Suỵt ^^ Hái Hoa nào ^^

Hí hí các bạn abc j` thế, liệu tớ có hỉu k nhỉ...hí hí...
 
l4`m s40 m4` 4^y' h13u? du*0*c., k3 k3, to*' v13t' t0*' c0`n ch4? h13u? j1` ;))
 
để tớ đưa c.H bảng chữ cái của các ấy \:d/\:d/ c. dịch cho dễ
 
hehe , hi! bọn mì....:d ..... lâu lắm mới lên Hao^^ topic lớp mìn thay đổi nhể....dễ sợ cơ....^^....công nhạn bạn hạnh hoành tráng thiệt.....:))
 
Hey....Có bạn nào biết sách Hóa THPT của ông Đào Hữu Vinh hay quyển nào hay thì chỉ jum` mình với....:D...Hoặc ai có sách Hóa hay muốn bán thì nói cho mình nhé...thanks nhiều lém...Liên hệ Pit.10 Nga, nick: Mysterious_jupiter209...!!!
 
nhờ topic lớp fát, đang cóa việc, xong rùi tớ xóa ngay :D


Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta có thể phối hợp các phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, giải thích , liệt kê, nêu ví dụ, so sánh , dùng số liệu hay phân tích , phân loại... Dưới đây là 2 phương pháp TM mà chúng ta thường gặp nhất :

1. Phương pháp so sánh:
a. Khái niệm và công dụng:
Là phương pháp đối chiếu so sánh đối tượng đang thuyết minh với đối tượng khác, hay so sánh các mặt vấn đề của đối tượng, để có hình dung cụ thể về đặc điểm , tính chất, quy mô của đối tượng.
b. Cách vận dụng:
Phương pháp so sánh được dùng khi muốn người đọc có 1 hình dung cụ thể về đối tượng, hay muốn làm nổi bật 1 khía cạnh, 1 vấn đề của đối tượng TM.


2. Phương pháp phân loại:
a. Khái niệm và công dụng:
Là phương pháp thuyết minh dùng để chia đối tượng thuyết minh ra thành nhiều phần, nhiều vấn đề, góc độ khác nhau để từ đó làm rõ đặc điểm chung của đối tựơng, cũng như nét riêng, nét đặc trưng của từng phần, từng vấn đề trong đối tượng, giúp người đọc hình dung về đối tượng thuyết minh 1 cách vừa bao quát, vừa cụ thể dưới góc nhìn sinh động nhất.

b. Cách vận dụng:
Phương pháp phân loại được dùng khi cần thuyết minh về đối tượng có nhiều mặt, nhiều vấn đề( sự vật đa dạng hay sự việc có nhiều mặt), để làm đối tượng sáng rõ hơn, khái quát hơn, khiến bài văn thuyết minh logic, dễ hiểu hơn. Hay chúng ta có thể sử dụng khi muốn nổi bật tính chất chung và riêng của từng phần , từng vấn đề, từng mặt trong đối tượng

Ví dụ về dân ca:
1. Sử dụng phương pháp so sánh :

Chúng ta thường nghe lúc còn ấu thơ, được chị, mẹ hay bà ngoại hoặc bà nội ru cho ngủ. Loại hát này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam). Âm giai dùng trong loại hát ru em được thay đổi tùy theo vùng. Ở miền Bắc, hát ru dựa vào thang âm ngũ cung (do-ré-fa-sol-la-do). Miền Trung sử dụng âm giai tứ cung (do-fa-sol-sib-do), và miền Nam thì chọn âm giai ngũ cung (do-mib-fa-la-do). Người mẹ thường bày tỏ nỗi lòng của mình, hay than van số phận hẩm hiu của mình qua bài ầu ơ ví dầu. Lời ca thường lấy trong ca dao và thể thơ là lục bát.

*** Ưu điểm: phương pháp so sánh cho ta thấy được những đặc trưng tiêu biểu của hát ru mỗi vùng miền, từ lời ca cho tới âm điệu, phân biệt tuy cùng là hát ru nhưng mỗi vùng miền cho ta những đặc sắc riêng về văn hóa tinh thần,thể hiện những đặc trưng cơ bản của lối sống, phong tục tập quán của con người nơi đây.

2. Sử dụng phương pháp phân loại:
Dân ca mỗi nước hay mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lí, đặc biệt là ngôn ngữ.

Dân ca Việt Nam rất phong phú. Tất cả những bài ca do dân quê sáng tác và không thuộc nhạc triều đình, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo thì được xếp vào loại dân ca. Dân ca lại mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút. Nhưng nhìn chung, vẫn là bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính chất mộc mạc, giản dị của nó.

Có 1 số thể loại của dân ca như:
- Hát ru: Chúng ta thường nghe lúc còn ấu thơ, được chị, mẹ hay bà ngoại hoặc bà nội ru cho ngủ. Loại hát này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam). Người mẹ thường bày tỏ nỗi lòng của mình, hay than van số phận hẩm hiu của mình qua bài ầu ơ ví dầu. Lời ca thường lấy trong ca dao và thể thơ là lục bát.

- Hò: Hò từ chữ HÔ mà ra, có nghĩa là làm cho giọng mình manh hơn. Do đó, Hò thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đá. Nhưng hò cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như hò đưa linh, và có khi dính liền với một vùng nào đó như hò Nghệ An, hò Thanh Hóa, hò Sông Mã, hò Đồng Tháp. Có ba loại hò chính: Hò trong lúc làm việc, hò trong lúc nghỉ xả hơi, hò trong lúc lễ hội.

- Lý: Miền Nam có rất nhiều điệu hò và lý. Những bài nào không thuộc vào hò thì là lý. Có Lý chim khuyên, Lý bông lựu, Lý chuồn chuồn, Lý cây chanh, Lý chè hương, Lý bỏ bìa, Lý con khỉ đột, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu
Lý có nghĩa là hát của giai cấp dân quê (do chữ lý làng mà ra), so với Ca Huế thuộc giai cấp vua chúa, quan liêu trí thức. Tất cả điệu lý được thoát thai từ các bài hát chèo, ca Huế, hát tuồng, và hát cải lương.

- Hát hội: Hát hội là loại hát đối giữa trai gái tùy hứng ca hát đối đáp thi tài cao thấp trong những dịp lễ đầu xuân hay thu, hoặc khi đêm trăng thanh gió mát sau một ngày làm việc mệt nhọc ngoài đồng. Hát hội có nhiều loại: hát trống quân, hát quan họ, cò lả ở vùng Bắc Ninh, hát đúm ở Hải Dương, hát phường vải ở Nghệ Tĩnh, hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ,vv..

- Vè: Vè là một bài văn kể một chuyện đặc biệt xảy ra và ngụ ý khen chê. Bài văn làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, hay song thất lục bát hoặc các thể thơ biến thể. Các câu vè thường bắt đầu bằng sáu chữ “Nghe vẻ nghe ve Nghe vè..........”

*** Ưu điểm: Phương pháp phân loại cho ta cái nhìn bao quát hơn về dân ca việt nam, phong phú, đa dạng về thể loại,âm điệu, tiết tấu, giúp ta phân biệt được từng thể loại dân ca một cách đơn giản , dễ hiểu, mạch lạc, có sức thuyết phục và còn cho ta thấy được nét chung, riêng hay sự giống và khác nhau trong các thể loại của dân ca.

* Tuy nhiên, hai phương pháp trên vẫn còn 1 số hạn chế, muốn sử dụng hai phương pháp trên có hiệu quả, cần phải có vốn kiến thức tổng hợp và sâu rộng, ngoài ra thì cần phải kết hợp với nhiều phương pháp thuyết minh khác để có 1 bài văn hoàn chỉnh và thuyết phục
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bạn Hạnh ko cần xóa đâu
để đấy làm cẩm nang ;));))
 
..Hi.hi....c4c' b4n. to4n` dun9` n90n n9u*~ j` m4` t0*' ch4? h1u?..Hi. hi...
Hum n4y l4m` th1' n9hi3^m. vu1 qu4' v1` l4^n`d4^u` th4nh` c0^n9 tr0n9 vi3^c. di3^u` ch3^' H2S , S02...2 thứ mùi kinh khủng, h còn choáng...8-}
 
Back
Bên trên