Rockfan 0508????

hehe
đóng góp cho mọi người 1 tí infos về Beat cái nhờ;;)

THE BEATLES
Một người bạn thân từ thuở bé có kể với người viết bài này về những ký ức của anh về nhóm The Beatles: " Hồi ấy tớ mới được 9, 10 tuổi gì đó. Nhà sống ở xứ lạnh nên bố tớ cho tớ để tóc dài che ót, che tai. Cứ ba, bốn tháng mới đến tiệm hớt tóc, ngồi vào chiếc ghế bành cao, to cho người ta tỉa sơ sơ thôi. Ông thợ hớt tóc khoảng 30 tuổi lần nào thấy bố dắt tớ đến cũng nói oang oang lên rằng: "Bác để tóc Beatles cho em nó hả?". Tớ nghe thế bực lắm, chẳng hiểu Beatles là ai, là cái gì mà người ta lại cứ tưởng bố tớ muốn tớ để tóc Beatles. Hồi ấy, dì tớ còn trẻ cũng rất mê nghe nhạc. Dì tớ thường nghe Elvis Presley, Cliff Richard, Pat Boone, Paul Anka, Nat King Cole, Dean Martin. Nhưng sau đó dì tớ quên hết những ca sỹ này mà chỉ còn nhắc đến hai từ Bít- tơn mà thôi".


THUỞ BAN ĐẦU
So với Rolling Stones thì The Beatles ko những hiền lành hơn mà còn thuộc giai cấp " lao động" nhiều hơn. Trẻ trung, để tóc dài, họ chơi nhạc với trang phục là những bộ veston đen lịch thiệp. Họ gồm 4 chàng trai cùng sinh trưởng tại thành phố cảng Liverpool ở miền duyên hải Tây- Bắc của Anh Quốc. Đó là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr.

John Lennon sinh năm 1940. Bố anh là thủy thủ và bị mất tích khi John còn rất nhỏ, Không may cho John là sau đó ko lâu thì anh lại bị mất đi người mẹ. Mồ côi sớm, và phải tự lo cho bản thân nên John nhanh chóng trở nên láu lỉnh và khi cần thì cũng có thể ra tay chôm chỉa để có tiền ăn uống& giải trí, vì dì của anh, người lo nuôi anh ăn học cũng chẳng giàu có gì. John Lennon lúc ấy là một chàng trai rất dễ cáu giận, thỉnh thoảng còn mang lòng hận đời. Âm nhạc là thú tiêu khiển và cũng là niềm an ủi duy nhất đối với anh.
Tuy nhỏ hơn John Lennon 2 tuổi nhưng Paul cũng đã trải qua một mất mát lớn: mẹ anh qua đời vì ung thư khi anh còn đang ở tuổi vị thành niên. Và như John, Paul cũng chỉ có âm nhạc là niềm vui trong đời. Tuy nhiên, Paul ko hận đời như John và tính tình của anh cũng dễ thương, con người anh cũng niềm nở, rộng rãi hơn.
John đứng ra thành lập nhóm Quarrymen vào năm 1957. Năm sau, Paul McCartney và bạn của anh là George Harrison ( lúc ấy mới 14 tuổi) nhập ban và Quarrymen chuyên chơi nhạc tại Liverpool. Thứ nhạc nhóm hay chơi thời ấy là một sự pha trộn các loại nhạc Anh thời thập niên 50 gồm pop, folk và nhạc phòng trà. Nhưng họ lại chủ yếu nghe và thích thể loại Rock'n'roll Mỹ những năm cuối thập niên 50, và các thần tượng của họ là Chuck Berry và Buddy Holly. John và Paul cùng nghe rock Mỹ và rồi cùng nhau tập tành sáng tác rock Anh ngay từ năm 1957. Đến năm 1960, nhóm chính thức đổi tên thành Long John & The Silver Beatles, và thưởng chơi nhạc ở quán Cavern Club tại Liverpool.
Giữ nhịp trống cho nhóm lúc ấy là Peter Best trong khi guitar bass thì do Stuart Sutcliffe đảm trách. Họ dần trở thành một ban nhạc trẻ và thường trình diễn ở các club và quán bar địa phương. Họ thường trình diễn những ca khúc của các rocker Mỹ thập niên 50 như Chuck Berry, Little Richard, Buddy Holly, Eddie Cochran. Thỉnh thoảng họ cũng xen vào vài ca khúc của riêng John và Paul. Chơi nhạc ở Liverpool ko đủ tiền sống, cả nhóm bay sang diễn ở các club chuyên phục vụ binh lính Mỹ đồn trú tại thành phố Hamburg. Năm 1962, Peter Best được thay chỗ bởi một chàng trai khác cũng sinh trưởng tại Liverpool, Ringo Starr ( tên thật là Richard Starkey, sinh năm 1940). Stuart Sutcliffe sau khi tách khỏi band đã chết sớm ( 21 tuổi) bởi xuất huyết não. Cũng năm ấy, qua sự dẫn dắt của ông bầu Brian Epstein, Long John & The Silver Beatles có cơ hội được ghi âm single đầu tiên với nhánh Parlophone của hãng EMI. Đó là bài Love Me Do, 1 thành công vừa phải cho một nhóm nhạc hoàn toàn mới lạ với đám đông giới trẻ Anh. Tháng 1/1963, single thứ hai của họ, bài Please Please Me vọt lên hạng nhất trên hit Parade ở Anh. Phong trào cuồng nhiệt Beatles ra đời khiến cả nước Anh phải xáo động

* * *

----------

thoai,hôm nay lại fai out roài.Hôm khác post tiếp nghen pà kon;;)
 
TỪ ANH, CƠN SỐT BEATLEMANIA LAN SANG MỸ VÀ ĐI KHẮP THẾ GIỚI

Khởi đầu năm 1963 từ xứ sở của Hoàng gia Anh, phong trào cuồng nhiệt 4 chàng trai tuyệt với ( Fab Four), tên gọi thân mật mà các fan và giới báo chí ANh dành cho nhóm The Batle, đã nhanh chóng lan sang Mỹ vào mùa đông năm 1964. Tháng giêng năm ấy, ca khúc I Wanna Hold Your Hand, một trong những bài rock'n'roll chủ chốt đánh dấu sự thành công ban đầu của Beatles, đã nhảy vào Topten nước Mỹ trước sự ngạc nhiên xen lẫn ghen tị của nhiều nghệ sỹ, ban nhạc Mỹ khác( đĩa này được tung ra tại Mỹ ngày 29/12/1963 và đến ngày 18/1/1964 đã có mặt trên Top it Mỹ). Họ sẽ còn phải sửng sốt và bực tức nhiều hơn khi chỉ 1 tuần sau đó She Loves U của Tứ Quái lại leo lên Top. Chưa hết, một tuần sau lại đến bài Please Please me. Đến tháng 4/1964, cả năm ca khúc đứng đầu Top Ten Singles ở Mỹ đều là những ca khúc của những chàng trai nước Anh. Và đến cuối năm 1964, tổng cộng Beatles đã có 29 ca khúc lọt vào Top ở Mỹ ( và nếu tính đến hết năm 1966 thì Beatles có tất cả 12 ca khúc đứng đầu Top Ten Mỹ)- điều ko thể tưởng tượng nổi và cũng là điều ko thể chấp nhận được với giới nghệ sỹ và giới kinh doanh biểu diễn Mỹ. Nhưng đó lại là sự thật và cũng là mô hình chìa khóa mởi đường cho sự ham muốn rồi sự ra đời trong những thập niên sau này của những ban nhạc trẻ muốn được như The Batles. 4 chàng trai tuyệt vời được giới trẻ Mỹ đón nhận nồng nhiệt như thế có phần nhờ vào công lao của Ed Sullivan, 1 chuyên gia của ngành kinh doanh biểu diễn Mỹ, chủ nhiệm chương trình tạp kỹ cùng tên trên truyền hình Mỹ. Tháng 10/1963, trong một lần ghé ngang Luân Đôn, Ed đã chứng kiến cảnh đám đông thanh thiếu niên Anh nháo nhào mừng rỡ khi đón T.Beatles tại sân bay Heathrow. " T.Beatles là cái quái gì thế này!" Ed Sullivan với cái lưng gù đặc biệt đã thắc mắc như thế. Và rồi ông tìm cách mời họ sang Mỹ diễn trong show truyền hình của ông. Những ngày cuối tháng 1/1964, Beatles lần đầu tiên được mới diễn trên Olympia Stage ở Paris. Tại đây, 1 bức điện của hãng đĩa gửi đến báo tin vui cho họ: chỉ trong thời gian 5 weeks T.Beatles đã bán được hơn 1,5 triệu bản đĩa I Wanna Hold Ur Hand riêng tại Mỹ. Kết quả là vào ngày 7/2/64, T. Beatles lần đầu tiên bay sang Mỹ để có mặt trong The Ed Sullivan Show. Cả New York đều biết tin họ đang trên đường đến Mỹ diễn vì các áp- phích quảng cáo đã được dán đầy các con đường trong khi các đài phát thanh thì cứ ra rả nói mãi cũng chỉ về tin nóng hổi này. Tại N.York, TBeatles được đưa đến nghỉ tại Plaza Hotel. Từ một suite có 10 fong` lớn, thỉnh thoảng các chàng trai bước ra bao lơn nhìn xuống đường, nơi đang tụ tập đám đông mấy ngàn thanh niên nam nữ Mỹ. Thấy bóng dáng một chàng Beatles nào là đám đông ấy la hét, tung hô. Beatlemania đang dâng lên ngay tại NYork. Ngày T.Beatles trình diễn là 1 ngày thời tiết rất lạnh. Mọi người dân NYork dường như đều đóng cửa và ngồi ở nhà bật tivi theo dõi The Beatles xuất hiện trong The Ed Sullivaan Show. Ước tính đêm ấy đã có khoảng 73 triệu khán giả Mỹ theo dõi show này. Mở đầu buổi trình diễn, người ta đã đọc cho khán thính giả nghe lá thư mà Vua Rock'n Roll Elvis Presley viết ngợi khen các chàng trai Beatles. Cả nước Mỹ dường như lên cơn sốt Beatlemania từ sau đêm diễn đáng nhớ ấy, chỉ có riếng giới báo chỉ Mỹ vẫn ngờ vực ko tin rằng T.Beatles sẽ kéo dài thành công to lớn ấy lâu hơn một năm.
Sau hai tuần ở Mỹ, ngày 22/2/64, T. Beatles lên đường trở về Luân Đôn và sau đó là về Liverpool, quê hương của họ. Ngày hôm sau, hình ảnh của họ đã xuất hiện trên trang bìa tuần báo thời sự quốc tế Newsweek, tờ báo ghi nhận " sức trẻ và tài năng của các chàng trai trong Hiện tượng Những Con Bọ". Nhưng T.Beatles đã bắt đầu nổi tiếng hơn cả thần tượng lớn nhất của thế giới trẻ Mỹ thời đó là Elvis Pesley. Và sau đó ko lâu, cùng với Rolling Stones, Beatles đã khởi xướng cho làn sóng nhạc Anh " xâm lược" Mỹ, nay thường được nhắc đến như là trào lưu British Invasion. Theo gương Beatles, tất cả các nghệ sỹ, band Anh sau này dù có thành công lớn đến đâu chăng nữa ở chính quốc và chưa qua được Mỹ biểu diễn và chinh phục các tai nghe khó tính Mỹ thì xem như họ cũng chưa là những nghệ sỹ thực sự lừng danh.

" Bạn của người viết kể tiếp: "Mãi đến năm 1969, tớ mới lần đầu biết Bít-tơn là gì. Lúc ấy tớ khoảng 14,15 tuổi và đang học ở trường Tây. Trường rất rộng, học sinh đông nên để tiện cho các thầy cô giáo ko phải di chuyển nhiều từ phòng học này--> phòng học khác, sau mỗi giờ dạy, học sinh lại phải cuốc bộ qua các hành lang dành cho tiết học sau. Và ở lớp học nào của học sinh tụi tớ cũng khắc đầy tên những ca khúc và tên họ các thành viên của Bít-tơn. Nào là hey Jude, Come Together, Let It be, Ob-la-di Ob-la-da, Get Back, Michelle And I Love Her, She Loves U, All My Loving, Can't buy Me Love,Yesterday....Và trong một buổi chiếu film cho cả trường xem vào chiều t7, lúc giải lao, người ta đã để cho học sinh nghe bài Don't Let me Down. Đấy là lần đầu tiên tớ thưởng thức giọng ca của Bít-tơn mà lúc ấy giới trẻ gọi vui là Bít-lù-bít-lèo :)) "

Theo First News
 
Cái này có ở trong topic " Mỗi ngày một ca khúc Beatles" rồi mà
Bây giờ nói về nguyên nhân Beatles broke up đê
 
Chỉnh sửa lần cuối:
uh,cái bài này có ở CLB Rock lâu roài,nhưng cứ post vào đây cho mọi người đỡ nhọc công đi tìm:))

Còn lý do Beat tan thì hình như trong bài này cũng có nói đấy,như bọn nó là khôn đấy,đạt đến đỉnh vinh quang roài tan là vừa;;)

THE BEATLES- HÀO QUANG VÀ SỨC HÚT VỚI CÁC CÔ GÁI

Từ khi từ Mỹ trở về, Beatles thấy tiền của và danh vọng ập đến với họ. Nếu trước đó họ từng nhận 100.000 bảng Anh thì nay mỗi lần trình diễn họ nhận được bạc triệu. Các chàng trai tuyệt vời hiểu ra sức mạnh cuốn hút của họ có thể đem lại cho họ những gì. Nhưng họ ko được vui lắm vì theo luật thuế ở Anh thời đó, người có thu nhập cao phải nộp đến 94% lợi tức cho chính phủ. Như vậy họ chỉ nhận được 6% trên mỗi bảng Anh thu được và sau khi trừ thù lao cho Brian Epstein, thực thu của họ chỉ còn là 4,5% của mỗi bảng Anh. Sự khắc nghiệt của luật thuế này khiến Brian Epstein bật ra ý tưởng giúp T.Beatles có thể hưởng được chính công sức và thành quả của họ nhiều hơn, nhất là khi họ đang còn ở thời kỳ sung mãn và nổi danh nhất. Chủ nhân các nhà hát nào cũng muốn có The Beatles đến diễn vì bốn chàng trai này có lực hấp dẫn với giới trẻ rất mạnh, nhất là giới trẻ nữ. Và để có thể mời T.Beatles đến với rạp của mình, từng giám đốc đến gặp Brian và đưa riêng một phong bì mà bên trong thường là 1000 bảng Anh. Số tiền từ phong bì này T.Beatles ko phải khai báo thuế. Dưới sự sắp đặt của Brian, Tứ Quái đi diễn 7 đêm mỗi tuần trong các tour diễn có khi kéo dài đến 5 tuần lễ liền. Tiền của cứ thế tới tấp bay vào túi các chàng trai này. Ngày 2/3/64, túc là chưa đầy 2 tuần sau khi từ Mỹ về, TB bắt tay vào việc làm cuộn film đầu tiên của họ. Dự án này tạm thời mang tên Beatlemania. Sau 6 months mệt lả với những buổi diễn bất tận, 4 chàng trai tưởng như họ đang được hưởng thái bình thật sự trong thời gian làm film này. Giữa những lần thu hình, họ ngồi vào phòng nghỉ và uống rượu, hút thuốc, xem film, và...tiếp các cô gái đẹp đã được chọn lọc kỹ tham gia dự án film nay muốn đến kết thân riêng với các thành viên của Tứ Quái. Chính trong thời gian này, George Harrison đã phải lòng Patti Boyd, 1 cô gái xinh đẹp tóc vàng 19 tuổi và đang làm người mẫu cho Mary Quant ( 1 nhà thiết kế thời trang trẻ đã lăng xê ra mốt mini jupe). George mua một căn nhà ở miền quê rồi dọn đến đó sống chung với Patti Boyd.

Cũng vào mùa xuân năm 64, lần đầu tiên kể từ khi TB trở nên nổi tiếng, Cynthia Powell mới được chính thức xuất hiện bên cạnh John Lennon với tư cách là vợ của anh. Cynthia lúc ấy đã sinh cho John 1 bé trai tên là Julian. Ko lâu sau đó, John bỏ ra 40.000bangr để mua một căn nhà ở khu ngoại ô Weybridgem, cách Luân Đôn 30 km về hướng Tây- Nam. Thêm 30.000 bảng khác cũng được John chi ra chỉ để tu sửa và trang trí cho ngôi nhà ấy. Đối với Cynthia, căn nhà này đúng là món quà trời ban cho. Cô đã có thể rút khỏi bóng tối phía sau John để đưa con trai Julian đến đó sống trong sự bình yên và hy vọng nơi đó sẽ trở thành " mái ấm hạnh phúc" của cô và John.
Lúc ấy Paul McCartney vẫn còn sống độc thân dù cho anh được nhiều cô gái xinh đẹp mê mệt hơn các bạn. Paul chính là " Chàng Beatles dễ thương nhất" trong nhóm. Anh cũng có nhiều cuộc tình và cũng nhiều lần phải chịu trận trước các vụ kiện tụng từ các người đẹp cho rằng bố của đứa bé họ đang mang là Paul. Những chuyện như thế thì chàng chàng Beatles nào cũng đã phải gánh chịu nhưng Paul là bị nhiều nhất.:)) 8-}

Thành viên thứ nhất: RINGO STARR

Ringo Starr tên thật là Richard Starkey, sinh ngày 7/7/1940 trong một gia đình rất nghèo, thuộc quận The Dingle, đường Admiral Grove, nhà số 10, thành phố cảng Liverpool. Anh ta là người lớn tuổi nhất trong bốn thành viên của ban nhạc. Cậu bé Richard sinh ra trong một ca đẻ khó và người ta đã phải dùng kẹp để lôi cậu ra. Bố là ông Richard Henry Parkin Starkey và mẹ là bà Elisie Gleave.

Khi được ba tuổi, bố mẹ Richard bỏ nhau và cậu ở lại sống với mẹ. Quãng đời niên thiếu gắn liền với bệnh tật và sự ốm yếu, chú bé Richard đã phải trải qua tới sáu ca mổ liền và đã có lúc phải nằm viện cả năm trời. Sau những cơn hiểm nghèo đó cậu lại mắc thêm chứng viêm phổi và một vài căn bệnh khác nữa.
“Nhà chúng tôi không có đến cả nhà vệ sinh hay nhà tắm nữa” – Richard nhớ lại.

Mặc dù vậy, tự bản thân Richard đã coi mình được trải qua thời niên thiếu một cách may mắn. Cậu không sao nhớ nổi tên các thầy cô giáo đã dạy cậu ở trường nhưng cậu lại nhớ rất rõ tên từng y tá đã chăm sóc cậu trong bệnh viện.

Lớn lên, khi đã có được đôi chút sức lực, Richard thử làm nghề đưa thư, bán báo trên tàu thủy rồi lắp ráp và cả nghề mộc nữa. Cuối cùng thì chú bé đã dẹp bỏ tất cả những nghề đó lại khi người cha dượng sắm cho cậu một bộ trống với giá 10 bảng Anh. Và trong trào lưu nhạc skiff đang rất thịnh hành cuối những năm 50, Richard sáng lập ban nhạc của cậu và thế là ở tuổi 20 cậu rũ bỏ mọi chuyện học hành.

Richard cùng ban nhạc của anh công diễn ở nhiều nơi, với nhiều ca sĩ khác nhau, kể cả với Tony Sheridan, một ca sĩ đang rất được hâm mộ thời đó. Tony thậm chí còn cấp cho Richard nhà, xe hơi và 30 bảng Anh, tiền tiêu vặt hàng tuần để Richard ở lại Hamburg phụ trách bộ trống trong dàn nhạc đệm cho Tony biểu diễn.

Trước lúc gia nhập với John, Paul và George để tạo thành bộ bốn Beatles lừng danh, Richard đã là một tay trống có hạng của Liverpool. Bạn bè tặng cho anh cái tên Ringo là do Richard rất thích đeo nhẫn.
(Híc, mất nửa tiếng để post cái này, còn tới ba thành viên nữa )
__________________
Thành viên thứ hai: John Lennon

Tên tuổi đầy đủ là John Winston Lennon. Anh là người nhiều tuổi thứ hai, sau Richard Starkey, trong số các thành viên Beatles. Ông nội của anh từng là một ca sĩ chuyên nghiệp sống ở Mỹ. Bố của John sinh trưởng ở Waisenhaus, ông ta chới khá tốt đàn Bangjo và thường hát rong trên các con thuyền. Ông cũng đã từng thu được những thành công lớn rực rõ trong âm nhạc, ví dụ như với bài Begin the Beguine.

Trong một gia đình có ít nhièu duyên nợ âm nhạc như vậy, John đã được di truyền cái năng khiếu ấy. Cha của John là một người tính tình sôi động, không thích sống một cách yên tĩnh và ông thường đi chu du khắp nơi. Ông yêu cuộc đời du hành và rất hay cười. Ngày 3/12/1938 ông kết duyên với Eltern Julia Stanley. Ngay cả lúc đó, ông vẫn không muốn ràng buộc mình vào cuộc sống gia đình. Tính cách của ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đứa con sau này, bởi cũng như cha, John Lennon luôn là người năng động, ngỗ ngược nhất trong tất cả bốn chàng trai. Nó cũng tác động sâu sắc tới sự nghiệp sáng tạo âm nhạc của John sau này.

Ngày 9/10/1940, giữa một trận oanh tạc ác liệt của không quân phát xít Đức lên thành phố Liverpool, đứa con đầu tiên của ông Fred Lennon và bà Julia cất tiếng khóc chào đời tại bệnh viện Phụ sản Liverpool. Thời kỳ đó dân Anh rất sùng bái Winston Churchill, Thủ tướng Anh. Do vậy bà Julia đã đặt tên cho đứa con đầu lòng cái tên John Winston.
Rồi một ngày, sau những lần bố John bỏ nhà đi lâu ngày, không ai biết bố của cậu bé phiêu bạt nơi nào, bà Julia đành xin ly dị chồng vào năm 1943. John chuyển sang sống với dì Mimi (tên thật là Mary Smith) ở nhà số 251 đại lộ Menlove (Liverpool). Ở đó John được dì Mimi giáo dục hết sức nghiêm khắc và dì cũng là một người phụ nữ đảm đang.

Tháng 1/1946, dì Mimi cho John tới học ở trường tiểu học Dovedale. Ở trường, John tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, hăng hái và không khi nào cảm thấy khó khăn với việc học hành. Khi tròn 6 tuổi, John được lấy vào tham gia dàn đồng ca của nhà thờ Saint Peter. Điều đó khiến cậu bé hết sức vui sướng. Được 7 tuổi, cậu bắt đầu tập viết và tập vẽ. Đến tháng 1/1952 thì cậu chuyển qua học trung học ở trường Quarrybank thuộc Allerton. Chính ở đây John được học những bài nhạc đầu tiên.
Mẹ của John, bà Julia tái giá lần nữa. Sau 13 năm sóng ở Liverpool, giữa bà và dì Mimi xảy ra cuộc cãi cọ. John lúc thì sống với mẹ, lúc thì ở với dì và điều đó đã ảnh hưởng ngay đến kết quả học tập của John. Cuối năm thứ tư, cậu chỉ được xếp hạng C (hạng cuối cùng sau A, B). Đối với John thế là quá đạt.

Vào những năm 50, chơi guitar đối với thanh niên như là một cái mốt và John không thuộc trường hợp ngoại lệ. Bà Julia thường tự hào về sự say mê âm nhạc của con trai bà. Bà mua cho cậu con trai cái đàn accordéon đã cũ, giống như cái mà trước đây cha của John đã chơi. Cậu bé nắm bắt rất nhanh những gì cậu nghe được trên đài và tất cả các bạn học đều phải thừa nhận John có một năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc.

Năm 1955, sau khi rời trường Quarrybank, John cùng 4 người bạn nữa lập ra nhóm Quarrymen và John đảm nhận vị trí guitar. Những cậu học trò Liverpool này chơi lai tạp giữa nhạc rock-n-roll và nhạc skiff. Họ thường chơi vào những dịp sinh nhật, lễ cưới hay trong các ngày lễ hội. John thường không hài lòng về cách chơi của hội và thường có ý muốn tìm những thành viên mới. Anh cảm nhận thấy Quarrymen khó mà tiến xa được.
Ngày 15/6/1956 là một ngày ghi nhớ. Nhóm Quarrymen chơi ở Woolton trong một buổi lễ hội của vùng và John đã gặp Paul McCartney - một chàng trai tuổi xấp xỉ với những thành viên của Quarrymen.
“Tôi gặp anh ta trong một kỳ hội làng ở Woolton. Khi đó tôi là một anh học trò béo tốt. Lúc anh tỳ tay lên vai tôi thì tôi nhận ra rằng đó là một anh chàng say rượu. Mặc dù anh ta có hội bạn riêng, chúng tôi đã trở thành bạn thân. Dì Mimi, người chăm sóc John, vẫn thường nói với tôi là anh ta thông minh hơn là những gì người ta thấy bên ngoài” – Paul đã viết lời tựa như vậy cho cuốn hồi ký In His Own Write của Lennon xuất bản những năm sau này.
__________________
Thành viên thứ ba: Paul McCartney

Cũng giống như John, Paul McCartney đã được thừa hưởng cái khiếu âm nhạc từ người cha – ông James McCartney. Ông tích chơi dương cầm và năm 17 tuổi ông đã sáng lập ra ban nhạc Ragtime và họ thường chơi trong các cuộc khiêu vũ. Ngày 18/6/1942, một ngày yên tĩnh sau cơn oanh tạc dữ dội của không quân Đức hôm trước, cậu bé Paul đã ra đời tịa nhà hộ sinh Walton (Liverpool), nơi nhiều năm mẹ cậu làm y tá. Ông James McCartney đã khóc vì thất vọng khi nhìn thấy đứa con trai của mình. Ông không thể ngờ lại sinh ra một đứa trẻ xấu xí như vậy. Ông làm sao có thể biết được đứa xấu xí đó sau 20 năm sẽ trở thành thành viên của nhóm The Beatles dễ thương nhất đối với các thiếu nữ Anh.

Cha của Paul một thời gian dài làm trong ngành than, ông cưới mẹ Paul – bà Mary Patricia Motrin năm 1941. Năm 1944, tức là hai năm sau khi Paul ra đời, họ lại sinh thêm được một đứa con trai nữa và đặt tên cho nó là Michael. Cả hai anh em, Paul và Michael đều là những học trò giỏi khi họ còn đi học. Paul có năng khiếu về mặt văn học. Cậu rất thích âm nhạc, vẽ và văn học Anh.
Năm 1955, gia đình Paul chuyển tới thành phố nhỏ Allerton và vào thời gian này mẹ Paul đã mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo: bệnh ung thư. Cuộc phẫu thuật đã không kéo dài được cuộc sống cho bà và ngày 31 tháng 10 năm 1956 bà Mary Patricia đã mất khi vừa 45 tuổi.

Tình cảnh mới thật là một vấn đề khó khăn với cha của Paul. Ông lúc đó đã vào tuổi 53 và với nghề nữ hộ sinh, mẹ Paul vẫn kiếm được nhiều tiền nuôi gia đình hơn ông. Thời gian đầu, những người bạn láng giềng thường sang giúp đỡ họ trong công việc nội trợ. Mùa đông, hai anh em Paul và Micheal phải tự đốt lò để sưởi và làm việc gia đình trong khi cha của họ thì chuẩn bị cho bữa ăn.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, Paul nhập học ở một học viện. Sau cái chết của mẹ, Paul mới phát hiện ra một điều là cậu rất yêu âm nhạc. Ngay từ ngày còn nhỏ, Paul đã tỏ rõ năng khiếu qua các giờ học dương cầm dưới sự hướng dẫn của bố. Paul cũng tham gia dàn đồng ca trong nhà thờ và ở nhà cậu tập trống theo Evergreen. Cậu có một thói quen: trèo lên giường, và rock-n-roll. Thời gian đó có nhiều ca sĩ nổi tiếng, có cả từ Mỹ tới biểu diễn ở Liverpool và Paul luôn có mặt trong các buổi biểu diễn đó, như Elvis Presley, cho đến buổi biểu diễn của Little Richard, rồi Eric Delancy, Lonnie Donegan, v.v… Sau khi xem những buổi biểu diễn, trở về nhà Paul thường nhớ lại và chơi các bản nhạc đó trên cây guitar của mình một cách miệt mài và hứng thú.
Một điều chắc chắn là Paul có nhiều kinh nghiệm âm nhạc và hiểu biết về văn học hơn ba thành viên khác của The Beatles sau này. Và trước hết Paul phải cám ơn người cha của anh về những gì anh có.
Sau này quen biết với John Lennon ở Woolton, John rất muốn Paul tham gia Quarrymen của anh và Paul đã nhận lời. Kể từ đó họ hằng bên nhau, John tự sắp xếp lại những ý định của mình và viết thành lời bài hát. Paul cũng tự sáng tác một số bài hát và vì có kỹ thuật chơi guitar tốt hơn nên anh cũng dạy thêm cho John các hợp âm guitar. Bởi Paul thuận tai trái nên những điều được Paul chỉ cho vào ban ngày thì John phải lập lại trước một tấm gương lớn ở nhà vào buổi tối để chỉnh cho đúng vị trí các ngón tay giữ hợp âm như Paul. Ngay trong năm đầu kết bạn họ đã soạn được cả trăm bài hát (điển hình là bài Love Me Do) và cứ mỗi lần hoàn thành được một ca khúc mới, họ lại hãnh diện viết lên góc cao của bản nhạc dòng chữ “Một tác phẩm nữa của John Lennon và Paul McCartney”.
Với sự phối hợp của John và Paul, Quarrymen đã thu được nhiều thắng lợi. Đó là lúc John chuyển tiếp lên học trường đại học nghệ thuật vào năm 1957. Tại đây John đã quen biết Cynthia Powell, người vợ tương lại của anh.
__________________
Thành viên cuối cùng: George Harrison

George là thành viên em út của hội. Anh sinh ngày 25/2/1943 trong một gia đình nề nếp. George lớn lên cùng với anh trai và chị gái trong mối quan hệ gắn bó. Cuộc sống gia đình George khá thuận lợi và không có mâu thuẫn. Cha của George, ông Harold Hargreaves Harrison cưới vợ năm 1930. Vợ ông, (tức là mẹ của George ) là bà Louise French, nhân viên bán rau quả. Năm 1949, gia đình họ chuyển đến Liverpool, ở tại khu ngoại ô Spike, đường Upton Green, nhà số 25. George là cậu bé dễ xúc cảm, mỗi lần có điều gì tức giận đôi tai cậu lại vểnh ra. Mẹ cậu cho rằng cậu con út của bà thông minh, tự chủ và khá ngang bướng. George học tiểu học cùng một trường với John nhưng hồi đó họ không hề biết nhau.
George Harrison là người duy nhất trong The Beatles được trải qua những năm tháng thiếu niên có đủ bố mẹ và trong hoàn cảnh thuận lợi về kinh tế cũng như các mặt khác. Bốn anh chị em được cấp đầy đủ và riêng George thì được bố mẹ mua cho một cây guitar với giá 250 bảng. Bà mẹ khuyến khích cậu út tập chơi và bản thân bà là người có nhiều năng khiếu về âm nhạc và sân khấu. George cùng với anh cả, Peter lập ra nhóm nhạc 4 người lây tên là Rebels, anh biểu diễn thành công buổi đầu tiên trước công chúng và mỗi người được thưởng công 10 bảng.
Mùa xuân 1958, George tới dự buổi biểu diễn của Quarrymen do John và Paul đứng đầu. Sau buổi diễn, George đã tự trình diễn cho họ một bản nhạc không lời quen thuộc thời ấy, bản Raunchy, và thế là John và Paul liền mời George vào Quarrymen. Được giáo dục đầy đủ nên tuy còn rất trẻ nhưng George đã có một hiểu biết rất căn bản và sâu sắc về âm nhạc. Điều đó khiến John như được chắp thêm cánh và anh hài lòng nói: “Giờ chúng ta đã là bộ ba có cùng một suy nghĩ”.

:))

----------

post cho đủ cái đã,còn ai muốn thêm nữa thì vẫn còn đấy;;)

Nói tiếp về lý do Beat tan nhá;;) Theo tao biết thì là do mâu thuẫn giữa Paul & George-->Paul rời nhóm đi oánh lẻ,các thành viên còn lại cũng chẳng tha thiết j` nữa--->Beat tan rã là tất yếu0:)
 
Thực ra Beat tan đầu tiên là do mụ Yoko lăn ra ốm -> John đòi kê giường trong phòng thu ( Abbey Road) -> Paul ko chịu được -> cãi nhau -> từ đấy Paul lấy cớ,vô kỷ luật -> Beatles tan rã
 
Ở đây toàn Rock fan phải không;;);;);;)
Vậy thì chắc cũng phải có 1 số đồng chí biét đến Rock Pháp chứ nhỉ :D
Nó không đến nỗi quá nhỏ bé so với thế giới chứ;;)

Vừa rồi có ban nhạc Rock INDOCHINE của Pháp sang VN biểu diễn ở Nhà hát Lớn, có em nào đi xem không ý nhỉ:-/:-/:-/

Ban nhạc Rock già nhất + hay nhất nước Pháp đấy:D:D:D:D:D
 
:D Anh Huy, rất đáng tiếc là em ko quan tâm đến rock Pháp, :)) đơn giản là nó ko đặc sắc ạ, còn kém nền rock Nhật - xuất hiện ko lâu nhưng gây tiếng vang.

Em nghĩ âm nhạc pháp mạnh về trữ tình và opera hơn ạ ^p^
 
Thôi lạc đề rùi, nói lại về Beatles xem
 
muốn nói j` nữa?????Tao post bài tiếp nhá;;)


Rock Pháp hay Nhật tao đều ko nghe .Mỹ Đức vs Thụy Điển là số 1:)>- (Rock Việt số 2:)) )
 
KO, bây giờ nói về các bài hát của Beatles đi. Sao tớ thấy ai nhắc đến Beatles cũng chỉ nói đến Yesterday, Let it be, Hey Jude, And I love her ... nhể. Nếu chỉ có thế thì không đủ làm nên một BEATLES thực sự . Họ chơi rất nhiều thể loại. Sau đây tớ xin kể 1 số bài hát mà ít ai nhắc đến của Beatles
- A Hard day's night
- You've got to hide your love away
- Ticket to ride
- Drive my car
- In my life
- Here, There and Everywhere
- Got to get you into my life ( bài này theo trường phái psychedelic mà tớ thích nhất)
- Sgt.Pepper's Lonely hearts club band
- Lucy in the sky with diamonds
- A DAY IN THE LIFE ( nếu ai chưa nghe bài này thì đã bỏ phí cả 1 ngày trong đời)
- Strawberry Fields Forever
- All you need is love
- Happiness is a warm gun
- JULIA
- LONG, LONG, LONG
- Revolution *
- Something ( George Harrison)
- Oh! Darling
- You never give me your money ( đoạn piano đầu thì khỏi phải chê)
- The End ( tớ đang tập đoạn solo bài này :D)
- DON'T LET ME DOWN ( về nghe ngay bài này)
- The Long and winding road ( lưu ý là lúc nào đang chán đời thì ko nên nghe bài này -> dễ làm bậy lắm đấy :D)
- Get back..........
còn rất, rất.....nhiều bài hát đỉnh cao của Beatles mà tớ ko tiện nói ra đây nữa. Nghe xong mấy bài trên các ấy tự đi tìm hiểu nhá. :D :D
 
:)) những tuyệt phẩm của Beatles, bàn ko bao j hết ý quá +_+".

Thỉnh thoảng nghe lại thấy phong cách na ná nhạc Trịnh mình, vì ca từ giản dị, khúc chiết mà sâu sắc ko ngờ.
 
Ngô Phương Thảo đã viết:
hehe
đóng góp cho mọi người 1 tí infos về Beat cái nhờ;;)

THE BEATLES
Một người bạn thân từ thuở bé có kể với người viết bài này về những ký ức của anh về nhóm The Beatles: " Hồi ấy tớ mới được 9, 10 tuổi gì đó. Nhà sống ở xứ lạnh nên bố tớ cho tớ để tóc dài che ót, che tai. Cứ ba, bốn tháng mới đến tiệm hớt tóc, ngồi vào chiếc ghế bành cao, to cho người ta tỉa sơ sơ thôi. Ông thợ hớt tóc khoảng 30 tuổi lần nào thấy bố dắt tớ đến cũng nói oang oang lên rằng: "Bác để tóc Beatles cho em nó hả?". Tớ nghe thế bực lắm, chẳng hiểu Beatles là ai, là cái gì mà người ta lại cứ tưởng bố tớ muốn tớ để tóc Beatles. Hồi ấy, dì tớ còn trẻ cũng rất mê nghe nhạc. Dì tớ thường nghe Elvis Presley, Cliff Richard, Pat Boone, Paul Anka, Nat King Cole, Dean Martin. Nhưng sau đó dì tớ quên hết những ca sỹ này mà chỉ còn nhắc đến hai từ Bít- tơn mà thôi".


THUỞ BAN ĐẦU
So với Rolling Stones thì The Beatles ko những hiền lành hơn mà còn thuộc giai cấp " lao động" nhiều hơn. Trẻ trung, để tóc dài, họ chơi nhạc với trang phục là những bộ veston đen lịch thiệp. Họ gồm 4 chàng trai cùng sinh trưởng tại thành phố cảng Liverpool ở miền duyên hải Tây- Bắc của Anh Quốc. Đó là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr.

John Lennon sinh năm 1940. Bố anh là thủy thủ và bị mất tích khi John còn rất nhỏ, Không may cho John là sau đó ko lâu thì anh lại bị mất đi người mẹ. Mồ côi sớm, và phải tự lo cho bản thân nên John nhanh chóng trở nên láu lỉnh và khi cần thì cũng có thể ra tay chôm chỉa để có tiền ăn uống& giải trí, vì dì của anh, người lo nuôi anh ăn học cũng chẳng giàu có gì. John Lennon lúc ấy là một chàng trai rất dễ cáu giận, thỉnh thoảng còn mang lòng hận đời. Âm nhạc là thú tiêu khiển và cũng là niềm an ủi duy nhất đối với anh.
Tuy nhỏ hơn John Lennon 2 tuổi nhưng Paul cũng đã trải qua một mất mát lớn: mẹ anh qua đời vì ung thư khi anh còn đang ở tuổi vị thành niên. Và như John, Paul cũng chỉ có âm nhạc là niềm vui trong đời. Tuy nhiên, Paul ko hận đời như John và tính tình của anh cũng dễ thương, con người anh cũng niềm nở, rộng rãi hơn.
John đứng ra thành lập nhóm Quarrymen vào năm 1957. Năm sau, Paul McCartney và bạn của anh là George Harrison ( lúc ấy mới 14 tuổi) nhập ban và Quarrymen chuyên chơi nhạc tại Liverpool. Thứ nhạc nhóm hay chơi thời ấy là một sự pha trộn các loại nhạc Anh thời thập niên 50 gồm pop, folk và nhạc phòng trà. Nhưng họ lại chủ yếu nghe và thích thể loại Rock'n'roll Mỹ những năm cuối thập niên 50, và các thần tượng của họ là Chuck Berry và Buddy Holly. John và Paul cùng nghe rock Mỹ và rồi cùng nhau tập tành sáng tác rock Anh ngay từ năm 1957. Đến năm 1960, nhóm chính thức đổi tên thành Long John & The Silver Beatles, và thưởng chơi nhạc ở quán Cavern Club tại Liverpool.
Giữ nhịp trống cho nhóm lúc ấy là Peter Best trong khi guitar bass thì do Stuart Sutcliffe đảm trách. Họ dần trở thành một ban nhạc trẻ và thường trình diễn ở các club và quán bar địa phương. Họ thường trình diễn những ca khúc của các rocker Mỹ thập niên 50 như Chuck Berry, Little Richard, Buddy Holly, Eddie Cochran. Thỉnh thoảng họ cũng xen vào vài ca khúc của riêng John và Paul. Chơi nhạc ở Liverpool ko đủ tiền sống, cả nhóm bay sang diễn ở các club chuyên phục vụ binh lính Mỹ đồn trú tại thành phố Hamburg. Năm 1962, Peter Best được thay chỗ bởi một chàng trai khác cũng sinh trưởng tại Liverpool, Ringo Starr ( tên thật là Richard Starkey, sinh năm 1940). Stuart Sutcliffe sau khi tách khỏi band đã chết sớm ( 21 tuổi) bởi xuất huyết não. Cũng năm ấy, qua sự dẫn dắt của ông bầu Brian Epstein, Long John & The Silver Beatles có cơ hội được ghi âm single đầu tiên với nhánh Parlophone của hãng EMI. Đó là bài Love Me Do, 1 thành công vừa phải cho một nhóm nhạc hoàn toàn mới lạ với đám đông giới trẻ Anh. Tháng 1/1963, single thứ hai của họ, bài Please Please Me vọt lên hạng nhất trên hit Parade ở Anh. Phong trào cuồng nhiệt Beatles ra đời khiến cả nước Anh phải xáo động
TỪ ANH, CƠN SỐT BEATLEMANIA LAN SANG MỸ VÀ ĐI KHẮP THẾ GIỚI

Khởi đầu năm 1963 từ xứ sở của Hoàng gia Anh, phong trào cuồng nhiệt 4 chàng trai tuyệt với ( Fab Four), tên gọi thân mật mà các fan và giới báo chí ANh dành cho nhóm The Batle, đã nhanh chóng lan sang Mỹ vào mùa đông năm 1964. Tháng giêng năm ấy, ca khúc I Wanna Hold Your Hand, một trong những bài rock'n'roll chủ chốt đánh dấu sự thành công ban đầu của Beatles, đã nhảy vào Topten nước Mỹ trước sự ngạc nhiên xen lẫn ghen tị của nhiều nghệ sỹ, ban nhạc Mỹ khác( đĩa này được tung ra tại Mỹ ngày 29/12/1963 và đến ngày 18/1/1964 đã có mặt trên Top it Mỹ). Họ sẽ còn phải sửng sốt và bực tức nhiều hơn khi chỉ 1 tuần sau đó She Loves U của Tứ Quái lại leo lên Top. Chưa hết, một tuần sau lại đến bài Please Please me. Đến tháng 4/1964, cả năm ca khúc đứng đầu Top Ten Singles ở Mỹ đều là những ca khúc của những chàng trai nước Anh. Và đến cuối năm 1964, tổng cộng Beatles đã có 29 ca khúc lọt vào Top ở Mỹ ( và nếu tính đến hết năm 1966 thì Beatles có tất cả 12 ca khúc đứng đầu Top Ten Mỹ)- điều ko thể tưởng tượng nổi và cũng là điều ko thể chấp nhận được với giới nghệ sỹ và giới kinh doanh biểu diễn Mỹ. Nhưng đó lại là sự thật và cũng là mô hình chìa khóa mởi đường cho sự ham muốn rồi sự ra đời trong những thập niên sau này của những ban nhạc trẻ muốn được như The Batles. 4 chàng trai tuyệt vời được giới trẻ Mỹ đón nhận nồng nhiệt như thế có phần nhờ vào công lao của Ed Sullivan, 1 chuyên gia của ngành kinh doanh biểu diễn Mỹ, chủ nhiệm chương trình tạp kỹ cùng tên trên truyền hình Mỹ. Tháng 10/1963, trong một lần ghé ngang Luân Đôn, Ed đã chứng kiến cảnh đám đông thanh thiếu niên Anh nháo nhào mừng rỡ khi đón T.Beatles tại sân bay Heathrow. " T.Beatles là cái quái gì thế này!" Ed Sullivan với cái lưng gù đặc biệt đã thắc mắc như thế. Và rồi ông tìm cách mời họ sang Mỹ diễn trong show truyền hình của ông. Những ngày cuối tháng 1/1964, Beatles lần đầu tiên được mới diễn trên Olympia Stage ở Paris. Tại đây, 1 bức điện của hãng đĩa gửi đến báo tin vui cho họ: chỉ trong thời gian 5 weeks T.Beatles đã bán được hơn 1,5 triệu bản đĩa I Wanna Hold Ur Hand riêng tại Mỹ. Kết quả là vào ngày 7/2/64, T. Beatles lần đầu tiên bay sang Mỹ để có mặt trong The Ed Sullivan Show. Cả New York đều biết tin họ đang trên đường đến Mỹ diễn vì các áp- phích quảng cáo đã được dán đầy các con đường trong khi các đài phát thanh thì cứ ra rả nói mãi cũng chỉ về tin nóng hổi này. Tại N.York, TBeatles được đưa đến nghỉ tại Plaza Hotel. Từ một suite có 10 fong` lớn, thỉnh thoảng các chàng trai bước ra bao lơn nhìn xuống đường, nơi đang tụ tập đám đông mấy ngàn thanh niên nam nữ Mỹ. Thấy bóng dáng một chàng Beatles nào là đám đông ấy la hét, tung hô. Beatlemania đang dâng lên ngay tại NYork. Ngày T.Beatles trình diễn là 1 ngày thời tiết rất lạnh. Mọi người dân NYork dường như đều đóng cửa và ngồi ở nhà bật tivi theo dõi The Beatles xuất hiện trong The Ed Sullivaan Show. Ước tính đêm ấy đã có khoảng 73 triệu khán giả Mỹ theo dõi show này. Mở đầu buổi trình diễn, người ta đã đọc cho khán thính giả nghe lá thư mà Vua Rock'n Roll Elvis Presley viết ngợi khen các chàng trai Beatles. Cả nước Mỹ dường như lên cơn sốt Beatlemania từ sau đêm diễn đáng nhớ ấy, chỉ có riếng giới báo chỉ Mỹ vẫn ngờ vực ko tin rằng T.Beatles sẽ kéo dài thành công to lớn ấy lâu hơn một năm.
Sau hai tuần ở Mỹ, ngày 22/2/64, T. Beatles lên đường trở về Luân Đôn và sau đó là về Liverpool, quê hương của họ. Ngày hôm sau, hình ảnh của họ đã xuất hiện trên trang bìa tuần báo thời sự quốc tế Newsweek, tờ báo ghi nhận " sức trẻ và tài năng của các chàng trai trong Hiện tượng Những Con Bọ". Nhưng T.Beatles đã bắt đầu nổi tiếng hơn cả thần tượng lớn nhất của thế giới trẻ Mỹ thời đó là Elvis Pesley. Và sau đó ko lâu, cùng với Rolling Stones, Beatles đã khởi xướng cho làn sóng nhạc Anh " xâm lược" Mỹ, nay thường được nhắc đến như là trào lưu British Invasion. Theo gương Beatles, tất cả các nghệ sỹ, band Anh sau này dù có thành công lớn đến đâu chăng nữa ở chính quốc và chưa qua được Mỹ biểu diễn và chinh phục các tai nghe khó tính Mỹ thì xem như họ cũng chưa là những nghệ sỹ thực sự lừng danh.

" Bạn của người viết kể tiếp: "Mãi đến năm 1969, tớ mới lần đầu biết Bít-tơn là gì. Lúc ấy tớ khoảng 14,15 tuổi và đang học ở trường Tây. Trường rất rộng, học sinh đông nên để tiện cho các thầy cô giáo ko phải di chuyển nhiều từ phòng học này--> phòng học khác, sau mỗi giờ dạy, học sinh lại phải cuốc bộ qua các hành lang dành cho tiết học sau. Và ở lớp học nào của học sinh tụi tớ cũng khắc đầy tên những ca khúc và tên họ các thành viên của Bít-tơn. Nào là hey Jude, Come Together, Let It be, Ob-la-di Ob-la-da, Get Back, Michelle And I Love Her, She Loves U, All My Loving, Can't buy Me Love,Yesterday....Và trong một buổi chiếu film cho cả trường xem vào chiều t7, lúc giải lao, người ta đã để cho học sinh nghe bài Don't Let me Down. Đấy là lần đầu tiên tớ thưởng thức giọng ca của Bít-tơn mà lúc ấy giới trẻ gọi vui là Bít-lù-bít-lèo "

Theo First News

* * *

----------

thoai,hôm nay lại fai out roài.Hôm khác post tiếp nghen pà kon;;)
:)) nghe bài này như ở trong quyển"the beatless collection ý nhỉ???
May quá,vào đây mới biết là có nhiều người khoái nghe Beatles
 
;__; lần sau viết bài, bạn Thảo nên ghi nguồn, :D còn nếu là bài tự dịch, thì :x :x quá đáng khen!
 
Hà Tuấn Minh đã viết:
Thực ra Beat tan đầu tiên là do mụ Yoko lăn ra ốm -> John đòi kê giường trong phòng thu ( Abbey Road) -> Paul ko chịu được -> cãi nhau -> từ đấy Paul lấy cớ,vô kỷ luật -> Beatles tan rã
với cả từ luk có Yoko,john trở nên "nhõng nhẽo",hay cho Yoko vào phong thu và những bài nào ko có anh hát thì đều từ chối o tham dự!!!

----------

Giang Hương Lê đã viết:
;__; lần sau viết bài, bạn Thảo nên ghi nguồn, :D còn nếu là bài tự dịch, thì :x :x quá đáng khen!
:)) Hiệu sách tiền phong,giá 86000,gồm 1 cuốn sách và 4 cái đĩa.Tuy nhiên rất hoan nghênh bạn Thảo vì ko phải ai cũng biết hết về fab4,cho nên việc post bài này lên rất có ý nghĩa!!!=D>
 
Xin bổ sung ý cho đồng chí Minh lớp A2:
Beatles ko bao h hết nhạc nhưng có lẽ nhạc của họ trong giai đoạn bắt đầu trưởng thành có lẽ là chín và "ngon" nhất(đối với tớ).Các bạn thử tìm mấy cái album như là Rubber soul,white album hay là revolver xem,đảm bảo thấy ngay tinh thần "thanh niên" trong đó!!!Nghe = hy vọng nhé các bạn:|

----------

Ko biết có ai post chưa nhưng tớ khuyên các pác muốn biết thêm về beatles thì mua bộ Anthology(video+audio) về mà nghe + xem.Đảm bảo hiểu ra rất nhiều điều về lịch sử của Beatles (em thấy cái video free as a bird là cực kỳ giá trị với fan Fab4)
 
thấy các bạn hăng beatles quá :)) tớ lên search = bit comet để down về nghe thử , ra 1 đống album :)) đang down collection của beatles ( 5 GB ! ), chả biết có bị down nhầm hàng dỏm ko -_-' ...

với tốc độ 20kb/s chắc tuần sau xong :)) ai cần share ko ^^
 
Lại Tuấn Hoàng đã viết:
thấy các bạn hăng beatles quá :)) tớ lên search = bit comet để down về nghe thử , ra 1 đống album :)) đang down collection của beatles ( 5 GB ! ), chả biết có bị down nhầm hàng dỏm ko -_-' ...

với tốc độ 20kb/s chắc tuần sau xong :)) ai cần share ko ^^
Bit comet là cái gì hả ông:-/ ,bit torrent chứ.
Nêu có thì thì share cho tôi cái album Revolver nhé!!!Thankx trước(down= bit thì tôi sợ luôn,vừa chậm vừa tốn,mama vừa down lại vừa up cùng luk)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Quốc Cường đã viết:
Bit comet là cái gì hả ông:-/ ,bit torrent chứ.
Nêu có thì thì share cho tôi cái album Revolver nhé!!!Thankx trước(down= bit thì tôi sợ luôn,vừa chậm vừa tốn,mama vừa down lại vừa up cùng luk)


nó có nhiều chương trình mà , torent và comet cũng giống nhau

tui dùng trọn gói nên down shả láng :))

tìm thấy cái album revolver rồi :)) 50 MB nhạc chất lượng 256kbs mà sao nhẹ thế :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lại Tuấn Hoàng đã viết:
nó có nhiều chương trình mà , torent và comet cũng giống nhau

tui dùng trọn gói nên down shả láng :))
Sướng nhỉ,tôi dùng theo dung lượng nên tháng nào cũng bị chửi vì tội download nhiều!!!
 
Back
Bên trên