Tủi thân... ngoại tỉnh

chà , mọi người có vẻ chê người nhà quê quá nhỉ nhưng thật ra mình cũng là người gốc nhà quê mà :-? :) nhưng nói thật...đôi lúc cũng ko thích họ :-? hay " ăn bám " ( đấy là tùy ạ) như ở nhà em , cả nhà nội có 9 anh chị em nhưng mà có mỗi bố em với 1 bác ăn nên làm ra thế mà bác kia sợ vợ chẳng giúp đỡ đần nuôi bà , việc gì cũng đến bố em :-? làm ra tiền chẳng mang về nhà toàn mang về quê , 1 năm về quê đến mấy lần , mỗi lần mất 4 5 triệu mà đến lúc bà em hỏi các bác tại sao ko trả nợ bố em , có bác còn nói : " gớm , tôi làm gì có tiền hả bà ,tôi phải có vốn riêng chứ " thử hỏi có ai còn muốn giúp , cứ lên HN là thấy j hay cũng xin về . rất khó chịu ...:(
 
Tôi thấy rằng ở đây, rất nhiều người đánh đồng 2 khái niệm văn hóa và văn minh. Nếu chưa phân biệt được 2 khái niệm này thì tốt nhất là đừng nói gì, đọ vào thấy khập khiễng lắm. Đem so nhà quê và thành phố với việc VN và nc ngoài :)) . khập khiễng
 
Quả thực 2 cái đó khác nhau thực, nhưng chả biết lí giải thế nào nữa... có lẽ văn hóa là nền tảng rất lâu đời và người ở những nền văn hóa khác nhau phải tôn trọng những văn hóa khác văn hóa mình, còn văn minh là tiêu chuẩn chung mà tất cả mọi người đều phải tuân theo...Vậy những việc làm đại loại như là nhổ bọt ra đường thì ko thể đổ tại "văn hóa mình nó thế" mà là do kém văn minh phải ko ạ??Nếu vậy thì ko thể phủ nhận người nhà quê, ngoại tỉnh về phần đông vẫn kém văn minh hơn người HN.........Dĩ nhiên ko thiếu dân HN cư xử kém văn minh, nhưng về số đông thì.........
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra hiện tượng người nông thôn tìm cách lên thành phố... người thành phố ở các nước chậm phát triển muốn nhập cư sang các nước văn minh phát triển là một qui luật chung thôi. Người ta luôn tìm và hướng tới môi trường sống tốt đẹp hơn.
Chị nói rất đúng đấy chị ạ.Quy luật này là tất yếu phải không ? vì người ta sống vì phải vươn lên để sống .
Và những người lao động tay chân từ ngoại tỉnh đổ về thử xem họ làm rì cho Hà Nội,họ làm những công việc mà một số người "sợ bẩn" rẻ rúng con người họ,họ móc cống,họ làm hố ga ,họ làm đường,họ leo trèo xây dựng ,tất tần tật các công việc mà người Hà Nội ít ai có thể làm được.
Một số lượng rất nhỏ người dân tỉnh thông minh, xuất sắc lên HN học và làm việc
Chị có số liệu thông kê ko, để cho mọi điều khách quan một chút đi chị.Chị cứ thử nhìn tất cả những người tài năng trội lên ở mọi lĩnh vực,từ viết nhạc,văn thơ,từ làm kinh tế,từ chính trị,từ bậc giáo sư,rồi thì bé hơn chút nữa các tầng giám đốc ,trưởng phòng.... và nói gần hơn là ở trường Ams có thời lấy giáo viên tỉnh ngoài về cũng nhiều đúng ko chị ?Mà cũng đúng thôi trong tài năng có ý chí mãnh liệt và còn có cả đạo đức.

Nhà quê nông thôn : là người làm ruộng và có thể nhiều gia đình có truyền thống nho học
Nhà quê ở thị trấn : là người ko làm ruộng,có một số người giàu vì buôn bán ...
Nhà quê ở thành phố : là người ko có ruộng ,có người giàu và có người thể có học đến đại học,đến tiến sĩ....

Ngoại tỉnh = nhà quê ?? Nói về ngoại tỉnh sao nói nhiều đến những người nông dân quá vậy.

Những cái ví dụ trên đây cứ nhập nhằng có cái nói về người thiếu văn hóa tỉnh ngoài,người lao động kiếm sống tỉnh ngoài,rồi người nông dân tỉnh ngoài ,rồi lại thỉnh thoảng cài thêm tâng lớp sinh viên ngoại tỉnh (những người mà một số người có ý là sẽ không nên lấy vì những ví dụ trên đây).Vậy thì có nên phân biệt giữa người có văn hóa tỉnh ngoài,người có học tỉnh ngoài...với người vô học ko,và người thiếu văn hóa ko.Với cả có những câu,có từ ,"dân ngoại tỉnh lên đây kiếm sống","dân ngoại tỉnh về hết trả lại những rì tốt đẹp nhất cho Hà Nội","đói khổ","mặc cảm","bản chất nông dân","tủi thân"....là đang nói về tầng lớp nào của ngoại tỉnh thế , có phải là những người mà đang minh chứng cho việc có nên lấy làm chồng /hay vợ ngoại tỉnh ??? .Kể ra thì nếu một số người ngoại tỉnh có thành đạt đến mấy ,có tri thức và địa vị cao đên mấy,đọc cái topic này ko biết họ có nghĩ là những ví dụ trong topic này ko nói về họ ko.

sao họ không chịu hiểu một điều: "Ai được sinh ra ở đâu thì hãy trở về nơi đó".

Câu này đúng là đi trước nên văn minh nhân loại nhiều quá .

Một số tiêu cực do dân tỉnh ngoài mang đem đến ,ta nên cấm họ ko được đặt chân lên đất Hà Nội.Có nực cười ko khi ta đang ăn gạo của họ :) .Bao nhiêu con đường giao thông,rôi trang bị phương tiên để thông thương giữa Hà Nội với các tỉnh để làm rì thế.

Mình rất tâm đắc với sự chân thật của Long,Long ngạc nhiên ở thảo luận nghiêm túc Long nói đên phân biệt chủng tộc thì chỉ là 1 người , 1 con én rất nhỏ ko làm nên mùa xuân ;) thì lại bị mắng lên lên xuống xuống.Còn ở đây đang nói rất nhiều về sự "phân biệt nguồn gốc" thì lại ko sao.

Mình chỉ thấy là lạ rằng một topic quá nhạy cảm về tiêu đề,nội dụng và tất cả các câu nói...Những người ở bên thảo luận nghiêm túc ko tham gia mấy mà cả những người có trách nhiệm phát triển Hao nữa....

Topic này có lẽ sẽ có rất nhiều người đọc,rất rất nhiều và những điều này sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn ,ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của nhiều người ,ảnh hưởng đến tâm lý chung và đặc biệt là những còn rất trẻ.
.Đang nhẽ vấn đề này nó phải là ở bên thảo luận nghiêm túc và có nhiều ý kiến của những người tài năng ở Hao.
 
văn minh civilization là nền tảng foundation , từ đó có những văn hóa culture dựa trên văn minh.
văn minh có thể gọi là nền văn minh của người ai cập, nền văn minh của châu âu. Văn hóa hà nội, văn hóa thăng long.....

vâng, vậy là đã rõ, tất cả chúng ta cùng khinh thường cái gọi là văn hóa nhà quê. Nhung nguoi ung ho no SAI. Có ai phản đối không ạ :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Văn minh nhà quê chứ anh????
Các giá trị văn hóa là những cái cần trân trọng, nhưng văn minh thì là những qui tắc phải theo chứ???
 
Nhưng người ta vẫn nói kiểu như "người văn minh thì phải cư xử có văn hóa" - thế thì văn hóa ở đây ko hoàn toàn mang nghĩa "Văn hóa -nghệ thuật" mà là "văn hóa văn minh đấy chứ.
Em so sánh chỉ để nói lên cái phân biệt mà ai cũng phải gặp thôi, th này em thấy chẳng khập khiễng.
 
Bùi Tích Côn đã viết:
Mình chỉ thấy là lạ rằng một topic quá nhạy cảm về tiêu đề,nội dụng và tất cả các câu nói...Những người ở bên thảo luận nghiêm túc ko tham gia mấy mà cả những người có trách nhiệm phát triển Hao nữa....
Topic này có lẽ sẽ có rất nhiều người đọc,rất rất nhiều và những điều này sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn ,ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của nhiều người ,ảnh hưởng đến tâm lý chung và đặc biệt là những còn rất trẻ.
Đang nhẽ vấn đề này nó phải là ở bên thảo luận nghiêm túc và có nhiều ý kiến của những người tài năng ở Hao.

Đồng ý với ý kiến của Côn!

Mình có 1 thói quen như thế này, ko biết là tốt hay xấu. Trước khi đánh giá hay nhận xét cái dở của người này người nọ (sự đánh giá là quyền của mỗi người), mình thường nghĩ lại xem:

- cá nhân mình có phạm phải những cái đó hay ko?

- cá nhân mình có phạm phải những cái ko hoàn toàn là như thế, nhưng có khi còn trầm trọng hơn thế, xét về tổng thể hay ko?

Tìm thấy cái dở, cái xấu ở người khác cực dễ, nhưng có cái nhìn phê phán với bản thân hoặc với những người "cùng hội cùng thuyền" với mình, chắc là ko đơn giản. Dễ hiểu là đa số các thành viên HAO là người HN, hay gốc gác HN, nên mới có thể thoải mái buông những lời có tính mạ lỵ với người ngoại tỉnh ("nhà quê") như thế. Ở những forum mà "diện tham gia" rộng rãi hơn, và gốc gác của thành viên cũng được mở rộng hơn, có lẽ sẽ ko bao giờ có một số ý kiến như mình đã đọc ở trong topic này.

Dù biết là, nhiều bạn viết theo kiểu "trà dư tửu hậu", tức là cũng ko nghĩ thật chín chắn về những gì mình đã viết.

L.
 
Nguyễn Nguyên Phương đã viết:
Em chẳng phân biệt đối xử nhà quê, thành thị gì cả nhưng mà em lấy chồng thì cứ phải ở hẳn HN cơ, Tết ko về quê đâu :(( Em có con chị họ, cứ Tết là bố bắt về quê ---> bây giờ 22 tuổi rồi mà chưa bao giờ được xem bắn pháo hoa :D Với cả, em sợ về quê, họ hàng hang hốc nhiều, dây mơ rễ má cứ loạn cả lên, đi từ đầu làng đến cuối làng cứ hết chào cô, chào bác, cậu, mợ,... vân vân và vân vân 8-} Chẳng biết đường nào mà lần, mà xưng hô, gọi sai lại bị nói là vô lễ. Nói chung gốc ở đâu ko quan trọng, cưới em thì cứ phải ở HN, bất di bất dịch, ko có chuyện em về quê ở dâu đâu :|
((

Chuyện lấy ai thi khác, ko nhất thiết phải vì lý do "văn hóa nhà quê" hay "người nhà quê thiếu văn hóa"... Mỗi vùng của một đặc thù trong "văn hóa cư xử", người ở hai vùng khác nhau có nhũng khác biệt về nhiều mặt, nên sự lo ngại về chuyện ko hợp khi ăn đời ở kiếp với nhau, có thể là có cơ sở.

Nhưng trong thực tế có vậy ko, thì có khi còn cần phải bàn. Chưa thấy có thống kê nào (hoặc có rồi mà anh ko biết?) chứng tỏ một cách rõ ràng và khoa học, ví dụ, rằng tỉ lệ ly dị, hay xích mích bất hòa giữa 1 cặp chẳng hạn HN - ngoại tỉnh, thì cao hơn 1 cặp thuần HN, hoặc thuần ngoại tỉnh.

Cho nên, lắm thứ có thể chỉ mang tính cảm tính, chưa tổng quát hóa lên được!

Nguyễn Đức Long đã viết:
vâng, vậy là đã rõ, tất cả chúng ta cùng khinh thường cái gọi là văn hóa nhà quê.

Em cho anh cái định nghĩa sơ sơ về "văn hóa nhà quê" (hay "văn hóa thành thị") nhé.

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trần hữu quang đã viết:
ng ngoại tỉnh có khác HN ko?
Chắc là có. Những người mà em tiếp xúc nói chung vẫn có một cảm giác gì đó ko như khi mình nói chuyện với ng HN. Mà cái này thì có gì là lạ, ng Nghệ An chắc cũng phân biệt người Thanh Hóa chứ ạ :). Những cái kiểu như cầm thìa dĩa hay ăn uống gì đó thì chỉ cần muốn thay đổi là làm đc, quan trọng là ng đó có ý thức đấy là một cái cần thay đổi hay không. Những cái này thì chả có gì. Tuy nhiên cũng có những cái ở sâu trong mỗi con ng mà không dễ gì thay đổi dc như tính cách, quan niệm sống…. Nói phóng đại để mọi ng dễ hình dung thì cứ so một đứa trẻ VN lớn lên ở Mĩ với ở VN. Những điểm khác nhau chắc ai cũng hình dung qua dc. 1 ng lớn lên ở VN thì dù sang Mĩ định cư thì vẫn còn đấy cái chất VN, chả bao giờ hết ( hy vọng cái này thì ko ai phản đối :) ). Chắc ng ngoại tỉnh về HN cũng có 1 phần như vậy :).

Người ngoại tỉnh dĩ nhiên có khác người HN, và cho dù họ có hội nhập bao nhiêu đi nữa, thì cái khác ấy cũng ko hết, và thực ra, ko cần hết. Chính cái khác đó khiến 1 xã hội trở nên đa dạngsống động.

Chỉ cần là, cái khác ấy đừng là những khiếm khuyết, những trì trệ của người ngoại tỉnh (mà nói đến khiếm khuyết, trì trệ thì người nào chả có, cứ gì ngoại tỉnh?)

Mức độ chấp nhận những khác biệt của những người sống bên mình cũng nói lên độ chín và "văn minh" của một xã hội. Nói rộng ra tí, nếu mình ko muốn ở một xã hội (bên này) mà người dân bản địa họ có thể thường xuyên bảo mình là "có thể anh OK đấy, nhưng sao ko về quê hương anh mà sống?", thì sao mình lại có cái nhìn kỳ thị với chính người cùng một ruột với mình?

L.
 
VD đơn giản nè : văn hóa châu âu là dùng thìa , dĩa . Văn hóa châu á là dùng đũa . Thế nên ko thể nói dùng đũa là không văn minh bằng dùng dĩa. Chỉ những đứa ngu ngốc mới đem cái này ra để ví dụ vì nó vô cùng khập khiễng
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
anh có bị thiểu năng không mà không hiểu từ đầu đến giờ đang nói về cái gì? :)). Đọc hết topic đi rồi nói chuyện tiếp. Mục đích cố sức để nói đến 1 phạm trù cơ bản nhằm dọa người khác là vô ích. Có vẻ anh bắt chiếc cách ăn nói trong sách vở nhiều quá hê hê :)).
Đọc lại topic nhé :).

:) Bình tĩnh em, nóng thế?

Anh có thói quen đọc kỹ những gì trong topic và suy nghĩ trước khi nói. Trong topic này cũng vậy.

Ngoài ra, anh có nhận xét (ko chắc đúng) là có thể em cũng ko hiểu hết những gì em viết đâu, ví dụ câu này: "Mục đích cố sức để nói đến 1 phạm trù cơ bản nhằm dọa người khác là vô ích".

Trên forum thì chả ai dọa được ai cả, em biết rõ điều đó nhỉ?

L.

TB. Anh đã qua cái tuổi để phải bắt chước cách ăn nói trong sách vở rồi. Ở tuổi anh, anh nói bằng trải nghiệm thực tế và sự suy ngẫm của cá nhân mình nhiều hơn...

Nhận xét của em về thiểu năng thì... để anh suy nghĩ cái đã rồi sẽ phát biểu sau nhé :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. anh hỏi em def của văn hóa nhà quê. Cool, vậy từ đầu topic đến giờ, cả chục các dẫn chứng và ví dụ, anh đã hiểu chưa? Có thể anh lý luận là vẫn chưa có def nào cả. Nhưng lý thuyết bắt đầu từ thực tiễn. Từ sau khi nói về văn hóa nhà quê thì có thể : à tức là khạc nhổ, à tức là hôi hám.... Cool?
Nếu anh vẫn không hiểu thì em có quyền hiểu là anh chưa đọc topic, hoặc đọc mà không hiểu, so em assume anh có vấn đề, phải chứ? :)).

2. em đi nhiều forums. Để bắt bẻ nhau và hạ thấp lý lẽ của người khác (mục đích để sướng mồm :))), người ta thường dùng những thủ thuật phổ biến sau :

. Chỉ trích cá nhân để lái topic sang hướng khác (ôi sao mày cứ chê nó thế, mày đã được bằng nó chưa?)
. Cố tính đánh lạc hướng bằng cách đưa ra arguement về 1 vấn đề khác.
. Quay sang Evaluate câu hỏi để phủ nhận value của nó và từ đó phủ nhận answer :)).
. tiêu cực : lock topic, vi phạm nội quy diễn đàn :)).

cái mà em muốn nói tới là thuộc về tình trạng thứ 3. Câu hỏi là : "có nên khinh thường văn hóa nhà quê không". anh đưa ra câu trả lời nhưng không phải cái được hỏi ( yes no question), mà là "văn hóa nhà quê" là gì. Vâng, mời anh đọc lại 1. :)). Vì thế em chỉ trích cách sử dụng thủ thuật cò con đó của anh để phủ nhận câu hỏi của topic :)).

cách ăn nói này thường được gặp trong sách vở. Ví dụ "các bạn đều nói rằng các bạn rất yêu thích âm nhạc và rất tài giỏi trong việc đàn hát. Vậy cho tôi hỏi các bạn, âm nhạc là gì?". Nếu chú ý để ý thì đây là cách mà người ta dùng để phủ nhận 1 cái gì đó, nhất là trong sách vở. Tuy nhiên, nó chỉ work với những vấn đề hoàn toàn xa lạ với nhau, ở đây là những người đuọwc hỏi trong ví dụ này. Nếu họ hoàn toàn không biết gì về âm nhạc thì chắc chắn sẽ không trả lời được. Nhưng nếu ít nhất biết đánh đàn guitar thì sẽ trả lời được, dù không cực kỳ precise.
Buồn cười ở chỗ anh áp dụng máy móc cách này vào trong vấn đề được thảo luận--> hệ quả là không phù hợp :)).
Cái cơ bản ở đây em muốn đề cập đến khái niệm cơ bản của 1 vấn đề. Ví dụ trên là khái niệm của âm nhạc. Nhưng, hê hê, để viết 1 def cơ bản của vấn đề văn hóa nhà quê thì giống như viết khái niệm cơ bản của đua xe trái phép trên đường vậy, nghe buồn cười lắm :)).

Vâng, chỉ có 3 dòng mà người bình thường đủ để hiểu (ai không hiểu xin thông báo cho em biết ạ), em đã phải lý luận ra 2 phần dài gấp 10 lần thế để trả lời anh. Vậy em có quyền assume không ạ? :)).
 
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Tìm thấy cái dở, cái xấu ở người khác cực dễ, nhưng có cái nhìn phê phán với bản thân hoặc với những người "cùng hội cùng thuyền" với mình, chắc là ko đơn giản. Dễ hiểu là đa số các thành viên HAO là người HN, hay gốc gác HN, nên mới có thể thoải mái buông những lời có tính mạ lỵ với người ngoại tỉnh ("nhà quê") như thế. Ở những forum mà "diện tham gia" rộng rãi hơn, và gốc gác của thành viên cũng được mở rộng hơn, có lẽ sẽ ko bao giờ có một số ý kiến như mình đã đọc ở trong topic này.

Dù biết là, nhiều bạn viết theo kiểu "trà dư tửu hậu", tức là cũng ko nghĩ thật chín chắn về những gì mình đã viết.
L.
Thật sự anh Linh chưa nhìn thấy cái tính chất "nguy hiểm" của vấn đề ...
Đầu tiên trong cái topic này đang đánh đồng ngoại tỉnh với nhà quê nông thôn.Và những sinh viên ngoại tỉnh khi đọc topic này cũng có cảm giác là đang nói về mình.
Sau này thì đã phân biệt tính từ "nhà quê " hơn,nhưng đang đánh đồng và dùng cái từ quá nặng nề "bản chất nông dân" ,"văn hóa nhà quê"...

Anh có nghĩ rằng những câu chửi rủa quá ác ý,lời miệt thị đầy sự phân biệt gốc gác và có cả hiểm ý sẽ tạo ra tâm lý,cái cách nhìn từ "nhà quê","ngoại tỉnh" hàng loạt như thế nào đối với những người ít tuổi và lại thiếu nhận thức khi đọc xong topic này ko ?

Rồi những người ngoại tỉnh vào đọc topic này thì cái cảm giác của họ khi nghĩ về "người Hà Nội" ko ?

Những con người nói rất hay về văn hóa,về xây dựng đất nước này nọ ...mà đã tự tạo ra lỗ hổng lớn giữa ngoại tỉnh và Hà Nội sẽ gây trở ngại thế nào đối với quá trình phát triển chung về kinh tế,văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng ko ?

Những người chịu trách nhiệm phát triển Hao đã bỏ qua...

Bây giờ mình sẽ nói thẳng,thật thẳng,để những con người hay rủa kia biết ( chỉ riêng những người có bản chất ích kỉ,ăn nói đầy ác ý).
 
Thứ nhất đi vào góc cạnh văn hóa vì mọi người hay nói về từ này nhất
Văn hoá Việt Nam là một những nền văn hóa lâu đời nhất trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, gồm nhiều truyền thống và phong tục. Mặc dù về mặt địa lý Việt Nam nằm trải dài trên vùng Đông Nam Á, các truyền thống và nguồn gốc dân tộc của nó có nguồn gốc từ Đông Á
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam#V.C4.83n_h.C3.B3a_nh.E1.BA.ADn_th.E1.BB.A9c

Văn minh Việt Nam

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.
Văn hóa Hà Nội,lịch sử Hà Nội thì tự nghiên cứu nhé

Hà Nội có tất cả những nét tinh hoa của dân tộc nếu ko phải vì ngoại tỉnh mang tới thì ở đâu mang tới .Và một lớp người ko nhỏ Hà Nội đang có thái độ miệt thị đối với ngoại tỉnh liệu đó có phải là những người có văn hóa.

Tất cả những rì mà Hà Nội đang có, gạo để ăn, áo để mặc, phương tiện xe cộ,kinh tế Hà Nội đi lên ầm ầm ,Hà Nội trở nên giàu có nhiều mặt,thậm chí lũ lụt thì các tỉnh ngoài cũng chịu thay cho Hà Nội để rồi.....

Văn hóa Việt Nam có phải là văn hóa hình thành từ những người làm ruộng ko ??? Dám lên án "văn hóa" nhà quê kể cũng liều...

Người Hà Nội có quan hệ họ hàng với những người ở những vùng nông thôn ko ? Nhiều.....

Người ở các vùng quê có xấu ko , cảnh làng quê có xấu ko khi ngay cả đến cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ nơi văn minh "vật chất" nhất thế giới cũng vẫn thường hát ,vẫn ca ngợi,vẫn đưa hình ảnh người nông dân ,cảnh đồng lúa,mà toàn bộ âm nhạc cũng mang tính chất dân tộc đầy chất quê...đó là trong chường trình Paris by Night !

Một số người Hà Nội trở nên ích kỉ,ko biết quý trọng những rì mình có,coi thường cả nền văn hóa của cả 1 dân tộc...và đó là những con người nói nhiều về từ "văn hóa" , "văn minh"...Và đó là người ở đâu thế :)
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
1. anh hỏi em def của văn hóa nhà quê. Cool, vậy từ đầu topic đến giờ, cả chục các dẫn chứng và ví dụ, anh đã hiểu chưa? Có thể anh lý luận là vẫn chưa có def nào cả. Nhưng lý thuyết bắt đầu từ thực tiễn. Từ sau khi nói về văn hóa nhà quê thì có thể : à tức là khạc nhổ, à tức là hôi hám.... Cool?
Nếu anh vẫn không hiểu thì em có quyền hiểu là anh chưa đọc topic, hoặc đọc mà không hiểu, so em assume anh có vấn đề, phải chứ? :)).

2. em đi nhiều forums. Để bắt bẻ nhau và hạ thấp lý lẽ của người khác (mục đích để sướng mồm :))), người ta thường dùng những thủ thuật phổ biến sau :

. Chỉ trích cá nhân để lái topic sang hướng khác (ôi sao mày cứ chê nó thế, mày đã được bằng nó chưa?)
. Cố tính đánh lạc hướng bằng cách đưa ra arguement về 1 vấn đề khác.
. Quay sang Evaluate câu hỏi để phủ nhận value của nó và từ đó phủ nhận answer :)).
. tiêu cực : lock topic, vi phạm nội quy diễn đàn :)).

cái mà em muốn nói tới là thuộc về tình trạng thứ 3. Câu hỏi là : "có nên khinh thường văn hóa nhà quê không". anh đưa ra câu trả lời nhưng không phải cái được hỏi ( yes no question), mà là "văn hóa nhà quê" là gì. Vâng, mời anh đọc lại 1. :)). Vì thế em chỉ trích cách sử dụng thủ thuật cò con đó của anh để phủ nhận câu hỏi của topic :)).

cách ăn nói này thường được gặp trong sách vở. Ví dụ "các bạn đều nói rằng các bạn rất yêu thích âm nhạc và rất tài giỏi trong việc đàn hát. Vậy cho tôi hỏi các bạn, âm nhạc là gì?". Nếu chú ý để ý thì đây là cách mà người ta dùng để phủ nhận 1 cái gì đó, nhất là trong sách vở. Tuy nhiên, nó chỉ work với những vấn đề hoàn toàn xa lạ với nhau, ở đây là những người đuọwc hỏi trong ví dụ này. Nếu họ hoàn toàn không biết gì về âm nhạc thì chắc chắn sẽ không trả lời được. Nhưng nếu ít nhất biết đánh đàn guitar thì sẽ trả lời được, dù không cực kỳ precise.
Buồn cười ở chỗ anh áp dụng máy móc cách này vào trong vấn đề được thảo luận--> hệ quả là không phù hợp :)).
Cái cơ bản ở đây em muốn đề cập đến khái niệm cơ bản của 1 vấn đề. Ví dụ trên là khái niệm của âm nhạc. Nhưng, hê hê, để viết 1 def cơ bản của vấn đề văn hóa nhà quê thì giống như viết khái niệm cơ bản của đua xe trái phép trên đường vậy, nghe buồn cười lắm :)).

Vâng, chỉ có 3 dòng mà người bình thường đủ để hiểu (ai không hiểu xin thông báo cho em biết ạ), em đã phải lý luận ra 2 phần dài gấp 10 lần thế để trả lời anh. Vậy em có quyền assume không ạ? :)).
:) Còn văn hóa như của Long thì gọi là văn hóa thành thị đúng ko :-/ Văn hóa thành thị tức là phải đi đu học về, phải ăn mặc sành điệu, phải nhuộm tóc nhiều màu đúng ko ??? :-/ Tớ hiếu như thế đã đúng chưa :) Nếu đúng rồi thì để tớ chờ khi nào cậu về lại Vn thì tớ vác sách vở đến học "văn hóa thành thị" nhé :) Lúc đấy đừng kinh thường mà đuổi tớ ko chịu dậy cho tớ :)
/:) :| /:) :|
Tớ nói thật nhé, chẳng cần biết đang bàn về vấn đề gì 8-} riêng cái cách cậu ăn nói với anh chị hơn tuổi mình như thế đã là có vấn đề rồi /:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thú thực là tranh luận với Long chả hay ho gì (nói thẳng nói thật), tuy nhiên cứ thử nhé.

Ko cần rào đón gì nhỉ?

Nguyễn Đức Long đã viết:
1. anh hỏi em def của văn hóa nhà quê. Cool, vậy từ đầu topic đến giờ, cả chục các dẫn chứng và ví dụ, anh đã hiểu chưa? Có thể anh lý luận là vẫn chưa có def nào cả. Nhưng lý thuyết bắt đầu từ thực tiễn. Từ sau khi nói về văn hóa nhà quê thì có thể : à tức là khạc nhổ, à tức là hôi hám.... Cool?

Anh muốn em đưa ra một cái định nghĩa cụ thể để khi trao đổi thì còn căn cứ vào đó mà nói. Ko thì thành ông nói gà, bà nói vịt.

Ở đây anh đâu có cần lý luận cái gì? Em đưa ra 1 định nghĩa thì mình có thể tranh luận được ngay mà.

Còn nếu em bảo "lý thuyết bắt đầu từ thực tiễn" thì cũng được thôi, với anh ko sao cả.

"Văn hóa nhà quê", theo em, là khạc nhổ, là hôi hám... OK, anh chấp nhận định nghĩa đó của em. Thứ văn hóa ấy là độc quyền của "nhà quê"? OK, người "nhà quê" có thể dễ mắc những cái ấy hơn HN, nhưng do họ muốn thế? OK, em có thể bảo là nếu đã lên HN, sao nhiều người "nhà quê" ko bỏ được cái thói xấu ấy đi (anh công nhận đó là thói xấu)? HN đã làm được gì trên tư cách chủ nhà, để giúp họ bỏ những thói xấu ấy, ngoài chuyện (một số người) bới móc, ăn nói kiểu miệt thị... mà cứ tưởng là mình văn hóa "đỉnh cao trí tuệ" lắm, v.v...

Nguyễn Đức Long đã viết:
Nếu anh vẫn không hiểu thì em có quyền hiểu là anh chưa đọc topic, hoặc đọc mà không hiểu, so em assume anh có vấn đề, phải chứ? :)).

Tùy em suy luận, đó là quyền của em, anh tránh bình phẩm về những gì người khác phê bình mình, sợ ko khách quan :)

Nguyễn Đức Long đã viết:
2. em đi nhiều forums. Để bắt bẻ nhau và hạ thấp lý lẽ của người khác (mục đích để sướng mồm :))), người ta thường dùng những thủ thuật phổ biến sau :

Chi tiết "Để bắt bẻ nhau và hạ thấp lý lẽ của người khác (mục đích để sướng mồm :)))" là ko cần thiết ở đây, vì nó ko ứng với anh: anh ko cần bắt bẻ ai, hạ thấp ai và em nghĩ khi anh nói những điều này với em, thì anh sướng mồm?

Nguyễn Đức Long đã viết:
. Chỉ trích cá nhân để lái topic sang hướng khác (ôi sao mày cứ chê nó thế, mày đã được bằng nó chưa?)
. Cố tính đánh lạc hướng bằng cách đưa ra arguement về 1 vấn đề khác.
. Quay sang Evaluate câu hỏi để phủ nhận value của nó và từ đó phủ nhận answer :)).
. tiêu cực : lock topic, vi phạm nội quy diễn đàn :)).

cái mà em muốn nói tới là thuộc về tình trạng thứ 3. Câu hỏi là : "có nên khinh thường văn hóa nhà quê không". anh đưa ra câu trả lời nhưng không phải cái được hỏi ( yes no question), mà là "văn hóa nhà quê" là gì. Vâng, mời anh đọc lại 1. :)). Vì thế em chỉ trích cách sử dụng thủ thuật cò con đó của anh để phủ nhận câu hỏi của topic :)).

Anh cần một định nghĩa để trao đổi với em cho nó chính xác. Chứ cũng ko cần phải dùng "thủ thuật cò con" gì cả. Và anh cũng đã đưa ra câu trả lời nào cho câu hỏi của em đâu, sao em vội vàng thế? Xem lại những gì anh viết cái nhẩy?

Bây giờ, khi em đưa ra định nghĩa (thông qua vài ví dụ cụ thể, "thực tế" - ko sao, anh chấp nhận, với anh đâu thành vấn đề!), thì anh mới bắt đầu nói về chuyện này đấy chứ!

Nguyễn Đức Long đã viết:
cách ăn nói này thường được gặp trong sách vở. Ví dụ "các bạn đều nói rằng các bạn rất yêu thích âm nhạc và rất tài giỏi trong việc đàn hát. Vậy cho tôi hỏi các bạn, âm nhạc là gì?". Nếu chú ý để ý thì đây là cách mà người ta dùng để phủ nhận 1 cái gì đó, nhất là trong sách vở. Tuy nhiên, nó chỉ work với những vấn đề hoàn toàn xa lạ với nhau, ở đây là những người đuọwc hỏi trong ví dụ này. Nếu họ hoàn toàn không biết gì về âm nhạc thì chắc chắn sẽ không trả lời được. Nhưng nếu ít nhất biết đánh đàn guitar thì sẽ trả lời được, dù không cực kỳ precise.
Buồn cười ở chỗ anh áp dụng máy móc cách này vào trong vấn đề được thảo luận--> hệ quả là không phù hợp :)).
Cái cơ bản ở đây em muốn đề cập đến khái niệm cơ bản của 1 vấn đề. Ví dụ trên là khái niệm của âm nhạc. Nhưng, hê hê, để viết 1 def cơ bản của vấn đề văn hóa nhà quê thì giống như viết khái niệm cơ bản của đua xe trái phép trên đường vậy, nghe buồn cười lắm :)).

Em đưa ra mấy so sánh vừa khập khiễng, vùa chả ăn nhập gì đến nhau cả. Nhưng nếu em cảm thấy như vậy phù hợp với quan điểm của em, và dễ chịu đối với em, thì anh cũng chấp nhận.

1. Trước giờ, trong topic này nói đến nhiều thứ liên quan đến ngoại tỉnh, "nhà quê", nhưng cụm từ "văn hóa nhà quê" thì chưa được các định cụ thế. Nó là gì? Là văn hóa của người "nhà quê"? Là "văn hóa" của người có những hành động "nhà quê" (mà như em hiểu, là những thói tật xấu)?, v.v...

Cho nên, có thể trong suy nghĩ, em thấy câu hỏi của anh là thừa, vì em rõ ràng về điều đó. Nhưng anh ko thấy rõ ràng (có thể do thiểu năng :), và anh cần rõ ràng mọi chuyện khi nói đến những đề tài nhạy cảm, và tế nhị thế này.

Ví dụ về âm nhạc đã ko ăn nhập gì, lại còn quá khập khiễng, nên (cá nhân) anh thấy nó ko hợp lý ở đây.

2. "Khái niệm cơ bản của đua xe trái phép trên đường" anh ko thấy có gì phức tạp hay buồn cười cả, nên so sánh ấy của em anh thấy cũng lạc đề nốt.

3. Chuyện trao đổi với nhau trên forum, có đụng độ về quan niệm cũng là chuyện thường, và anh cũng ko lấy gì làm bực mình. Ngay cả khi em dùng những từ ngữ có lẽ hơi bất lịch sự (cười cợt, thiểu năng :), anh cũng ko coi đó là "văn hóa thị thành" của đất HN thanh lịch đâu. :)

Vì nó ko đại diện cho HN, ít nhất là HN mà anh được biết!

L.

TB. Em hay sử dụng tiếng Tây chen vào bài viết nhỉ, có thể nói tiếng Việt được ko, vì anh tuy người HN nhưng ko thạo tiếng Tây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bùi Tích Côn đã viết:
Thật sự anh Linh chưa nhìn thấy cái tính chất "nguy hiểm" của vấn đề ...
Rồi những người ngoại tỉnh vào đọc topic này thì cái cảm giác của họ khi nghĩ về "người Hà Nội" ko ?

Anh lạc quan hơn em ở chỗ: anh tin là người ngoại tỉnh hay "nhà quê" đã có điều kiện sử dụng Internet, thì cũng thừa trí tuệ (hay thiểu năng :) để đánh giá và phân biệt được cái văn hóa thực sự của HN, với những lời lẽ thực chất là vô văn hóa kiểu kỳ thị như một vài bạn đã (vô tình hay cố ý) nói ra ở topic này.

Tuy nhiên, anh đề nghị là ko nên lock topic này (cũng như anh ủng hộ mọi thứ tự do trong phát biểu, miễn là nó ko đi vào đả kích cá nhân và phạm luật :), vì qua những thảo luận này có thể biết nhiều hơn về ý nghĩ và quan niệm của một số người.

Đó là lý do để anh bỏ thời gian viết nghiêm túc trong 1 đề tài được/bị đưa vào hàng những topic trà dư tửu hậu.

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sách How to will friends and influence people của Dale Carnagie có nói "Đến chết người ta cũng không chịu nhận sai" :)).
Thế này nhé, em không đồng tình với cách anh hỏi em "thế nào là văn hóa nhà quê". Anh đừng đánh lạc hướng sang vấn đề khác. Nếu thích tranh luận về chuyện ai đúng ai sai thì có thể lập hẳn 1 topic mới, có thể sẽ không phù hợp với topic "nên hay không khinh thường những người nhà quê".

Chi tiết "Để bắt bẻ nhau và hạ thấp lý lẽ của người khác (mục đích để sướng mồm )" là ko cần thiết ở đây, vì nó ko ứng với anh: anh ko cần bắt bẻ ai, hạ thấp ai và em nghĩ khi anh nói những điều này với em, thì anh sướng mồm?

có thể anh không có mục đích đó, có thể là do anh nghĩ vậy, ok, vậy mục đích câu hỏi đó của anh với em là gì? Không phải để phản bác những gì em nói thì là gì? Đó có thể gọi là 1 cách bắt bẻ hay không? Anh dùng từ điển tiếng việt với từ bắt bẻ nhé.

Ví dụ về âm nhạc đã ko ăn nhập gì, lại còn quá khập khiễng, nên (cá nhân) anh thấy nó ko hợp lý ở đây.

hãy chứng minh cho em biết tại sao nó không phù hợp? Em không bàn luận về cái đang nói ở topic nhé. Em đang nói về cách anh bắt bẻ người khác. Ví dụ em đưa ra cũng similar to cái cách anh hỏi em "thế nào là văn hóa nhà quê", vậy nó phù hợp chứ?

Còn chuyện thế nào là def của văn hóa nhà quê, và "có thể bắt đầu tranh luận" từ đó, thì em chưa bắt đầu thảo luận với anh về nó. Anh đừng đánh lạc hướng vấn đề nhé.
tuy nhiên anh có thể tự rút ra được không? văn hóa nhà quê gồm 2 cụm từ : văn hóa và nhà quê. Tức là văn hóa của những người nhà quê. Ví dụ là gì? câu hỏi muôn thủa :)).
 
Đánh được một cái dài dài để trả lời Long, nhưng rồi nó bay đi đâu mất :( Giờ ngồi gõ lại ngại quá...

Nguyễn Đức Long đã viết:
sách How to will friends and influence people của Dale Carnagie có nói "Đến chết người ta cũng không chịu nhận sai" :)).

Lâu lâu chưa đọc lại mấy cuốn của ông này, để anh thử giở lại, xem diễn đạt có "nhắc nhân tâm" được em hơn ko nhé :)

Nguyễn Đức Long đã viết:
Thế này nhé, em không đồng tình với cách anh hỏi em "thế nào là văn hóa nhà quê". Anh đừng đánh lạc hướng sang vấn đề khác. Nếu thích tranh luận về chuyện ai đúng ai sai thì có thể lập hẳn 1 topic mới, có thể sẽ không phù hợp với topic "nên hay không khinh thường những người nhà quê".

1. Vậy làm sao để anh hỏi 1 cái định nghĩa (kiểu gì cũng được, miễn là có) của em về 1 vấn đề mà mình muốn trao đổi, cho nó rõ ràng và tránh hiểu nhầm? Nếu em ko thích?

Nếu em ko thích thì... em vào forum làm gì? Em có thể giữ nguyên trong lòng em những điều em suy nghĩ, ko ai làm gì em, cũng chả ép em được.

Nhưng nếu tham gia 1 cái gì, là có luật chơi sòng phẳng của nó. Anh chưa rành về cái khái niệm "văn hóa nhà quê" mà em đề ra (có thể các bạn khác trong forum đều đã rõ, anh ko biết), thì anh hỏi, vì muốn trao đổi với em.

Dĩ nhiên, em có thể bảo em ko muốn trao đổi với anh về điều đó, thì anh sẽ thôi ngay. Xong chuyện!

2. Mới hỏi 1 câu, về nội dung chính cái khái niệm đang nhắc tới, sao lại là đánh lạc hướng?

3. Chuyện đúng sai lắm khi cũng ko thành vấn đề lắm đâu, em có thể giữ ý kiến của em, anh cũng vậy, ko ai bắt ép ai theo ý của mình được. Trao đổi chỉ để tham khảo cái nhìn và quan điểm của nhau thôi.

Nguyễn Đức Long đã viết:
có thể anh không có mục đích đó, có thể là do anh nghĩ vậy, ok, vậy mục đích câu hỏi đó của anh với em là gì? Không phải để phản bác những gì em nói thì là gì? Đó có thể gọi là 1 cách bắt bẻ hay không? Anh dùng từ điển tiếng việt với từ bắt bẻ nhé.

1. Mục đích: đã nói nhiều lần rồi mà. Để biết cụ thể về cái nội dung mà mình muốn góp. Biết rồi thì ko hỏi lại, dây dưa, mà sẽ chỉ nhằm cái cái nội dung ấy để bàn bạc, ko hỏa mù. Vậy rõ chưa em?

2. Mới hỏi 1 câu sao là bắt bẻ được?

3. Chuyện hơi ngoài lề. Chiểu theo nguyện vọng của em, theo "Đại từ điển tiếng Việt" (NXB Văn hóa Thông tin 1998), bắt đẻ nghĩa là "vặn vẹo, làm khó dễ, vạch tìm chỗ thiếu sót để văn hỏi, buộc phải thừa nhận".

Ko hiểu cách giải thích này có đúng ko. Nếu đúng thì e là nó ko nhằm vào chuyện anh và em trao đổi đâu. Mình bình đẳng, ko ai bắt ép, buộc được ai làm cái gì. Ko thích thì có thể nói thẳng là ko thích và ko tham gia trao đổi nữa, vậy là xong.

Nguyễn Đức Long đã viết:
hãy chứng minh cho em biết tại sao nó không phù hợp? Em không bàn luận về cái đang nói ở topic nhé. Em đang nói về cách anh bắt bẻ người khác. Ví dụ em đưa ra cũng similar to cái cách anh hỏi em "thế nào là văn hóa nhà quê", vậy nó phù hợp chứ?

Nếu em muốn trao đổi cái gì với anh, và muốn hiểu rõ về cái quan niệm mà em muốn trao đổi, thì việc anh giải thích cho em điều đó là việc tất nhiên. Ko những phù hợp, mà là bắt buộc.

Cái này có khác tí ti với ví dụ về nhạc của em. Em có cần anh nói nữa ko? Vì, anh rất sẵn lòng nói, nếu em chưa hiểu.

Nguyễn Đức Long đã viết:
Còn chuyện thế nào là def của văn hóa nhà quê, và "có thể bắt đầu tranh luận" từ đó, thì em chưa bắt đầu thảo luận với anh về nó. Anh đừng đánh lạc hướng vấn đề nhé.
tuy nhiên anh có thể tự rút ra được không? văn hóa nhà quê gồm 2 cụm từ : văn hóa và nhà quê. Tức là văn hóa của những người nhà quê. Ví dụ là gì? câu hỏi muôn thủa :)).

Anh hiểu về định nghĩa của em rồi mà, và ko quay trở lại "vặn vẹo" cái đó nữa, vì anh có nói là bất kể em định nghĩa ra sao, mình đều có thể trao đổi trên nền tảng ấy. Miễn là rành mạch và sòng phẳng.

Vậy bây giờ là đã bắt đầu thảo luận chưa nhỉ, ko lại bảo là anh đánh lạc hướng? :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên