bạn và hiểu bạn nhất. Nội dung của bức thư giới thiệu luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, tuy nhiên, nếu bạn có thể tâm sự với những thầy cô ấy về những niềm say mê, suy nghĩ hay mối quan tâm của bạn, để họ có thể trình bày 1 bức chân dung chính xác nhất về con nguời bạn. Việc này chắc chắn sẽ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Hãy chuẩn bị từ sớm, nhất là khi bạn học lớp 10 hay lớp 11. Chủ động nói chuyện với các thầy cô, làm cho họ hiểu bạn hơn, thiết lập một mối quan hệ thầy trò thân thiết.
Một khi bạn đã quyết định được về việc sẽ nhờ giáo viên nào viết thư giới thiệu, hãy cho họ nhiều thời gian. Rất có thể họ luôn bận rộn, thâm chí cũng cần phải viết thư giới thiệu cho những học sinh khác. Nếu thầy cô có hỏi, hãy nhờ họ, một cách lịch sự nhất có thể, viết giúp bạn một bức thư chi tiết và mang nhiều thông tin cụ thể về bản thân bạn, thay vì những lá thư trịnh trọng và mang tính hình thức.
Bạn cũng không nên nhất thiết phải có một bức thư giới thiểu của giáo viên bộ môn Tiếng Anh. Giáo viên dạy Tiếng Anh của bạn chắc cũng rất bận bịu giúp đỡ các bạn khác, nên có thể sẽ không có điều kiện viết một bản giới thiệu tuyệt vời. Hãy nhờ bất kì giáo viên nào bạn có cảm tình nhất. Họ có thể không biết Tiếng Anh, nhưng biết đâu họ lại có khả năng cung cấp những thông tin thú vị nhất về bạn cho hội đồng tuyển sinh! Thầy cô có thể sẽ yêu cầu bạn dịch lá thư ấy sang Tiếng Anh. Trong trường hợp này, hãy nhờ giáo viên Tiếng Anh của bạn hay bất kì thầy cô nào trong trường chứng nhận sự chính xác của bản dịch đó.
Một thư giới thiệu đúng quy cách nên có đóng dấu của nhà trường và chữ kí của giáo viên. Một lần nữa, xin hãy để cho thầy cô của bạn kha khá thời gian, tốt nhất là 1 tháng để chuẩn bị.
- Bài luận mẫu và các kì thi chuẩn hóa:
Những thông tin chi tiết về bài luận mẫu và các kì thi chuẩn hóa sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau của tài liệu này.
3. Nộp đơn:
- Nên nộp hồ sơ vào thời điểm nào? Nên bố trí thời gian như thế nào để chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ một cách hợp lý?
Có hai lựa chọn về hạn nộp hồ sơ: Regular Decision (thông thường) và Early Decision/ Early Action (quyết định sớm). Early Decision hay Early Action là lựa chọn cho những bạn hoàn thành quá trình chọn trường sớm. Tuy vậy giữa 2 khái niệm này cũng có điểm khác biệt. Early Decision mang tính bắt buộc, nếu bạn đuợc nhận vào trường ĐH ở diện này thì bạn bắt buộc phải nhập học ở đó. Còn Early Action, tuy cũng là 1 kế hoạch tuyển sinh sớm, nhưng lại không mang tình bắt buôc và không phổ biến bằng Early Decision.
Ví dụ: Hạn nhận hồ sơ và báo kết quả của ĐH Swarthmore:
Important Admission Dates And Deadlines For 2005 – 2006 (Updated as of 6/30/05)
The following are important dates and deadlines for early, regular and transfer applications. For more information, please contact the admissions office.
Deadline Notification
Fall Early Decision Applications* Nov. 15, 2004 Dec. 15, 2004
Winter Early Decision Applications* Jan. 2, 2006 Feb. 15, 2006
Regular Decision Applications Jan. 2, 2006 Apr. 1, 2006
Application for Financial Aid Feb., 2005 N/A
Fall Transfer Applications Apr. 1, 2005 May 15, 2005
*Early decision candidates may not file early decision applications at other colleges, but they may file early action/regular applications at other colleges with the understanding that these applications will be withdrawn upon admission to Swarthmore. (Source: www.swarthmore.edu)
Về mặt lý thuyết, nộp hồ sơ tuyển sinh sớm (Early Decision) không có nghĩa là cơ hội được nhận của bạn tăng hay giảm, nhưng nó cho ban tuyển sinh thấy là bạn thực sự muón học ở đó. Vì vậy, tại sao lại không sử dụng tuỳ chọn này nếu bạn cảm thấy sẵn sàng? Và nhớ là chỉ nên nộp đơn sớm vào trường mà bạn yêu thích nhất, cùng lúc đó hãy đảm bảo rằng họ sẽ cấp học bổng khi đã nhận bạn. Ngay cả khi thất bại, điều này cũng sẽ mang đến nhiều kinh nghiệm quý báu cho đợt tuyển sinh thông thường.
- Nên nộp đơn bao nhiêu trường là hợp lý?
Không phải một sớm một chiều mà bạn có thể tìm thấy những ngôi trường thích hợp cho mình. Số trường bạn xin vào cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị.
Đừng nộp đơn tới ít hơn 3 trường trừ khi bạn tin chắc rằng cả 3 trường đó sẽ nhận bạn; và bạn cũng đừng nên nộp hồ sơ tới quá 10 trường vì làm thế rất tốn thời gian và công sức, hơn nũa cũng có thể làm chất lượng hồ sơ tuyến sinh của bạn bị loãng đi đáng kể.
Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, con số 5-7 trường là hợp lý nhất. Bạn có thể phân loại các trường mà mình nộp đơn như sau:
Đấy chỉ là một gợi ý của chúng tôi. Bạn không nhất thiết phải làm theo cách này. Chú ý là tôi in nghiêng các từ “bạn cho rằng”, “bạn nghĩ” hay “bạn tin rằng”. Lý do là, những điều bạn nghĩ có thể sẽ không trở thành hiện thực. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các trường “An Toàn” có thể từ chối bạn thằng thừng, cùng lúc đó tất cả các trường “Ước Mơ” lại nhận bạn vào học! Điều này rất khó nói trước phải không?
- Phỏng vấn (Interview) có tầm quan trọng thế nào?
Một số trường, đặc biệt là các trường có mức độ cạnh tranh cao, tổ chức phỏng vấn tuyển sinh. Với một số trường (chẳng hạn như Harvard), cuộc phỏng vấn này là bắt buộc, và có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình tuyển sinh. Tuy nhiên, với một số trường khác, các trường chỉ thực hiện phỏng vấn khi bạn yêu cầu. Hội đồng tuyển sinh sẽ cử ra đại diện của mình tại các địa phương để gặp gỡ trực tiếp với các thí sinh.
Khi đến phỏng vấn, hãy tìm hiểu kĩ thông tin về trường ĐH đó. Có thể tìm kiếm trước thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn. Bạn có thể nhờ một người hiểu biết về quá trình tuyển sinh giúp bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn “nháp.” Hãy ăn mặc gọn gàng, lịch sự, và chuẩn bị một số câu hỏi cho chính người phỏng vấn bạn. Hãy coi đây không chỉ là một cơ hội để ban tuyển sinh tìm hiểu và “soi xét” bạn, mà cũng là một cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về trường mà bạn quan tâm.
Bảng xếp hạng US NEWS: http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
Top 50 National Universities
1 Harvard University (MA)
1 Princeton University (NJ)
3 Yale University (CT)
4 University of Pennsylvania
5 Duke University (NC)
5 Stanford University (CA)
7 California Institute of Technology
7 Massachusetts Inst. of Technology
9 Columbia University (NY)
9 Dartmouth College (NH)
11 Washington University in St. Louis
12 Northwestern University (IL)
13 Cornell University (NY)
13 Johns Hopkins University (MD)
15 Brown University (RI)
15 University of Chicago
17 Rice University (TX)
18 University of Notre Dame (IN)
18 Vanderbilt University (TN)
20 Emory University (GA)
20 University of California – Berkeley*
22 Carnegie Mellon University (PA)
23 Georgetown University (DC)
23 University of Virginia*
25 Univ. of California – Los Angeles*
25 University of Michigan – Ann Arbor*
27 Tufts University (MA)
27 U. of North Carolina – Chapel Hill*
27 Wake Forest University (NC)
30 Univ. of Southern California
31 College of William and Mary (VA)*
32 Lehigh University (PA)
32 Univ. of California – San Diego*
34 Brandeis University (MA)
34 University of Rochester (NY)
34 Univ. of Wisconsin – Madison*
37 Case Western Reserve Univ. (OH)
37 Georgia Institute of Technology*
37 New York University
40 Boston College
40 University of California – Irvine*
42 U. of Illinois – Urbana - Champaign*
43 Rensselaer Polytechnic Inst. (NY)
43 Tulane University (LA)
45 Univ. of California – Santa Barbara*
45 University of Washington*
45 Yeshiva University (NY)
48 Pennsylvania State U. – University Park*
48 University of California – Davis*
50 Syracuse University (NY)
50 University of Florida*
Top 50 Liberal Arts Colleges
1 Williams College (MA)
2 Amherst College (MA)
3 Swarthmore College (PA)
4 Wellesley College (MA)
5 Carleton College (MN)
6 Bowdoin College (ME)
6 Pomona College (CA)
8 Haverford College (PA)
8 Middlebury College (VT)
10 Claremont McKenna College (CA)
10 Davidson College (NC)
12 Wesleyan University (CT)
13 Vassar College (NY)
14 Washington and Lee University (VA)
15 Colgate University (NY)
15 Grinnell College (IA)
15 Hamilton College (NY)
18 Harvey Mudd College (CA)
19 Smith College (MA)
20 Colby College (ME)
21 Bates College (ME)
21 Bryn Mawr College (PA)
23 Mount Holyoke College (MA)
23 Oberlin College (OH)
25 Macalester College (MN)
25 Trinity College (CT)
27 Barnard College (NY)
27 Bucknell University (PA)
27 Colorado College
27 Lafayette College (PA)
27 Scripps College (CA)
32 College of the Holy Cross (MA)
32 Kenyon College (OH)
34 Sewanee – University of the South (TN)
34 University of Richmond (VA)‡
36 Connecticut College
36 Union College (NY)
36 Whitman College (WA)
39 Bard College (NY)
39 Franklin and Marshall College (PA)
41 Centre College (KY)
41 Furman University (SC)
41 Occidental College (CA)
41 Skidmore College (NY)
45 Dickinson College (PA)
45 Rhodes College (TN)
47 Gettysburg College (PA)
47 Reed College (OR)1
49 DePauw University (IN)
49 Sarah Lawrence College (NY)
51 Denison University (OH)
51 Wabash College (IN)
Trước khi đặt câu hỏi, các bạn nên tham khảo những chủ để rất quan trọng và bổ ích sau đồng thời đọc kỹ bài viết ở dưới, những câu hỏi cụ thể hơn các bạn có thể email mình tại địa chỉ [email protected] . Thành công trong việc tìm hiểu Mỹ phụ thuộc rất lớn vào chính bạn, chúc bạn thành công.
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2002-2003:
Thông tin chung về Du học Mĩ
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2003-2004:
Senior students come here and discuss
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2004-2005:
Mọi người năm nay apply vào đâu thế ^_^?
Thảo luận về mùa tuyển sinh 2005-2006:
Sat/satii/ssat/psat/toefl/...
03-06 chọn trường đi!!!
Các topic quan trọng khác:
What to bring to college?
What to bring to college?
Glossary of Terms
[Must read] -- Glossary of Terms
Kinh nghiệm Harvard admission:
Rút kinh nghiệm từ Harvard admissions 2004
Giới thiệu một số bang ở Mỹ:
Giới thiệu về các bang ở Mỹ
Độ khó của một số trường ĐH ở Mỹ:
College talk
Chọn ngành nghề:
Choosing your major
Các đơn từ cần thiết:
https://www.hn-ams.org/threads/10564
Việc làm:
https://www.hn-ams.org/threads/9869
Visa:
https://www.hn-ams.org/threads/7177
Giới thiệu chung về du học Mỹ
Biên soạn:
Vũ Hải Anh (Bowdoin College)
Đặng Hà Quốc Bình (Princeton University)
Phạm Ngọc Diệp (Dartmouth College)
Trần Hà Hải (Grinnell College)
Phạm Khắc Hồng Hạnh (Connecticut College)
Hồ Lê Việt Hưng (Colgate University)
Jon Nuger (Princeton University)
Huỳnh Minh Khang (Princeton University)
Doãn Hoàng Lan (Colgate University)
Hoàng Long (Amherst College)
Hoàng Chi Mai (Yale University)
Đỗ Huyền My (Swarthmore College)
Nguyễn Quỳnh My (Williams College)
Nguyễn Khắc Sơn (Trinity University)
Nguyễn Thu Trang (Bates College)
Nguyễn Thanh Tùng (Brown University)
Huỳnh Minh Việt (Stanford University)
Biên tập:
Lê Thái Hà (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Phạm Anh Khoa (Bates College)
Doãn Hoàng Lan (Colgate University)
Hoàng Chi Mai (Yale University)
Đỗ Huyền My (Swarthmore College)
Nguyễn Khắc Sơn (Trinity University)
Ngô Thùy Ngọc Tú (Stanford University)
Tham khảo:
http://www.clbduhoc.org
http://www.vietabroader.org/forum
http://www.collegeconfidential.com/index.htm
http://www.essayedge.com/college/
http://www.internationalstudent.com/
http://www.princetonreview.com/college/
http://www.usnews.com/usnews/edu/eduhome.htm
Nước Mỹ có gần 4000 trường đại học với dưới các mô hình, kích cỡ, vị trí địa lý vô cùng đa dạng. Các trường đại học của Mỹ đào tạo trên 500 ngành học khác nhau. Ngoài yêu cầu chung là sinh viên phải tốt nghiệp phổ thông trước khi vào đại học, mỗi trường đại học ở Mỹ đều có chính sách và tiêu chuẩn tuyển sinh riêng. Có rất nhiều cơ hội để các sinh viên quốc tế có thể tìm được một trường đại học phù hợp tại Hoa Kỳ. Bên cạnh những nỗ lực học tập của bản thân và khả năng tài chính của gia đình, chìa khóa để mở được cánh cửa của các cơ hội ấy là có được những thông tin đầy đủ và chính xác.
I. Một số khái niệm cơ bản
College vs. University
Nhiều người cho rằng những sinh viên của các trường “college” có trình độ thấp hơn những sinh viên học tại các trường “university.” Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, ở Mỹ, “college” là từ thường được dùng chung để chỉ các trường đại học hệ 4 năm nói chung, trong đó bao gồm cả các trường “college” và “university.”
Vậy đâu là sự khác biệt giữa các trường “college” và “university”?
Thứ nhất là sự khác biệt về quy mô. “College” đa phần thường tư thục, có dưới 3000 sinh viên. Trong khi đó, số lượng sinh viên các trường “university” thường không dưới 3000. Những trường “university” lớn nhất thường là các trường công lập, với số lương sinh viện lên tới vài chục ngàn.
Thứ hai là khác biệt về các cấp đào tạo. “College” thường chuyên về đào tạo bậc đại học hệ 4 năm. Các sinh viên tốt nghiệp “college” được cấp bằng cử nhân B.A (Bachelor of Arts) hoặc B.S (Bachelor of Science). Trong khi đó, “university” thường bao gồm cả bậc đại học (cử nhân) và sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ).
Trong một số trường hợp đặc biệt, các trường college cũng có một số chương trình đào tạo thạc sĩ, nhưng thường dưới quy mô nhỏ.
Ngoài ra, “college” đôi khi còn được dùng để chỉ các khoa trong một “university” lớn, chẳng hạn như The College of Engineering, Cornell University, hoặc chỉ riêng bậc đại học của các trường này, ví dụ như Harvard College và Yale College đều trực thuộc Harvard University và Yale University.
Community College
Tương đương với hệ thống “cao đẳng” của Việt Nam là hệ thống Community College. Đây là các trường đào tạo trên bậc phổ thông, mang tính chất hướng nghiệp. Thông thường, chương trình học của các community college thường kéo dài trong 2 năm. Sau khi tốt nghiệp community college, sinh viên có thể tiếp tục nộp đơn theo học tiếp vào các trường college hoặc university có chương trình đào tạo đại học 4 năm để nhận bằng cử nhân.
Liberal Arts College
Một nét đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ là mô hình Liberal Arts. Mô hình đào tạo đại học này được xây dựng dựa trên triết lý: phát triển con người một cách toàn diện. Do đó, khác với các chương trình đào tạo mang tính chất hướng nghiệp như các vocational school hay pre-professional school, chương trình đào tạo của các liberal arts college (LAC) thường chú trọng đến phát triển các kỹ năng có thể áp dụng được trong nhiều công việc và hoàn cảnh khác nhau (general/transferrable skills), chẳng hạn như kỹ năng trình bày bằng ngôn ngữ nói và viết, kỹ năng tư duy logic cũng như phát triển thể chất.
Về mặt ứng dụng thực tế, chương trình đào tạo của đa số các trường LACs thường bao gồm phần đại cương (thường được gọi là core curriculum), yêu cầu sinh viên tham gia nhiều môn học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục thể chất trước khi bước vào các khóa học đào tạo chuyên môn.
II. Các thủ tục chính trong quá trình xin học đại học tại Hoa Kỳ
- Đơn xin học (Application Form): Là một bộ hồ sơ do trường tự biên soạn và gửi đến cho các sinh viên có nguyện vọng nộp đơn vào trường cùng với các tài liệu giới thiệu về trường (brochures). Các bạn có thể viết thư cho trường này hoặc điền vào bản yêu cầu thông tin trên mạng của trường (online information request) để yêu cầu trường gửi các tài liệu đến tận địa chỉ của bạn. Ngoài ra, nhiều trường có đưa bộ hồ sơ này lên website của trường để bạn có thể tự tải về máy tính của bạn. Bên cạnh đó, tổ chức College board còn phát hành một bộ hồ sơ chuẩn (common application) được rất nhiều trường sử dụng. Bạn có thể dùng một bộ hồ sơ này để gửi đến nhiều trường khác nhau.
- Học bạ phổ thông (Transcript): Bao gồm bảng điểm của các môn học phổ thông và nhận xét của giáo viên từng bộ môn. Bạn có thể dịch học bạ từ tiếng Việt sang tiếng Anh và xin con dấu xác nhận của nhà trường hoặc cơ quan công chứng.
- Điểm các kì thì chuẩn hóa (Standardized Test Scores): Bao gồm điểm thi TOEFL (đối với sinh viên quốc tế), SAT (I & II) hoặc ACT. Các kì thi này được coi như những thước đo chuẩn để đánh giá các học sinh đến từ nhiều trường phổ thông khác nhau, với nhiều chương trình học, yêu cầu và cách đánh giá khác nhau.
- Bài luận (Essay): Là bài luận ngắn (khoảng 250 từ) do học sinh tự trình bày, dựa trên các đề tài tự chọn hoặc đề tài bắt buộc mà mỗi trường đại học đưa ra. Có những trường chỉ yêu cầu thí sinh viết 1 bài luận duy nhất, và có những trường đòi hỏi 4-5 bài luận. Bạn cần tìm hiểu rõ yêu cầu của mỗi trường trước khi gửi hồ sơ.
- Thư giới thiệu của giáo viên (Letter of Recommendation): Là một phần rất quan trọng trong hồ sơ tuyển sinh, đặc biệt với các trường có uy tín. Đây là một cách để ban tuyển sinh có một góc nhìn chân thực và sống động hơn về thí sinh. Thông thường các trường đại học yêu cầu thí sinh gửi kèm 3 lá thư giới thiệu của 3 giáo viên khác nhau trong hồ sơ của mình.
- Bản kê khai tài chính (Financial Statements): Giúp hội đồng tuyển sinh và xét duyệt tài chính đánh giá năng lực tài chính của các gia đình thí sinh, để đưa ra các quyết định về trợ giúp tài chính đối với thí sinh. Với sinh viên Việt Nam, bản kê khai tài chình này thường bao gồm đơn xin trợ cấp tài chính (financial aid application form) có đính kèm trong bộ hồ sơ bạn nhận được từ trường ĐH và bảng lương của phụ huynh, có xác nhận của đơn vị công tác.
- Danh sách các hoạt động ngoại khóa: Các trường ĐH thường ưu tiên các sinh viên năng động, có khả năng lãnh đạo hoặc năng khiếu đặc biệt. Thông qua các hoạt động ngoại khóa mà thí sinh tham gia, hội đồng tuyển sinh có thể nắm bắt được những sở thích cũng như năng lực đặc biệt của thí sinh.
- Lệ phí nộp đơn (application fee): Lệ phí nộp đơn tùy từng trường nhưng nằm trong khoảng 50-60$. Tuy nhiên một số trường sẽ tự động miễn cho bạn nếu bạn là học sinh QT. Trong trường hợp trường ko tự miễn lệ phí nộp đơn, bạn có thể nhờ giáo viên chủ nhiệm viết một lá thư xin miễn có chữ kí ở dưới.
Chú ý: một số trường như Stanford, Columbia… có mẫu đơn riêng. Hãy sử dụng các mẫu đó để xin miễn lệ phí nộp đơn này. Chúng tôi có kèm một bản mẫu bức thư xin miễn lệ phí ở phần sau của tài liệu này.
III. Kinh phí
Các trường đại học của Mỹ luôn cố gắng tạo mọi điều kiện cho các sinh viên đủ tiêu chuẩn về học lực được theo học tại trường, do đó, đưa ra các hình thức trợ cấp tài chính rất đa dạng. Một sinh viên được chứng minh là không đủ khả năng tự túc kinh phí thường nhận được trợ cấp tài chính (financial aid package) bao gồm:
- Grant (trợ cấp hoàn toàn)
- Loan (khoản vay nợ, sẽ phải hoàn trả sau khi tốt nghiệp)
- Work-study opportunity (cơ hội vừa học vừa làm trong trường)
IV. Các bước quan trọng trong quá trình xin học Đại học tại Hoa Kỳ
Bước 1: Tìm và chọn trường
Đây là một quá trình khá mất thời gian nhưng vô cùng cần thiết. Tìm đúng trường, phù hợp với khả năng tài chính và sở thích bản thân trong gần 4000 trường đại học ở Mỹ sẽ là phần thưởng xứng đáng dành cho bạn.
Nguồn tin đáng giá nhất khi tìm hiểu về hệ thống giáo dục đại học Mĩ tất nhiên là Internet! Hãy bắt đầu trong mùa hè trước khi bạn vào lớp 12. Trước tiên, bạn nên lùng sục những trang web tư vấn đại học hàng đầu như www.collegeboard.org, www.princetonreview.com, hay diễn đàn www.collegeconfidential.com, và tất nhiên là www.usnews.com.
Trước tiên, tác giả muốn nhắc đến những trang web không thể thiếu trong quá trình tìm trường, nếu bạn chưa từng xem qua những trang web này, hãy dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để thăm quan và làm quen với chúng trước khi đi đến bước tiếp theo. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Lưu ý là vẫn còn khá nhiều trang web khác với những thông tin bổ ích, dưới đây chỉ là những trang theo ý kiến của tác giả là hữu ích nhất.
• The Collegeboard: www.collegeboard.com
• Princeton Review: www.review.com
• Petersons: www.petersons.com
• America’s Best Colleges (Ranking by US News and World Report): http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
• The Common Application : www.commonapp.org
• www.kaplan.com
• www.collegeconfidential.com
Ngoài ra, với các bạn học sinh Việt Nam, không thể không kể đến các diễn đàn của sinh viên Việt Nam như VietAbroader ở địa chỉ www.vietabroader.org hay câu lạc bộ du học của hiệp hội học sinh sinh viên H.A.O www.hn-ams.org.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi những người bạn đang học trên đất Mĩ, nói chuyện với những người có kinh nghiệm hay nhờ sự tư vấn của thầy cô.
1. Lập danh sách sơ bộ
Đây là một bước vô cùng quan trọng, bạn cần phải xác định phần nào những trường bạn muốn apply trước khi tìm hiểu cụ thể về trường đó. Không thể nào tìm hiểu hết 2000 trường của Mỹ cùng một lúc được, bạn cần phải lập một danh sách ban đầu trước khi tìm hiều một cách cụ thể. Số trường trong danh sách hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, danh sách của một số bạn ban đầu lên đến hơn 300 trường. Đây là một con số có thể nói là khá lớn nhưng không phải là vô lý (bạn đã loại được gần 85% các trường rồi phải không?) Khi đã quen, tìm hiểu thông tin cụ thể về một trường sẽ mất khoàng 15 phút, như thế bạn sẽ mất tất cả là 300 x 15 = 4500 phút hay 75 giờ đồng hồ: không phải quá lâu. Một danh sách sơ bộ hợp lý sẽ cho bạn nhiều lựa chọn và cơ hội hơn.
Trong bài này, tác giả coi việc lập danh sách sơ bộ là dựa vào 3 tiêu chí: học bổng của trường, độ khó của trường và chất lượng của trường. Các tiêu chí khác sẽ được coi là phụ và hoàn toàn mang tính cá nhân, tùy vào lựa chọn của bạn.
2. Tìm trường theo học bổng
Trước tiên tác giả muốn nói về cách tìm trường theo học bổng (xét cho cùng, với đa số sinh viên Việt Nam, học bổng vẫn là yếu tố quan trọng nhất). Rất nhiều trường của Mỹ cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế, không có con số thống kê chính xác nhưng theo ước tính khoảng trên 500 trường. Mỗi trường có một chính sách học bổng khác nhau: có trường cho học bổng toàn phần, có trường chỉ cho bán phần, có trường cho need-based, có trường cho merit-based (sẽ giải thích sau), có trường cho need – based nhưng không need – blind, vân vân và vân vân, … Nhưng nhìn chung có thể tạm đưa ra một số đánh giá sau:
• Những trường cho học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế đa số là những trường có chất lượng cao, nguồn lực tài chính dồi dào và đa phần là Liberal Arts College (bạn cần phải nắm vững khái niệm này), đa số các trường này đều nằm trong top 100 của US News.
• Đa số những trường đại học lớn – University đều không cung cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế, càng hiếm hơn đối với những trường đại học công (State University) vì ngân sách hạn hẹp. Bù lại, những trường này có học phí và ăn ở khá rẻ, khá nhiều trường ở mức 12000 USD. Mong bạn lưu ý là đây chỉ là đa số chứ không phải tất cả, và mình muốn nói đến học bổng toàn phần.
• Các trường Liberal Arts College bất kể khó dễ phần lớn đếu có học bổng từ vài nghìn USD đến toàn phần cho sinh viên quốc tế.
Có một lời khuyên dành cho các bạn cảm thấy không tự tin lắm với sức học của mình: đừng ngại nhắm tới một suất học bổng toàn phần. Đa số sinh viên Việt Nam được miễn phí đăng ký, do đó bạn nên thử sức ở một số trường khó. Nên nhớ may mắn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình nộp đơn đăng ký.
Ngoài ra, bạn có thể vào danh sách các đại học hàng đầu tại Mỹ của USNEWS: http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
Đặc biệt lưu ý đến 2 bảng xếp hạng National Universities – Doctoral và Liberal Arts College – Bachelor’s, nhất là Liberal Arts College. Nói không ngoa, đây là 2 “mỏ vàng” của bạn đấy. Gần như 100% các trường trong top 50 Liberal Arts College cung cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế, và khoảng 60% trở lên trong tier 2 (nhóm xếp ở hạng 50-100) có học bổng tương đối hậu hĩnh.
Đối với danh sách University, con số này ít hơn, điều này cũng có nguyên nhân của nó. Đa số University là những trường lớn, đông sinh viên, số đơn đăng ký hàng năm rất lớn. Dù vậy phần lớn các trường đại học trong danh sách University cũng có những suất học bổng nhất định, đặc biệt trong top 20 thì học bổng toàn phần khá nhiều bởi những trường này có nguồn tài chính khá dồi dào. Nếu bạn đang nhắm đến học bổng toàn phần, hãy lưu lại bản danh sách top 100 này, đây là 100 chỗ đầu tiên trong danh sách sơ bộ của bạn đấy. Khi đã bắt đầu quá trình nộp đơn, bạn sẽ thuộc nằm lòng tên và vị trí của chúng ngay.
Tìm trường với học bổng bán phần
Đây là một cách tiết kiệm được tương đối nhiều thời gian nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Xin lưu ý với bạn, tất cả những thông tin trên các trang web, kể cả sách báo về đại học của Mỹ đều chỉ chính xác một cách tương đối.
Bạn hãy vào mục tìm trường nâng cao của Collegeboard: http://apps.collegeboard.com/search/advhome.jsp. Chọn mục Cost and Financial Aid và tick vào mục Find colleges that offer financial aid for international students. Công cụ tìm kiếm nâng cao (Advanced Search) của Collegeboard có thể nói là công cụ tìm trường hiệu quả nhất hiện nay và là một trang web bạn không thể bỏ qua trong quá trình tìm trường. Công cụ này cho phép bạn tìm kiếm 3677 trường đại học của Mỹ theo nhiều tiêu chí: địa điểm, kĩch cỡ, ngành học, học phí, hoạt đông ngoại khóa, học bổng, … Bạn nhớ Bookmark trang web này nhé. Độ chính xác của những tìm kiếm này là khoảng 70%, và nói chung là thừa nhiều hơn thiếu nên cũng có thể tin cậy được. Trang web sẽ đưa ra kết quả 1 năm trường cho bao nhiêu học bổng với số tiền là bao nhiêu để bạn tự đánh giá.
3. Tìm trường theo chất lượng và độ khó
Xin lưu ý, chất lượng và độ khó chỉ hoàn toàn là khái niệm tương đối và vẫn mang tính tranh cãi. Tác giả đánh giá chất lượng và độ khó của một trường dựa vào các bảng xếp hạng và đánh giá của các trang web có uy tín của Mỹ chứ không dựa vào ý kiến chủ quan. Những trang web này đánh giá như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào họ và vẫn còn nhiều bất đồng trong bản thân nước Mỹ, mong bạn lưu ý điều này khi chọn trường.
Có thể nói một cách đơn giản, trường càng có chất lượng cao thì càng khó. Đó chính là lý do tại sao chất lượng và độ khó được gộp chung. Riêng đối với sinh viên quốc tế khái niệm nay hơi khác một chút. Đa phần các trường ở Mỹ có chính sách học bổng không need-blind với sinh viên quốc tế (thậm chí sinh viên Mỹ), tức là học bổng xin nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến cơ hội được chấp nhận của bạn. Điều đó dẫn đến hoàn cảnh là những trường được coi là đầu vào khá dễ mà bạn xin học bổng nhiều thì có khi cũng .. trượt vỏ chuối, còn trường đầu vào trung bình nhưng bạn xin học bổng vừa phải có khi lại được chấp nhận. Còn vô số những yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ hội của sinh viên quốc tế nữa chứ không chỉ là mặt tài chính và học tập đơn thuần. Ví dụ, nếu trường Y vốn nôi tiếng .. keo kiệt mà 2 năm liền có nhận sinh viên Việt Nam thì có lẽ cơ hội của bạn không cao lắm đâu, hoặc trường Z không có sinh viên Việt Nam nào, hay rất ưu ái sinh viên Việt Nam thì bạn nên cố gắng nộp đơn cho họ. Lý do là đa số các trường muốn đa dạng hóa tập thể sinh viên của họ, nên chấp nhận một nền văn hóa khác cũng là một phần trong chiến lược. Nói đến đây không hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm vì nó … phức tạp quá. Vâng, đúng là việc nộp đơn phức tạp thật, nhưng phần thưởng bạn đạt được (học bổng 35000 USD/ năm chẳng hạn) thừa đủ cho thời gian mà bạn bỏ ra.
Để tìm trường theo độ khó và chất lượng đơn thuần không khó (bỏ qua các yếu tố đã nói ở trên). Cách đơn giản nhất, thuận tiện nhất là dùng bảng xếp hạng của US News như đã nói ở trên. Đương nhiên khó có thể kết luận được Harvard hay Princeton có chất lượng tốt hơn MIT hay Caltech, nhưng có lẽ bạn cũng sẽ phần nào nắm được chất lượng của chúng. Có thể nói rằng những trường chênh nhau 10-15 thứ hạng không khác nhau nhiều lắm.
Về độ khó, bạn vẫn có thể dùng bảng xếp hạng trên (trường càng uy tín thì đầu vào càng khó phải không?), nhưng xin nói trước, độ khó của một trường với sinh viên quốc tế là hoàn toàn khác. Để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể tìm xem điểm trung bình SAT của trường là bao nhiêu, GPA của các thí sinh như thế nào, một năm trường nhận bao nhiêu đơn, chấp nhận bao nhiêu, cho học bổng bao nhiêu, chính sách với sinh viên quốc tế như thế nào? vân vân và vân vân.
Các yếu tố cần quan tâm khác trong quá trình chọn trường:
- Mô hình giáo dục (liberal arts hay pre-professional)
- Quy mô của trường (số lượng sinh viên, tỉ lệ giữa giáo sư và sinh viên)
- Thế mạnh chuyên môn của trường và của bản thân
- Điều kiện nghiên cứu độc lập và cơ hội thực tập, trao đổi ở nước ngoài
- Vị trí địa lý (nông thôn-thành thị, cấu trúc dân cư, ơ sở hạ tầng, giao thông công cộng, v.v…)
- Khí hậu
- Điều kiện văn hóa/chính trị/tôn giáo của trường
1. Liên hệ với trường mà bạn quan tâm:
Cách tốt nhất để liên hệ với ban tuyển sinh các trường là qua internet! Bạn có thể tìm đến trang web của trường, tìm vào trang của bộ phẩn tuyển sinh (admissions), và tìm địa chỉ email của hội đồng tuyển sinh. Đa số các trường sử dụng mẫu email: admissions@[tên trường].edu.
Để có được các tài liệu và bộ đơn xin học của trường, bạn có thể yêu cầu qua một bức email giới thiệu bản thân, bày tỏ mối quan tâm tới trường ĐH đó, hoặc điền vào mẫu trên mạng, trong đó có các thông tin giúp hội đồng tuyển sinh đánh giá sơ bộ về thí sinh và gửi các thông tin phù hợp.
2. Hoàn thành hồ sơ:
Những phần chính trong bộ hồ sơ đăng kí vào các trường đại học ở Mỹ đã được chúng tôi liệt kê và chú thích ở trang 12. Các thuyết trình viên tại hội thảo sẽ giới thiệu thêm một số chi tiết trình bày những kinh nghiệm cá nhân và quá trình này.
Một vài lưu ý:
- Dịch học bạ:
Bạn nên đến Phòng Học Vụ để xin dịch học bạ (transcript) sang Tiếng Anh. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được tiền của và thời gian và thậm chí bản dịch của bạn trông còn đáng tin cậy hơn nhiều so với đi công chứng.
- Thư giới thiệu:
Thông thường, một hồ sơ tuyển sinh đầy đủ thì phải bao gồm thư giới thiệu từ 2 giáo viên và 1 counselor (nguời chịu trách nhiệm chính về quá trình học tập ở trường của bạn), mà trong hệ thống giáo dục Việt Nam ta có thể hiểu là giáo viên chủ nhiệm. Hãy nhờ những thầy cô bạn yêu thích, có cảm tình với bạn và hiểu bạn nhất. Nội dung của bức thư giới thiệu luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, tuy nhiên, nếu bạn có thể tâm sự với những thầy cô ấy về những niềm say mê, suy nghĩ hay mối quan tâm của bạn, để họ có thể trình bày 1 bức chân dung chính xác nhất về con nguời bạn. Việc này chắc chắn sẽ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Hãy chuẩn bị từ sớm, nhất là khi bạn học lớp 10 hay lớp 11. Chủ động nói chuyện với các thầy cô, làm cho họ hiểu bạn hơn, thiết lập một mối quan hệ thầy trò thân thiết.
Một khi bạn đã quyết định được về việc sẽ nhờ giáo viên nào viết thư giới thiệu, hãy cho họ nhiều thời gian. Rất có thể họ luôn bận rộn, thâm chí cũng cần phải viết thư giới thiệu cho những học sinh khác. Nếu thầy cô có hỏi, hãy nhờ họ, một cách lịch sự nhất có thể, viết giúp bạn một bức thư chi tiết và mang nhiều thông tin cụ thể về bản thân bạn, thay vì những lá thư trịnh trọng và mang tính hình thức.
Bạn cũng không nên nhất thiết phải có một bức thư giới thiểu của giáo viên bộ môn Tiếng Anh. Giáo viên dạy Tiếng Anh của bạn chắc cũng rất bận bịu giúp đỡ các bạn khác, nên có thể sẽ không có điều kiện viết một bản giới thiệu tuyệt vời. Hãy nhờ bất kì giáo viên nào bạn có cảm tình nhất. Họ có thể không biết Tiếng Anh, nhưng biết đâu họ lại có khả năng cung cấp những thông tin thú vị nhất về bạn cho hội đồng tuyển sinh! Thầy cô có thể sẽ yêu cầu bạn dịch lá thư ấy sang Tiếng Anh. Trong trường hợp này, hãy nhờ giáo viên Tiếng Anh của bạn hay bất kì thầy cô nào trong trường chứng nhận sự chính xác của bản dịch đó.
Một thư giới thiệu đúng quy cách nên có đóng dấu của nhà trường và chữ kí của giáo viên. Một lần nữa, xin hãy để cho thầy cô của bạn kha khá thời gian, tốt nhất là 1 tháng để chuẩn bị.
- Bài luận mẫu và các kì thi chuẩn hóa:
Những thông tin chi tiết về bài luận mẫu và các kì thi chuẩn hóa sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau của tài liệu này.
3. Nộp đơn:
- Nên nộp hồ sơ vào thời điểm nào? Nên bố trí thời gian như thế nào để chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ một cách hợp lý?
Có hai lựa chọn về hạn nộp hồ sơ: Regular Decision (thông thường) và Early Decision/ Early Action (quyết định sớm). Early Decision hay Early Action là lựa chọn cho những bạn hoàn thành quá trình chọn trường sớm. Tuy vậy giữa 2 khái niệm này cũng có điểm khác biệt. Early Decision mang tính bắt buộc, nếu bạn đuợc nhận vào trường ĐH ở diện này thì bạn bắt buộc phải nhập học ở đó. Còn Early Action, tuy cũng là 1 kế hoạch tuyển sinh sớm, nhưng lại không mang tình bắt buôc và không phổ biến bằng Early Decision.
Ví dụ: Hạn nhận hồ sơ và báo kết quả của ĐH Swarthmore:
Important Admission Dates And Deadlines For 2005 – 2006 (Updated as of 6/30/05)
The following are important dates and deadlines for early, regular and transfer applications. For more information, please contact the admissions office.
Deadline Notification
Fall Early Decision Applications* Nov. 15, 2004 Dec. 15, 2004
Winter Early Decision Applications* Jan. 2, 2006 Feb. 15, 2006
Regular Decision Applications Jan. 2, 2006 Apr. 1, 2006
Application for Financial Aid Feb., 2005 N/A
Fall Transfer Applications Apr. 1, 2005 May 15, 2005
*Early decision candidates may not file early decision applications at other colleges, but they may file early action/regular applications at other colleges with the understanding that these applications will be withdrawn upon admission to Swarthmore. (Source: www.swarthmore.edu)
Về mặt lý thuyết, nộp hồ sơ tuyển sinh sớm (Early Decision) không có nghĩa là cơ hội được nhận của bạn tăng hay giảm, nhưng nó cho ban tuyển sinh thấy là bạn thực sự muón học ở đó. Vì vậy, tại sao lại không sử dụng tuỳ chọn này nếu bạn cảm thấy sẵn sàng? Và nhớ là chỉ nên nộp đơn sớm vào trường mà bạn yêu thích nhất, cùng lúc đó hãy đảm bảo rằng họ sẽ cấp học bổng khi đã nhận bạn. Ngay cả khi thất bại, điều này cũng sẽ mang đến nhiều kinh nghiệm quý báu cho đợt tuyển sinh thông thường.
- Nên nộp đơn bao nhiêu trường là hợp lý?
Không phải một sớm một chiều mà bạn có thể tìm thấy những ngôi trường thích hợp cho mình. Số trường bạn xin vào cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị.
Đừng nộp đơn tới ít hơn 3 trường trừ khi bạn tin chắc rằng cả 3 trường đó sẽ nhận bạn; và bạn cũng đừng nên nộp hồ sơ tới quá 10 trường vì làm thế rất tốn thời gian và công sức, hơn nũa cũng có thể làm chất lượng hồ sơ tuyến sinh của bạn bị loãng đi đáng kể.
Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, con số 5-7 trường là hợp lý nhất. Bạn có thể phân loại các trường mà mình nộp đơn như sau:
- 2 trường “An Toàn”
- 2 trường “Trong Tầm Với”
- 2 trường “Mơ Ước”
Đấy chỉ là một gợi ý của chúng tôi. Bạn không nhất thiết phải làm theo cách này. Chú ý là tôi in nghiêng các từ “bạn cho rằng”, “bạn nghĩ” hay “bạn tin rằng”. Lý do là, những điều bạn nghĩ có thể sẽ không trở thành hiện thực. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các trường “An Toàn” có thể từ chối bạn thằng thừng, cùng lúc đó tất cả các trường “Ước Mơ” lại nhận bạn vào học! Điều này rất khó nói trước phải không?
- Phỏng vấn (Interview) có tầm quan trọng thế nào?
Một số trường, đặc biệt là các trường có mức độ cạnh tranh cao, tổ chức phỏng vấn tuyển sinh. Với một số trường (chẳng hạn như Harvard), cuộc phỏng vấn này là bắt buộc, và có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình tuyển sinh. Tuy nhiên, với một số trường khác, các trường chỉ thực hiện phỏng vấn khi bạn yêu cầu. Hội đồng tuyển sinh sẽ cử ra đại diện của mình tại các địa phương để gặp gỡ trực tiếp với các thí sinh.
Khi đến phỏng vấn, hãy tìm hiểu kĩ thông tin về trường ĐH đó. Có thể tìm kiếm trước thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn. Bạn có thể nhờ một người hiểu biết về quá trình tuyển sinh giúp bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn “nháp.” Hãy ăn mặc gọn gàng, lịch sự, và chuẩn bị một số câu hỏi cho chính người phỏng vấn bạn. Hãy coi đây không chỉ là một cơ hội để ban tuyển sinh tìm hiểu và “soi xét” bạn, mà cũng là một cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về trường mà bạn quan tâm.
Bảng xếp hạng US NEWS: http://www.usnews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php
Top 50 National Universities
1 Harvard University (MA)
1 Princeton University (NJ)
3 Yale University (CT)
4 University of Pennsylvania
5 Duke University (NC)
5 Stanford University (CA)
7 California Institute of Technology
7 Massachusetts Inst. of Technology
9 Columbia University (NY)
9 Dartmouth College (NH)
11 Washington University in St. Louis
12 Northwestern University (IL)
13 Cornell University (NY)
13 Johns Hopkins University (MD)
15 Brown University (RI)
15 University of Chicago
17 Rice University (TX)
18 University of Notre Dame (IN)
18 Vanderbilt University (TN)
20 Emory University (GA)
20 University of California – Berkeley*
22 Carnegie Mellon University (PA)
23 Georgetown University (DC)
23 University of Virginia*
25 Univ. of California – Los Angeles*
25 University of Michigan – Ann Arbor*
27 Tufts University (MA)
27 U. of North Carolina – Chapel Hill*
27 Wake Forest University (NC)
30 Univ. of Southern California
31 College of William and Mary (VA)*
32 Lehigh University (PA)
32 Univ. of California – San Diego*
34 Brandeis University (MA)
34 University of Rochester (NY)
34 Univ. of Wisconsin – Madison*
37 Case Western Reserve Univ. (OH)
37 Georgia Institute of Technology*
37 New York University
40 Boston College
40 University of California – Irvine*
42 U. of Illinois – Urbana - Champaign*
43 Rensselaer Polytechnic Inst. (NY)
43 Tulane University (LA)
45 Univ. of California – Santa Barbara*
45 University of Washington*
45 Yeshiva University (NY)
48 Pennsylvania State U. – University Park*
48 University of California – Davis*
50 Syracuse University (NY)
50 University of Florida*
Top 50 Liberal Arts Colleges
1 Williams College (MA)
2 Amherst College (MA)
3 Swarthmore College (PA)
4 Wellesley College (MA)
5 Carleton College (MN)
6 Bowdoin College (ME)
6 Pomona College (CA)
8 Haverford College (PA)
8 Middlebury College (VT)
10 Claremont McKenna College (CA)
10 Davidson College (NC)
12 Wesleyan University (CT)
13 Vassar College (NY)
14 Washington and Lee University (VA)
15 Colgate University (NY)
15 Grinnell College (IA)
15 Hamilton College (NY)
18 Harvey Mudd College (CA)
19 Smith College (MA)
20 Colby College (ME)
21 Bates College (ME)
21 Bryn Mawr College (PA)
23 Mount Holyoke College (MA)
23 Oberlin College (OH)
25 Macalester College (MN)
25 Trinity College (CT)
27 Barnard College (NY)
27 Bucknell University (PA)
27 Colorado College
27 Lafayette College (PA)
27 Scripps College (CA)
32 College of the Holy Cross (MA)
32 Kenyon College (OH)
34 Sewanee – University of the South (TN)
34 University of Richmond (VA)‡
36 Connecticut College
36 Union College (NY)
36 Whitman College (WA)
39 Bard College (NY)
39 Franklin and Marshall College (PA)
41 Centre College (KY)
41 Furman University (SC)
41 Occidental College (CA)
41 Skidmore College (NY)
45 Dickinson College (PA)
45 Rhodes College (TN)
47 Gettysburg College (PA)
47 Reed College (OR)1
49 DePauw University (IN)
49 Sarah Lawrence College (NY)
51 Denison University (OH)
51 Wabash College (IN)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: