Savoir-Vivre Nghệ thuật giao tiếp

8.2 Rượu khai vị

Khi khai vị, khách thường đứng ở phòng chờ (hoặc ngồi ở phòng chờ nếu ít khách) trước khi bước vào bữa tiệc. Trong lúc khai vị, ngoài các món nhắm phổ biến là sandwich (bánh mỳ cắt nhỏ có thịt, cá, bơ, trứng, v.v... để ở trên) thì khách được mời uống.

- Rượu mạnh khai vị phổ biến nhất là uytxki, thường là màu vàng nhạt, là thứ rượu mạnh có lâu đời ở châu Âu, sản xuất đầu tiên ở xứ Ecốt miền Bắc nước Anh, nổi tiếng khắp nước Anh từ thế kỷ thứ XVIII, sau đó sản xuất tại Mỹ và dần dần tại một số nước khác ở Tây Âu. Gần đây, sản xuất cả ở châu Á. Rượu uytxki thường cất bằng các hạt ngũ cốc hoặc khoai tây, có vị và mùi thơm đặc biệt.

- Uytxki thường được uống khai vị như sau:

+ Uống nguyên chất, không pha thêm loại nước gì, có thể rót 3/4 cốc nhỏ hoặc 1/8 cốc lớn.

+ Hoặc uống có pha thêm ít nước xôđa cho đỡ nặng, cả rượu và nước xôđa khoảng 1/4 cốc lớn.

- Ngoài uytxki, một số khách còn thích dùng một loại rượu mạnh nữa thường dùng cho phái nữ là "GIN", sản xuất bằng hạt ngũ cốc tại Anh hoặc tại Hà Lan, màu trắng, có vị hơi đắng, rót vào cốc nhỏ hoặc cốc lớn theo cỡ cốc của uytxki, liều lượng như rượu nguyên chất uytxki, không pha lẫn thêm nước gì, bỏ vào cốc vài lát chanh.

- Ngoài hai thứ rượu mạnh nói trên, khách có thể yêu cầu người phục vụ cho uống khai vị một loại rượu mạnh hoặc rượu nhẹ nào đó (nếu có). Cá biệt có nước không dùng rượu ngoại khai vị, mà thường dùng những loại rượu mạnh của nước mình sản xuất để mời khách.

- Ngoài ra, khi khai vị, khách có thể uống bia, các loại nước quả, thậm chí nước suối, tất cả đều phải rót ra cốc to.

Các loại rượu và nước nói trên khi khai vị, khách có thể yêu cầu bỏ một vài viên nước đá vào cốc.
 
8.3 Cách dùng rượu trắng

Rượu trắng mạnh thường từ 40 độ trở lên là thứ rượu có đầu tiên trong các loại rượu cất bằng lúa mỳ, gạo hoặc ngô, v.v... Nhiều nước trên thế giới đều có rượu trắng của riêng mình. Cũng có nước không có rượu trắng mạnh, mà có rượu màu mạnh, thí dụ ở châu Âu có nước cất rượu màu mạnh bằng khoai tây hoặc bằng một loại trái cây, hoặc có nhiều nước ở châu Mỹ Latinh, thí dụ, Cuba cất rượu màu mạnh bằng mía gọi là rượu "Rom" cũng nổi tiếng trên thế giới (tiếng Anh còn gọi là Rum).

Ở châu Âu, rượu trắng vôtca của Nga nổi tiếng nhất. Từ thế kỷ thứ XVIII trở lại đây vôtca Nga được xuất sang nhiều nước ở châu Âu, rồi sang Mỹ. Ở Trung Quốc có rượu trắng Mao Đài nổi tiếng lâu đời, nồng độ gần 70 độ. Ở Triều Tiên có rượu trắng nhân sâm. Ở Việt Nam có rượu trắng mạnh cất bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp và sau này được mang tên là "Lúa mới" hoặc "Nếp mới" và đã được xuất khẩu.

Rượu trắng thường là loại rượu dùng để chúc khi bắt đầu tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc lớn cũng như tiệc nhỏ. Cá biệt có nước dùng rượu màu mạnh trên 40 độ do nước mình sản xuất để chúc mở đầu buổi tiệc.

- Tại tiệc ngồi cũng như tiệc đứng, nếu đông người thì rượu trắng thường được rót ra các cốc nhỏ (khoảng 4/5 cốc) để trên bàn. Khi khách đã bước vào phòng (tiệc đứng) hoặc đã ngồi vào bàn tiệc (tiệc ngồi), chủ nhà cùng khách nâng cốc rượu đã rót sẵn để chúc rượu. Có nước, chủ nhà nói hoặc đọc lời chúc rượu vào đầu bữa tiệc, có nước vào lúc gần tàn bữa tiệc (thường vào lúc ăn đồ tráng miệng).

- Trong các cuộc chiêu đãi chính thức trọng thể, khi chúc rượu không nên chạm cốc gây thành tiếng động sẽ làm giảm sự trang nghiêm của buổi chiêu đãi, mà chủ nhà chỉ nâng cốc và hướng cốc vào phía khách và khách cũng làm như vậy.

Khi đã dùng rượu trắng mạnh (hoặc rượu màu mạnh) thì còn dùng rượu uytxki nữa không?

Tại tiệc ngồi, khi đã dùng rượu trắng mạnh hoặc rượu màu mạnh, thì suốt cả bữa tiệc không dùng rượu uytxki nữa, trừ cá biệt có khách nào đó yêu cầu được tiếp tục dùng rượu uytxki (nếu có rượu uytxki trắng mạnh thì có thể dùng chúc rượu khi bắt đầu bữa tiệc và tiếp tục dùng rượu đó trong bữa tiệc).

Tại tiệc đứng thì khách có thể dùng tự do bất cứ lúc nào các loại rượu và các loại nước uống có trong bữa tiệc.

Cần dùng cốc loại gì lúc dùng rượu trắng mạnh hoặc rượu màu mạnh?

Phổ biến ở nhiều nước là dùng cốc hoặc ly thủy tinh nhỏ, màu trắng có chân đứng, thắt ở giữa.

Cá biệt có nước dùng chén nhỏ bằng sứ hoặc gốm; chén nhỏ bằng sứ thường màu trắng hoặc có thêm hoa văn màu tím nhạt; chén nhỏ bằng gốm màu da lươn; các loại chén này không có chân đứng.

Cá biệt có xứ như ở vùng Xibêri của Nga, ngay tại các cuộc chiêu đãi chính thức, các cốc to bằng thủy tinh màu trắng dùng để rót rượu trắng mạnh chúc khách; vì ở vùng này khí hậu lạnh âm 50 độ, người dân bình thường vẫn uống rượu trắng mạnh bằng cốc to để chống rét.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
8.4 Cách dùng rượu vang

Rượu vang là loại rượu chủ yếu làm bằng nho (có nơi dùng một vài loại trái cây khác), nồng độ nhẹ. Ở châu Âu, có nơi còn gọi vang là li cơ (liqueur) tức là rượu có nồng độ thấp. Tiếng Pháp gọi vang là "vanh" (vin), ở Việt Nam được gọi chệch đi là "vang".

Rượu vang có từ lâu đời, trước hết là ở châu Âu, rồi lan sang các nước châu Mỹ, Á, Phi. Người nông dân châu Âu đã tự cất lấy rượu vang nho nổi tiếng từ thế kỷ XVII. Họ đào hầm sâu dưới mặt đất để chứa rượu trong những thùng gỗ kín, càng để lâu năm rượu càng ngon. Có gia đình nông dân đất hẹp, nho của họ cũng không nhiều, nên họ bỏ nho vào bình, lọ và chôn sâu xuống đất, vài năm sau đào lên uống. Việc chứa rượu nho ở dưới hầm hoặc chôn xuống đất chủ yếu là giữ cho nho luôn ở độ mát hoặc độ lạnh không bị biến chất. Ở châu Âu hiện nay vẫn giữ rượu nho dưới hầm đất, nhưng hầm làm đẹp hơn, hiện đại hơn.

Cả nam và nữ đều uống được vang. Có nước ở châu Âu, coi rượu vang là một thứ giải khát hàng ngày của họ. Người nông dân đi cày ở ngoài đồng lúc nào cũng mang theo bình rượu sau lưng.

Nước châu Âu nào cũng cất rượu vang và đều cho rượu của mình là tuyệt hảo. Rượu vang mang nhiều tên khác nhau do các nước tự đặt tên. Thí dụ, từ cuối thế kỷ XIX nổi tiếng có rượu vang mang tên canhkina nhãn hiệu con mèo vì cất bằng nho lẫn với bột cây canhkina. Loại này nồng độ nhẹ, thường dùng làm thuốc bổ cho những người bị mất máu, đồng thời cũng dùng làm rượu khai vị trong các bữa tiệc sang trọng.

Ở Trung Quốc đặt tên rượu vang là "Bồ đào tửu" (bồ đào nghĩa là quả nho).

Tuy có nhiều tên khác nhau, nhưng rượu vang chủ yếu chỉ có hai loại trắng và đỏ.

Vang trắng và vang đỏ dùng vào lúc nào?

Thông thường, sau khi cả chủ nhà và khách uống rượu trắng mạnh, ăn các món ăn khai vị như jămbông, xúc xích, món được đưa lên tiếp theo là món cá. Vang trắng dùng khi ăn cá hoặc thủy, hải sản. Vang đỏ dùng khi ăn thịt.

Sau khi trên đĩa ăn của khách đã có cá hoặc thịt do người phục vụ mang lại, thì chủ nhà sẽ nâng cốc rượu vang trắng hoặc đỏ để chúc. Khách cũng nâng cốc đáp lễ lại và sau đấy khách mới dùng cá hoặc thịt. Vang là một loại rượu nhẹ, nên sau đó khách có thể dùng tiếp được các loại đồ uống có nồng độ nặng khác.
 
8.5 Cách dùng sambanh - rượu quý

Sambanh được sản xuất lần đầu tiên vào thế kỷ XIV tại tỉnh Sampanhơ (Champagne) của Pháp, ở thị trấn Sarăngtơ (Charente). Tại đây sambanh được cất hoàn toàn bằng loại nho ngon nhất, nổi tiếng, mà ở nhiều vùng trồng nho khác tại Pháp cũng như trên thế giới khó mà có được.

Rượu sambanh được đựng trong thùng gỗ bịt kín, ủ dưới hầm đất rất lâu trước khi sử dụng. Sambanh càng lâu năm, càng quý, càng đắt tiền. Từ thế kỷ XV đến XIX, tại Pháp có loại sambanh đã để lâu một trăm năm. Loại này rất đắt tiền, gần như vô giá. Nhưng từ thế kỷ XIX đến nay số lượng người uống sambanh ngày một tăng, nước Pháp xuất khẩu khá nhiều loại rượu này, nên không còn loại sambanh trăm tuổi nữa, chỉ còn loại từ 20 đến 30 tuổi, nhưng cũng đã rất hiếm rồi.

Hiện nay, trên thế giới nhiều nước cũng cất sambanh. Thí dụ: sambanh của Nga cũng thuộc loại ngon. Người Nga còn gọi sambanh là Xukhôi Vinô (nghĩa đen là "rượu nho khô", nhưng nghĩa bóng là rượu nho nguyên chất loại tốt nhất). Tuy nhiên, vị trí hàng đầu thuộc về sambanh Pháp.

Sambanh được sử dụng rộng rãi, và người ta có thể thưởng thức vào bất kỳ lúc nào, tùy thuộc vào ý muốn.

Vì là loại rượu ngon nhất, quý nhất trong các loại rượu cất bằng nho, nên sambanh thường được dùng trong các dịp lễ nghi, tiệc tùng vui vẻ, v.v...

Tại các buổi chiêu đãi ngoại giao, các quốc yến, các bữa tiệc trang trọng, người ta dùng nhiều loại rượu, nhưng đến giờ phút chúc rượu trang trọng nhất của bữa tiệc (thường là trước khi ăn tráng miệng, gần tàn bữa tiệc) thì chủ nhà trân trọng nâng cốc sambanh chúc các quý khách.

Khi mở chai sambanh, người ta thường muốn để nó nổ thành tiếng to. Đấy là trong các tiệc thân mật, còn trong các tiệc trang trọng thì không nên làm như vậy. Người châu Âu có hai cách lý giải về điều trên: chai sambanh được cất lâu năm, lúc mở ra cần nổ thành tiếng to để nói lên sự vui mừng của những người được uống loại rượu quý; ngược lại, một cách lý giải khác: sambanh là rượu quý, nó cần được giữ yên lặng để càng đi sâu vào lòng người.
 
8.6 Cách dùng rượu cônhắc (Cognac)

Cônhắc là loại rượu màu, có độ mạnh, sản xuất bằng nho tại một vùng đất thuộc thị trấn Sarăngtơ, nước Pháp, nơi sản xuất ra rượu sambanh. Vùng đất ấy tên là Cônhắc (Cognac). Ở vùng Cônhắc này, cây cối rất tốt tươi nhờ có đất đai phì nhiêu, màu mỡ, đặc biệt nho ở đây rất ngon. Cônhắc, khi cất có một mùi thơm riêng, giúp cho người uống dễ phân biệt với các loại rượu khác cũng cất bằng nho.

Từ thế kỷ thứ XVII, rượu cônhắc đã nổi tiếng khắp nước Pháp và dần dần được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Các nước trồng nhiều nho cũng học kinh nghiệm chọn những loại nho ngon nhất của mình, cất thành rượu cônhắc và cũng đều lấy tên là rượu mạnh cônhắc.

Vì rượu cônhắc có mùi thơm riêng đặc biệt, nên người Cônhắc thường dùng để uống tiễn chân người nhà hoặc bạn bè trước khi lên đường đi xa với ngụ ý để người đi xa luôn luôn nhớ đến hương thơm của rượu quê hương. Từ đó, dần dần có thói quen trên khắp thế giới dùng rượu cônhắc để tiễn người sắp đi xa.

Khi chia tay, dùng rượu cônhắc không nhất thiết phải kèm theo đồ nhắm. Chỉ cần mỗi rượu cônhắc là đủ. Thí dụ: chủ nhà đang ngồi trong nhà, bỗng có ông hàng xóm sang chào tạm biệt, vì sắp đi công cán xa một thời gian. Chủ nhà vội tìm chai cônhắc để hai người nâng ly tiễn biệt. Chỉ uống suông như vậy là đã có ý nghĩa rồi.

Trong các cuộc chiêu đãi, lúc kết thúc bữa tiệc, sau khi đã uống nước chè hoặc cà phê thì tất cả đều nâng ly cônhắc, coi như là tạm biệt nhau và kết thúc bữa tiệc. Không nên dùng bia để chúc nhau trong bữa tiệc.
 
8.7 Cách dùng bia

Bia có sớm nhất ở châu Âu, ngày nay là một thứ đồ uống phổ cập và được ưa chuộng. Bia được cất bằng lúa mạch có thêm một loài hoa thực vật mang tên là Houblon mà ở Việt Nam ta gọi là hoa bia. Công dụng của bia là giảm nhiệt, có lợi cho tiêu hóa. Cộng hòa Séc đã sản xuất một loại bia có thể giúp cho việc chữa bệnh đau dạ dày, đường ruột.

Các bữa tiệc đều dùng bia như một thứ giải khát (trừ những bữa tiệc do người theo đạo Hinđu và đạo Hồi tổ chức), nhưng cách dùng bia ở từng loại tiệc lại khác nhau. Tại tiệc ngồi, cốc uống bia có hình thức giống như các loại cốc giải khát khác, được đặt bên cạnh ly rượu mạnh.

Khi rót bia vào cốc, cần khéo tay để bọt bia không tràn ra mặt bàn. Lượng bia cách miệng cốc khoảng 1 đến 2cm và cốc bia phải luôn đầy.

Tại châu Âu, nhiều nước dùng bia có vị đắng, do có nhiều chất hoa bia, còn người châu Á nói chung không thích vị đắng, mặc dù biết đó là loại bia tốt. Các bữa tiệc trọng thể, không bao giờ được dùng bia để chúc nhau. Người châu Âu không có tập quán uống bia vào buổi sáng, kể cả những cuộc chiêu đãi vào buổi sáng, mà chỉ chúc bằng rượu mạnh. Khi chiêu đãi, chủ tiệc cần chú ý đến những đặc điểm này.
 
8.8 Cách dùng nước khoáng

Châu Âu là nơi tìm ra nguồn nước khoáng sớm nhất. Từ thế kỷ thứ XII, người Pháp đã tìm ra một số nguồn nước khoáng ở vùng Visi (Vichy) và sau đó đặt tên là "nước uống Visi" nổi tiếng thế giới (Eau de Vichy). Tại vùng đồi núi Cáclôvi Vari thuộc Cộng hòa Séc hiện nay, từ thế kỷ thứ XIII người dân ở đây đã tìm ra được 12 nguồn nước khoáng có công dụng rất tốt. Tại Nga cũng có nước khoáng Barơjom nổi tiếng, v.v... Ở nước ta cũng đã tìm được một số nguồn nước khoáng như ở Kim Bôi (Hòa Bình).

Nước khoáng có thể chữa được nhiều thứ bệnh nội khoa và bệnh ngoài da, như các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa; có thể dùng để giải khát, v.v...

Khi dùng nước khoáng có thể dùng nguyên chất, hoặc cho thêm gaz. Loại nước khoáng ngọt do pha chế thêm đường và một số lượng hương liệu khác sẽ làm mất nhiều công dụng có ích của nước khoáng.

Tại hầu hết các quán ăn, tiệm ăn, khách sạn trên thế giới đều có nước khoáng.

Nước khoáng chỉ có thể giữ được chất lượng của nó trong một thời gian không dài. Do đó, nước khoáng thường không đóng vào lon kim loại, mà được đóng vào các chai, bình thủy tinh, hoặc bằng nhựa. Thời hạn sử dụng thường được ghi rõ bên ngoài.

Tại các bữa tiệc đều có dùng nước khoáng làm đồ uống. Trong khi sử dụng, cần chú ý không dùng nước khoáng đã quá hạn. Sau khi rót rượu mạnh vào ly, người phục vụ tùy theo ý của khách, sẽ rót nước khoáng hoặc nước giải khát vào cốc.

Việt Nam có tập quán uống nước khoáng ngọt (có đường), nhưng khách nước ngoài chỉ uống loại nước khoáng mặn hoặc nước khoáng không mùi vị.

Tại bữa tiệc, khách có thể uống một cốc nước khoáng ngay sau khi uống ly rượu mạnh, để giảm nồng độ rượu và cũng tránh bị say rượu.

Người theo đạo Hồi và đạo Hinđu (Ấn Độ) kiêng uống rượu, bia, chỉ uống nước khoáng và một số loại nước giải khát. Do đó, chủ tiệc cần lưu ý người phục vụ thực hiện tốt yêu cầu của khách.
 
8.9 Cách dùng nước hoa quả trong tiệc

Ngoài rượu, chè, cà phê, nước khoáng... tại các bữa tiệc, người ta còn sử dụng nước hoa quả: chanh, cam, dứa, xoài, dừa, v.v...

Đặc biệt, tại các nước xứ lạnh, trong các bữa tiệc, các loại nước quả nhiệt đới là loại đồ uống rất quý và được khách ưa thích.

Trong khi rượu mạnh, rượu vang, nước chè, cà phê... được uống theo thời điểm hoặc tùy thuộc theo các món ăn thích ứng, các loại nước hoa quả được uống vào bất kỳ lúc nào trong bữa tiệc.

Sau khi rót rượu, người phục vụ nhẹ nhàng hỏi khách dùng thứ nước quả gì thì rót đúng thứ nước đó.

Nước hoa quả còn được sử dụng sau khi khách uống rượu mạnh để tránh say rượu. Không bao giờ dùng nước ngọt để chúc rượu, nếu khách không biết uống rượu mà muốn cùng chúc rượu thì nên kín đáo dùng ly nước khoáng, hoặc có thể thay thế rượu mạnh bằng rượu vang.

Đặc biệt, tại bữa tiệc, sau khi ăn các món thủy sản, chủ nhà không nên mời khách dùng nước dứa vì nếu dùng sẽ gây đau bụng.
 
8.10 Cách sử dụng cà phê trong tiệc

Cà phê là một loại đồ uống phổ biến trên thế giới. Ở châu Âu không hề trồng cây cà phê nào, nhưng khắp châu Âu đều uống cà phê.

Theo lịch sử thì từ trước thế kỷ XVII đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đi đánh chiếm nhiều nơi ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Khi tới châu Phi, binh lính Thổ gặp những cây rừng có quả nhỏ như đầu ngón tay với màu chín đỏ chót, đang lúc đói và mệt, họ ăn thử một vài quả. Lúc nếm thử có vị đắng, nhưng sau đó thấy không việc gì, họ tiếp tục ăn nhiều hơn. Qua một đêm, binh lính Thổ thấy đỡ mệt, những người bị thương thấy cơn đau dường như dịu đi. Rất ngạc nhiên về hiện tượng này, binh lính Thổ tìm hiểu loại cây kỳ diệu qua những thổ dân ở đó. Người Thổ gọi là cây KAHVF. Cà phê có nguồn gốc từ chữ đó.

Người Thổ đã nghĩ ra cách rang chín, giã nhỏ rồi mang theo người, khi cần thì pha nước sôi uống. Cho đến mãi sau này các nhà khoa học mới phát hiện những tác hại của cà phê nếu sử dụng quá nhiều.

Khi chinh chiến ở châu Âu, người Thổ đã truyền bá cách uống cà phê sang châu Âu, nhưng theo kiểu Thổ: cà phê rang chín, xay nhỏ, đổ nước sôi vào uống cả nước lẫn bã và thường là không có đường. Cách uống đó, trên thế giới gọi là uống cà phê kiểu Thổ (Café à la Turque). Sau này người Thổ đã biết dùng đường, trừ bã lại.

Khi cà phê vào nước Pháp, cách uống được thay đổi. Cà phê sau khi rang chín và xay nhỏ bỏ vào một dụng cụ để lọc lấy nước uống, chất bã còn lại bỏ đi, gọi là cà phê "phin" (tức cà phê lọc). Có khi uống đường, có khi không đường, tùy theo ý thích từng người.

Gần đây xuất hiện cách uống thứ ba là cà phê hòa tan. Cà phê xay mịn đến mức bỏ trực tiếp vào nước sôi và tan ra nước luôn, không qua lọc. Người uống không phải chờ đợi, tiết kiệm được thời gian. Kiểu uống này đang được nhiều người ưa chuộng vì nó phù hợp với nhịp độ mới của đời sống.

Cà phê có nhiều loại: loại Arabica trồng nhiều ở châu Phi. Loại thứ hai là Robusta hạt to hơn, trồng nhiều ở châu Mỹ Latinh. Cà phê Arabica có vị đậm hơn và hương thơm hơn Robusta.

Mỗi cá nhân đều có thể có một thói quen dùng cà phê riêng. Nhưng trong bữa tiệc thì người dự cũng như chủ nhà đều dùng cà phê theo một số nguyên tắc chung:

Cà phê thường được dùng vào giai đoạn cuối của bữa tiệc. Trong bữa tiệc thân mật, ít người, chủ nhà có thể hỏi khách muốn dùng chè hay cà phê, sau đó thông báo cho người phục vụ đem chè và cà phê theo đúng yêu cầu của từng người. Nhưng tại các bữa tiệc trọng thể, do chủ nhà không thể hỏi tất cả khách được nên người phục vụ sẽ đến tận nơi khách ngồi và nhẹ nhàng hỏi từng người khách muốn dùng chè hay cà phê để phục vụ từng người.

Khi dùng cà phê, người phục vụ chuẩn bị sẵn các cốc cà phê con đặt trên các tách và một thìa nhỏ. Cà phê luôn luôn được giữ nóng. Khi phục vụ, chỉ rót cà phê đến 2/3 cốc. Thông thường, trên mặt bàn, ngoài âu nhỏ đựng đường, còn có một bình sữa để khách có thể uống cà phê sữa nếu họ muốn. Nhưng trong bữa tiệc trang trọng, bình sữa nhỏ được đặt trên khay của người phục vụ.

Thông thường tại các bữa tiệc, người ta tuy dùng cà phê lọc nhưng phải giữ được độ nóng. Tại bữa tiệc thân mật, ít người, nếu khách muốn uống cà phê lọc ngay tại chỗ, thì người phục vụ để dụng cụ lọc trên cốc cà phê, trong đó có sẵn cà phê xay nhỏ. Người phục vụ lần lượt rót nước sôi vào mỗi cái lọc cà phê ngay tại chỗ và đậy nắp lại. Sau khi lọc, khách lấy nắp lọc cà phê để ngửa trên bàn và đặt cái lọc cà phê lên đó để tránh cà phê rớt ra bàn. Trường hợp khách thấy cà phê đặc, muốn uống loãng thì ra hiệu cho người phục vụ rót thêm nước sôi vào cốc.

Nếu khách muốn dùng cà phê theo kiểu Thổ, cần hỏi nhỏ người phục vụ. Cà phê hòa tan thường ít dùng trong các bữa tiệc trọng thể.

Không dùng thìa múc cà phê, mà nâng cốc lên ngang miệng và nhẹ nhàng uống. Nếu uống cà phê theo kiểu Thổ thì tránh để bã cà phê dính vào miệng cốc hoặc miệng mình.

Tại bữa tiệc thân mật, nếu khách muốn, có thể rót tý rượu cônhắc vào cốc cà phê để uống cho thơm, nhưng tại bữa tiệc trọng thể nên tránh làm như vậy.
 
8.11 Cách dùng nước chè - đồ uống trong tiệc

Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào xác định chính xác con người biết uống chè từ khi nào.

Đến cuối thế kỷ thứ XIX, các nước sản xuất nhiều chè trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca, Inđônêxia... Nhưng vẫn chưa biết xuất xứ chè từ nơi nào đến, tuy vậy vẫn có thể khẳng định rằng, con người biết uống nước chè sớm hơn nhiều so với uống cà phê (ngay ở Việt Nam ta, từ thời nhà Lý, tức là thế kỷ thứ X, đã nói đến uống chè). Nước chè được sử dụng ở châu Á, rồi mới du nhập sang châu Âu vào nửa cuối thế kỷ thứ XVII dưới dạng nước chè đã pha sẵn đóng thành từng bình nhỏ.

Có ba loại chè chính được người sử dụng ưa chuộng:

- Chè đen: muốn để nước chè xuất sang châu Âu không bị hỏng, người ta đã ủ lá chè cho lên men, sau đó cho rang khô rồi đun sôi, do đó nước chè có màu đen, vị nước chè kém đi và hương nước chè hầu như không còn nữa. Người châu Âu căn cứ vào màu nước chè mà gọi đó là chè đen và từ thế kỷ XVII đã có tập quán uống chè đen.

- Chè xanh là loại chè còn tươi, rửa sạch rồi đun chín bằng nước sôi, màu nước chè xanh, có hương thơm của chè và có vị chè rất ngon; hoặc không qua khâu ủ lên men, chỉ sao khô rồi đem ra pha nước sôi uống; màu chè cũng xanh và vẫn giữ được cả hương lẫn vị của chè.

- Ở châu Âu trước thế kỷ thứ XVII, người dân châu Âu có kiếm được một số lá (không phải lá chè) rửa sạch, đun sôi và khi uống có tác dụng giải khát và chống một số bệnh cảm cúm nhẹ, những loại lá này được gọi là chè địa phương. Ở châu Á cũng vậy, bên cạnh chè xanh có từ lâu đời (pha đặc cũng có tác dụng chống cảm cúm hoặc bệnh ỉa chảy), người dân địa phương cũng tìm được một số lá, rửa sạch, đun sôi làm nước chè. Ngay tại Việt Nam, ngoài chè xanh là phổ biến, người dân địa phương còn có: chè mạn, chè vối, chè "Mùng Năm" hái trong dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) một số lá nhất định để làm chè uống.

Cách uống chè:

Ở Việt Nam, tác các quán nước bình dân, người ta dùng cốc lớn, cốc nhỏ hoặc dùng chén không có quai, dùng bát, v.v... để uống chè. Có những nơi như Quảng Châu (Trung Quốc), vào các buổi sáng chủ nhật, ngày nghỉ, mọi người, kể cả người nước ngoài tập trung tại các quán, tiệm ăn để "nhấm trà" (tiếng Quảng Đông). Tại các quán này, họ chỉ ăn điểm tâm chút ít, chủ yếu là uống chè.

Tại các buổi tiệc chiêu đãi, hầu hết các nước trên thế giới đều theo tập quán giống nhau như sau:

Uống chè vào cuối bữa tiệc. Uống bằng cốc sứ loại vừa có quai (cá biệt có nơi dùng cốc gốm tráng men, cốc thủy tinh). Cốc uống chè có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn một chút so với cốc uống cà phê. Cốc uống chè phải có tách đi kèm.

Vào cuối bữa tiệc, khi các món ăn trên bàn tiệc đã dọn hết, người phục vụ lần lượt bày sẵn cốc tách kèm thìa nhỏ trên mặt bàn để uống cà phê hoặc chè.

Nếu uống chè xanh, người phục vụ rót chè xanh được để sẵn trên khay và không thêm một thứ gì vào để khỏi làm mất hương vị của chè. Ở nhiều nước, nhất là châu Á, thường uống chè xanh có ướp hương vị hoa nhài hoặc hoa sen. Cá biệt có khách nào muốn uống chè xanh với đường thì người phục vụ sẵn sàng thực hiện.

Nếu uống chè đen, thông thường, mỗi cốc chè đen đều có kèm một lát chanh và một ít đường. Có khách thích uống chè đen với sữa. Người phục vụ phải có những thứ này trên khay và sẵn sàng phục vụ tùy theo sở thích của khách.

Có nơi trên thế giới, khi chiêu đãi một số lượng khách quốc tế không đông lắm, thí dụ ở Tasơken (Taskent), thủ đô của Udơbêkixtan chủ nhà thường mời khách ngồi xếp bằng tròn ngay trên mặt giường đôi lớn có đệm nhung rất đẹp, kèm các gối xếp có bọc gấm màu sắc sặc sỡ để khách dùng làm chỗ tỳ tay. Giữa giường có để sẵn một mâm đồ ăn gồm các đặc sản của vùng Trung Á. Cuối bữa tiệc, khách ngồi nguyên tại chỗ, chủ nhà đãi khách mỗi người một bát nước chè tươi (tức chè xanh) còn rất nóng, không kèm theo đường hoặc một thứ gì.

Trong bữa tiệc, uống như thế nào cho đúng phép lịch sự cũng rất quan trọng. Không dùng cả bàn tay nắm cốc đồ uống. Chủ yếu là dùng bốn ngón tay phía trên, ngón út không cần dùng đến. Nhưng khi nâng cốc, không nên chìa ngón tay út ra phía ngoài cốc quá xa.

Chú ý không uống một ngụm đầy miệng.

Trước khi uống, dùng khăn mùi xoa riêng (hoặc khăn ăn tại bàn tiệc) khẽ lau sạch miệng để sau khi uống, không để lại vết môi hoặc vết đồ ăn trên miệng cốc.

Sau khi uống, lau lại miệng. Tuyệt đối không dùng tay để lau miệng thay khăn.

Không nên dốc ngược cốc, mà nên nghiêng cốc một cách vừa phải vào miệng. Cần giữ lại ở đáy cốc một chút đồ uống.

Không nên uống thành tiếng kêu ừng ực. Nếu trong cốc đồ uống có đá, có thể dùng thìa nhẹ nhàng khoắng cho đá tan. Không nên cầm cốc lúc lắc thành tiếng kêu để cho đá tan.

Không nên dùng đồ uống để súc miệng, dù súc miệng không thành tiếng kêu.

Không nên tự mình pha chế đồ uống, đổ cốc nọ vào cốc kia chẳng hạn như đổ chén rượu cônhắc vào tách cà phê để uống cho thơm (việc này chỉ có thể làm riêng tại nhà mình hoặc tại những bữa tiệc thân mật).

Rót rượu sambanh có nhiều bọt là chuyện bình thường, nhưng uống khi còn đang nhiều bọt lại là không bình thường.

Nước giải khát không nên uống một hơi liền cho đến hết, mà nên uống thành hai, ba lần.

Có thể dùng que hút nước giải khát trong cốc, nhưng không được để cốc nước trên mặt bàn rồi cúi đầu xuống hút nước, mà nên cầm cốc lên khỏi mặt bàn. Không nên hút sạch đến đáy cốc (trong bữa tiệc trang trọng, không dùng que để hút nước).
 
9. Sử dụng khăn trên bàn tiệc

Người ta xếp khăn ăn có hình dáng đẹp để trên bàn ăn trước mặt khách. Có một số loại khăn ăn chủ yếu như sau:

Loại khăn to dùng để tránh thức ăn rơi lên quần. Vào bữa tiệc, chỉ khi nào chủ tiệc lấy khăn ăn trải lên đầu gối thì mọi người mới bắt đầu làm theo. Tuyệt đối không cài khăn ăn vào cúc áo sơ mi. Có những nước trên thế giới dùng tay để lấy thức ăn, do đó trên đùi bao giờ cũng có khăn để lau tay. Trong trường hợp này, khách không nhất thiết phải theo chủ nhà.

Loại khăn thứ hai nhỏ hơn, được để trên đĩa hoặc đặt trực tiếp lên mặt bàn, loại này dùng để đặt bánh mỳ đã cắt lát lên trên.

Ngoài khăn ăn, cũng có thể có thêm chiếc khăn nhỏ có thấm nước thơm dùng để lau tay trước khi ăn.

Tại các bữa tiệc trọng thể, cần lưu ý là không bao giờ dùng các loại giấy lau thông thường để lau bát, đĩa, thìa, v.v... Nếu có thì đó là loại giấy đẹp dùng để trong cốc hoặc trên bàn cho khách lau tay lúc cần thiết.
 
10. Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc

Thìa lớn dùng để ăn xúp thường được đặt trước mặt khách hoặc trên giá gác dao. Khách ăn xong món xúp thì đặt thìa vào đĩa đựng bát xúp.

Khi ăn các món khác, khách lần lượt lấy dao, dĩa theo thứ tự đã sắp xếp theo hướng từ hai phía tay phải và tay trái trở vào. Sau khi dùng dao và dĩa xong, khách đặt vào đĩa ăn, không đặt trên mặt bàn hoặc trên giá gác dao. Trường hợp đặt dĩa trên mặt bàn phải đặt ngửa, không để cho các mũi nhọn chạm vào mặt bàn.

Đối với các món ăn phải sử dụng đũa, sau khi dùng xong cần đặt đũa lên giá gác dao. Có một số nước trong chiêu đãi chính thức mà số lượng khách không lớn, chủ tiệc thường để đồ ăn, rượu, chén uống rượu cùng thìa, dĩa, dao, đũa vào trong khay. Khi khách dùng xong lại đặt tất cả trong khay.

Khi dùng thìa, dao, dĩa, phải cầm đúng cán của nó, không nên để các thứ đồ dùng này va chạm gây tiếng động. Nếu một trong các thứ này không may bị gẫy hoặc bị rơi xuống đất trong khi đang sử dụng, khách nên đợi người phục vụ đi ngang qua và kín đáo chỉ cho họ biết.

Nếu món ăn hơi nhạt, khách nên dùng thìa, bất đắc dĩ mới phải dùng đầu mũi dao để lấy muối trong đĩa hoặc trong lọ nhỏ trên bàn. Trong trường hợp lọ rắc muối bị tắc, tuyệt đối không dùng dao hoặc thứ gì khác để cậy mở nắp lọ, mà nên ra hiệu cho người phục vụ thay lọ khác.
 
11. Cách ăn mặc khi dự tiệc

Quần áo mặc trong giao tiếp không nên để nhàu bẩn, không ướt, nếu bị ướt (do mưa chẳng hạn), có thể báo cho chủ nhà là mình sẽ đến muộn một chút.

Cúc hoặc phécmơtuya cũng nên được kiểm tra. Nếu cúc cổ áo sơmi bị rơi thì thắt cravat sẽ không đẹp. Áo vétxtông nam luôn được cài một cúc. Sẽ là thiếu lịch sự nếu đứng nói chuyện mà cúc áo vétxtông không cài.

Khi vào bữa tiệc, nếu trời nóng, có thể cởi áo vétxtông khoác phía sau ghế mình ngồi sau khi đã xin phép chủ nhà. Khi bước vào phòng thì phải cởi áo choàng, mũ và khăn quàng cổ vắt ở nơi treo quần áo hoặc nơi thuận tiện, trừ trường hợp trong phòng rất lạnh, không có lò sưởi thì vẫn có thể mặc áo choàng, quàng khăn ở cổ và đội mũ.

Trong giao tiếp chính thức hay thông thường, do có quan hệ thân mật nên có trường hợp cả gia đình đều được mời tham dự các buổi gặp gỡ, liên hoan, chiêu đãi. Trong các buổi đó, thanh niên từ 16 tuổi trở lên có thể ăn mặc như những người lớn bình thường.

Còn đối với trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, nếu là con trai có thể mặc áo bludông, áo len dài hoặc ngắn tay. Màu của quần áo tùy sở thích. Ngoài ra, vẫn có áo choàng, mũ, cravat giày, tất, xăngđan, khăn quàng cổ, găng tay v.v... tùy theo sự cần thiết. Nếu là con gái thì mặc quần áo dân tộc hoặc quần áo Âu tùy thời tiết và sở thích. Ngoài ra, vẫn có áo choàng, mũ, giày, tất, xăngđan, khăn quàng cổ, găng tay v.v... phù hợp với sự cần thiết của nữ.

Mùa thu là điểm giao hòa của trời đất khi hè tàn, đông tới, mùa duy nhất con người ăn mặc không bị lệ thuộc nhiều vào thời tiết bởi cái nóng oi ả đã dịu đi và cái rét cắt da cắt thịt còn chưa đến. Nam có thể mặc complê; còn nữ thì áo dài hoặc trang phục khác tùy thích.

Điều băn khoăn nhất chỉ là cách chọn màu sắc sao cho phù hợp với môi trường xung quanh và với hoàn cảnh thực tế. Nếu là các buổi lễ hay giao tiếp bình thường, mọi gam màu đều phù hợp, cốt sao cho trang nhã, đừng nghịch mắt, chẳng hạn, một chiếc sơmi đỏ rực bên trong một bộ complê nhã nhặn. Hay với nữ, ban ngày mà mặc bộ quần áo quá long lanh rực rỡ, sẽ đem đến cảm giác khó gần. Còn nếu đi dự quốc tang hay đi chia buồn với họ hàng, bè bạn thì tối kỵ các màu tươi vui, các bộ y phục lộng lẫy. Màu đen, xám, tím than... vẫn la những màu hợp với khung cảnh này hơn cả.

Còn một điểm nữa, đó là cách chọn màu giày dép và ví (hoặc cặp). Dễ sử dụng nhất là cả hai thứ đều màu đen, màu hợp với mọi loại quần áo. Nhưng nếu đi một đôi giày trắng hay một màu nào khác thì bộ quần áo cũng như giày, ví phải có một màu sắc tương ứng. Hoặc ngược lại, mặc bộ quần áo màu nào thì giày dép, ví cũng cần theo màu sắc tương ứng với bộ quần áo.
 
12. Cách giao thiệp bằng thư từ cá nhân

Trước hết, lời văn trong thư cần phải rõ ràng, rành mạch toát lên được những ý chính mà người viết thư muốn trình bày. Tránh những lỗi về ngữ pháp có thể dễ gây những hiểu nhầm. Câu cuối trong thư là câu chúc đối với người nhận thư.

Tái bút viết tắt là T.B. ở trang cuối cùng, sau chữ ký (nếu thấy cần phải viết). Trong T.B. không nên nêu việc gì mới ngoài nội dung bức thư, vì có thể người nhận thư cho là ta chưa thận trọng đối với nội dung bức thư, mà chủ yếu là muốn nhấn mạnh một điều gì đó đã nêu trong thư.

Chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc. Viết bằng bút mực hoặc bút bi màu đen hoặc màu xanh, không để lằn vết sang tờ giấy tiếp. Nếu giấy mỏng nên viết một mặt. Phải trừ lề phía tay trái. Viết thư thân mật, có tính gia đình thì nên viết tay hơn là đánh máy.

Viết trang đầu không đủ thì viết trang thứ hai, chớ không nên viết trên lề giấy trang đầu hoặc chỗ nào trống của trang đầu.

Giấy viết thư gửi cho nữ giới cũng có thể màu trắng hoặc màu kem, màu vàng nhạt hay màu xanh nhạt, nhưng không dùng màu hồng, màu xanh đậm hoặc màu hoa cà. Khổ giấy có thể như nam giới.

Giấy có tiêu đề hoặc không có tiêu đề cũng được. Tiêu đề hoặc chữ in, chữ khắc gỗ in vào giấy hoặc chữ viết tay; tiêu đề ghi họ tên người viết thư, địa chỉ và điện thoại nếu có. Tiêu đề ở trang đầu thư, trên cao, phía tay trái (thường đối với người thân, đã quen biết thì không cần phải dùng giấy có tiêu đề).

Kết thúc thư người viết thư phải ký rõ ràng, nếu cần thì ở dưới chữ ký viết rõ họ tên.

Nếu cần thư trả lời thì không nên gửi tem kèm, người nhận thư có thể hiểu nhầm; nếu cần, có thể viết sẵn trên phong bì họ tên và địa chỉ người gửi thư và người nhận thư, dán sẵn tem và bỏ luôn vào phong bì gửi cho người nhận thư, thấy có phong bì đã đề sẵn và có tem, người nhận thư thấy đỡ phải mất thì giờ làm việc đó, nên sẵn sàng viết thư trả lời ngay.

Màu phong bì và màu giấy viết thư nên tương ứng với nhau. Ngoài phong bì không nên viết tắt "Kính gửi Ô. Nguyễn Văn A..." mà nên viết đầy đủ cả chữ "Kính gửi Ông Nguyễn Văn A". Không nên viết "Kính gửi ngài Thái tử, bà Công chúa..." mà chỉ nên viết "Kính gửi Thái tử... Công chúa... ". Ở góc thư tay trái, trên cao, nên đề cả họ tên và địa chỉ người gửi thư, nếu là thư báo tang thì viền mép phong bì là màu đen hoặc một vệt đen ở góc thư tay trái, trên cao. Phong bì không nên mỏng có thể đọc được chữ ở bên trong.
 
13. Cách giới thiệu, chào hỏi và phép lịch sự đối với phụ nữ

13.1 Cách giới thiệu

- Nếu hai người chưa quen biết, cần giới thiệu rõ họ tên và nghề nghiệp: ông Nguyễn Văn A, bác sĩ; bà Lê Thị Hoa, nhà giáo; cô Lê Nguyệt Lan, phiên dịch v.v... Khi cần giới thiệu cả chức vụ mà người được giới thiệu đang phụ trách; thí dụ: ông Nguyễn Văn A, bác sĩ, giám đốc Sở Y tế, v.v...

- Nên giới thiệu lúc đang còn đứng, chưa ngồi; người được giới thiệu nghiêng mình chào người mà mình được làm quen, và người được làm quen cũng nghiêng mình chào lại, nhưng người được giới thiệu không giơ tay bắt tay trước; chỉ bắt tay khi người mà mình được làm quen giơ tay ra trước; nếu trường hợp vì đãng trí, người mà mình được làm quen không giơ tay ra trước thì thôi không cần bắt tay nhau cũng được, vì hai người đã nghiêng mình chào nhau rồi.

- Trường hợp đã ngồi vào bàn rồi mới giới thiệu thì người giới thiệu đứng dậy khi giới thiệu, và người được giới thiệu sau khi người giới thiệu dứt lời thì đứng dậy nghiêng mình chào mọi người.

- Trong buổi gặp nhau trang trọng tại phòng khách, khi giới thiệu, chỉ nói miệng, không nên trao thiếp cho nhau trừ những buổi gặp thân mật.

- Cách giới thiệu:

+ Giới thiệu nam với nữ.

+ Giới thiệu nữ với người đứng tuổi, người theo tôn giáo.

+ Giới thiệu người trẻ với người già.

+ Giới thiệu cấp dưới với cấp trên.

+ Giới thiệu người đến sau cùng với người đã đến.

+ Không giới thiệu trẻ em với bất cứ người nào.

13.2 Cách tự giới thiệu

- Muốn gặp gỡ và làm quen với một người mình chưa quen thì nghiêng mình chào người ấy trước và tự giới thiệu họ tên mình, nghề nghiệp và cả chức vụ nếu cần (về quân sự có thể tự giới thiệu quân hàm, thí dụ: thiếu tá, trung tá...).

- Nữ thanh niên bao giờ cũng tự giới thiệu với một bà chưa quen biết.

- Khi tự giới thiệu thì vừa nói, vừa nhìn vào mặt người mình tự giới thiệu, không nên miệng thì nói, mắt lại nhìn chỗ khác.

- Khi người này tự giới thiệu với người kia thì người kia cũng cần nhìn vào mặt người tự giới thiệu và cần giơ tay ra bắt tay trước.

13.3 Gửi lời chào

- Khi nam giới nghiêng mình chào một bà, một cô nào đó (không nghiêng mình chào một cô gái còn trẻ), thì miệng nói một cách lịch sự: "Xin chào bà, chào cô".

- Khi nam giới hoặc nữ giới nghiêng mình chào một vị cao tuổi thì miệng nói: "Kính chào cụ ông, kính chào cụ bà".

13.4 Chào vào lúc nào?

- Khi nam gặp nữ ở ngoài đường mà là người quen biết, thì nam nên chào trước, nếu là cặp tình nhân mà người nam thoáng nhìn chỉ quen một trong hai người, người nam nên tìm cách lảng tránh.

- Nếu bạn gặp một bạn quen thân đi cùng một số người mà bạn không quen biết, bạn nên chào trước tất cả nhóm người đó.

- Nếu người nào đó cảm ơn bạn đã giúp đỡ người đó một việc gì chẳng hạn, bạn cần trả lời lịch sự: "Không có gì".

- Khi người dưới chào người trên, người trên nên chào đáp lại.

- Trên thang gác bước vào phòng làm việc, nếu gặp một người nào đó không quen biết, nhưng cùng đi vào phòng làm việc, thì bạn nên chào trước.

- Khi bước vào phòng, người giúp việc nên chào trước chủ nhà.

- Khi tạm biệt, ở trong nhà hoặc ngoài đường, nên chào nữ trước, rồi nam sau.

13.5 Một vài điểm về chào cần chú ý

- Lúc chào bạn thân, có thể chỉ gọi tên bạn kèm tiếng chào, thí dụ: "chào Nam", hoặc "chào anh bạn thân", "chào chị bạn thân"; nếu bạn thân đi cùng vợ mà người vợ mình chưa thật quen thì nói: "Chào Nam" và "Chào chị ạ", hoặc "Chào bà ạ!".

- Khi chào một cặp vợ chồng mà mình đã quen biết thì chào vợ họ trước.

13.6 Khi nào bỏ mũ?

- Khi vào đình, chùa, nhà thờ, văn miếu, lăng tẩm, giáo đường, thì bỏ mũ cầm tay từ lúc vào đến lúc ra.

- Khi đi qua đám rước, đám ma, thi hài hoặc quan tài người quá cố.

- Khi đi qua một đội quân ngũ có mang theo quốc kỳ, một đám đông người lớn hoặc trẻ em có mang theo quốc kỳ.

- Khi đi qua những nơi đang hát bài quốc ca.

- Khi qua đài liệt sĩ hoặc các tượng đài ghi công những anh hùng, liệt sĩ đã có công lao to lớn với đất nước.

- Khi đi vào một thang máy.

- Khi đi vào nhà khách, khách sạn, tiệm ăn, tiệm càphê, nước chè, rạp hát.

- Khi đến cửa hàng, đứng trước người bán hàng là nữ cần phải bỏ mũ khi hỏi mua hàng.

- Khi gặp một người mà mình muốn hỏi thăm người ấy về đường sá.

13.7 Hôn tay nữ như thế nào?

- Nam hôn tay nữ là điều thông thường hiện nay trên thế giới. Người dân châu Âu giải thích đây không phải là nụ hôn, mà là sự nhẹ nhàng lịch sự thơm trên bàn tay người phụ nữ.

- Người nam nhẹ nhàng nghiêng mình xuống, người nữ giơ bàn tay phải ra (thường tay người nữ đã phảng phất có mùi nước hoa), để sấp mặt bàn tay xuống (cần bỏ găng tay nếu tay đeo găng; cũng có khi nữ giơ bàn tay trái).

- Người nam không nâng cao bàn tay nữ lên, mà nhẹ nhàng đỡ lấy bàn tay nữ (không nắm chặt) thơm nhẹ lên mu bàn tay, chỉ cần môi của nam chạm làn da bàn tay của nữ là đủ.

- Lúc đến và lúc đi, lúc ở trong phòng chiêu đãi và phòng làm việc, nam có thể hôn tay bà chủ nhà, một số bà quen thân.

- Không hôn tay các cô còn con gái, không hôn tay ở ngoài đường phố.
 
14. Quàng tay ôm nhau như thế nào?

- Thường là biểu hiện giữa các bà, các cô; giữa các ông hoặc giữa các ông với các bà, các cô là những người họ hàng, những người quen biết thân tình.

- Ôm nhau thân mật, nhẹ nhàng, không ôm chặt.

- Giữa các bà, các cô quàng tay ôm nhau và hôn vào má nhau; giữa các ông cũng có thể làm như thế; nhưng thông thường giữa các ông chỉ quàng tay ôm nhau là đủ.

- Giữa các ông với các bà, các cô (người họ hàng hoặc quen thân) khi quàng tay ôm nhau thì nhẹ nhàng, mang tính lịch sự và nam có thể hôn nhẹ lên trán nữ.

- Không quàng tay ôm nhau ngoài đường phố.
 

13.7 Hôn tay nữ như thế nào?

- Nam hôn tay nữ là điều thông thường hiện nay trên thế giới. Người dân châu Âu giải thích đây không phải là nụ hôn, mà là sự nhẹ nhàng lịch sự thơm trên bàn tay người phụ nữ.

- Người nam nhẹ nhàng nghiêng mình xuống, người nữ giơ bàn tay phải ra (thường tay người nữ đã phảng phất có mùi nước hoa), để sấp mặt bàn tay xuống (cần bỏ găng tay nếu tay đeo găng; cũng có khi nữ giơ bàn tay trái).

- Người nam không nâng cao bàn tay nữ lên, mà nhẹ nhàng đỡ lấy bàn tay nữ (không nắm chặt) thơm nhẹ lên mu bàn tay, chỉ cần môi của nam chạm làn da bàn tay của nữ là đủ.

- Lúc đến và lúc đi, lúc ở trong phòng chiêu đãi và phòng làm việc, nam có thể hôn tay bà chủ nhà, một số bà quen thân.

- Không hôn tay các cô còn con gái, không hôn tay ở ngoài đường phố.

Em định không viết sửa nữa nhưng mà đọc đến đoạn này, có lẽ em đành phải viết vậy ạ :">
Vì đoạn này có vài chỗ sai lệch hẳn với cách của Tây mà em được dạy (và cả chứng kiến nữa)...

Cái đầu tiên là:
Hôn tay không giới hạn tuổi tác hay tình trạng hôn nhân.


Có 2 kiểu hôn tay:
1. Nam quỳ xuống trước mặt nữ và hôn tay
2. Nam đứng đối diện với nữ và hôn tay

Kiểu thứ nhất là thể hiện sự trang trọng đặc biệt:
- khi nữ có cấp vị cao hơn nam
- khi nam muốn trịnh trọng mời nữ nhảy
- chào nhau trước khi nhảy trong những buổi dạ hội trang trọng
- khi nam muốn bày tỏ sự ái mộ đặc biệt với người nữ ấy
Cách thức hôn tay:
Nam quỳ gối chân phải xuống đất, cúi đầu và cầm nhẹ tay nữ nâng lên. KHÔNG chạm môi mình vào tay nữ, mà chỉ để sát gần (đẹp nhất là cách khoảng 5mm :D ), để cô ấy cảm nhận được hơi thở của mình ;;)
Nữ KHÔNG phải bỏ găng tay!! (đi dạ hội sang trọng, nữ đi găng tay dài quá khuỷu tay, nên không thể cởi găng được)
(còn trong trường hợp hiện đại là bắt tay thì lại khác: Lúc này thì lại cần bỏ găng tay)
Đáp lại, nữ cúi thấp mình và... khuỵu chân phải xuống (hic, cái này phải nhìn và làm nhiều thành quen, chứ tả khó lắm :D).

Kiểu thứ 2, cũng chỉ thể hiện trong những bữa tiệc và dạ hội trang trọng (chào và mời nhảy).
Kiểu này được dùng thường xuyên hơn.
Cách thức hôn tay:
Nam cúi mình nâng bàn tay của nữ lên độ cao gần ngang vai cô ấy rồi cũng chỉ để môi sát gần mu bàn tay của nữ, không chạm môi lên tay nữ!! Để môi mình chạm vào tay cô gái sẽ bị coi là thiếu lịch sự. Thà cách xa hơn 1 chút còn hơn là bị chạm vào :D
Đáp lại, cô gái cúi mình vừa phải và khuỵu chân phải xuống 1 chút.
Chú ý: dù nam có cao 2m, nữ thấp 1m40, thì không bao giờ nam được phép nâng bàn tay cô ấy cao hơn độ cao của vai cô ấy. Trong trường hợp này, nam phải cúi người xuống thấp sao cho vừa với độ cao của vai cô gái.

Lưu ý thêm cho phái nữ: khuỷu tay để thẳng (nhưng không thẳng tắp, thả lỏng thôi, nhưng mà phải... thẳng thẳng :p ), chứ không gập. Vì gập thì khoảng cách giữa nam với nữ bị quá gần (vì trước khi hôn tay, nam đã ước lượng sẵn khoảng cách của anh ta vừa vặn với độ dài của cánh tay).
Gập tay vào thì có ý tứ là: "Tôi lẳng lơ, muốn gần hơn 1 chút nữa".
Nếu để tay thẳng tắp, mặt hơi quay đi chỗ khác nghĩa là: "Anh hôn tay tôi nhanh lên chút, tôi không ưa anh lắm..."
Nếu để tay thẳng thả lỏng bình thường, đầu hơi nghiêng sang bên trái, mắt hướng về phía người nam, sau đó cúi xuống 1 chút, nghĩa là "Tôi có cảm tình với anh".

Và còn nhiều cách "nói chuyện" bằng cử chỉ tế nhị kiểu dạng đó nữa... Mình chả nghĩ ra hết 1 lúc để liệt kê được. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ặc ặc, thể nào bữa đi Wien cứ thấy em Hà để tay gấp mà mình không hiểu ý. Bây giờ đọc được bài viết này thì có lẽ đã muộn. Lần sau sang em đừng để tay thẳng tắp mặt hơi quay đi nhé.
 
Những điều Hà bổ sung rất thú vị, giá mà tác giả quyển sách biết được [-o< Hà cứ phát huy nhé!

15. Cách nói chuyện

- Khi nói về gia đình mình với khách, không nên dùng những từ thân mật thường nói trong gia đình mình. Thí dụ: không nên nói "bà xã nhà tôi", mà nên nói "nhà tôi"; không nên nói "con hĩm nhà tôi", mà nên nói "con gái nhỏ của chúng tôi"; không nên nói "thằng nhóc nhà tôi", mà nên nói "con trai nhỏ của chúng tôi"; không nên nói nhiều về cá nhân mình, trừ trường hợp khách yêu cầu thì chỉ nên nói vài ba câu ngắn thôi.

- Không nên nói về tài sản phong phú của mình, khiến người nghe dễ hiểu nhầm là mình muốn khoe khoang.

- Tại bàn ăn, nên nói chuyện vui vẻ với mọi vị khách ngồi chung quanh mình, không nên chỉ nói riêng với một người mà mình quen.

- Nếu mình là chủ nhân bữa tiệc, lại càng cần phải nói chuyện vui vẻ với mọi người khách mà mình mời đến dự tiệc; trao đổi những chuyện mà khách nêu ra, lôi cuốn mọi người vào câu chuyện.

- Trong khi nói chuyện với khách, chủ nhà cần chú ý tránh phân biệt đối xử, không nên nói chuyện quá nhiều với một người nào đó, càng không nên nói chuyện quá nhiều với khách nữ, mà quên khách nam.

- Trong tiệc ngồi đông người, thường có người muốn nói chuyện riêng với nhau (chỗ này hai người nói chuyện riêng với nhau, chỗ kia ba người nói chuyện riêng với nhau, v.v...). Đấy là chuyện bình thường, chỉ cần tránh nói to và không làm ồn.

- Trong bữa tiệc ngồi, nếu có vị khách nào có ý muốn trao đổi một chuyện gì đó, các vị khách khác và nhất là chủ nhà nên đồng tình với việc này.

- Chủ nhà nên tìm cách lảng tránh, không nêu một chuyện mà chủ nhà nhận thấy không có lợi nếu đem chuyện đó ra trao đổi.

- Không nên đặt những câu hỏi khó khăn khiến khách không thể trả lời được.

- Không nên nói những từ quá thô thiển hoặc thậm chí thô tục trong bữa tiệc.

- Tại bữa tiệc có bạn thân, có vị mới làm quen lần đầu, do đó, khi xưng hô với bạn thân, không nên nói "mày tao" trước các vị khách khác trong bữa tiệc, mà nên dùng một đại từ lịch sự và thích hợp với mọi vị khách trong bữa tiệc. Thí dụ nói về mình, thì tự xưng hô là "tôi"; còn các vị khách khác thì gọi chung một vài từ như "các quý vị, các vị khách quý" hoặc "các ông, các bà" v.v...

- Có thể nói chuyện với một người, có thể nói với một số người. Khác với diễn thuyết, mỗi người có chuyện riêng khi nói chuyện do đó đôi khi có trao đổi, có tranh luận; còn diễn thuyết thì một người nói, còn nhiều người khác thì nghe.

- Nói chuyện nên có thái độ vui vẻ. Có thể có chuyện buồn, nhưng mang tính chất thông tin hơn là kéo dài không khí rầu rĩ trong buổi nói chuyện.

- Mỗi người đều có một hoặc vài môn sở trường khi nói chuyện (lịch sử, văn học, địa lý, thiên văn, du lịch, săn bắn, câu cá, gà chọi, v.v...), nhưng không nên quá say mê về đề tài của mình, mà quên không để cho người khác được nói điều gì, đặc biệt là không nên coi câu chuyện của mình đều làm cho mọi người ưa thích.

- Về thời sự hàng ngày, nhất là những sự kiện lớn trong nước và ngoài nước, nên biết bằng cách theo dõi báo, đài, để khi tiếp xúc với người đối thoại, mình không có gì quá bỡ ngỡ. Điều tối kỵ là không nên để người khác có ấn tượng cho là mình chẳng hiểu biết gì về vấn đề thời sự.

- Mặc dù không thích rạp hát, không thích phim ảnh, nhưng những bộ phim, những vở kịch nổi tiếng trong nước và trên thế giới, thì mình cũng nên biết sơ qua để khi bắt chuyện với người khác về vấn đề này, mình cũng tỏ ra là có sự hiểu biết cần thiết.

- Tục ngữ có câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", cho nên cần suy nghĩ trước khi nói chuyện.

- Nói chuyện cần rõ ràng, rành mạch, có thứ tự logic, dùng chữ cho chính xác, tránh những từ ngữ quá thô thiển hoặc khách sáo, ngữ pháp phải đúng; không nên quá to tiếng, không vung tay nhiều.

- Không cắt ngang lời người khác.

- Khi hai người cùng nói, trẻ nên nhường già nói trước, nam nên nhường nữ nói trước.

- Tránh dùng từ mang tính khẳng định khi nói chuyện; không nên nói "phải thế này, phải thế khác"; "anh hoàn toàn sai, tôi hoàn toàn đúng"...

- Tránh lặp đi lặp lại những ý đã nói.

- Một vấn đề đặt ra trong buổi nói chuyện mà mình không biết, thì không nên trả lời vòng quanh, chẳng gây được sự hiểu biết gì cho người khác, tốt nhất là nên nói: "Xin lỗi, tôi không rõ vấn đề này".

- Khi nói về mình, về gia đình mình, thì cần khiêm tốn, tránh khoe khoang, ba hoa; tục ngữ có câu "khiêm tốn trang điểm thêm cho con người".

- Không nên có mặt người này lại nói không hay về người khác.
 
16. Phép lịch sự khi hút thuốc lá

Nói chung là không nên hút thuốc lá. Nhưng vì trong nước ta cũng như các nước trên thế giới, còn nhiều người hút thuốc lá, do đó cần biết một số phép lịch sự về hút thuốc lá như sau:

- Ở những nơi có biển "Cấm hút thuốc", thì không nên hút, nhất là ở những nơi để xăng dầu, để chất dễ nổ , dễ cháy. Tuyệt đối không vừa hút thuốc lá, vừa sử dụng xăng dầu, vừa không lịch sự, vừa không an toàn (thí dụ: vừa hút thuốc lá vừa rót xăng vào ô tô, vào xe máy, v.v...).

- Tại phòng chờ trước khi vào dự tiệc, nên tránh hút thuốc.

- Trên xe ô tô, muốn hút thuốc lá, cần xin phép và được sự đồng ý của người ngồi chung quanh thì mới hút.

- Nếu hút thuốc lá bằng tẩu, thì nên hút ở nhà mình.

- Nếu hút xì gà thì nên hút sau bữa ăn. Khi hút xì gà, cần bóc lớp bọc ngoài và dùng dao con cắt đầu điếu xì gà trước khi hút.

- Khi mời người khác hút thuốc lá, cần đưa cả bao thuốc lá đã bóc sẵn hoặc cả hộp thuốc đã mở nắp hộp; không nên cầm tay riêng từng điếu thuốc để mời người khác.

- Không nên vừa ngậm điếu thuốc lá ở miệng, vừa nói chuyện; khi nói chuyện, cần cầm điếu thuốc lá bằng ngón tay giữa và ngón tay trỏ.

- Trong các cuộc chiêu đãi trang trọng hoặc thân mật, hoặc trong các buổi gặp gỡ, dù bạn hút hay không hút thuốc lá, nhưng nhớ luôn luôn mang theo người diêm hoặc bật lửa; nếu bạn gặp người nào đó, nhất là nữ biết hút thuốc lá, dù quen nhiều hay quen ít, khi người này vừa lấy thuốc lá ở trong túi hoặc trong ví ra để chuẩn bị hút, thì bạn đã nhanh chóng lấy diêm hoặc bật lửa ra để phục vụ ngay người đó, thì đấy là một cử chỉ rất lịch sự, nhất là đối với nữ.

- Khi dùng bật lửa hoặc diêm để phục vụ người quen hút thuốc lá, cần phải điều khiển để ngọn lửa cháy vừa phải, đừng để ngọn lửa cháy to quá, không tiện cho người được phục vụ.

- Một que diêm không nên phục vụ quá hai người hút thuốc lá.

- Không nên dùng ngón tay vỗ hoặc đập nhẹ vào điếu thuốc lá trước khi hút.

- Nuốt hơi khói vào sâu bên trong và cho khói ra qua hai lỗ mũi; nhả khói thành những vòng tròn nhỏ trên không đó là cách hút chỉ nên dùng ở nhà mình.

- Tránh nhả khói vào mặt người khác.

- Dùng giấy vấn thuốc lá để hút là việc nên làm ở nhà mình.

- Phải bỏ tàn thuốc lá vào gạt tàn, hoặc vào các dụng cụ để đựng tàn thuốc lá.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên