Tủi thân... ngoại tỉnh

Hoàng Mạnh Khải đã viết:
hehe
chú Côn chắc chả phải nói mỗi bài chị Hà
đọc 1 loạt bài ở đây từ trên xuống dưới chả phân biệt vãi cả... ra rồi lại còn cứ ngụy biện
tất cả những ai cứ nói "dùng từ "nhà quê" là với ý nghĩa nhẹ nhàng thôi" là ngụy biện hết. nếu trong những trường hợp nhẹ nhàng bình thường mới dùng thế thì tại sao ko phải từ khác, ko phải "miền núi, ngớ ngẩn, hâm..." ?? bởi vì ai cũng nghĩ "nhà quê" là gắn liền với các đặc điểm mà họ gán trong các trường hợp đấy nên có việc gì là bật ra khỏi miệng ngay 2 từ "nhà quê"
nói thì cũng phải suy nghĩ lại chút đã. lúc chê nhà quê với ngoại tỉnh thì chắc cũng dễ
còn lúc đang đi ở HN này mà bọn Tây nó sang nó chê mình bẩn, mình thiếu văn minh thì sao? cảm giác "thanh lịch tràng an" chắc cũng sung sướng lắm nhỉ. mấy lần đang đi chơi, đi ăn mà bọn Tây nó vác máy ra nó chụp cảnh đi đường chen chúc vượt đèn đỏ, cảnh các quán ăn nổi tiếng nhưng ko có cái sọt rác, ném xuống dưới chân.., ai ra tự hào Tràng An hộ cái

trong cái bài báo post đầu tiên thì các trường hợp đều là do định kiến của các phụ huynh, định kiến vô lý.., và các trường hợp ngoại tỉnh đó thì đều là khá khẩm cả, ko ngờ xong thì hóa ra ở đây toàn thanh niên mình chê hết chứ chưa nói đến các cụ :D
bây giờ thanh niên HN đi du học thì cũng ngu ngơ, cũng phải có thời gian thích ứng thôi. thế hệ các cụ học xong cấp 3 rồi học đại học, du học nước ngoài rồi về đây công tác, lập nghiệp số lượng chắc chắn là ko phải ít, tôi tin là đều thích ứng cả, ko ai còn lê dép lê, nhổ nước bọt...
thanh niên về học đh cũng vậy, cũng thích ứng nhanh được thôi, 1 vài TH vẫn giữ thói quen nào đấy thì chắc cũng tương tự thanh niên HN ra nước ngoài cũng chả học hết được văn minh
túm lại là thấy tình hình phân biệt khá nặng, mà lại từ chính thanh niên ra :D
à về cái chứng minh thư, có phần nguyên quán - ở đây có mấy người nguyên quán là HN nhỉ :D
Chả hiểu bảo ai chứ em chưa bao giờ dám bảo mình là người HN :)) Suốt ngày bị bọn bạn đú đởn gọi là "nhà quê" :))
Việc phân biệt từ chính TN mà ra cũng ko đúng, TN chịu ảnh hưởng từ bố mẹ, gia đình 1 phần, rồi qua những cái gì nhìn thấy. Tại sao toàn thanh niên nhận xét ở đây, tại vì có bố mẹ , ông bà nào chịu post bài ở HAO đâu anh :))
Nhà quê, đồng ý không hẳn là lỗi của người ta. Nói với vẻ miệt thị thì ko nên, mình nên tế nhị 1 chút. Có điều, nếu sai thì ai cũng thế thôi, phải hơi "đau" 1 chút thì mới nhớ mà sửa, âu cũng là việc bt trong cuộc sống. Bản thân thì chưa từng nói câu bào cho ai "đau" kiểu đấy, thấy không thuận mồm lắm, nhưng em thấy việc đấy ko quá mất bình thường. Như cái việc bọn Tây của anh Khải ấy :), nó làm thế thì có khi mới giật mình đấy nhỉ ;;) - ko phải ko biết những cái đấy, nhưng lại vô ý mà bỏ qua , người ta nhắc cho là tốt :)) Thế mới biết anh Khải cũng "nhà quê" :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, em Khải... :D
Chị thì nghĩ thế này nhé:
Từ "nhà quê" mình dùng nhiều cũng bằng những từ "miền núi", "hâm đơ" hay "ngớ ngẩn",... thôi. Căn bản là người ta cứ hay để ý đến từ đó thì tự nhiên nó trở thành... "nhiều".
Còn từ trước đến giờ nếu có dùng thì cũng chỉ dùng từ đấy để nói với nhau thôi, chứ chưa bao giờ nói trước mặt người nhà quê cả (vì sợ họ tự ái, hiểu nhầm).
Còn ăn uống rồi vứt rác xuống đất à? Tất cả những ai làm thế đều thiếu Văn hóa hết, chả cứ gì người ở đâu. Chả biết mọi người thế nào, chứ chưa bao giờ mình xả rác ra đường, kể cả khi dọc đường đầy rác nằm không đúng chỗ.
(chỉ là 1 vd thôi)

Tất nhiên là lúc nào mình cũng tự hào về người Tràng An, nhưng mình cũng đã nói rồi, thời buổi này nhiều đồ rởm mà. Thà rằng là người ngoại tỉnh, rồi vươn lên và thành đạt (để tạo cho mình 1 "thương hiệu" mới) còn hơn là người cứ vội vàng khoác cho mình cái mác HN hoặc yên phận mình có cái mác HN rồi mà không thèm cố gắng.

Còn Tây thì cũng có đủ loại Tây, đấy kiểu Tây nhà quê. Cứ gì mà là Tây là "văn minh" hết à?

Thấy mọi người cứ quá coi trọng nguồn gốc thì mới thành ra thế kia.


Còn CMT à? Thấy CMT của ông bà mình quê quán Hà Nội :)
 
Mà thực ra, điều đó cũng chả có ý nghĩa gì, ở HN có 10 đời đi chăng nữa thì hàng năm vẫn về quê thắp hương cúng Tổ tiên.

HN ngày xưa cũng chỉ là đất hội họp mua bán, chứ có ai ở đâu. Rồi dần dần mọi người định cư ở đó cho tiện mua bán, rồi kèm theo đó là những ngành nghề khác cần cho cuộc sống, thì mới hình thành ra HN. Thế nên suy cho cùng, chả có ai là người HN cả. :p


-------


À mà này, từ "miền núi" còn thậm tệ hơn "nhà quê" cơ, nhưng mà căn bản người miền núi ít xuống HN, thành ra họ chả biết để mà... bức xúc :))
;)



-------


Mà mình thấy Toàn nói cũng đúng mà, sao em Nam lại nói sang khía cạnh khác thế?
"Đói cho sạch, rách cho thơm". Nuôi bẳng tiền triệu vẫn có thể nhà quê được, còn có khi chả có tiền, nhưng biết cách dạy thì vẫn văn minh :). Nhìn thấy cái gì lạ ai chả bỡ ngỡ, đấy đâu gọi là "nhà quê"?
Còn mình không thạo dùng dao - dĩa thì Tây họ thạo dùng đũa chắc?? Chê nhau cái đấy thì đúng là thiếu Văn hóa.
Còn phong cách kiểu như Toàn nói thì nói là "nhà quê" còn là nhẹ đấy. Kiểu đấy, nếu dùng đúng từ thì sẽ nói khác cơ. :)

Mà thực ra, nhiều khi mình tả thật, thì họ lại bảo là.. nói xấu.
Nói xấu nghĩa là người ta tốt, mà mình biến thành xâu. Còn người ta thế nào, mình tả lại y nguyên thế thì là nói thật chứ? :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Mạnh Khải đã viết:
anh thấy là mẹ em đào tạo em tốt đấy :D, đảm bảo nghe lời các cụ :D

Tâm đắc câu này của anh Khải ;)

Dù có ngụy biện thế nào thì cũng phải công nhận, là trong thâm tâm mình chúng ta vẫn có sự phân biệt.

Người yêu người đương thì có ngại, vì nx cái bất tiện đã được đề cập đến, cái này em cho là hợp lý. Và tùy vào ý kiến cá nhân của từng người mà "tránh" hay ko.

Còn về sự khác biệt trong văn hóa ứng xử thì, tuy ko đánh đồng ai cũng vậy, song cái này cũng là có, song hầu hết chỉ là lúc đầu, khi họ mới đến một môi trường mới -> cần thời gian để thích nghi, làm quen và học tập. "Hầu hết" ở đây có hai nghĩa. Một là hầu hết nx người mới ra đô thị, vì tuy đa số trở nên văn minh, lịch sự hơn, ko tránh khỏi có thiểu số ko thay đổi. Thứ hai là hầu hết nx nét khác biệt sẽ được sửa đổi, sẽ có nx nét khác mà người ta ko ý thức được, hoặc vì nhiều lý do khác, mà sẽ vẫn tồn tại lâu dài. Vì thế mới có chuyện xét xem gia đình mấy đời ở HN.

Cho nên, thành thực mà nói thì ai cũng có ngại, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Nhiều thì chắc khó hòa nhập được, còn ít thì nếu gặp người phù hợp chắc sẽ vẫn có nx mối quan hệ tốt.
 
thôi hôm nay cho em xin cái chân phân biệt đối xử cái
mẹ, hôm nay em đi thi xác suất thống kê ở trường, có thằng cha thanh hóa trông thi. Trong phòng có thằng thanh hóa nó ngồi cạnh em không làm được bài, em ra tay nghĩa hiệp (nhắc tí thôi) lúc cuối giờ, kết quả là em bị đánh dấu bài, thằng đồng hương nó thì đíu, ức chế không thể chấp nhận được mấy cha thanh hóa
 
Lê Xuân Long đã viết:
Dù có ngụy biện thế nào thì cũng phải công nhận, là trong thâm tâm mình chúng ta vẫn có sự phân biệt.

Người yêu người đương thì có ngại, vì nx cái bất tiện đã được đề cập đến, cái này em cho là hợp lý. Và tùy vào ý kiến cá nhân của từng người mà "tránh" hay ko.

Còn về sự khác biệt trong văn hóa ứng xử thì, tuy ko đánh đồng ai cũng vậy, song cái này cũng là có, song hầu hết chỉ là lúc đầu, khi họ mới đến một môi trường mới -> cần thời gian để thích nghi, làm quen và học tập. "Hầu hết" ở đây có hai nghĩa. Một là hầu hết nx người mới ra đô thị, vì tuy đa số trở nên văn minh, lịch sự hơn, ko tránh khỏi có thiểu số ko thay đổi. Thứ hai là hầu hết nx nét khác biệt sẽ được sửa đổi, sẽ có nx nét khác mà người ta ko ý thức được, hoặc vì nhiều lý do khác, mà sẽ vẫn tồn tại lâu dài. Vì thế mới có chuyện xét xem gia đình mấy đời ở HN.

Cho nên, thành thực mà nói thì ai cũng có ngại, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Nhiều thì chắc khó hòa nhập được, còn ít thì nếu gặp người phù hợp chắc sẽ vẫn có nx mối quan hệ tốt.

Tâm đắc với bài này của Long. :)
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
thôi hôm nay cho em xin cái chân phân biệt đối xử cái
mẹ, hôm nay em đi thi xác suất thống kê ở trường, có thằng cha thanh hóa trông thi. Trong phòng có thằng thanh hóa nó ngồi cạnh em không làm được bài, em ra tay nghĩa hiệp (nhắc tí thôi) lúc cuối giờ, kết quả là em bị đánh dấu bài, thằng đồng hương nó thì đíu, ức chế không thể chấp nhận được mấy cha thanh hóa

Lạc đề. Lý do phân biệt của chú này khác với vấn đề được bàn luận ở đây.
 
ôi tại sao topic bên TLNT của em lại bị lock nhỉ :(.
basically chẳng ai chấp nhận cái gọi là "nhà quê" cả :)).xã hội tiến bộ, ai chẳng muốn cái tốt hơn :)), ai chẳng muốn xây dựng văn hóa thượng đẳng :)).
vậy mà tiếc thay khi em đề cập đến chuyện bài trừ văn hóa "nhà quê" thì lại bị lock topic bởi 1 ý kiến thiểu số :( LOL
 
Thôi bác Long đừng gây chuyện nữa kẻo lại bị ăn chửi đấy. Hãy có cái nhìn công bằng hơn, có người có điều kiện, có ng` ko có điều kiện, có người tốt, có người xấu, tôi thì hoàn toàn muốn cho họ điều kiện để khẳng định mình. Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ là thằng em họ tôi quê cả, đi chơi đâu cũng lôi nó theo ( tất nhiên là đi chơi với bạn mà nó cũng biết rồi ;) ). Tóm lại, da đen hay da trắng tôi ko quan tâm ( tôi có thằng bạn da đen chính gốc- thậm chí còn ko lai cơ - nhưng mà cực tốt, tôi cực thân với nó, trong những đứa bạn Mĩ mà tôi biết, nó là đứa mà tôi quí nhất - nói thế ông có tin ko ). Thành phố hay nông thôn cũng tương tự, nếu nó ko phù hợp hoàn cảnh thì cũng để nó thích nghi chứ, chỉ cần nó có biểu hiện cố gắng là chắc chắn tôi sẽ giúp đỡ, còn những người chỉ biết mặc cảm mà ko biết cố gắng, tôi chịu, người ta chửi họ quê tôi cũng ko wan tâm. Ý tôi là thế đó. Chỉ mong ông Long đừng có giở cái giọng phân biệt chủng tộc ấy ra nữa, bức xúc lắm.
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
ôi tại sao topic bên TLNT của em lại bị lock nhỉ :(.
basically chẳng ai chấp nhận cái gọi là "nhà quê" cả :)).xã hội tiến bộ, ai chẳng muốn cái tốt hơn :)), ai chẳng muốn xây dựng văn hóa thượng đẳng :)).
vậy mà tiếc thay khi em đề cập đến chuyện bài trừ văn hóa "nhà quê" thì lại bị lock topic bởi 1 ý kiến thiểu số :( LOL

Khổ thân thằng em, bây giờ cứ nhìn thấy tên chú là chúng nó bật rồi, kiểu gì cũng moi được ra cái không cùng quan điểm với chúng nó, bói ra ma, quét nhà ra rác mà :)). Bao giờ chú lên làm lãnh đạo thì sẽ bài trừ hết văn hóa nhà quê cho xã hội trong sạch, anh ủng hộ chú :D

Đào Huy Toàn đã viết:
Nhà mình ở đường Đào Tấn, gần công viên thủ lệ, điểm đến của thiên niên kỉ ... cụ tỉ là vào những ngày lễ. Các bác ở quê ra đây , dẫn cháu nó theo để được xem con voi, con khỉ cho mở mang tầm mắt ... nhưng hỡi ôi, sao mình ghét cái ngày ấy thế không biết. Vì sao ư :

- Các cái xe ôtô hải âu chạy liên tỉnh không kính không phải vì khôg có kính mà vì tài xế tháo ra để cho các thượng đế của họ thích lúc nào là ác sê nôn ra ngay đường lúc ý ... tởm

- Các em bé, tay cầm kem, vừa ăn vừa chảy nhoe nhoét ra cả tay, người lớn ko lấy nổi tí nước hay giấy ăn gì mà bôi ngay vào tường, hay thậm chí vào chính quần áo của bọn trẻ ... bẩn

- Các nam thanh niên đầu vàng vàng, cưng cứng (cứng do cái gì chứ chắc chắn ko phải keo) tiện đâu là quay mặt vào đấy giải quyết ngay , bất kể cả đống người đang đi lại trên đường ... mùi

- Chốt lại của 1 ngày đi chơi là cả đoạn đường tràn ngập những rác rưởi, túi nilon, mẩu bánh mì, giấy báo, vỏ hoa quả . Hơn thế nữa là những thể loại rác đấy cũng thấy có mặt trong các lồng nuôi khỉ, nuôi cừu ...

Ôi, một bức tranh sinh động miêu tả văn hóa nhà quê :)), thỉnh thoảng có việc phải đi về mấy vùng quê mới thấy văn hóa đó mới đáng quý làm sao, các em gái da đen móng tay vàng sơn xanh đỏ, tóc vàng hoe mặc váy hoặc quần áo 2 dây đi uốn éo trong làng khoe những bờ vai đen đầy mụn, các chàng thanh niên phì phèo thuốc lá, đèo 3, đèo 4 đánh võng trên những chiếc xe máy trên đường làng chật hẹp, thật đáng tự hào với những chàng găng tơ xã, cao bồi thôn của làng quê thời kỳ đổi mới
 
Bui Ngoc Dung đã viết:
Ôi, một bức tranh sinh động miêu tả văn hóa nhà quê :)), thỉnh thoảng có việc phải đi về mấy vùng quê mới thấy văn hóa đó mới đáng quý làm sao, các em gái da đen móng tay vàng sơn xanh đỏ, tóc vàng hoe mặc váy hoặc quần áo 2 dây đi uốn éo trong làng khoe những bờ vai đen đầy mụn, các chàng thanh niên phì phèo thuốc lá, đèo 3, đèo 4 đánh võng trên những chiếc xe máy trên đường làng chật hẹp, thật đáng tự hào với những chàng găng tơ xã, cao bồi thôn của làng quê thời kỳ đổi mới

Haha, cái kiểu so sánh "nhà quê" hay ko rất chi là tương đối. Vd: về văn minh thì em thấy bọn Tây Âu nhìn chung là cao hơn vn. Nghĩ đến cái lúc mình mới lóc cóc bước chân sang Europe, chắc bọn nó cũng nhìn mình như kiểu mình ở nhà nhìn nx người ngoại tỉnh. Xét cho cùng thì Hn cũng chưa phải là nơi văn minh, thanh lịch nhất để mà phải mang ra xét xem nhà thằng này, con kia mấy đời ở HN.
 
Với câu hỏi này thì mong chờ một câu trả lời "không phân biệt" em nghĩ là điều khó xảy ra.

Bản chất con người là sinh tồn, cạnh tranh, mà có cạnh tranh thì phải có so sánh, có phân biệt. Phân biệt ở đâu cũng có. Phân biệt có cái tốt mà cũng có xấu. Chỉ có điều, không bao giờ phân biệt hoàn toàn mất đi cả, chỉ có chuyển thành dạng nào mà thôi.

Người ta phân biệt những cái thông thường từ tài năng, học vấn, giàu nghèo, văn hóa, những cái hơn kém... và cũng phân biệt cả những cái ít có lí khác như màu da, quê quán xuất xứ... Thật ra mà nói, nhóm 2 chỉ là một hình thức khác của nhóm 1, nảy sinh do định kiến mà ra. Có những cái có lý và những cái không có lý lắm. Và cách phân biệt thì cũng có văn hóa và không văn hóa.

Về phân biệt "nhà quê",

Ở những nước đã phát triển thì phân biệt quê - t.phố trở nên mờ nhạt vì nhiều nhà giàu có quý tộc toàn chuyển ra sống vùng nông thôn xa thành phố, vì thế người ta ít phân biệt bằng cách chê người nào "nhà quê" - chỉ khi có nghĩa là "lúa", ko "sành điệu". Phân biệt tồn tại nặng nề dưới dạng học vấn tiền của địa vị. Nhưng không phải vì thế mà những cái phân biệt xuất xứ ko tồn tại. Ví dụ như học sinh đi du học sang những nước phương Tây là điển hình, thì nào có khác gì người ngoại tỉnh lên thành phố? Thậm chí còn tệ hơn vì còn là màu da, ngôn ngữ, nền văn hóa đông tây khác hẳn nhau. Tuy nhiên mặt bằng chung văn hóa của người Châu Âu cao hơn VN, nên người ta có thể phân biệt một cách có văn hóa hơn. Mà người Châu Á thì có thói xét nét kĩ lưỡng những giá trị về mặt cách thức nhiều hơn hẳn Châu Âu. Nói thế chứ mà bọn quý tộc Anh, Pháp thì ngạo mạn vênh ngược ko ai bằng...
.
Ở những nước đang phát triển như VN, các tỉnh cứ chăm chăm đổ về thành phố lớn nào để học, để làm, để đú, nói chung là hi vọng tương lai tốt đẹp. Nước càng nghèo sự phân cấp giàu nghèo càng rõ rệt, mọi người càng không có cơ hội ngang bằng để sống, tận hưởng ngang bằng những tiện nghi tối thiếu như đi học, sách báo, TV. Chính vì sự khác nhau thể hiện rõ ra cả bên ngoài, từ sự khó chịu cái nhếch nhác, thói tò mò, bẩn ko có giấy mà lau hay vô vàn cái khác, mà thành ra phân biệt nặng nề. Hà Nội đặc biệt có cái mác thủ đô ngàn năm văn hiến, đất Tràng An thanh lịch, nên chuyện phân biệt có nặng nề hơn các thành phố khác là điều dễ hiểu.

Cái chữ "nhà quê" bị oan từ đấy. Cái gì xấu, cái gì ko tốt, đổ cho nhà quê tất. Không sai, cũng chẳng đúng. Sai vì thực ra cái phân biệt này cũng là phân biệt hơn kém về văn hóa, ứng xử, tiền bạc, địa vị so với cái chuẩn mực tạm cho là Hà Nội. Đúng vì như trên, dù ở đâu cũng có người này người nọ, tỉ lệ ở quê cao hơn.

Lỗi ko hoàn toàn do lỗi tại người ngoại tỉnh, người ta ko chọn được nơi mình sinh ra. Mà lỗi cũng không phải tại người thành phố nốt. Đó là tự nhiên của con người, "nhập gia thì phải tùy tục", nếu người ngoại tỉnh không cố gắng văn minh hơn, mang thói hư tật xấu vào văn hóa HN, đương nhiên sự mất cảm tình là dễ hiểu. Bên cạnh đó, phân biệt rất thường đi từ định kiến, do kinh nghiệm cá nhân tiếp xúc, không mang tính bao quát. Chưa kể cái mác Hà Nội bị lạm dụng không văn hóa bởi những người chẳng "Hà Nội" chút nào.

Vấn đề ở chỗ là tất cả chỉ là định kiến, mà định kiến thì thay đổi được. Những người phân biệt người ngoại tỉnh rất nhiều khả năng là do kinh nghiệm cá nhân. Cái này không quan trọng, ở đâu cũng vậy, nếu mình giỏi, mình tốt, có ý thức hòa nhập, thì định kiến dần sẽ thay đổi. Làm sao mà phải "nghe thế ko muốn lên Hà Nội học nữa"? Thế chả nhẽ tránh hết cái bọn Hà Nội đi à? Mà bọn Hà Nội là cái bọn nào?

Quan trọng là dù có cái phân biệt, thì nên cư xử một cách văn hóa và thông cảm, vì ở đời chả biết ai hơn ai cái gì, với lại mình mà đẻ ra ở Châu Phi chết đói thì giờ này cũng nhăn răng chứ còn ngồi đây mà lảm nhảm.

Thôi, nói chung là VN mới hơn 30 năm sau ngày giải phóng, mới đô thị hóa, thế hệ Hà Nội gốc Hà Nội cổ vẫn tồn tại nhiều, cái ranh rới văn hóa giữa các tỉnh thành vẫn rõ nét chứ chưa đến nỗi bị toàn cầu hóa làm cho sạch sẽ, sau này đâu cũng như nhau có khi lại tiếc. Sau này dân chuyển dần ra ngoại thành ở thì chắc cũng nhạt dần. Thôi thì mong cho mức sống người dân ngày càng khấm khá văn minh, giảm dần hố sâu giàu nghèo cho nó đỡ phân biệt.

quá dài :|
 
Đào Việt Nga đã viết:
Để thế cho "chúng nó" thèm em à :) Mà giai Hà Nội cũng chảnh chẳng kém gì gái Hà Nội, càng được chiều càng chảnh -> khăn gói về quê lấy chồng cho nhanh :))

Về quê lấy chồng dễ hả em? Anh có mấy cô bạn chảnh lắm, nên bây giờ hơi có vấn đề về hôn nhân gia đình. Để khuyên họ về quê cái nhỉ? May ra được ai đó chiếu cố... :)

L.
 
Mấy ý kiến rất ngắn với Yến.

1. Anh có cái nhìn rất phê phán với người HN, nhất là với cái gọi là "sĩ phu Bắc Hà", vì cảm thấy người HN rất bon chen và cũng đáng sợ như bất cứ ai (hoặc còn hơn). Chứ ko có chuyện người "nhà quê" họ hơn HN trong khoản này đâu.

"Nhà quê" đích thực họ chân chất, dễ thương lắm (dù em có thể thấy họ "ngố").

Sợ nhất là "nhà quê" lên HN, bị mấy ông HN mửa mùa "nhuộm", thì chết rùi! :(

2. Cái mác "ngàn năm văn hiến" của HN, bây giờ em thấy còn xứng đáng ko?

Ko có ý ám chỉ bất cứ ai, nhưng anh cảm thấy HN ko có gì đáng tự hào hơn các địa phương khác trong khoản này...

2. Nên nhìn thẳng vào sự thật, đừng để những ngôn từ hào nhoáng làm mình bị cuốn theo :)

L.

TB. Anh là người HN, và tự hào là người HN như bất cứ ai tự hào là người ở mảnh đất khác, vậy thôi. Ko phải vì sự nổi trội của HN (có đâu mà nổi trội? :)

Vũ Hoàng Yến đã viết:
Với câu hỏi này thì mong chờ một câu trả lời "không phân biệt" em nghĩ là điều khó xảy ra.

Bản chất con người là sinh tồn, cạnh tranh, mà có cạnh tranh thì phải có so sánh, có phân biệt. Phân biệt ở đâu cũng có. Phân biệt có cái tốt mà cũng có xấu. Chỉ có điều, không bao giờ phân biệt hoàn toàn mất đi cả, chỉ có chuyển thành dạng nào mà thôi.

Người ta phân biệt những cái thông thường từ tài năng, học vấn, giàu nghèo, văn hóa, những cái hơn kém... và cũng phân biệt cả những cái ít có lí khác như màu da, quê quán xuất xứ... Thật ra mà nói, nhóm 2 chỉ là một hình thức khác của nhóm 1, nảy sinh do định kiến mà ra. Có những cái có lý và những cái không có lý lắm. Và cách phân biệt thì cũng có văn hóa và không văn hóa.

Về phân biệt "nhà quê",

Ở những nước đã phát triển thì phân biệt quê - t.phố trở nên mờ nhạt vì nhiều nhà giàu có quý tộc toàn chuyển ra sống vùng nông thôn xa thành phố, vì thế người ta ít phân biệt bằng cách chê người nào "nhà quê" - chỉ khi có nghĩa là "lúa", ko "sành điệu". Phân biệt tồn tại nặng nề dưới dạng học vấn tiền của địa vị. Nhưng không phải vì thế mà những cái phân biệt xuất xứ ko tồn tại. Ví dụ như học sinh đi du học sang những nước phương Tây là điển hình, thì nào có khác gì người ngoại tỉnh lên thành phố? Thậm chí còn tệ hơn vì còn là màu da, ngôn ngữ, nền văn hóa đông tây khác hẳn nhau. Tuy nhiên mặt bằng chung văn hóa của người Châu Âu cao hơn VN, nên người ta có thể phân biệt một cách có văn hóa hơn. Mà người Châu Á thì có thói xét nét kĩ lưỡng những giá trị về mặt cách thức nhiều hơn hẳn Châu Âu. Nói thế chứ mà bọn quý tộc Anh, Pháp thì ngạo mạn vênh ngược ko ai bằng...
.
Ở những nước đang phát triển như VN, các tỉnh cứ chăm chăm đổ về thành phố lớn nào để học, để làm, để đú, nói chung là hi vọng tương lai tốt đẹp. Nước càng nghèo sự phân cấp giàu nghèo càng rõ rệt, mọi người càng không có cơ hội ngang bằng để sống, tận hưởng ngang bằng những tiện nghi tối thiếu như đi học, sách báo, TV. Chính vì sự khác nhau thể hiện rõ ra cả bên ngoài, từ sự khó chịu cái nhếch nhác, thói tò mò, bẩn ko có giấy mà lau hay vô vàn cái khác, mà thành ra phân biệt nặng nề. Hà Nội đặc biệt có cái mác thủ đô ngàn năm văn hiến, đất Tràng An thanh lịch, nên chuyện phân biệt có nặng nề hơn các thành phố khác là điều dễ hiểu.

Cái chữ "nhà quê" bị oan từ đấy. Cái gì xấu, cái gì ko tốt, đổ cho nhà quê tất. Không sai, cũng chẳng đúng. Sai vì thực ra cái phân biệt này cũng là phân biệt hơn kém về văn hóa, ứng xử, tiền bạc, địa vị so với cái chuẩn mực tạm cho là Hà Nội. Đúng vì như trên, dù ở đâu cũng có người này người nọ, tỉ lệ ở quê cao hơn.

Lỗi ko hoàn toàn do lỗi tại người ngoại tỉnh, người ta ko chọn được nơi mình sinh ra. Mà lỗi cũng không phải tại người thành phố nốt. Đó là tự nhiên của con người, "nhập gia thì phải tùy tục", nếu người ngoại tỉnh không cố gắng văn minh hơn, mang thói hư tật xấu vào văn hóa HN, đương nhiên sự mất cảm tình là dễ hiểu. Bên cạnh đó, phân biệt rất thường đi từ định kiến, do kinh nghiệm cá nhân tiếp xúc, không mang tính bao quát. Chưa kể cái mác Hà Nội bị lạm dụng không văn hóa bởi những người chẳng "Hà Nội" chút nào.

Vấn đề ở chỗ là tất cả chỉ là định kiến, mà định kiến thì thay đổi được. Những người phân biệt người ngoại tỉnh rất nhiều khả năng là do kinh nghiệm cá nhân. Cái này không quan trọng, ở đâu cũng vậy, nếu mình giỏi, mình tốt, có ý thức hòa nhập, thì định kiến dần sẽ thay đổi. Làm sao mà phải "nghe thế ko muốn lên Hà Nội học nữa"? Thế chả nhẽ tránh hết cái bọn Hà Nội đi à? Mà bọn Hà Nội là cái bọn nào?

Quan trọng là dù có cái phân biệt, thì nên cư xử một cách văn hóa và thông cảm, vì ở đời chả biết ai hơn ai cái gì, với lại mình mà đẻ ra ở Châu Phi chết đói thì giờ này cũng nhăn răng chứ còn ngồi đây mà lảm nhảm.

Thôi, nói chung là VN mới hơn 30 năm sau ngày giải phóng, mới đô thị hóa, thế hệ Hà Nội gốc Hà Nội cổ vẫn tồn tại nhiều, cái ranh rới văn hóa giữa các tỉnh thành vẫn rõ nét chứ chưa đến nỗi bị toàn cầu hóa làm cho sạch sẽ, sau này đâu cũng như nhau có khi lại tiếc. Sau này dân chuyển dần ra ngoại thành ở thì chắc cũng nhạt dần. Thôi thì mong cho mức sống người dân ngày càng khấm khá văn minh, giảm dần hố sâu giàu nghèo cho nó đỡ phân biệt.

quá dài :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi mọi người viết dài quá, đọc hoa hết cả mắt, vừa đọc vừa ăn bớt chữ :D

Em chẳng phân biệt đối xử nhà quê, thành thị gì cả nhưng mà em lấy chồng thì cứ phải ở hẳn HN cơ, Tết ko về quê đâu :(( Em có con chị họ, cứ Tết là bố bắt về quê ---> bây giờ 22 tuổi rồi mà chưa bao giờ được xem bắn pháo hoa :D Với cả, em sợ về quê, họ hàng hang hốc nhiều, dây mơ rễ má cứ loạn cả lên, đi từ đầu làng đến cuối làng cứ hết chào cô, chào bác, cậu, mợ,... vân vân và vân vân 8-} Chẳng biết đường nào mà lần, mà xưng hô, gọi sai lại bị nói là vô lễ. Nói chung gốc ở đâu ko quan trọng, cưới em thì cứ phải ở HN, bất di bất dịch, ko có chuyện em về quê ở dâu đâu :|

Bố mẹ em chỉ cấm yêu Tây thôi chứ ko cấm yêu VN :(( Khổ ghê cơ :(( :(( Suốt ngày viết mail con ơi ko được yêu tây, con ơi ko được lấy tây, bố mẹ ko thích đâu :| Chả hiểu Tây nó làm gì bố mẹ mình mà bố mẹ lại ghét thế :(( :((
 
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Mấy ý kiến rất ngắn với Yến.

1. Anh có cái nhìn rất phê phán với người HN, nhất là với cái gọi là "sĩ phu Bắc Hà", vì cảm thấy người HN rất bon chen và cũng đáng sợ như bất cứ ai (hoặc còn hơn). Chứ ko có chuyện người "nhà quê" họ hơn HN trong khoản này đâu.

"Nhà quê" đích thực họ chân chất, dễ thương lắm (dù em có thể thấy họ "ngố").

Sợ nhất là "nhà quê" lên HN, bí mất ông HN mửa mùa "nhuộm", thì chết rùi! :(

2. Cái mác "ngàn năm văn hiến" của HN, bây giờ em thấy còn xứng đáng ko?

Ko có ý ám chỉ bất cứ ai, nhưng anh cảm thấy HN ko có gì đáng tự hào hơn các địa phương khác trong khoản này...

2. Nên nhìn thẳng vào sự thật, đừng để những ngôn từ hào nhoáng làm mình bị cuốn theo :)

L.

TB. Anh là người HN, và tự hào là người HN như bất cứ ai tự hào là người ở mảnh đất khác, vậy thôi. Ko phải vì sự nổi trội của HN (có đâu mà nổi trội? :)

1. Chuyện đáng sợ, bon chen hay ko, đôi khi nó còn là cách thể hiện, có người thể hiện ra mặt, có kẻ ngấm ngầm bên trong, nên cũng khó mà nói cho chính xác anh ạ. Em có đọc trong một quyển nói về người HN thế này: (trích ko chính xác) 'người HN có cái tính tự kiêu ngấm ngầm, hay nín chịu không chê bai hay khoe khoang ngoài mặt nhưng trong bụng thì thầm tự hào...' Có điều em cho là "cạnh tranh" , "thực dụng", "bon chen" , "đáng sợ" đôi khi nó cũng na ná đi cùng nhau, nhất là trong thời buổi này, ở mọi nơi chứ không cứ gì thành phố; quan trọng là cạnh tranh thế nào, bon chen có làm ảnh hưởng đến ai không, và trên hết là đặt cái danh dự của mình nó cao đến đâu. Nói chung là em vẫn không đồng ý với ý kiến này của anh.

Em cũng nói ở bài post trước, em trân trọng những người "nhà quê" đích thực, họ thật thà và tốt cái tốt mà người thành phố không bao giờ có được...em cũng thấy họ "ngố" quá đi bởi xung quanh còn mấy người được như vậy, tốt đến mức mình phải thấy ngượng vì nghĩ tại sao mình lại có thể đầy bon chen, đầy nghi ngờ như thế...người như vậy bây giờ hiếm lắm anh à...

2. Anh ơi, em dùng là cái "mác" mà...

3. :) em sẽ cố gắng anh ạ.
 
Đào Huy Toàn đã viết:
ôi quê ...

Nhà mình ở đường Đào Tấn, gần công viên thủ lệ, điểm đến của thiên niên kỉ ... cụ tỉ là vào những ngày lễ. Các bác ở quê ra đây , dẫn cháu nó theo để được xem con voi, con khỉ cho mở mang tầm mắt ... nhưng hỡi ôi, sao mình ghét cái ngày ấy thế không biết. Vì sao ư :

- Các cái xe ôtô hải âu chạy liên tỉnh không kính không phải vì khôg có kính mà vì tài xế tháo ra để cho các thượng đế của họ thích lúc nào là ác sê nôn ra ngay đường lúc ý ... tởm

- Các em bé, tay cầm kem, vừa ăn vừa chảy nhoe nhoét ra cả tay, người lớn ko lấy nổi tí nước hay giấy ăn gì mà bôi ngay vào tường, hay thậm chí vào chính quần áo của bọn trẻ ... bẩn

- Các nam thanh niên đầu vàng vàng, cưng cứng (cứng do cái gì chứ chắc chắn ko phải keo) tiện đâu là quay mặt vào đấy giải quyết ngay , bất kể cả đống người đang đi lại trên đường ... mùi

- Chốt lại của 1 ngày đi chơi là cả đoạn đường tràn ngập những rác rưởi, túi nilon, mẩu bánh mì, giấy báo, vỏ hoa quả . Hơn thế nữa là những thể loại rác đấy cũng thấy có mặt trong các lồng nuôi khỉ, nuôi cừu ... /:)

thế đấy, thế cũng có thể thấy rằng, sv lên đây học đã được cải biến nhiều lắm rồi đấy :D

Mọi ng post nhiều quá, ko đọc được, nhưng nhìn lướt qua thấy bà con chửi mình ghê quá. Nhưng thưa với bà con cô bác, em thấy bài của em không sai điểm nào đúng ko ạ. Đấy là 1 mặt của cuộc sống, và là những gì em thấy ở các bác abc abc (ko dám dùng từ này nữa không các bác lại bảo em khinh miệt). Các bác thông cảm, từ bé đến lớn em đang ở quê của em rồi nên ko biết được khung cảnh ở abc abc nó thế nào.

Tất nhiên , xưa như trái đất là : con người ai chả có người tốt người xấu. Các bác nhìn vào các tốt, còn em, em chỉ nhìn vào cái xấu thôi, đem ra phân tích cho nó toàn diện phải không.

Cuối cùng chốt lại 1 câu: em không phải là em khinh cả 1 tỉnh (mấy bài trước chưa có 1 bài nào có ý này) . Em là em chỉ ghê ghê cái bọn mà cư xử như em đã tả. Sure chưa, HN khối thằng như thế, abc abc thì nhiều hơn tí thôi. :)>-

bàn luận tiếp đê bà con, sao cứ mỗi lần cãi nhau là phải phân định rạch ròi ra ai đúng ai sai . Em đang học viết TOELF , ng ta có quan trọng việc mình chọn agree hay disagree đâu , miễn là mình đưa ra được subtopic không sai [-(
 
Mọi ng đều biết thầy bói xem voi nhỉ, mỗi ng nói 1 góc thì gì mà chả cãi nhau. Cái “ngoại tỉnh” nó to thì chả thể so với cái đình, nếu tính cả VN trừ đi mấy cái TP. Thế nên nó quá đa dạng, phong phú, mỗi ng nói một góc thì sao mà giống nhau dc. Ai nói chung thì nên so với người nói chung đi (tức là đa số nó thế này thế kia ạ), cứ 1 bác “nói chung thế này” 1 bác khác lại “nhưng có một số thế này” thì…/:), hình như ng ta gọi là đánh tráo khái niệm. Có mấy cái em định post từ hôm qua rồi thôi, bây giờ dùng lại vậy.

Em thấy thằng Toàn nói chả sai về cái hiện thực đấy. Thế nên có phản đối gì thì cũng nói 1 câu là có đồng ý là có cái đấy ko, rồi bàn tiếp khinh thường hay cái gì.

ng ngoại tỉnh có khác HN ko?
Chắc là có. Những người mà em tiếp xúc nói chung vẫn có một cảm giác gì đó ko như khi mình nói chuyện với ng HN. Mà cái này thì có gì là lạ, ng Nghệ An chắc cũng phân biệt người Thanh Hóa chứ ạ :). Những cái kiểu như cầm thìa dĩa hay ăn uống gì đó thì chỉ cần muốn thay đổi là làm đc, quan trọng là ng đó có ý thức đấy là một cái cần thay đổi hay không. Những cái này thì chả có gì. Tuy nhiên cũng có những cái ở sâu trong mỗi con ng mà không dễ gì thay đổi dc như tính cách, quan niệm sống…. Nói phóng đại để mọi ng dễ hình dung thì cứ so một đứa trẻ VN lớn lên ở Mĩ với ở VN. Những điểm khác nhau chắc ai cũng hình dung qua dc. 1 ng lớn lên ở VN thì dù sang Mĩ định cư thì vẫn còn đấy cái chất VN, chả bao giờ hết ( hy vọng cái này thì ko ai phản đối :) ). Chắc ng ngoại tỉnh về HN cũng có 1 phần như vậy :).

Ng HN có hơn gì ng ngoại tỉnh không
Cái này thì thật vớ vẩn. Khi đánh giá con ng thì phải lấy con ng cụ thể ra mà đánh giá. Sao mà đánh đồng 1 bác “úp mặt vào tường” với 1 bác bộ trưởng dc. Mong mọi ng ko lấy 1 từ chung chung “ngoại tỉnh” để gán cho một nhóm đối tượng quá đa dạng, kể cả ng HN cũng vậy, ko thì chỉ cãi nhau mà ai cũng đúng.

Muốn trở về HN thuần chất
Cái này thì chắc chỉ hoài niệm 1 chút thôi chứ chắc chả ai muốn HN buồn như những năm 60 nhỉ :D. Như em thì thấy nó phải như bây giờ, rồi thỉnh thoảng tĩnh lặng nó mới quý, chứ lúc nào cũng thế thì chắc ko chịu nổi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh có cái nhìn rất phê phán với người HN, nhất là với cái gọi là "sĩ phu Bắc Hà", vì cảm thấy người HN rất bon chen và cũng đáng sợ như bất cứ ai (hoặc còn hơn). Chứ ko có chuyện người "nhà quê" họ hơn HN trong khoản này đâu.

"Nhà quê" đích thực họ chân chất, dễ thương lắm

Dùng từ hoa mĩ chán rồi....giờ em nói thẳng với bác....chính những người nhà quê đã làm cho cái bộ mặt Hà Nội nhếch nhác là thế....xin lỗi...

Quan niệm của hầu hết của người Việt Nam thường cho rằng, người nhà quê thật thà, chất phác thế này thế nọ....nhưng thử hỏi khi lên Hà Nội họ trở thành người như thế nào....

Đến chuyện hôn nhân còn bị đánh đổi bởi quyển sổ hộ khẩu thì....

Người nhà quê khổ cực đã chịu nhiều, muốn lên Hà Nội tìm sự đổi mới trong cách sống...em không phản đối....
Nhưng nếu làm vậy mà làm mất đi bản sắc, phong tục của người Hà Nội, hoặc kéo sự văn minh của người Hà Nội đi xuống thì em xung phong là người đầu tiên đuổi họ ra khỏi Hà Nội...

Xin lỗi đã nói thằng....

Nên nhìn thẳng vào sự thật, đừng để những ngôn từ hào nhoáng làm mình bị cuốn theo

Đấy là sự thật anh ạ !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra hiện tượng người nông thôn tìm cách lên thành phố... người thành phố ở các nước chậm phát triển muốn nhập cư sang các nước văn minh phát triển là một qui luật chung thôi. Người ta luôn tìm và hướng tới môi trường sống tốt đẹp hơn.

Một số lượng rất nhỏ người dân tỉnh thông minh, xuất sắc lên HN học và làm việc...đóng góp vào sự phong phú cho "tinh hoa trí tuệ" của thủ đô là điều đáng quí... Vì họ là những người xứng đáng vượt lên trong cuộc "cạnh tranh, phân biệt" này. Từ xưa Hà Nội vốn là nơi tụ tập cho những nhân tài và tinh hoa của cả nước dồn về mà!

Tuy vậy... một số lượng khổng lồ người dân tỉnh khác, ko được học hành, lười biếng, đua đòi nếp sông thị thành. Thay vì không chịu lao động chân tay thì họ chấp nhận chen lấn chui rúc lên HN, ở nhà ổ chuột, làm bất cứ việc gì từ ôshin, rửa bát, bán hàng, bán đồng nát,thợ xây, xích lô, xe thồ... để sinh tồn. Mang theo nếp sống thiếu văn hóa và những tệ nạn xã hội.Thật là buồn khi đến những khu phố nổi tiếng của Hà Nội như Hàng Ngang Hàng Đào mà người HN đâu ko thấy, chỉ toàn thấy người dân tỉnh bán hàng với một thái độ vênh váo, thiếu lịch sự.

Vì sao họ không chịu hiểu một điều: "Ai được sinh ra ở đâu thì hãy trở về nơi đó". Đó mới chính là nơi thuộc về họ...không đâu đẹp và đáng tự hào bằng quê hương mình.







-
 
Back
Bên trên