đọc trang đầu còn thấy mọi người còn có sự nghiêm túc, nhưng cảm giác đến trang thứ 5 này thì như trò đùa vậy
Theo Từ điển :
thì Tín ngưỡng chỉ được hiểu đơn giản là " tin theo một tôn giáo nào đó". Chứ không như sách GDCD bây giờ dạy. Nên là một tập hợp người tin theo cái gì đấy, đủ lớn mạnh thì có lẽ được gọi là tôn giáo.
gta giảng là cái ông Phật tổ lúc ngồi thiền 10 năm dưới gốc cây bồ đề đã ái nam ái nữ rồ
đọc câu này không vui chút nào cả, nếu nói không phải thì là bực mình.
Văn Thù với Phổ Hiền Bồ tát có phải nữ không
Cả Văn Thù bồ tát và Phổ hiền bồ tát đều là Thái tử:
http://www.buddhismtoday.com/viet/bo...otatVanThu.htm
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử.
http://www.buddhismtoday.com/viet/bo...tatPhoHien.htm
Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô.
Theo sự tu học mạo muội của em, thì em biết rằng trên cõi Niết Bàn, không phân chia giới tính, không có nam và nữ, không có cái gọi là "ái nam ái nữa" luôn.
Tuy nhiên, mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có hình tướng riêng, thiên về nam, nữ, hoặc giống ác-quỉ (gọi là hình tướng phẫn nộ). Mỗi hình tướng đều có cách hiểu riêng, hình tướng nam, thể hiện cho sự thông mình, tài giỏi, trí huệ.
Manjusri - Văn Thù Sư Lợi - 2 bức (phải: theo phật giáo Nhật Bản, trái: theo Mật Tông)
Hình tướng nữ thì thể hiện cho sự từ bi
Mahatshakra - Quan Âm Tứ Thủ (Mật Tông)
Hình tướng phẫn nộ dễ hiểu cho sự răn đe, sức mạnh, quyền uy:
Varapani - Kim Cang Thủ (Mật Tông)
Các tôn giáo khác em không dám đề cập vì sự không hiểu biết của mình, nhưng với Phật Giáo, em xin đóng góp chút ít:
Phật giáo Đại thừa [Mahayana] có mục tiêu cứu vớt đông đảo dân chúng khỏi khổ ải (phổ độ chúng sinh). Phật giáo Tiểu thừa [Therevada] lại chú trọng việc tu hành để đạt tới Niết bàn. Theo mình được biết, Phật giáo ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa giống ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một phần Nhật Bản và Singapore. Phật giáo Tiểu thừa là Quốc giáo ở Thái Lan, Lào, Campuchia và phổ biến ở Malaysia, Miến Điện.
Phật tử ở miền Bắc theo phái Đại thừa quan niệm tu tại gia cũng lên được Niết bàn, trong Nam theo phái Tiểu thừa nhiều người lên chùa tu hơn.
Do vấn đề lịch sử nên miền Bắc chỉ có một số ít vùng theo Công giáo ở Nam Định, Thái Bình. Thiên chúa giáo ở miền Nam phát triển hơn.
Đồng bào Khơ me của mình thì theo Đạo hồi. Ngoài ra trong Nam còn 2 tôn giáo lớn là Cao Đài, Hòa Hảo.
Cái Do Thái giáo thì chắc ở VN không có, mà cái tôn giáo đấy như thế nào vậy ???
Theo em thấy, thì không phải vậy, chủ yêu những người Việt Nam theo Tiểu thừa.
Tiểu thừa tức là sao, có thể hiểu đơn giản là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) chỉ tu cho riêng mình, để đạt được thành tựu. Đại thừa (cỗ xe lớn) khôgn chỉ cho riêng mình, còn giúp người khác nữa. Nhưng về bản chất của Phật Giáo, thì nói chung đều là vì cả mọi người khác nữa, mình càng cho người khác nhiều thì càng nhận được nhiều.
Nếu em nhớ không nhầm thì mọi người có thể tham khảo trên wikipedia nữa.
Miền Bắc mình thấy ít người theo Đạo, hoạt động tôn giáo chủ yếu là thờ cúng ông bà tổ tiên và đi lễ Chùa, như thế chắc cũng chỉ được coi là nửa Phật giáo, mọi người vẫn ghi trong hồ sơ là Tôn giáo: Không
em chỉ hiểu đơn giản rằng khi người ta có niềm tin vào tôn giáo đấy, thì người ta cũng đã thuộc tôn giáo đấy. Đơn cử khi con người, đi lễ chùa lễ Phật, em đều coi là Phật tử rồi. Người ta đi lễ chùa lễ Phật xong, người ta không thể đi lễ ba lăng nhăng các tôn giáo khác, tức là tin tưởng vào 1 tôn giáo nhất định.
Còn việc khai giấy tờ, em cũng được mọi người nói rằng nên khai không, nhằm giảm bớt các phiền toái khác.
chia thành nhiều tông phái: Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Mật tông, Vô Ngôn Tông, Tịnh Niệm tông ... Mỗi tông phái đều đi theo con đường riêng, Hoa Nghiêm là pháp môn cao nhất đòi hỏi ngộ tính cao, nhìn được vạn sự trùng trùng duyên khởi, rồi theo đó mà cắt đứt trần duyên, tu tâm thanh tịnh, thành vô thượng đại sư, khi trần duyên đã hết tự không còn sinh tử luân hồi, nhập diệt Niết Bàn thành Phật. Mật tông dùng các loại thần chú, niệm để loại bỏ vọng niệm, trừ ma tâm, giác ngộ phật lý. Thiền tông dùng phương tiện là ngồi thiền, niệm phật, quán sát hơi thở và vận động của tâm, phá chấp rồi qua đó làm sáng rõ Phật tính đắc đạo. Thiền tông ở Việt Nam có lịch sử phát triển và rất hưng thịnh. Tịnh niệm tông quy về niệm phật tam muội, niệm Phật liên tục triệu triệu lần đến lúc thành nhất niệm rồi vô niệm, tâm không còn vướng bận. Tuy là chia ra như thế nhưng vẫn là mix tuỳ người hợp dùng được cách nào tốt nhất thì dùng chứ không chấp vào phương tiện ...
Đúng là Phật Giáo chia ra như thế kia, nhưng không thể nói được là tống phái nào hơn tông phải nào , cái nào cao nhất cái kia cao nhì được. Phật dạy 64000 pháp môn, chỉ nhằm mục đích răng ai cũng có thể tìm kiếm cái phù hợp với mình để có thể đạt vị quả. Có nghĩa là tùy tố chất mỗi người mà tìm ra pháp môn hợp với mình nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất. Đấy là điều em được dạy
Còn theo em đọc và nghe, thường thì mọi người đều coi Mật Tông là pháp môn cao nhất, đòi hỏi người học phải có những tố chất nhất định, phải hiểu được căn bản của Tiếu thừa và Đại Thừa, rồi mới học được Kim Cang Thừa. Vì sao mọi người nói Mật Tông là cao nhất, vì Mật Tông có thể khiến người ta một đời thành Phật, nhanh gọn nhất, những người Mĩ-EU thường thích đơn giản và nhanh chóng. Nhưng tu Mật Tông không phải điều đơn giản, trong Mật Tông thường có những ràng buộc nhất định, và mỗi người học phải có những người thầy dạy chỉ bảo (gọi là Lạt Ma), nếu tự tu học, thì sẽ bị quy vào trộm pháp, đọa địa ngục.
Vậy vì sao Mật Tông phải có thầy dạy, trong khi các tông phái khác thì mọi người có thể tự tu tập. Đó là vì như trên đã đề cập, Mật Tông khi tu đến một mức độ nào đấy, thì sẽ có được cái gọi là "phép thần thông", nếu không có người thầy chỉ bảo đúng đắn, dễ sa vào Ma đạo.
Một điều nữa tớ thấy ấy nắm khôgn rõ, đõ là "Mục đích của đạo Phật", tớ không muốn áp đặt suyw nghĩ của mình cho người khác, cách suy diễn và diễn giải kinh mỗi người một khác Nhiều lúc tớ thấy mẹ tớ bà tớ còn không biết gì nhưng theo tớ thì phần lớn nắm sai cái mục đích của Phật giáo.
Mục đích ư? Hình như bình thường mọi người đơn giản đến chùa lễ Phật là để cầu tiền, cầu tài lộc, cầu sức khỏe,... nói chung là cầu vô vàn thứ đang thiếu hoặc có những vẫn cứ cầu cho nhiều.
Nhưng Phật Giáo không đơn giản vậy, không phải cứ cầu mà cho. Bản chất đơn thuần của Phật Giáo, theo tất cả ai hiểu biết, thì là tận diệt Luân Hồi, không phải chịu "khổ".
Hiểu được bản chất như vậy, sẽ hiểu được thêm "Tánh Không".
Vài lời dông dài, thấy bài viết dài quá rồi, nên là em dừng tại đây.
@ All: mọi người một là viết hết tiếng việt, hai là viết toàn tiếng anh đi, lẫn lộn nhìn đau cả mắt.