T2 online

  • Bắt đầu pain
  • Ngày bắt đầu
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Phép thuật

Một con thỏ đến gặp thần rừng để xin được ban cho ít phép thuật. Thần rừng chấp nhận, với điều kiện, thỏ phải thực hiện được ba điều: Thứ nhất là lấy được viên ngọc lưu ly trong miệng rắn, thứ hai là phải đậu vào trường đại học “Bách thú khoa” và thứ ba là phải làm giám đốc một công ty quốc doanh nào đấy.

Đầu tiên, thỏ cho đàn em là nhím mang đến tặng rắn món nhái khô vốn là món khoái khẩu của rắn nhưng đã quá “đát” ba tháng. Rắn bị ngộ độc thực phẩm phải đi bệnh viện. Sau đó, thỏ “bắt tay” với bác sĩ gấu kê cho rắn một loạt toa thuốc ngoại nhập. Giá thuốc cao mà nhà rắn lại nghèo không trả nổi tiền thuốc nên phải đem ngọc đến chỗ thỏ cầm cố.

Sau đó, thỏ đến gặp cáo là trùm tổ chức đường dây thi hộ, bỏ ra một số tiền lớn để cáo làm bằng tốt nghiệp giả, giấy chứng minh nhân dân giả cho mèo rừng thông thái đi thi. Kết quả là thỏ đậu thủ khoa.

Nhờ có ô dù và tấm bằng đại học loại xịn, thỏ xin vào làm ở công ty cổ phần Cổ Cò và được bổ nhiệm làm phó phòng. Về đây thỏ không bỏ qua cơ hội nào để lấy lòng sếp. Từ sinh nhật sếp đến sinh nhật vợ sếp, từ đám cưới con sếp đến mừng thọ mẹ sếp, từ mừng tân gia, mừng năm mới đến mừng xe mới... tất cả đều được thỏ mừng bằng phong bì dầy cui.

Đó là chưa kể mời sếp đi khách sạn nhà hàng và... em út. Không chỉ đánh vào mặt tiền, thỏ còn đánh vào mặt hậu là... vợ sếp. Thỏ thường bảo vợ mình đến rủ vợ sếp đi shop, đi siêu thị, du lịch... Nhờ vậy mà chẳng bao lâu thỏ nhảy từ phó phòng lên trưởng phòng, phó giám đốc rồi... giám đốc!

Sau đó, thỏ đến chỗ thần rừng và kể cho thần nghe mình đã hoàn thành ba điều kiện như thế nào. Nghe xong thần lắc đầu thở dài nói:

- “Phép thuật”của nhà ngươi đã lợi hại hơn ta rồi, làm sao ta có thể dạy ngươi được. Để mai ta tâu với Ngọc Hoàng cho ngươi làm thần ở đây, còn ta “lạc hậu” quá phải về vườn thôi.
 
Đời tỷ phú

Khi tôi nhận được giấy báo nhập học từ trường Y, bố tôi bảo: “Bố đã gọi điện cho chú Ba, bạn cũ của bố, con lên thành phố cứ đến nhà chú mà ở. Con sẽ học được nhiều điều từ chú Ba, chú ấy là một tỷ phú nhưng sống rất bình dân”.

Cảm giác sẽ được trọ trong nhà của một tỷ phú làm tôi cứ bồn chồn, đến thành phố là tôi gọi xe ôm thẳng tới cái địa chỉ mà bố đã ghi cẩn thận trong giấy. Bố tôi nói quá đúng, chú Ba đúng là một tỷ phú bình dân.

Với quần soọc và áo thun ba lỗ, chú vừa bưng cà phê cho khách vừa toét miệng cười với tôi. Căn nhà không rộng lắm của chú được tận dụng tầng dưới để bán cà phê và tầng trên để ở. Được cái là nó khá dài nên tôi được bố trí một phòng nho nhỏ ở đằng sau.

Không cần đợi lâu, tôi được tận mắt chứng kiến ngay bữa ăn trưa của nhà tỷ phú, rất đơn giản nếu không muốn gọi là đạm bạc. Như vậy, bài học đầu tiên tôi có được là không nên rút tiền từ ngân hàng để đi chợ mua thức ăn.

Hai vợ chồng chú Ba chỉ có một đứa con trai đang học cấp II, buổi sáng chú Ba bán cà phê, thím Ba bán bún bò. Ngay buổi chiều đầu tiên ấy, chú Ba hỏi tôi: “Mày có nhậu được không?”. Tôi đáp: “Dạ, có nhưng cháu chỉ uống được một ít”.

Chiều hôm ấy chú Ba gọi thêm ông bạn hàng xóm và mua về nửa lít rượu đế với ít khô cá đuối. Bữa nhậu vui vẻ này dạy cho tôi bài học thứ hai: “Những người xài tiền chùa mới nhậu sang, còn những tỷ phú chân chính như chú Ba thì chủ yếu là xài rượu đế”.

Những ngày sau đó, khi trò chuyện với tôi, chú Ba thường kể về gương các nhà tỷ phú. Ví dụ như một tỷ phú bên Mỹ đi xe hơi cũ đáng ra đã nằm ở bãi rác; một ông khác thì thường ăn sáng bằng bánh mì không nhân. Một tỷ phú Anh đi xem bóng đá trốn vé; một ông ở Pháp chỉ uống rượu vang hạng bét. Càng ngày tôi càng sáng ra, thế thì tỷ phú bên mình lấy cá đuối làm mồi nhậu là sang lắm rồi.

Nhiều lúc tôi muốn hỏi chú Ba gửi tiền trong nước hay ở ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên nếu tôi có tiền tỷ như chú Ba thì tôi sẽ không lúi húi bưng bê cà phê cho khách, dạ dạ luôn miệng và tôi càng không để cho vợ mình phải bán bún bò vất vả thế. Tất nhiên nghĩ như tôi thì không thể thành tỷ phú được. Tôi nhẩm tính, nếu mình ra trường có việc làm ngay với thu nhập 3 triệu một tháng thì nếu không ăn không tiêu, chắc chắn chừng 30 năm thôi mình đã có cả tỷ đồng!

Nhưng việc chú Ba không chịu mua máy vi tính cho thằng Tí là tôi phản đối khá gay gắt. Tôi đưa ra hàng loạt cái lợi với đầy đủ những lời giải thích rất khoa học nhưng chú Ba vẫn tỷnh bơ: “Cái máy tính đến 5 triệu đồng, cần gì thì cứ ra ngoài tiệm Internet mỗi giờ có ba ngàn”. Tôi lại được một bài học nữa từ nhà tỷ phú: không nên đầu tư một số tiền lớn vào một việc mà khả năng thu hồi vốn rất mù mờ.

Một thời gian sau, thím Ba ốm liên tục, không bán bún bò buổi sáng được. Một mình chú Ba vừa bán cà phê vừa chăm sóc cho thím rất vất vả. Tôi bàn với chú: “Sao chú không cho người ta thuê mặt bằng, đỡ phải vất vả?”. Chú Ba đáp: “Mặt bằng nhà chú cho thuê mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu, làm sao đủ chi tiêu cho gia đình”. Có nghĩa là lãi tiền gửi ngân hàng chú Ba không bao giờ rút ra mà để dành cho thằng Tí sau này. Thật là một người cha biết lo xa.

Một hôm chú đưa thím Ba đi bệnh viện về có vẻ rất lo âu. Tôi hỏi: “Bệnh tình của thím thế nào hả chú?”. Chú buồn rầu: “Bệnh thím không khó chữa, chỉ tốn nhiều tiền”. Tôi nhìn chú thay cho câu hỏi, chú nói: “20 triệu” rồi nhìn ra cửa, vẻ thân thờ.

Tôi nghĩ 20 triệu thì có thấm vào đâu so với tiền tỷ của chú. Chỉ có thế mà chú lo lắng quả là quá đáng, tôi càu nhàu: “Chú lên ngân hàng rút đại vài chục triệu mà lo cho thím”. Chú Ba nhìn tôi ngạc nhiên: “Tiền ở đâu trong ngân hàng mà rút?”. Tôi cười: “Chú giấu cháu làm gì, bố cháu bảo chú là tỷ phú mà”.

Chú Ba chợt hiểu ra và nhếch mép cười: “Ừ, chú là tỷ phú thật, căn nhà của chú không biết từ đâu mà người ta định giá là hơn tỷ bạc, cả dãy phố này đều là tỷ phú hết. Mà tỷ phú kiểu này thì cái thành phố này có hơn một nửa là tỷ phú. Trong đó cái loại tỷ phú không có tiền chữa bệnh như chú thì nhiều vô kể”.
 
Nhà nhà khoa bảng

Gia đình Hai Heo và Ba Bò thuộc loại giàu có nhất cái làng vùng ven này. Hai căn nhà lầu nằm đối mặt nhau ở đầu con đường vào làng chính là của họ. Ngày xưa khi còn có tục đốt pháo đêm giao thừa, bà con trong làng năm nào cũng có dịp thưởng thức cuộc “đấu pháo” của hai ông láng giềng.

Khi trò đốt pháo đã bị cấm hoàn toàn, một thời gian dài ông Hai và ông Ba chẳng có trò gì để đấu với nhau cho thỏa ý. Trong làm ăn, xem ra ông nào cũng giỏi. Lò mổ heo của ông Hai làm ăn ngày càng khấm khá thì lò mổ bò của ông Ba cũng chẳng kém. Rồi bỗng một ngày đẹp trời, cả hai ông chợt nhận ra rằng thằng quí tử duy nhất của nhà mình nhất định phải giỏi hơn thằng con trai lão hàng xóm đáng ghét. Và thế là họ lại lao vào một cuộc thi, tất nhiên lần này qui mô hơn hẳn cái trò đốt pháo năm xưa.

Thế là ngay từ bậc tiểu học, hai cậu ấm đã được lệnh luôn phải là học sinh xuất sắc. Điều này có vẻ quá dễ, chẳng cần cố gắng lắm hai thằng nhóc cũng lọt vào danh sách 35 em xuất sắc trên tổng số 40 học trò của lớp. Cuộc thi xem ra có phần nhàm chán ở giai đoạn đầu, thỉnh thoảng thằng nhỏ con nhà Hai Heo học có yếu hơn một tí nhưng rồi nhờ sự thăm viếng chu đáo của ông bố nên thầy giáo cũng không nỡ xếp cậu học trò vào diện học sinh... giỏi, thế là xuất sắc...

Ngày tháng trôi qua êm đềm cho đến lúc cả hai quí tử chuẩn bị thi vào đại học. Lần này mệnh lệnh được ban ra cương quyết hơn: bằng mọi giá phải đậu. Mỗi nhà huy động bôn ông thầy dạy thêm môn toán, sáu cô giáo dạy thêm môn vật lý và hai vị tiến sĩ kèm riêng môn hóa học... Tỉ số cho hiệp đấu này lại là 1-1. Hai quí tử đều đậu vào đại học.

Thế là lệnh mới lại được ban ra: học hết đại học này phải tiếp tục học... đại học khác, học cho đến khi nào có... nhiều bằng cấp hơn mới thôi.

Hai thằng con hiếu thảo cứ thế so kè nhau mà học cho đến lúc mỗi thằng đều có ba cái bằng đại học thì hai ông già hiếu thắng lần lượt rủ nhau sang thế giới bên kia để tiếp tục ganh đua.

Vài năm sau, trên một tờ báo lớn, bài viết của một phóng viên danh tiếng đã làm xôn xao dư luận xã hội. Bài viết khá dài và được đặt ở một vị trí trang trọng với nhan đề: “Chủ lò mô với ba bằng đại học”. Có cả ảnh chụp cái bàn thờ của ông bố với chân dung rạng rỡ và phía dưới là ba tấm bằng tốt nghiệp đại học của quí tử xếp một hàng ngay ngắn.

Bài viết có ngay tác dụng, sau đó người ta thấy xuất hiện nhiều chủ trại gà có hai bằng đại học, chủ lò gạch có bôn bằng đại học hoặc chủ cửa hàng thịt chó có năm bằng đại học. Thêm nữa, có anh lái xe ôm tốt nghiệp trường giao thông vận tải, chị bán bún riêu đã qua đại học sư phạm, bà bán tạp hóa có bằng cử nhân kinh tế, em gái bán báo vừa tốt nghiệp trường báo.
 
Tân cô bé quàng khăn đỏ

Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là cô bé quàng khăn đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet.

Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.

Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:

- Bà ơi, sao tai bà to thế?

- Để bà nghe ngóng được nhiều.

- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?

- Do bà hay cúi trước người khác đấy.

Cô bé vẫn còn thắc mắc:

- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?

- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.

Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.

- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?

- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.

Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:

- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?

- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít “nhất dạ cửu giao”.

Cô bé lại hỏi:

- Bà ơi, sao mồm bà to thế?

- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.

Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:

- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?

Lão sói thong thả:

- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.

- Thế sao bụng bà to thế?

- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.

Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.

Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.

Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.
 
Người chồng khốn khổ

Đang ngồi trong phòng tham vấn của tôi là một người đàn ông trạc tuổi 40. Anh ta đến để than phiền vợ mình, nào là lười nhác, nào là hậu đậu, nói nhiều, bê bối... Tôi kiên nhẫn để cho anh ta nói hết. Nói chung, đàn ông nào mà chẳng than phiền về vợ của mình. Người nào không có gì để nói chẳng qua là do anh ta… chưa vợ mà thôi.

Sau khi anh ta nói xong, tôi bắt đầu đặt câu hỏi:

- Bây giờ anh và tôi cùng xem xét tình huống này nhé: tôi biết có một người đàn ông cứ lâu lâu lại phải chịu đựng cảnh trong lúc anh ta vừa mệt mỏi trở về từ công sở, đang mong đợi một bữa cơm chiều nóng hổi thì cô vợ bỏ đi mất khiến anh ta phải lủi thủi ra tiệm ăn. Đã vậy, lâu lâu vợ anh ta lại đón anh ta với một bộ dạng kinh khủng, dơ bẩn, hôi hám. Nếu là anh thì anh sẽ làm thế nào?

Vị khách hàng của tôi nhún vai:

- Làm sao chịu nổi một người vợ như vậy được? Phải cho cô ta một trận thôi.

Tôi tiếp tục:

- Chưa hết, cô vợ đó lại thường xuyên đòi chồng đưa thêm tiền chợ, với lý do là những ông chồng của mấy bà hàng xóm đưa tiền chợ nhiều hơn, dù rằng nhà của cô ta bé tí, còn nhà hàng xóm toàn villa, biệt thự… Điều đáng nói là mỗi ngày cô ta làm thất thoát tiền chợ tới 30% không rõ lý do. Thế nhưng người chồng vẫn vui vẻ, chẳng phàn nàn gì!

Vị khách trố mắt:

- Thằng cha đó điên rồi!

- Thỉnh thoảng cô ta còn biến đâu mất một vài ngày, anh chồng tất tả chạy đi kiếm, năn nỉ gần chết cô ta mới chịu về.

- Làm gì có một người chồng như vậy trên đời!

Khách hàng của tôi buông một câu chắc nịch. Tôi mỉm cười:

- Tôi sẽ đưa anh đi gặp người đó. Không chỉ một, mà hàng trăm, hàng triệu người…

Uy tín của tôi làm cho người khách bắt buộc phải tin. Anh ta thừ người ra:

- Vậy chắc cô ta phải có một cái gì đó thật đặc biệt thu hút… Cô ta có đẹp không?

- Không, nhan sắc bình thường.

- Cô ta phải rất chiều chồng?

- Ngược lại là khác!

Anh ta mất hết kiên nhẫn:

- Vậy bà vợ ấy ắt phải có bí quyết nào đó khiến chồng bà ta không thể bỏ được?

- Đúng! Anh bắt đầu hiểu ra vấn đề rồi. Mấy bà đó là mấy bà vợ “có đăng ký”. Anh chồng nào lỡ ký tên mình vào giấy rồi thì sẽ khó mà sống được nếu thiếu mấy bả…

- Nhưng vậy thì tôi học được gì ở đây?

- Tôi chỉ muốn cho anh thấy một thí dụ hết sức thuyết phục về khả năng thích nghi không giới hạn của con người. Gặp những người này rồi, anh sẽ thấy chuyện của anh và vợ anh chẳng có gì đáng phiền muộn cả.

Tôi viết địa chỉ lên một miếng giấy, dặn anh ta về đến nhà hãy mở ra đọc. Nhưng tôi biết chắc sự tò mò sẽ khiến anh ta mở nó ngay khi vừa bước ra khỏi cửa phòng tham vấn. Anh ta sẽ chẳng khó khăn gì để tìm gặp những người mà tôi đã mô tả ở trên, bởi vì họ có nhiều nhiều lắm, hằng hà sa số ở thành phố này. Còn nếu muốn dễ hơn nữa thì cứ tìm các bà vợ bởi các “ông chồng” có thể khác nhau, nhưng những “bà vợ” mà tôi nghiên cứu nói trên đều có một điểm chung: dù tên các bà có là Sài Gòn, là Thủ Đức, là Gia Định… gì gì đi nữa thì các bà cũng đều có một cái họ chung là “Nước Máy”.
 
Tao cũng chẳng muốn câu bài đâu. Nhưng tao thấy có nhiều chuyện cần phải nói theo một phương thức không giống ai................
 
Whenever i step outside, somebody claims to see the light
It seems to me that all of us have lost our patience.
'cause everyone thinks they're right,
And nobody thinks that there just might
Be more than one road to our final destination

But i'm not ever going to know if i'm right or wrong
'cause we're all going in the same direction
And i'm not sure which way to go because all along
We've been going in the same direction

I'm tired of playing games, of looking for someone else to blame
For all the holes in answers that are clearly showing
For something to fill the space, was all of the time i spent a waste
'cause so many choices point the same way i was going.....

So why does there only have to be one correct philosophy?
I don't want to go and follow you just to end up like one of them
And why are you always telling me what you want me to believe?
I'd like to think that i can go my own way and meet you in the end.

But i'm not ever going to know..........
 
Tao nghĩ cái chuyện đồng phục vẫn cần xem lại. Vấn đề mấu chốt là tại bọn mày không bàn bạc kĩ với nhau.(>_<)
 
Tuần sau có gì phải làm, kiểm tra không nhỉ? Mà sao tao kêu gọi vậy mà không có đứa nào chỉ tao mua đĩa Hoobastank dzậy?
 
Nghe Hoobastank công nhận sướng, vậy mà ở mấy hàng đĩa ở Cầu Giấy chả thấy cái đĩa nào của Hoo cả!Ghét vãi.....
 
Đây là bài thứ 3000 - Cấm xóa bài I stand here face to face
With someone that I used to know
He used to look at me and laugh
But now he claims
That he's known me for so very long
But I remember being no one
I wanted to be just like you
So perfect, so untouchable
Now you want me to be with you
Someone who used to have it all
Do you remember now
You acted like you never noticed me
Forget it
Cause the gone has come around
And you're not allowed to be a part of me
Did you know me?
Or were you too preoccupied
With playing king in your small kingdom
And now the real world
Has stripped you of your royalty
And from your kingdom you're evicted
I wanted to be just like you
So perfect, so untouchable
Now you want me to be with you
Someone who used to have it all
Do you remember now
You acted like you never noticed me
Forget it
Cause the gone has come around
You're not allowed to be a part of me
Part of me
Part of me
Part of me
You're never going to be a part of me
You're never going to be a part of me
You're never going to be a part of me
You're never going to be a part of me
You're never going to be a part of me
You're never going to be a part of me
Do you remember now
You acted like you never noticed me
Forget it
Cause the gone has come around
You're not allowed to be a part of me
Part of me
Part of me
Part of me

=D> =D> =D> =D> =D> =D>
 
Tình hình, các lớp khác đồng phục lớp rôm rả lắm, lớp mình phải xúc tiến thôi, mai mọi người mang tiền nộp tiền đồng phục lớp nhé....có khoảng 10 đứa nộp rồi..( PNAm + Vũ đã nộp đầu tiên ) :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mày không lấy được đâu, tao chơi bẩn lắm :))
20k kô thể vào tay mày được, đặng nhỉ :))

Đáng tiếc Thanh ạ, mày gặp nhầm lúc tao đang điên :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đã thống nhất là chơi đẹp sao AT con xóa bài thế!!!!!!!!
Thôi mọi người nộp tiền mua vải đi.Đằng nào cũng đã chon vải rồi mà mua với số lượng lớn thì khó kiếm vải đẹp lắm. Cứ may lên tất cả mọi người cùng mặc thì chắc sẽ đẹp thôi.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên