Savoir-Vivre Nghệ thuật giao tiếp

Mấy bài gần đây, về giao tiếp của chị Nga quá hay.Rất thú vị và thiết thực...
Bây giờ em hiểu ra 1 số vấn đề mà trước đây chưa biết bao giờ...
Chị Nga ơi,viết tiếp về việc giao tiếp dành cho 2 người (nam nữ ) không chỉ là xã giao đi chị.(kỹ năng nói chuyện, ứng xử, chào hỏi...v...v..)
 
Ặc ặc, thể nào bữa đi Wien cứ thấy em Hà để tay gấp mà mình không hiểu ý. Bây giờ đọc được bài viết này thì có lẽ đã muộn. Lần sau sang em đừng để tay thẳng tắp mặt hơi quay đi nhé.
Nhiều khi người ta chỉ có 1 cơ hội thôi anh ạ ;) ;))
Nhưng mà công nhận anh HA galant thật, các anh trai VN cứ phải học anh HA dài dài ;)


Chị Nga ơi, em không dám "vượt mặt" những nhà ngoại giao của VN đâu ạ :">
Em là chỉ được học từ môi trường sống của em, chắc chắn gặp những quan chức to sao nhiều bằng tác giả viết sách được ạ... :)

Tuy rằng nhiều lúc tổ chức những hội nghị lớn sẽ không tránh khỏi sơ suất, nhưng em vẫn muốn kể cho chị 1 chuyện này, không biết chị sẽ nhận xét thế nào về phong cách xã giao của người Việt mình:
Hôm trước, xem trên VTV4, có chiếu cảnh VN mình đón vợ chồng nguyên thủ Quốc gia nào dó (em không nhớ nữa) nhân dịp APEC. Bên VN mình chuẩn bị 2 em gái tặng hoa, mỗi em tặng cho 1 người (em đoán thế). Nhưng chả hiểu sao, em tặng hoa cho Vợ chưa đi ra, còn em tặng hoa cho Chồng thì lăng xăng chạy ra trước và tặng luôn hoa cho ông Chồng. Vợ thủ tướng đứng bên cạnh... cười trừ :D Một lúc sau, em kia mới lon ton chạy về phía Vợ đưa hoa cho Vợ, trong khi bà ấy đang bắt đầu chuyển bước đi trên thảm đỏ rồi...

Uhm... Nếu em là em chạy ra trước, mặc dù theo phân công là em phải tặng cho ông Chồng, em vẫn sẽ đổi và tặng cho bà Vợ trước :)
Có thể về sau em bị kỷ luật, nhưng theo em, nhanh trí là ở chỗ đó (ông Chồng chả có hoa cũng chả sao). Và em sẽ sẵn sàng nhận trách nhiệm việc em đã làm mà theo em là đúng và cần thiết trong tình huống đó.
-------------

(Có thể chuyện kể của em chỉ là 1 tình tiết nhỏ. Nhưng chính những tình tiết đấy lại có thể thể hiện kỹ năng ngoại giao rõ ràng nhất.)
 
Về tình huống tặng hoa, đúng là nên tặng hoa cho phụ nữ trước. Khâu ngoại giao nhà mình chắc không lường trước được tình huống để dặn các em tặng hoa, ngoài ra nếu các em tặng hoa là thiếu nhi thì khó có thể nhanh trí xử lý tình huống được.

Chuyện ngoại giao của các lãnh tụ nhà mình thì cũng đã gặp không ít tai nạn. Một anh chuyên gia về PR (người Việt) có nói với tớ là các lãnh tụ nhà mình không có các cố vấn PR thực sự để đưa ra các chiến lược về ngoại giao (tớ không chắc chắn lắm về kết luận này). Nhưng có thể thấy qua lần sang thăm Mỹ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Cảnh Bush vươn người bắt tay bác Phan Văn Khải nói lên rất nhiều điều. Và theo anh chuyên gia PR trên thì Bush có hẳn đội ngũ PR đằng sau để tư vấn cho các hành vi của Bush, tất cả đều có dụng ý mà không cần lời nói để diễn đạt. Hoặc riêng đoạn bác Phan Văn Khải cầm giấy đọc cũng là việc khiến nhiều người suy nghĩ về công tác ngoại giao của nhà mình.
 
Theo em nhìn thì 2 em gái tặng hoa này lớn rồi chị ạ. Nhưng dáng đi cứ lăng xăng, lon ton, trông mất hết cả tư thế... :)

Nhiều khi sách của VN viết còn chưa chính xác, huống chi... :(

Người Tây họ rất kỹ lưỡng trong cách giao tiếp, những cái đó họ chỉ dạy bảo con cái trong nhà thôi. Còn không thì ra ngoài bỏ ra hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn cho những buổi seminar dạy giao tiếp, úng xử.
Ai ứng xử sai thì tất nhiên là họ chỉ đánh giá thôi, chứ chả nói gì đâu. Nếu nói gì, họ sẽ biến cái đó thành 1 cái hay để khen --> ai không biết tưởng thật --> lần sau lại làm sai tiếp :|

Có 1 lần theo dõi trên TV, trong 1 chuyến thăm 1 quốc gia Đông Nam Á (mình lại quên là nước nào rồi) tổng thống Bush cụng rượu với ban lãnh đạo nước đó. Tất cả những người nước kia cầm cốc rượu ở đúng chân cốc, nhưng riêng ông Bush thì cầm thẳng vào bụng cốc. Có 2 trường hợp xảy ra:
1 là ông Bush sơ ý thật,
2 là ông ấy tỏ ra thiếu tôn trọng cả 1 quốc gia.
Chả biết trong tình huống này thì nên hiểu là gì nhỉ?
 
Ở đây có mấy bài viết về rượu vang khá chi tiết, mọi người có thể tham khảo:

http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=8170


8.4 Cách dùng rượu vang

Rượu vang là loại rượu chủ yếu làm bằng nho (có nơi dùng một vài loại trái cây khác), nồng độ nhẹ. Ở châu Âu, có nơi còn gọi vang là li cơ (liqueur) tức là rượu có nồng độ thấp. Tiếng Pháp gọi vang là "vanh" (vin), ở Việt Nam được gọi chệch đi là "vang".
 
17. Những điều nên và không nên khi đi thăm hỏi lẫn nhau

- Không đến muộn cũng như không đến quá sớm; không đến thăm vào gần giờ ăn.

- Không gặp gỡ khi chưa khỏi ốm đau.

- Không nên mặc quần áo ướt (vì bị mưa chẳng hạn); nếu đang đi mà bị mưa ướt, cần quay về nhà thay quần áo khác rồi hãy đi.

- Khi đến nhà người cần gặp, bấm chuông lần đầu, đợi một lúc không thấy gì, bấm chuông lần thứ hai, đợi một lúc không thấy gì thì tạm ra về, hôm sau sẽ tới.

- Chỉ khi mở cửa mới bỏ mũ.

- Lúc mở cửa, nếu chủ nhà là người đã quen, thì sau khi chào hỏi xã giao, khách nói vắn tắt ngay mục đích đến thăm; nếu chủ nhà ra mở cửa là người mà khách chưa biết mặt, khách đưa ngay danh thiếp, nói vắn tắt người giới thiệu đến gặp và lý do đến gặp.

- Nếu được mời vào phòng chờ, trước khi bước vào phòng, khách nhớ treo ở bên ngoài mũ, áo choàng, áo mưa nếu có. Tại phòng chờ, khách có thể đứng hoặc ngồi cũng được; không hút thuốc lá; có thể ngắm các vật trang trí trong phòng (vẫn đứng hoặc ngồi tại chỗ), nhưng không đụng tay vào.

- Nếu chủ nhà bước vào phòng, thì khách đứng lên nếu đang ngồi; chỉ ngồi xuống sau khi chủ nhà mời ngồi; một lần nữa, khách tự giới thiệu và nhắc lại lý do cuộc gặp.

- Khi chủ nhà đang tiếp khách, lại thêm có khách mới đến được mời vào phòng; chủ nhà đứng dậy ra đón khách, lúc đó khách cũ cũng nên đứng tại chỗ, không đi theo chủ nhà ra đón khách. Chủ nhà giới thiệu khách mới với khách cũ. Khách cũ nên thân mật giơ tay trước để bắt tay; sau đấy chỉ nên ngồi thêm một chút, rồi sau mấy câu xã giao thì khách cũ nên tìm cách cáo từ.

- Trong các cuộc thăm hỏi xã giao, thời gian không nên quá nửa tiếng đồng hồ; đối với những người rất thân cũng không nên kéo dài thời gian cuộc thăm.

- Nên tránh thăm hỏi một người đang bận rất nhiều công việc.

- Trong cuộc thăm hỏi có đông người, mà một vị khách nào đó muốn về sớm, không nên quên gặp chủ nhà để cảm ơn và tạm biệt, rồi sau đấy cứ yên lặng ra về.

- Khi thăm hỏi, không nên ngồi ở chỗ dựa tay của ghế bành, mặc dù quan hệ giữa chủ nhà với khách là thân mật. Không nên quá chăm chú nhìn một người nào đó; một vật nào đó. Không nên nhét hai tay vào túi áo vét; lúc ngồi, không nên đập hai chân đánh nhịp trên mặt sàn nhà hoặc rung đùi; mặt không nên nhăn nhó; không mím môi; không nháy mắt ra hiệu; không tự tiện lấy thuốc lá của chủ nhà để hút khi chưa được mời.

- Trường hợp thăm hỏi người rất thân bị ốm đau, phụ nữ sinh con thì có thể mang hoa, quả đến thăm hỏi, v.v...
 
18. Những điều nên và không nên trong giao tiếp

- Không dùng ngón tay ngoáy lỗ mũi, lỗ tai hoặc lấy cái gì mắc ở hàm răng.

- Đối với phụ nữ không phải là người thân thuộc thì không nên bắt tay quá chặt hoặc không nên vồn vã ôm hoặc choàng vai người đó.

- Khi bắt tay thì không nên tay phải bắt tay, còn tay trái lại đút túi quần hoặc túi áo. Bắt tay ai, nhìn vào người đó.

- Khi nói chuyện, không nên khoa múa tay trước mặt người đối thoại, không dùng tay chỉ trỏ người này người khác.

- Nét mặt lúc nào cũng tươi vui, bình tĩnh. Không nên lộ vẻ quá lo buồn hoặc quá vui vẻ. Khi nói chuyện, thái độ lúc nào cũng ôn tồn, không nóng nảy, không hấp tấp, không vội vàng.

- Không bẻ ngón tay hoặc vặn mình, lắc cổ kêu răng rắc, lúc ngồi có thể gác chân nọ lên chân kia, nhưng không rung đùi. Phụ nữ mặc váy, nên khép chân và kéo váy che đầu gối.

- Quần áo hợp thời trang và hợp hoàn cảnh. Màu sắc trang nhã, hài hòa, sạch sẽ, không nhàu, không đứt cúc, không sờn rách. Nam thì khi mặc áo vétxtông luôn luôn được cài cúc; túi áo vétxtông trên ngực, mặt ngoài, phía trái, không được để kính, lược, bút máy, và chỉ được để khăn nhỏ màu sắc hợp với màu cravat, hoặc không để gì.

- Quần áo không để có mùi băng phiến và mùi nước hoa nồng nặc.

- Trước mặt người khác, khi cần phải giơ tay để đỡ một vật gì hoặc khi cần phải dạng chân để tránh bị ngã, đều phải có lời xin lỗi.

- Không nên ngáp và ợ, nên lấy tay che miệng; nếu chẳng may bị nấc, cố gắng đừng để thành tiếng to và cần uống nước liền mấy ngụm một cách nhẹ nhàng, sẽ hết nấc. Khi hắt hơi phải dùng mùi xoa để che mũi, miệng, không nên xì mũi quá mạnh vào mùi xoa, không khạc nhổ xuống đất.

- Không nên cười quá mức.

- Không nên dùng lược chải đầu khi đứng gần người khác, hoặc trang điểm trước mặt mọi người, trừ việc phụ nữ dùng gương để xem qua lại nét mặt.

- Khi mang con nhỏ đi theo ở nơi công cộng, lúc cho con bú, hoặc "xử lý" những việc cần thiết cho con..., cần làm nhẹ nhàng, kín đáo, tránh gây phiền phức cho người chung quanh.

- Không được hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc. Ở một số chỗ, khi muốn hút thuốc phải xin phép những người ngồi cạnh mình.

- Khi nói chuyện, muốn cắt ngang người đang nói, cần "xin phép", "xin lỗi" đối với người đó trước.

- Ở những nơi có bảng cấm làm việc gì, cần làm theo đúng những điều đã cấm.

- Không được bóc thư người khác nếu không được người đó cho phép; không may bóc nhầm thư người khác cần bỏ thư đó vào phong bì, dán kín lại gửi cho người nhận thư, kèm lời xin lỗi chân thành. Khi gửi ảnh kèm thư, cần đề ngoài bì thư: "Trong thư có ảnh, xin đừng gấp! Cảm ơn!".

- Luôn luôn mang theo người: kính đeo mắt (nếu cần), lược, bút, danh thiếp cá nhân (nếu có), một mảnh giấy trắng hoặc cuốn sổ con.

- Không đội mũ kéo xuống quá gáy đằng sau, hoặc kéo xuống sát mặt đằng trước.

- Không đi giày hoặc xăngđan lẹm gót.

- Trời lạnh, hoặc mưa, trước khi vào phòng khách, cần rũ nước mưa và treo ở ngoài (ô, dù cũng treo ở ngoài); khi vào nhà cần chùi giày vào thảm.

HẾT
 
Những phép lịch sự trong giao tiếp hàng ngày


Bắt tay


Bắt tay khi chào hỏi là một cử chỉ thường gặp nhất và đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên, cái bắt tay có thể biểu lộ nhiều điều. Để biểu lộ sự thân thiện và lòng kính trọng với người đối diện, chúng ta nên đưa cả bàn tay ra bắt với một cái siết nhẹ có sinh khí, đồng thời nhìn vào mặt đối phương và mỉm cười. Không nên đưa tay hờ hững hay siết tay quá chặt, cầm tay người kia lắc quá mạnh, lúc bắt tay mắt lại nhìn đi chỗ khác, tay kia còn đút túi hay cầm thuốc lá.

Nguyên tắc là khi bắt tay, phụ nữ đưa tay cho nam giới bắt, người già đưa tay cho người trẻ, cấp trên đưa tay cho cấp dưới. Phụ nữ khi bắt tay nam giới không nên đưa tay cao quá. Nếu người phụ nữ đưa tay hơi cao và lòng bàn tay úp xuống, có nghĩa là muốn được hôn tay.

Khi hai cặp nam nữ gặp nhau, hai người phụ nữ bắt tay nhau trước, sau đó hai người phụ nữ bắt tay hai người đàn ông, rồi cuối cùng mới là hai người đàn ông bắt tay nhau. Khi gặp một người quen trong bàn tiệc, chúng ta không nên vươn tay qua bàn để bắt tay mà chỉ cần gật đầu chào là đủ. Nếu thực sự muốn bắt tay thì nên đi vòng qua bàn đến bên người đó để làm việc này.

[FONT=&quot]Khi bắt tay, nam giới phải bỏ găng tay ra. Đối với phụ nữ thì điều này không bắt buộc

[/FONT] Cúi chào

Cúi chào cũng là một cử chỉ chào hỏi thường gặp ở các nước phương Tây. Động tác cúi chào phải biểu lộ sự ấm áp, tôn trọng, chân thành. Người đàn ông khi cúi chào khẽ nghiêng mình, bỏ mũ, nếu đang hút thuốc thì bỏ thuốc ra khỏi miệng, không đút tay vào túi quần khi cúi chào. Phụ nữ cúi chào bằng cách gật đầu nhẹ kèm một nụ cười và không cần bỏ mũ.

Nam giới cúi chào phụ nữ trước, người trẻ cúi chào người già, cấp dưới cúi chào cấp trên, sinh viên cúi chào giáo sư.

Giới thiệu

Khi giới thiệu hai người chưa quen biết, cần giới thiệu rõ họ tên, nghề nghiệp. Sẽ là rất mất lịch sự nếu khi giới thiệu mà phát âm sai tên. Nếu cần thiết, chúng ta có thể giới thiệu thêm chức danh hoặc học hàm, học vị.


Giới thiệu nam giới với phụ nữ, người trẻ với người già, cấp dưới với cấp trên, giới thiệu khách mới đến với những người đã có mặt. Nếu có một người đi riêng lẻ và một cặp vợ chồng, thì bất kể người đó là nam hay nữ cũng phải giới thiệu người đó với cặp vợ chồng. Nếu là hai cặp vợ chồng, thì giới thiệu cặp trẻ hơn với cặp già hơn.


Người được giới thiệu nếu đang ngồi thì phải đứng lên. Phụ nữ có thể làm động tác này một cách tượng trưng.
Khi giới thiệu nam giới với một người phụ nữ đang ngồi, người phụ nữ không phải đứng dậy, chỉ cần đưa tay ra cho người đàn ông.

Phép lịch sự ngoài đường phố

Khi lên tàu xe, nam giới để phụ nữ lên trước, nam giới theo sau và giúp phụ nữ ngồi vào chỗ. Khi xuống, nam giới đi trước dẫn đường và giúp phụ nữ bước xuống. Nếu tàu xe quá đông, chúng ta không nên câu nệ mà nên tìm cách lên xuống một cách nhanh nhất để tránh làm phiền đến người khác. Trên tàu điện, xe buýt, chúng ta nên nhường chỗ cho người tàn tật, người già, trẻ em và phụ nữ.

Bao giờ cũng phải đợi cho mọi người xuống hết rồi mới đến lượt chúng ta bước lên tàu xe. Không chỉ đối với các phương tiện công cộng, mà ở bất cứ đâu những người đi ra cũng có quyền ưu tiên hơn người đi vào. Ví dụ khi vào cửa hàng hay thang máy, chúng ta phải nhường cho những người đi ra trước.

Khi đi trên vỉa hè, phụ nữ đi phía bên phải của nam giới. Nếu là một nhóm 3 người, thì chỗ ở giữa được coi là chỗ được ưu tiên nhất. Ngoại lệ là khi hai phụ nữ đi cùng một nam giới, thì người nam đi ở giữa để có thể bảo vệ được cho cả hai người. Nếu là nhóm đông thì không dàn hàng bốn, hàng năm mà phải chia ra thành từng nhóm 2-3 người một.

Khi đi taxi, nam giới mở cửa xe cho phụ nữ lên trước, rồi lên sau và ngồi cạnh người phụ nữ ở ghế sau. Lúc xuống xe, nam giới xuống trước mở cửa và giúp phụ nữ bước xuống. Khi ngồi vào xe, người phụ nữ ngồi nghiêng xuống ghế xe trước rồi mới rút hai chân lên xe và xoay người sang trái để ngồi cho thẳng, nếu mặc váy thì dùng tay phải giữ váy. Khi xuống xe, người phụ nữ xoay người sang phải, đưa hai chân ra khỏi xe và đứng lên, dùng tay trái để giữ váy. Lúc này người nam dùng tay phải giữ chắc cửa xe và đưa tay trái ra để giúp người phụ nữ đứng lên.

Nếu đi xe riêng, người lái xe được coi là người chủ, những người trên xe là khách. Người lái xe chịu trách nhiệm về an toàn và sự thoải mái của mọi người. Những người đi trên xe không nên hướng dẫn, chỉ trích hay kêu ca về trình độ lái xe của người lái, không nên hét lên để „báo động”. Trong trường hợp người lái xe là chủ thì chỗ ngồi danh dự nhất trong xe là ghế trước bên phải, cạnh lái xe. Tiếp theo là chỗ bên phải ghế sau, rồi đến chỗ bên trái của ghế sau và cuối cùng là chỗ giữa của ghế sau.

Nhưng trong các cuộc tiếp đón chính thức hoặc khi người chủ không lái xe thì chỗ ngồi danh dự nhất là phía bên phải của ghế sau, thứ hai là phía bên trái của ghế sau, thứ ba là chỗ giữa của ghế sau và cuối cùng là ghế trước bên trái cạnh lái xe.

(Phạm Minh Trang)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giao tiếp điện thoại trong cuộc sống - Những vấn đề cần bàn

Văn hoá giao tiếp điện thoại còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam, trong lúc đó ở các nước phát triển, giao tiếp điện thoại đã trở thành kỹ năng, chuẩn mực văn hoá.

Thực trạng
ở Việt Nam, ra đường là nhìn thấy người đi đường vừa đi xe máy vừa dùng điện thoại di động. Vào quán ăn sẽ thấy người ăn vừa nhồm nhoàm nhai vừa nói chuyện điện thoại di động. Vào hội thảo, hội nghị sẽ thấy đại biểu mặc nhiên dùng điện thoại di động khi đang có người phát biểu, thuyết trình .. còn kiểu chuông điện thoại di động thì khỏi phải bàn: to, rõ, ấn tượng và mỗi người một kiểu. Đến nhiều công sở sẽ bất ngờ gặp “nam thanh nữ tú” ngồi lên bàn, gác chân lên bàn “buôn dưa lê” qua điện thoại. Còn phong cách giao tiếp qua điện thoại của người Việt Nam theo khảo sát của Công ty Tư vấn và Đào tạo ATYS số 898/7A đường Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội thì đến gần 90% quên “màn” chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn ... mà thường là “ai đấy” “có việc gì” “gặp ai... - thậm chí nhiều người, đặc biệt là giới trẻ khi gọi, nhận điện thoại nhầm còn ung dung chửi nhau, nhắn tin trêu đùa nhau dai dẳng.

Hậu quả
Trung bình mỗi ngày các chiến sĩ Cảnh sát 113 Hà Nội nhận được 2 tin báo giả qua điện thoại của nhân dân. Một số giao dịch viên 1080 của ngành Bưu điện có những ưu tư, phiền muộn về “thái độ thiếu văn hoá” của nhiều khách hàng khi điện thoại đến tư vấn. Nhiều doanh nghiệp mất hình ảnh với khách hàng dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh do các nhân viên văn phòng, lễ tân, phục vụ khách hàng... “không có duyên” khi giao dịch qua điện thoại. Đó là chưa kể đến nhiều mối quan hệ xã giao, mối quan hệ tình cảm gia đình, đồng nghiệp, bè bạn... mất đi, xấu đi chỉ vì không biết cách “hỏi thăm qua điện thoại” - thậm chí vì hiềm khích nhau qua lời ăn tiếng nói trên điện thoại đã có án mạng xảy ra.

Nguyên nhân
Có thể nói, văn hoá giao tiếp điện thoại ở Việt Nam không được coi trọng, không được giáo dục, tuyên truyền phổ biến trong dân chúng. Kế đến là tính thiếu tự giác, thiếu rèn luyện và học hỏi, thiếu nhận thức về kỹ năng giao tiếp của nhiều người. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan đoàn thể mới chỉ quan tâm đào tạo, tuyển dụng đến năng lực, trình độ mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề văn hoá và khả năng giao tiếp của con người.

Giải pháp
Theo tạp chí New York Times, có trên 80% các công ty, doanh nghiệp thương mại ở Mỹ đều khuyến khích nhân viên tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp điện thoại. Một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực xây dựng văn hoá giao tiếp điện thoại ở Việt Nam - TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại Châu Âu, diễn giả quen thuộc của nhiều cuộc hội thảo về nghệ thuật giao tiếp trong môi trường kinh doanh đa văn hoá, kỹ năng giao tiếp điện thoại, kỹ năng thuyết trình cho rằng: Đã đến lúc mọi công dân Việt Nam phải có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện thoại; các cơ quan chức năng tích cực động viên, tuyên truyền, giáo dục dân chúng coi trọng vấn đề văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Còn các doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá giao tiếp điện thoại trong doanh nghiệp - trong đó trang bị các kỹ năng đàm phán, thuyết phục, xử lý tình huống trong giao tiếp điện thoại với khách hàng để những khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.
 
Re: Bên bàn ăn

Bên bàn ăn

(Mình ở châu Âu nên post những quy tắc chung của châu Âu, các bạn ở các vùng khác thận trọng khi áp dụng nhé :) Ngay cả ở châu Âu lúc áp dụng cũng phải mềm dẻo, tuy nhiên quy tắc chung thì nên biết).

Khăn ăn: dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị dây bẩn và để lau miệng trong khi ăn. Có 2 loại khăn ăn: khăn vải và khăn giấy. Trong một bữa tiệc nhiều món ăn không nên dùng khăn giấy. Khăn ăn bằng giấy chỉ nên dùng khi uống cà phê hoặc trong bữa ăn sáng.

Không bao giờ được quấn khăn ăn quanh cổ, cũng không nên để khăn ăn dưới đĩa hay giữa các đĩa thức ăn, giữa dao dĩa, cốc chén. Khăn ăn nên để trên đùi, nếu trong bữa ăn bạn phải đứng dậy thì gấp tạm khăn ăn lại và để xuống ghế ngồi. Khi đã ăn xong món cuối cùng, bạn gấp khăn ăn lại và để lên bàn, bên cạnh đĩa của mình.

Dao dĩa: Thông thường chúng ta cầm dao tay phải, cầm dĩa tay trái. Với những món ăn không phải dùng dao thì cầm dĩa sang tay phải.

Dao dĩa cũng có ngôn ngữ riêng. Nếu bạn muốn tạm dừng, „giải lao” trong khi ăn, thì đặt dao dĩa chéo nhau theo hình chữ X lên đĩa của mình, lưỡi dao hướng vào phía trong lòng đĩa. Khi đã dùng xong bữa, muốn nói „xin hãy dọn đi”, bạn đặt dao dĩa song song với nhau theo chiều dọc, cán dao và dĩa hướng về phía mình. Không được gác dao dĩa lên thành đĩa, cán chạm xuống mặt bàn.

Muốn khen ngợi đầu bếp „Món ăn rất ngon”, bạn đặt dao dĩa theo hình kim đồng hồ chỉ 7 giờ kém 25.

Muốn biểu lộ rằng món ăn không ngon miệng, bạn đặt dao dĩa theo hình kim đồng hồ chỉ 6 giờ 25.

Trong bữa tiệc tại nhà riêng, không nên biểu lộ sự khen ngợi hay chê trách bằng dao dĩa.

Không được để dao dĩa xuống bàn ăn hay để lên khăn ăn.

Trên bàn tiệc bày theo kiểu cổ điển, có thể có những chiếc đĩa bằng kim loại, thường là bằng bạc hay mạ bạc, khác hẳn những chiếc đĩa khác trên bàn. Đây chỉ là những chiếc đĩa trang trí, không bao giờ được dùng chúng để ăn, hay đặt thìa dĩa, khăn ăn lên đó.

Trườc khi ăn nên đi toilet và rửa tay.

Khi ngồi ăn, phải giữ tư thế ngay ngắn, thân mình cách bàn ăn chừng 1 gang tay. Không chống khủyu tay lên bàn, không vắt chéo chân hay rung đùi. Không nghịch dao dĩa hay gõ lanh canh.

Nếu trong khi ăn cần xì mũi, nên quay ra đằng sau để làm việc đó. Tốt nhất là bạn nên đứng lên và đi ra xa vài bước.

Không húp xì xụp, nhai chóp chép, gây ra tiếng động trong khi ăn.

Sẽ là rất mất lịch sự nếu bạn hoàn toàn không động đến món ăn được bưng ra, hay là ăn rất ít. Cho dù một món ăn đối với bạn quá lạ lẫm, bạn cũng nên thử một chút. Nếu bạn bị đau dạ dày thì tốt nhất là nên từ chối khi được mời ăn, còn hơn là đau khổ ngồi nhìn một bàn đầy thức ăn.

Khi ăn không nên để thừa, nhất là xúp hay món khai vị.

Trong tiệm ăn, không nên tra gia vị quá nhiều vì như vậy là làm hỏng tác phẩm của người đầu bếp.

Nếu là tiệc đứng, tốt nhất bạn nên lấy đồ ăn vừa phải, hết lại lấy tiếp chứ không nên làm một đĩa tú hụ.

Khi bữa ăn chưa kết thúc, không nên hút thuốc. Không nên dùng nước hoa quá mạnh, vì bên bàn ăn thì mùi vị của thức ăn phải được ưu tiên số 1.

Trong bữa ăn không nên gọi điện thoại di động. Tốt nhất là bạn nên tắt chuông điện thoại trong suốt bữa ăn, nếu quên làm việc này thì khi chuông reo cũng nên tắt máy ngay và xin lỗi mọi người xung quanh.

Khi người phục vụ đưa đồ ăn hay thức uống cho bạn, hãy nói „cảm ơn”, nhưng không nên nói „cảm ơn rất nhiều”.

Ngay cả trong một quán ăn sang trọng nhất cũng có thể có những sai sót làm bạn không hài lòng. Khi đó hãy nhẹ nhàng và kín đáo bày tỏ điều đó với người phục vụ. Không nên to tiếng bình luận.

Nếu bạn thấy trong món ăn của mình có sợi tóc rơi vào, hãy yêu cầu đổi đĩa khác. Nếu đây là bữa tiệc tại nhà thì bạn nên để món đó lại không ăn, và cũng không bình luận.

Nếu món xúp quá nóng bạn chưa dùng được ngay, cũng không nên dùng thìa khuyấy khoắng hay thổi phù phù.

Trong tiệm ăn, nếu trong cốc rượu vang của bạn có lẫn một mảnh nút chai, điều này cho thấy rượu đã không được mở đúng cách nên các mảnh vụn của nút chai đã rơi vào trong chai. Không nên lấy thìa hay đĩa vớt mảnh nút chai này ra. Bạn hãy đề nghị mở chai rượu khác và rót vào cốc khác. Khi thấy chiếc ly bị bẩn (có vết môi hay dấu vân tay trên thành cốc), bạn có quyền và nên đề nghị đổi chiếc ly khác.

Khi hai người nam nữ vào tiệm ăn, người đàn ông đi trước mở cửa và bước vào trước. Người phục vụ sẽ đến chào và dẫn hai người tới bàn ăn. Lúc này người phục vụ đi trước, theo sau là người phụ nữ, người đàn ông đi cuối cùng.

Người đàn ông luôn luôn nhường cho phụ nữ quyền chọn ghế ngồi, sau đó thận trọng đẩy ghế vào để giúp người phụ nữ ngồi xuống được thoải mái.

Trong bữa ăn, nếu người phụ nữ rời khỏi bàn, ví dụ như để vào toilet, thì khi cô trở lại bàn ăn, người đàn ông phải đứng dậy khỏi ghế. Nếu như một bàn đông hơn 2 người, thì những người đàn ông có thể chỉ làm cử chỉ đứng dậy này một cách tượng trưng cũng được.

Khi thanh toán, nên kín đáo để người được mời không được biết trị giá hóa đơn. Nếu đây là một bữa ăn có tính chất bạn bè, có thể thỏa thuận trước là mỗi người trả phần của mình.

Thông lệ „boa” cho người phục vụ có khác nhau ở các nước. (Xem phần dưới). Nếu bạn trả bằng thẻ tín dụng thì nên có một khoản boa riêng cho người phục vụ bắng tiền mặt. Nếu bạn thực sự không hài lòng về chất lượng phục vụ, bạn có thể không boa. Ở một số nước nếu trong thực đơn đã ghi rõ rằng giá các món ăn đã bao gồm cả tiền phục vụ, bạn cũng không cần boa.

Khi rời bàn ăn, người đàn ông kéo ghế ra giúp người phụ nữ đứng dậy. Nếu có áo khoác, người đàn ông mặc áo khoác của mình trước rồi giúp người phụ nữ mặc áo.
Còn vài qui tắc nhỏ nữa chị ạ. Cụ thể là chỉ bắt đầu ăn khi tất cả mọi người đã vào bàn và không rời khỏi bàn đến khi tất cả mọi người ăn xong bữa ăn. Khi ăn nên ăn từ tốn, nhưng không để thừa. Không nói khi đang nhai, không húp xì xụp, nhai nhóp nhép khi ăn v.v...

Còn mấy cái này em vẫn băn khoăn về dao nĩa: trước đây em thường đặt dao bên phải, nĩa bên trái đĩa ăn và khi dùng nĩa thì cầm nĩa úp (tức là mũi nĩa quay xuống phía dưới). Nhưng ở chỗ em thì khi bày bàn người ta đặt dao và nĩa lên trên serviette bên trái đĩa ăn (chỉ trước khi ăn thôi) và khi dùng nĩa thì người ta cầm nĩa ngửa. Điều này có phải là qui định không hay là còn thay đổi tùy theo nước?
 
Re: Bên bàn ăn

Còn mấy cái này em vẫn băn khoăn về dao nĩa: trước đây em thường đặt dao bên phải, nĩa bên trái đĩa ăn và khi dùng nĩa thì cầm nĩa úp (tức là mũi nĩa quay xuống phía dưới). Nhưng ở chỗ em thì khi bày bàn người ta đặt dao và nĩa lên trên serviette bên trái đĩa ăn (chỉ trước khi ăn thôi) và khi dùng nĩa thì người ta cầm nĩa ngửa. Điều này có phải là qui định không hay là còn thay đổi tùy theo nước?
Theo chị biết thì có 2 cách bày dao dĩa. Nếu là 1 bữa tiệc sang trọng thì bày ở 2 bên như em nói (vì phải dùng đến nhiều dao dĩa khác nhau). Còn nếu là bữa ăn đơn giản thì bày cả 2 bên trái (để có thể để nó lên khăn ăn cho tiện :D ), còn bên phải là thìa (nếu cần) và chếch lên trên 1 chút là cốc nước rồi.
Còn cách cầm dĩa trong khi ăn thì tùy thôi, làm sao cho tiện sử dụng nhất và trông không thô là được, không có quy định gì đâu em ạ.
 
Các cô các bác toàn thể hiện văn hóa hủ lậu rườm rà của Châu Âu rồi. Người hiện đại phải biết:
tổng thống Bush cụng rượu với ban lãnh đạo nước đó. Tất cả những người nước kia cầm cốc rượu ở đúng chân cốc, nhưng riêng ông Bush thì cầm thẳng vào bụng cốc
 
thì chắc chắn phải có phá cách chứ ạ:D
và...phá cách cũng mang nhiều ý nghĩa :D
 
Đùa, anh Hà xóa bài post của em với lý do không đúng chủ đề, theo em là chưa được khách quan lắm!

Em hỏi anh Hà, có savoir-vivre bàn tiệc, có savoir-vivre điện thoại, có savoir-vivre mạng, tại sao lại không thể có savoir-vivre ở ... trên giường? xxx đã từ lâu không chỉ là dành cho những người yêu nhau. Như em đã từng nói trong 1 thread khác,xxx với người phương Tây cũng giống như uống một cốc bia thôi. Nó có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, với những người chỉ mới quen nhau vài tiếng đồng hồ. Ở cái thời đại mà khoảng cách từ bàn tiệc đến ...cái chân giường chỉ là vài cái liếc mắt đưa tình cộng với chút men rượu, biết savoir-vivre trên bàn tiệc là tốt, nhưng ta phải học thêm savoir-vivre giường chiếu nữa thì mới là hoàn thiện, đúng không ạ??

Chẳng nói đâu xa, thằng bạn em sang Anh, nó kể là nhiều khi rất khó khăn, bởi vì từ lúc biết nhau đến lúc ... chỉ chưa đầy 3 tiếng đồng hồ. Với những người mà ta chưa biết, ta chưa hiểu, thì có một cẩm nang các phép tắc để áp dụng thì em cho là một việc rất cần thiết. Nhất là các bạn thanh niên Việt Nam, nên làm sao để lại ấn tượng đẹp trong con mắt các bạn thanh niên nước ngoài. Em không biết người Châu Âu thế nào, chứ người Mỹ họ đánh giá rất cao những người lịch thiệp, biết cư xử khôn ngoan trong chốn phòng the. Ngược lại, họ hầu như không quan tâm đến cách xếp dao dĩa, cách cầm ly rượu. Cái họ muốn biết, là cái đôi tay kia nhịp nhàng đến mức nào lúc lâm trận kia :p

Em có một vài suy nghĩ như thế, kính mong anh Hà, hay bất cứ anh chị nào ở đây thử giải thích em hay!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đùa, anh Hà xóa bài post của em với lý do không đúng chủ đề, theo em là chưa được khách quan lắm!

Em hỏi anh Hà, có savoir-vivre bàn tiệc, có savoir-vivre điện thoại, có savoir-vivre mạng, tại sao lại không thể có savoir-vivre ở ... trên giường? xxx đã từ lâu không chỉ là dành cho những người yêu nhau. Như em đã từng nói trong 1 thread khác,xxx với người phương Tây cũng giống như uống một cốc bia thôi. Nó có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, với những người chỉ mới quen nhau vài tiếng đồng hồ. Ở cái thời đại mà khoảng cách từ bàn tiệc đến ...cái chân giường chỉ là vài cái liếc mắt đưa tình cộng với chút men rượu, biết savoir-vivre trên bàn tiệc là tốt, nhưng ta phải học thêm savoir-vivre giường chiếu nữa thì mới là hoàn thiện, đúng không ạ??

Chẳng nói đâu xa, thằng bạn em sang Anh, nó kể là nhiều khi rất khó khăn, bởi vì từ lúc biết nhau đến lúc ... chỉ chưa đầy 3 tiếng đồng hồ. Với những người mà ta chưa biết, ta chưa hiểu, thì có một cẩm nang các phép tắc để áp dụng thì em cho là một việc rất cần thiết. Nhất là các bạn thanh niên Việt Nam, nên làm sao để lại ấn tượng đẹp trong con mắt các bạn thanh niên nước ngoài. Em không biết người Châu Âu thế nào, chứ người Mỹ họ đánh giá rất cao những người lịch thiệp, biết cư xử khôn ngoan trong chốn phòng the. Ngược lại, họ hầu như không quan tâm đến cách xếp dao dĩa, cách cầm ly rượu. Cái họ muốn biết, là cái đôi tay kia nhịp nhàng đến mức nào lúc lâm trận kia :p

Em có một vài suy nghĩ như thế, kính mong anh Hà, hay bất cứ anh chị nào ở đây thử giải thích em hay!!

Đối với những người chỉ cần đôi ba cái liếc mắt đưa tình cộng một chút men rượu là đến với cái chân giường thì đâu cần savoir-vivre làm gì nữa. Và nếu đã chẳng cần thể thức, lịch sự thì há chẳng một đêm trăng sáng cho anh Chí Phèo ngà say và cô Thị Nở vụng về lại không ý nghĩa hơn sao?
 
mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng...
cái j phù hợp với mình và giúp mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì hãy quan tâm.
cái savoir-vivre đó thử hỏi có thể giúp phát triển được gì không?
không nên bắt nền văn hóa này phải có cái này, có cái kia...thậm chí là thử thôi thì cũng không nên.
Người Mĩ đánh giá rất cao những người lịch thiệp (cái này thì đúng)nhưng đánh giá rất cao những người khôn ngoan trong chuyện phòng the á?thử hỏi khi giao dịch kinh tế, buôn bán, hội nghị, thảo luận, họ hỏi bạn có khôn ngoan trong chuyện ấy không à?để mà đánh giá cao hay không cao???
Cái đó tùy cá nhân mỗi người thôi, có ai ham hiểu biết,muốn học thì học :D
 
Em Tú chắc chưa đi club ở Séc bao giờ nhỉ. Còn em Vân, tuổi còn nhỏ mà đã biết hướng đến những vấn đề quan trọng, có tính thiết thực, như thế là rất đáng khen. Thanh niên bây giờ anh thầy trong đầu toàn chỉ có ăn chơi nhảy múa, chán lắm cơ.
 
Em Tú chắc chưa đi club ở Séc bao giờ nhỉ. Còn em Vân, tuổi còn nhỏ mà đã biết hướng đến những vấn đề quan trọng, có tính thiết thực, như thế là rất đáng khen. Thanh niên bây giờ anh thầy trong đầu toàn chỉ có ăn chơi nhảy múa, chán lắm cơ.
Chị xin lỗi ngoài lề chút.
"CH" là Thụy Sỹ, chứ không phải là "Séc" em ạ. :)
 
Thói quen của người Mỹ
Mỗi nước đều có những phong tục tập quán riêng của mình. Bài viết dưới đây nhằm giúp các bạn học sinh sinh viên đang có những dự định học tập tại Mỹ có cái nhìn sâu hơn và hiểu biết nhiều hơn về nước này.

Gặp gỡ ai đó
Đối với người Mỹ, khi gặp ai đó lần đầu tiên theo phong tục thì đối với cả nam lẫn nữ mọi người đều bắt tay nhau. Khi gặp gỡ và ôm nhau chỉ dành cho những người bạn thân thiết. Hôn là phong tục không phổ biến ở Mỹ và đàn ông không bao giờ hôn người đàn ông khác.

Người Mỹ thường tự giới thiệu tên và họ của mình hoặc bình thường họ chỉ giới thiệu tên. Ví dụ: Khi gặp ai đó người Mỹ có thể tự giới thiệu: “Hello. I’m John Smith” hoặc “Hi, I’m John”. Câu trả lời chung khi ai đó tự giới thiệu họ với bạn là: “Please to meet you”. Trong trường hợp ai đó được giới thiêu với bạn mà chỉ có họ và chức danh thì bạn nên xin lại địa chỉ mà có tên của họ. Người Mỹ thường xin địa chỉ có tên của những người thân và những người cùng kinh doanh. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ ghi lại tên và địa chỉ của giáo sư dạy bạn ở trường theo chức danh và họ.

Nói chuyện điện thoại


Người Mỹ thường trả lời điện thoại bằng những câu nói đơn giản như: “Hello”. Nếu bạn gọi điện đến một công ty, người trả lời điện thoại sẽ xưng tên của công ty và đồng thời cả tên của họ. Nếu người bạn muốn gặp chính là người nhấc điện thoại thì bạn chỉ cần chào họ và xưng danh của mình. Nếu không phải thì bạn có thể nói lịch sự với người nghe máy cho bạn gặp người bạn muốn nói chuyện. Ví dụ: “May I please speak with Andrew Brown?".

Phần lớn người Mỹ có máy điện thoại tự động trả lời tại nhà. Và các công ty đều có tài khoản hộp thư thoại cho các nhân viên của mình. Khi bạn muốn để lại lời nhắn thì phải để lại tên và số điện thoại của mình rõ ràng. Tin nhắn điện thoại sẽ tóm tắt và chuyển đến địa điểm cần chuyển.

Ăn ở ngoài

Tất cả các nhà hàng ở Mỹ đều chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Rất nhiều nhà hàng (thậm chí là cả cửa hàng thức ăn nhanh) cũng cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một vài nhà hàng nhận thanh toán bằng thẻ ATM. Bạn sẽ khó có thể tìm thấy nhà hàng nào thanh toán bằng séc.

Như thông lệ thì tại các nhà hàng nổi tiếng bạn sẽ phải ngồi chờ bàn ăn. Rất nhiều các nhà hàng nổi tiếng không chấp nhận hình thức đặt trước hoặc bạn chỉ có thể đặt trước cho những bữa tiệc lớn (ví dụ cho 6 người trở lên). Tại các nhà hàng này, việc chờ đợi có thể kéo dài rất lâu thỉnh thoảng lên đến tận 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên khi lượng khách quá đông thì nhà hàng vẫn chấp nhận đặt trước.

Rất nhiều nhà hàng ở Mỹ (ngoại trừ các nhà hàng thức ăn nhanh) đều có giấy phép phục vụ rượu. Bia và rượu luôn luôn sẵn có. Ở vài nhà hàng thì rượu mạnh như vodka và whisky luôn sẵn sàng. Ở Mỹ người được phép uống rượu phải đủ 21 tuổi. Nếu bạn trông trẻ hơn so với tuổi, bắt buộc phải đưa ra bằng chứng để chứng minh tuổi của mình khi yêu cầu rượu uống.

Tiền bo

Chỉ có vài hình thức trả tiền bo được chấp nhận. Thứ nhất, trong các nhà hàng Mỹ, do họ không thêm tiền bo vào hóa đơn nên người phục vụ rất mong khách hàng để lại tiền bo cho mình.

Ngoài ra việc trả tiền bo còn diễn ra tại các hiệu làm đầu, phục vụ khách sạn, người trong xe và những người phục vụ ở quầy rượu. Theo luật chung thì tiền bo tương đương với 15% của hóa đơn. Trong vài trường hợp không có hóa đơn như phục vụ khách sạn và người trông xe thì tiền bo có thể chênh lệch từ 1 đôla đến 5 đôla phụ thuộc vào từng loại công việc và việc phục vụ có tốt hay không?

Hút thuốc

Thuốc lá hầu như không phổ biến ở Mỹ và cũng như nhiều nước khác. Nói chung, người Mỹ hút thuốc ít hơn người châu Âu và so với người châu Á thì còn hút ít hơn. Điều này trở thành một thói quen được cả nước Mỹ chấp nhận.

Thuốc lá bị cấm ở rất nhiều nơi. Nó bị cấm ở những toà nhà công cộng, các trạm giao thông công cộng (bao gồm cả trong các chuyến bay thuộc địa phận nước Mỹ), trong các cửa hàng, trường học và công sở. Quy luật chung là: nếu bạn đứng ở trong nhà, bạn không được phép hút thuốc, ngoại trừ trong các quán bar, câu lạc bộ và một vài nhà hàng. Nếu một nhà hàng không cho phép hút thuốc, họ sẽ có một khu vực dành cho những hút thuốc. Nếu bạn là một người trong số này thì thậm chí ở ngoài cửa cũng nên hỏi xem hút thuốc ở đó có làm phiền người khác không?

Lứa tuổi được phép đựợc hút thuốc ở Mỹ là 18 tuổi. Nếu bạn mua thuốc lá (hoặc một sản phẩm thuốc nào) mà bạn trông trẻ tuổi quá, nhân viên bán hàng sẽ yêu cầu bạn những bằng chứng hợp pháp để chứng minh tuổi của bạn. Bạn nên cung cấp cho họ chứng minh thư của mình cho họ.

(Theo Viettriduhoc)
 
Back
Bên trên