Làm tí đỡ bí. Mình nói thật, kiến thức về rượu của mình gần như ở con số 0. Mình chỉ biết uống rượu để say chứ chưa đủ trình độ để thưởng thức. Tình hình những hồi đi rừng, mình hay uống rượu quốc lủi bằng bát(vâng, bằng bát ô tô chứ không phải cái bát cơm tin hin) với dân rừng rú và kiểm lâm. Mỗi tối cứ khoảng 4 cái bát ấy với mật rừng và vài con ốc đá để giảm sóc. Rượu dân tự nấu nên nồng độ An đê hít cứ gọi là. Mỗi lần uống xong là "bay bay anh bay với gió trời". IQ của mình cứ gọi là tăng theo cấp số nhân. Đêm về, không có chó và cũng chẳng có cháo, mình cứ phải gọi voi với tiếng ọe khan.
Mình không hiểu sao mình có thể uống rượu được, cái vị đắng chát cay chả ra cái quái gì mà mình cũng đổ được vào họng. Chẳng lẽ sức ép của người xung quanh mạnh mẽ đến vậy. Mình nói thật, chả có thằng, con nào uống rượu lần đầu mà thích được cả (đã được khoa học chứng minh, cấm cãi vớ vẩn). Sao con người lại ngu xuẩn như vậy? Chính vì những lần "lên đàng" (vì rượu thì ít vì aldehyde thì nhiều) mình đã có đủ IQ để không động tới rượu nữa.
Nhưng với vang thì sao? Mình cũng chả động vào vang vì chưa đủ trình độ kiếm tiền mà thưởng thức vang ngon. Mình không bao giờ được uống mà chỉ được ngửi (đời vui thế đấy). Với những năm kinh nghiệm ngửi vang mình đã biết mình xin trình bày tí về rượu vang.
Vang, tiếng anh là wine (vine, win, vinum...) là loại rượu đặc biệt chỉ được chế tạo bằng cách lên men nho (các thể loại hoa quả khác không thực sự được coi là wine chuẩn).
Những vùng có khả năng làm vang là các vùng có khí hậu khô nóng ở vùng ôn đới (miền Nam nước Pháp, cả nhà thằng Xi Bá Nha, một tẹo nước Ý đại nhợi, Úc cũng lại hợi, New Zi Lơn, Bắc Cali hay cái xứ Walla Walla dở hơi này).
Vang có tên gọi theo cái loại nho dùng để làm rượu. Nếu nhà bán rượu bảo rượu này 30% Merlot 70% Shiraz nghĩa là rượu này có thành phần làm bởi 3 phần nho Merlot và 7 phần nho Shiraz.
Vang đỏ và vang trắng khác nhau ở chỗ vang đỏ được tạo bởi những loại nho "đỏ" còn vang trắng tạo bởi nho "trắng". Có khi đọc tới đoạn này có người kêu mình dở hơi nhưng đúng thế thật(không phải mình dở hơi thật đâu nhé) . Nho "đỏ" là nho dùng cả vỏ, cả hạt và có khi cả cành trong quá trình làm rượu. Nho "đỏ" giúp vang có quá trình lên men đặc biệt hơn và giúp vang tăng nồng độ ta nanh (tannin) một chất gây chát. Nho "trắng" do chỉ dùng thịt nho nên thường ngọt hơn với lượng đường cao hơn nho "đỏ".
Lượng đường trong vang được do bằng "brix" (đọc là bờ rích xờ). Nó không phải lượng đường trong rượu mà là lượng đường của nho làm rượu. Đứa nào mà bảo bạn vang 26 độ brix là rượu có 26% khối lượng là đường thì bạn cứ cười thối mũi nó cho tôi. Đường ảnh hưởng tới vị vang, vang càng ít đường thì người ta bảo nó càng "khô" (dry). Càng khô thì càng sành điệu
(dân uống vang mới vào nghề hay uống rượu "không khô" nghĩa là rượu vang vẫn còn tương đối đường, có khi còn được bỏ thêm đường, dễ uống hơn và cũng rẻ tiền hơn). Vang khô với vang không khô rất dễ nhận biết, hít vài lần là biết ngay
Ai biết hít vang khô hay vang không khô thì vẫn chưa đảm bảo là người này thật sự sành vang.
Để ngửi (hít) vang bạn cần biết những điều cơ bản sau:
-Bạn cần có thời gian thực tập và thực tập với nhiều loại vang với các chất lượng, giá cả khác nhau
-Bạn cần hiểu được tại sao phải hít
-Bạn cần phải không tịt mũi
Điều đầu tiên xin miễn bàn vì đó là cơ hội riêng của mỗi người. Điều thứ 2 thì bạn cần biết hít vang chính là cách thử vang qua đường mũi. Các phân tử vang sẽ được khứu giác nhay cảm của bạn kiểm tra trước khi bạn nhâm nhi qua đường lưỡi. Hít vang sẽ giúp bạn biết được vang này còn tốt hay đã hỏng. Hít vang cũng giúp bạn cảm giác được vị của vang và biết được vang này có đúng là loại vang mình muốn hay không (vì vang với món ăn mình sắp ăn có mối quan hệ khá hấp dẫn). Hoặc là mình có bị lừa hay không. Mình kêu 1 ly vang 300 đô để thể hiện với em nào mà nó cho mình 1 ly 20 đô, mình phát hiện được, các em càng biết mình sành điệu
Vang nó bảo là để được 15 năm rồi mà thực chất vẫn chát xít 3 năm thì phải chửi nó đòi bồi thường, có khi lại được ăn bữa miễn phí ấy chứ.
Điều kiện cái mũi thính nghĩa là lúc đấy bạn không thò lò mũi xanh là có thể ngửi được. Khi ngửi vang, bạn cầm ly rượu đảo tương đối mạnh(để các phân tử vang có thể bay vào không khí) rồi lấy mũi mình chõ vào chính giữa ly rượu, hít hơi. Bạn phải chọc thẳng 2 lỗ mũi vào sâu giữa thành ly, đừng ngần ngại. Những ai chỉ hít ở bờ ly là người không biết ngửi vang đâu.
Vang có mùi vì trong vang có nhiết ét sờ te (ester), là hợp chất hữu cơ tương đối bốc mùi, và mũi bạn có thừa khả năng để phân biệt được 1 số loại ester này.
Mùi vang thì phải ngửi nhiều mới biết được nhưng vang mà có mùi mùn cưa hay vỏ cát tông thì các bạn nên tránh
vang mà không có mùi thì các bạn phải đòi lại tiền ngay. Vang đỏ, khô thường có mùi khét, thô, nhưng đậm đà còn vang trắng thường có mùi nồng thơm, ngọt mật. Loại nho dùng làm vang ảnh hưởng đến mùi vang (vì ester bạn ngửi từ nho mà ra hết, mình chưa bào giờ thấy ai bỏ mùi nhân tạo vào rượu để lừa người ta cả). Ngửi vang sành điệu có thể nhận biết được vang cất được bao lâu, nho loại nào, có chín hay không, từ vùng nào, khí hậu, lượng nước tưới nho thế nào... Trình độ đến mức đấy thì tương đối ít, có lẽ bốc phét là chính (kiểu như mình chưa đến mức đấy nhưng mình như biết là vang đến từ nơi nào thì có thể phán về khí hậu vùng đó theo kiến thức địa lí và phán về nho theo kiến thức sinh học
) )
Nói chung ngửi vang là một kĩ năng khá thú vị nhưng khá vô bổ (đặc biệt với người ít tiền và cai rượu như mình). Mình dạo này chỉ thích làm lassi (sinh tố với sữa chua kiểu Ấn Độ) uống thôi. Vừa thơm, vừa bổ, vừa kích thích tiêu hóa