Chào bạn Lê Xuân Đạt,rất tiếc là bạn chưa đọc kỷ luận điểm "Sai lệch toán học" do tôi đưa ra ,mà tôi thấy không chỉ riêng bạn mà hầu như các bạn đang tranh luận trong diễn đàn này điều như vậy.Vậy tốt hơn các bạn nên đọc kỷ và nghiền ngẫm từ cách phân tích cho đến cách lập luận,các bạn mới thấy cái toán học mà tôi đề xuất ra nếu áp dụng nó sẽ thực tế hơn,chính xác hơn, đơn giản hơn, cái toán học cũ nhiều lần bạn ạ.bạn có thấy tôi chỉ ra hàng loạt cái "sai phạm" CỦA TOÁN HỌC CŨ,cũng như tôi đã bỏ đi hàng loạt cái phép thuật không cần thiết của toán học bạn ạ.
Với cách phân tích của bạn :
Trích:
Việc bác đem ra so sánh như vậy bị sai lầm do từ ngữ tạo ra. Khi áp dụng toán học vào thực tế thì đầu tiên phải xác định thế nào là chiều tăng lên tức là -vc->0->+vc.
Giờ áp dụng vào việc của ngân hàng. Trong một tài khoản ngân hàng sẽ có 3 trạng thái nợ,không có tiền và có tiền. Và tất nhiên mọi người đều muốn có tiền chứ không phải nợ áp dụng toán học vào tức là mọi người đã chọn chiều nợ(-vc)->0(ko có tiền)->có tiền(+vc) và như vậy ngân hàng sẽ ghi tài khoản có 10tr đối với tài khoản có tiền, còn tài khoản nợ sẽ ghi tài khoản có -10tr . Còn khi bác TVT sử dụng từ nợ thì bác đã chọn chiều có(-vc)->0(ko có tiền)->nợ tiền(+vc) và bác đã dùng từ nợ 10tr(số dương) chứ không phải là nợ -10tr.
Giờ quay về với vd bác nợ ngân hàng 10tr em Minh nợ 1tr tạm gọi anh A nợ 10tr anh B nợ 1tr. Bây giờ A,B kiếm được 1tr trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ ghi vào tài khoản anh A có -9tr ,B có 0 đồng vậy là anh A nợ nhiều hơn B 9tr. Bây giờ A,B kiêm thêm 1tr nữa, ngân hàng ghi: A có -8tr, B có 1tr ;vậy là A nợ 8tr > nợ của B, còn B có 1tr > A không có đồng nào. Giờ A,B kiếm thêm 8tr lúc này ngân hàng ghi: A có có 0tr(hết nợ), B có 9tr vậy là giờ đây B đã có nhiều tiền hơn A là 9tr như vậy ta thấy rằng B nợ 1 triệu(có -1tr) sẽ có nhiều tiền hơn A nợ 10tr(có -10tr).
Sai hẳn phương pháp toán do tôi đưa ra bạn ạ,bây giờ tôi lý giải tóm tắc lại luận điểm toán của tôi cho bạn dễ hểu như sau:
Trong toán học của tôi không sài cái giá trị âm(-) như "phép toán cũ",nó vừa trừu tượng vừa phi thực tế.Mà toán học của tôi chỉ có các giá trị tự nhiên được chúng ta thực hiện các phép toán lên chúng mà thôi bạn ạ.
Trích:Trong "Luận điểm sai lệch toán học"
Thực ra theo tôi trong tự nhiên , chỉ tồn tại duy nhất hai số tự nhiên là không (0) và một(1), [nói nôm na là trong tự nhiên chỉ có hai từ “không(0) và có”, “không (0)” để chỉ số (0) , là không tồn tại hay là không có gì và “có” để chỉ sự hiện hữu là số (1)].Các bạn hảy nhìn vào dải số tự nhiên, ở đây tôi xin mượn tạm hàng số tự nhiên, mà chúng ta vẫn thường dùng, là bên phải số không (0) và bên trái số không (0). Chứ thực tế trong toán học , tồn tại tới “N” dải số tự nhiên , bao quanh con số không (0) ở tâm điểm, luôn luôn mang giá trị nhỏ nhất và được thể hiện như sau:
….v…v…5 , 4 , 3 , 2 , 1 , 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5….. v….v
Để cụ thể hơn và đúng với tự nhiên, thì các số tự nhiên trên sẽ được thể hiện như sau:
…v..v…1111111111111110111111111111111…v..v…..
Chúng ta nhận thấy ngoài các giá trị (0) và (1) ra, chúng chẳng mang một ý nghỉa nào khác, ngoài ý nghĩa lúc nào con số (0) cũng nằm ở tâm điểm và là con số nhỏ nhất, đông thời là số xuất phát. Đó mới thực sự là các số tự nhiên thuần tuý, đúng với “ Thuyết hình thành nên Vũ trụ” mà tôi đưa ra, đồng thời cũng đúng với số “ nhị phân” mà lập trình máy tính chúng ta đang sử dụng. Bây giờ tôi xin phân dải số trên thành từng nhóm bằng dấu phẩy (,) như sau :
..v…v.., 11111 , 1111 , 111 , 11 , 1 , 0 , 1 , 1 1, 111 , 1111 , 11111 ,,…v…v….
Có phân ra như vậy ta dễ nhận thấy dải số trên, chúng chẳng mang một giá trị âm (-), hoặc dương (+) nào. Mà chúng ta nhận thấy càng đi xa số không (0), các nhóm số càng tăng giá trị lớn dần. Bây giờ chúng ta gộp các số đó lại theo từng nhóm,ta sẽ được dải các số tự nhiên như sau:
…….v….v….., 5 , 4 , 3 , 2 , 1 , 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5….v….v
Lúc đó chúng chỉ đơn thuần là các số tự nhiên mang giá trị lớn hơn không(0) , mà chúng ta gọi nôm na là các “ số nguyên ” , chứ chúng chưa mang bất cứ một phép toán (+) hoặc trừ (-) nào . Nghĩa là trong tự nhiên chỉ tồn tại các giá trị lớn hơn không (> 0), chứ tự nhiên không tồn tại các số tự nhiên âm(-) và nhỏ hơn không( - < 0 ) như từ nào đến giờ nhân loại vẫn lầm tưởng và gán cho các số tự nhiên đó các giá trị âm(-) và bảo là chúng nhỏ hơn không( - < 0) .Vì vậy theo tôi trong tự nhiên cũng như trong toán học số không(0) , là số “mang giá trị nhỏ nhất tuyệt đối” .
Các bạn hảy xem dải số sau 5 , 4 , 3 , 2 , 1 ,0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 .Các bạn có nhận thấy các số tự nhiên đó dù nằm bên trái , hoặc bên phải số không(0) , điều mang giá trị lớn hơn không(0) . Các số tự nhiên đó ngoài giá trị lớn hơn không(0) , chúng còn mang thêm đặc tính là , càng đi xa số không(0) chúng mang giá trị càng lớn , chứ không còn mang giá trị nào khác , kể cả các giá trị âm(-),hoặc dương(+).
Nếu ta dùng phép so sánh lớn hơn (>) , hoặc nhỏ hơn (<) , dải số trên sẽ được thể hiện như sau:
+ >….………..5 > 4 > 3 > 2 > 1 > 0 < 1 < 2 < 3 < 4 < 5 ……………….< +
Chúng ta nhận thấy trong dải số đó lúc nào số không(0), cũng nằm ở tâm điểm và luôn là số nhỏ nhất .
Cũng dải số trên khi tôi gán dấu (+) vào các số tự nhiên đó,thì lúc đó tôi đả "áp đặt", cho các số tự nhiên, đó phép toán cộng(+) , lúc đó dải số trên sẽ là:
+ >………..+ 5 > + 4 > + 3 > + 2 > + 1 > 0 < + 1 < + 2 < + 3 < + 4 < + 5………< +
Bây giờ cũng dải số như trên tôi gán dấu (-),vào các số tự nhiên đó , thì lúc đó tôi đã áp đặt,cho các số tự nhiên đó các phép toán trừ(-) . Ở đây tôi xin được nhấn mạnh từ " áp đặt phép toán trừ(-) ", để các bạn
dễ hiểu , lúc đó dải số trên sẽ được thể hiện như sau :
- > ……………- 5 > - 4 > - 3 > - 2 > - 1 > 0 < - 1 < - 2 < - 3 < - 4 < - 5……………< -
Chúng ta vẫn nhận thấy trong dải số trên, số không(0) luôn nằm ở tâm điểm và luôn là số nhỏ nhất . Nghĩa là theo tôi, trong toán học, sẽ không có các số tự nhiên mang giá trị âm(-) nhỏ hơn không( - < 0 ) , hay dương(+) lớn hơn không( + > 0 ) , mà chỉ tồn tại các số tự nhiên mang các phép toán cộng(+) , hoặc trừ(-),mà thôi
2/ Trong tự nhiên cũng như trong thực tế , mọi vấn đề điều bắt nguồn từ con số không (0) , thì trong toán học chúng ta cũng phải lấy giá trị không (0) , làm điểm xuất phát cho mọi vấn đề và cũng là tâm điểm cho mọi hệ toạ độ , hay trong các phép so sánh . Chứ chúng ta không được lấy hoặc chọn các giá trị dương vô cực ( + ) ,hay âm vô cực(- ) làm điểm xuất phát , cũng như làm điểm chuẩn trong các phép so sánh như “ Nền tảng toán học cũ ” vẫn hay dùng như vậy .
Từ cách luận giải trên , chúng ta có thể biểu diễn tập các số tự nhiên và biểu đồ toán học như sau:
Các bạn có thể vào trang Web: của tôi xem phần (biểu đồ toán học),các bạn sẽ rõ hơn.
Bây giờ tôi giải thích cách lý luận của bạn theo "Toán học mới"của tôi như sau:
- VC > 0 < +VC
Nghĩa là theo phương pháp toán học mới do tôi đưa ra,thì một người sẽ có ba trạng thái như sau:
Nợ > 0 < có tiền
Mà cách thể hiện đó đã được tôi giải thích một cách rõ ràng và cụ thể bằng các ví dụ sau:
Trích: "Sai lệch toán học"
1 / Chứng minh 1:
Trường hợp bạn A có (3đồng) và bạn B có (2đồng) , nghĩa là bạn A có nhiều tiền hơn bạn B .Nếu muốn biết giữa hai bạn A và B bạn nào nhiều tiền hơn bạn nào ta chỉ cần lấy
3đồng - 2đồng = 1đồng
Nghĩa là trong trường hợp so sánh trên , thì bạn A có nhiều tiền hơn bạn B là (1đồng) , chứ chúng ta không thể nào lấy
2đồng – 3đồng = - 1đồng
Thì chúng ta không thể nào biết được giữa hai bạn A và bạn B ai có nhiều tiền hơn ai .
Trở lại phép so sánh số tiền giữa hai bạn A và bạn B ta nhận thấy 3đ > 2đồng
Bây giờ bạn A và bạn B cùng sài (tiêu) mất 5đồng , thì lúc đó bất đẳng thức trên sẽ được thể hiện như sau :
3đ – 5đ = -2đ ; Tài sản của bạn A bị trừ (- 2đ)
2đ – 5đ = - 3đ ; Tài sản của bạn B bị trừ ( -3đ)
Hỏi vậy giữa số tiền bị trừ (-) hay (thâm hụt) giữa hai bạn A và bạn B, bạn nào bị trừ nhiều hơn ? Rỏ ràng nếu xét về khâu thâm hụt hay còn gọi là thiếu nợ, thì bạn A bị trừ (- 2đ) còn bạn B bị trừ (- 3đ) ; Do bạn B bị trừ (- 3đ) nhiều hơn bạn A bị trừ (- 2đ), nên ta suy ra - 3đ > - 2đ
Nghĩa là theo “Quan niệm toán mới ”, thì quan hệ lớn hơn (>) và nhỏ hơn (<) , giữa số tiền hai bạn A và bạn B, được thể hiện đúng theo tinh thần toán học và thực tế theo các hệ quả sau:
Hệ Quả
a/ Trường hợp có tiền, thì bạn A có nhiều tiền hơn bạn B, nên ta suy ra (tiền A có lớn hơn tiền B có), nghĩa là
3đ > 2đ
b/ Trường hợp thiếu nợ, thì bạn B thiếu nợ nhiều hơn bạn A, nên suy ra (tiền thiếu nợ B lớn hơn tiền thiếu nợ A),nghĩa là (- 3đ > - 2đ)
Vì vậy nếu xét về :
* Khâu có tiền, thì giá trị không (0) là giá trị nhỏ nhất
0 < +1 < +2 < +3 < +4 < +5 ,…….………….< +
* Khâu thâm hụt, (hay thiếu nợ) thì giá trị không (0) vẫn là giá trị nhỏ nhất
0 < -1 < -2 < -3 < -4 < -5 ……………………< -
Chứ chúng ta không thể nào suy luận theo “ Quan điểm toán cũ “ như sau :
* Trường hợp có tiền:thì bạn A có nhiều tiền hơn bạn B nên (tiền A có > tiền B có) suy ra (3đ > 2đ)
* Trường hợp thiếu nợ: thì bạn A thiếu ít hơn bạn B nên suy ra ( - 2 > -3 ) ; Là sai cả về toán học lẫn thực tế . Do “ Nền tảng toán học cũ ” , luôn lấy giá trị dương(+) , làm “ Nền tảng ” để xét các giá trị âm(-)
Nghĩa là từ người mang nợ, tài sản bị trừ(-) đi,khi chuyển sang người có tiền ,nghĩa là tài sản được cộng(+) thêm,bạn có nhận thấy phép toán phải đổi từ trừ(-) sang cộng(+),đúng không bạn?
Vậy thì trong phép so sánh khi phép toán đổi từ trừ(-),sạng cộng(+),hay ngược lại từ cộng(+) sang trừ(-),thì "Phép so sánh" phải đổi chiều thì mới đúng từ toán học cho đến thực tế bạn ạ.
Chứ không như "Phép toán cũ",trong phép so sánh,khi phép toán đổi dấu từ trừ(-),sang cộng(+),hay ngược lại,thì cái phép so sánh đó cứ hướng theo có một chiều,thì quả là toán học cũ nó bị liệt ngay từ đó bạn ạ.
Qua cách phân tích một cách cụ thể trên,các bạn cứ suy ngẫm sẽ rõ,cái
"Toán học cũ","đúng,sai",như thế nào tùy các bạn đánh giá.còn nếu chưa hiểu các bạn có thể điện thoại trực tiếp với tôi qua số điện thoại:
0913915505 ;Hoặc có thể trực tiếp gặp tôi tại địa chỉ 70 Xuân Diệu phương 4 Quận Tân Bình,các bạn sẽ thấy cái toán học mà các bạn đang học nó sai như thế nào?
Còn các lý luận của các bạn, thôi thì nó cứ như trái ngược từ toán học, cho đến thực tế một cách thảm hại.Đơn cử tôi chỉ lấy một cái lý luận của bạn Chử Thanh Thủy ,để các bạn thấy:
Trích:
Tôi trả lời thế này:
Giả sử ngân hàng có +100.000.000 cho A vay +10.000.000 còn +90.000.000 cho B vay tiếp +1.000.000 còn +89.000.000.
Vay và nợ 10.000.000 hiểu bằng toán học là:
+10.000.000 = 0+10.000.000= 0- (- 10.000.000)
Lần đầu tiên tôi mới thấy cái cách lập luận bằng toán học do bạn Thủy tự sang tác ra như trên,nó vừa dài dòng vừa phi thực tế,tại sao vậy?
Tại vì khi tôi thiếu nợ thì trong sổ tay của tôi có hai cách ghi như sau:
1/ Nợ 10.000.000
2/ -10.000.000
Đơn giản chỉ có vậy,chứ có ai khi đi vay nợ phải ghi trong sổ của mình
0 -(- 10.000.000) bao giờ đâu bạn.
Trường hợp tôi có 1 tỷ tôi thiếu nợ ngân hàng (10.000.000) ,nếu thể hiện theo cách ghi của bạn tôi phải thể hiện:
1.000.000.000 - (-10.000.000) ,phải không bạn?Ôi! quả là toán học,chào các bạn,TVT.
------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại