Rút kinh nghiệm từ Harvard admissions 2004

to anh Bình Nguyễn: em thấy nói như chị Nhung là khá fair đấy. Mỗi năm có tới 800 đứa đạt điểm tối đa SAT hoặc GPA bị Harvard đá, chưa kể những thằng đội trưởng varsity teams, hoặc state runner... Nếu so sánh sòng phẳng ra thì chưa chắc học sinh Việt Nam đã bằng bọn nó. Nhưng mình vẫn có cơ may được nhận là nhờ chính sách diversity của nó thôi. Nên biết cái gì là lợi thế của mình để phát huy chứ?


Chị Nhung cho em hỏi về tỉ lệ cạnh tranh vào grad school của Harvard và tỉ lệ chấp nhận transfer được không ạ? (in terms of Intel students ...or Vietnamese students)

Nhân tiện chị nói về EClub, đúng là vào khoảng dịp tháng 12 trước hạn apply có rất nhiều essays được gửi lên nhờ sửa chữa. Sau đó thì thread đó tắt ngấm luôn..hic..xấu hổ wa.
 
Em Diệu Hương nói thế thì hơi quá. Chúng nó được điểm SAT tối đa thì chúng ta được SAT II cao. Chúng nó làm đội trưởng varsity team thì chúng ta cũng học ở trường tốt nhất nhì Việt Nam. Chúng nó làm state runner thì chúng ta cũng tham gia và đoạt giải ở các kì thi quốc gia, quốc tế.. Chính sách diversity của các trường cho học sinh ta lợi thế, nhưng ko có nghĩa là chúng ta ko có cơ hội nếu như ko có chính sách đó, và cũng ko có nghĩa là chỉ vì lợi thế đó mà chúng ta được nhận vào những trường tốt. Oai, xem ra khả năng diễn đạt của mình tệ phết. Ý của chị là học sinh mình giỏi thì cũng giỏi như những học sinh nơi khác thôi, với vị thế của một học sinh quốc tế thì chúng ta có thêm cái edge so với mặt bằng chung đó. Tất nhiên là như thế thôi thì dễ dàng quá, chúng ta phải chứng minh cho adcom rằng cái internationality đó giúp cho ta có cái nhìn mới mẻ, có insight, cultural awareness, etc. qua từng phần của hồ sơ đăng kí.

Các con số tuyển sinh em có thể tìm trên mạng, sẽ reliable hơn là cái trí nhớ tồi của chị. Harvard có nhiều grad schools cho các ngành khác nhau, mỗi school lại có ban tuyển sinh riêng + đơn đăng kí riêng nên em sẽ thấy các admissions rates rất khác nhau giữa các trường. Ví dụ nghe nói vào divinity school dễ nhất :D

Em Diệu Hương làm mod English board thì phải. Chị mách cho em là hồi trước bọn chị phải viết thư riêng cho từng người vận động đăng essays của họ lên để mọi người tham khảo, trao đổi. Em có thể làm việc tương tự với những người đăng kí vào các trường năm vừa rồi, có thể tiên phong post essays của mình lên nữa. Nếu ko có thời gian để đánh giá các bài essays thì có thể mật thư mời các chuyên gia :p :p Trong năm học ai cũng bận nên ít khi theo dõi được các câu hỏi trên khắp các threads, nhưng mà nếu được nhờ thì chị nghĩ sẽ có người bỏ ra chút thời gian để giúp đỡ các em. Còn thì chị khuyên các em nên viết essay sớm để nhờ mọi người đóng góp ngay trong mùa hè này khi còn nhiều người rỗi rãi + có thể proof read cẩn thận, comment chi tiết bài của em, rough draft cũng hơn là ko có gì cả ;)
 
ngoài lề tí: Nhung ơi từ hồi về VN nghỉ hè ấy nhiệt tình nhể :D tiếc là ko kịp gặp ấy với em Hằng hồi còn ở HN.

Đúng như Nhung nói, nên viết sớm... được nhiều proofread có lợi lắm. vả lại ở đây mọi người hầu hết đã kinh qua vấn đề apply nên ai cũng có thể góp ý :)
 
Đối với các vận động viên, minorities, học sinh quốc tế, etc. họ sẽ đòi hỏi thấp hơn so với học sinh thường (white, american, middleclass, prepschool male stereotypes).

Tôi xin rephrase câu trên cho bớt nhạy cảm vậy: Đối với những học sinh ko có đặc điểm gì nổi bật (chỉ thuộc dạng toàn diện, ko có gì xuất sắc, đáng ưu tiên như là tài năng nghệ thuật thể thao, nhạy cảm văn hóa, khả năng tự lập, etc.) thì trường sẽ có đòi hỏi cao hơn về academics.

Cảm ơn bạn Lan ghé chơi :)
 
mọi người cho em hỏi chút ạ
thế những việc mà mình đã làm trong thời gian một năm ấy, thì mình phải sẵn sàng trả lời lúc nào . Phải thể hiện nó ngay trong essay, hay la viết riêng , hay là interview ah
 
Em Thu Trang thân mến: Trả lời ngắn gọn thì em phải sẵn sàng trình bày những việc em đã làm và dự định làm trong năm em nghỉ .. bất kì lúc nào :D Tức là nếu có interview thì người ta chắc chắn sẽ hỏi đến; trong application sẽ có phần yêu cầu em giải thích nếu như ko tiếp tục học ngay sau khi tốt nghiệpl; và em cũng có thể lấy quyết định nghỉ của em làm chủ đề cho essay của em luôn cũng được :p Nói chung nên coi đây là một cơ hội để chứng tỏ sự chín chắn trong suy nghĩ của em ;)
 
chị Nhung có thể nói một chút cho mọi người về vấn đề hoạt động ngoại khóa được không ah? ví dụ hồi chị apply, profile của chị có nhấn mạnh vào những hoạt động không mang tính academic của mình không? và Havard thì favor những yếu tố này ở mức độ nào? nếu mà profile rất đẹp, nhưng mà đọc xong thấy đây 100% là nerd, thì liều họ có vì thiếu sự năng động về mặt xã hội mà loại đi không ah?
 
community activities , theo tớ, là rất lợi cho application của mình, Hằng ạ. Nếu bạn ở Vn , không có nhiều hoạt độngj thì có thể nộp CV chờ làm volunteer ở Uniceft , hay World Vision ,etc... Hằng đến NZ rồi thì nên tham gia hd gì đó, add vao form của mình sẽ có sức thuyết phục hơn

chúng em vẫn đang đợi chi Nhung ạ!
 
Chị Nhung ơi, nếu SAT của mình không được cao lắm, nhưng bù lại transcript, recommendations và essays tốt thì có possible không ạ? Middle 50% SAT scores của freshmen, với Harvard thì Verbal 700-790, Math 700-780, mình có buộc phải đạt min là 700 không? :(

Ngoài ra, TOEFL có thật sự bắt buộc không ạ? Giả sử, nếu IELTS của mình đạt khoảng 7,5-8 thì có cần thi lại để lấy chứng chỉ TOELF không chị?

Nếu em dự định apply cho Harvard sau 2 năm A-levels thì em tìm thông tin và bắt đầu điền application vào khoảng đầu năm thứ 2 A-levels? Vậy thì lúc đó nếu em chưa có result cụ thể, mình sẽ điền theo highest scores mà mình expect là đạt được trong kì thi cuối? Như thế có chấp nhận được không ạ? Và mình sẽ gửi đơn online hay gửi trực tiếp, cái nào nhanh chóng được reply hơn ạ?
 
Oh, thế nào mà hôm nay chị mới đọc thấy mấy bài mới trong thread này. Hoạt động ngoại khóa cũng rất quan trọng, và điểm cao đến mấy cũng chỉ bù lại được một phần nếu thiếu chúng. Tuy nhiên, mọi người hay quan niệm hoạt động ngoại khóa chỉ có việc tình nguyện tham gia các tổ chức từ thiện hay hoạt động trong trường. Thật ra có thể tính tất cả những gì em làm một cách thường xuyên và tâm huyết trong thời gian rảnh rỗi, như học âm nhạc, học tiếng, tham gia trại hè, hoạt động đoàn phường, dạy thêm, etc. Harvard cũng rất coi trọng việc này, và thực tế những người chị gặp trong thời gian học ở trường đều rất năng động.

Em Mai Hương thân mến, điểm SAT ko cao theo em là ntn :p Nhiều người quan niệm 1000s là thấp, có người quan niệm upper 1450 chưa đủ. Nói chung ko biết thế nào mà lần. Ở trên chị đã nêu đánh giá của riêng chị, rằng 1350 trở lên là có realistic chance ngay cả với Harvard (provided everything else is great :) ) 25-75 %ile của cả math và verbal của học sinh đăng kí vào Harvard cao như thế, nhưng mà đó là tính riêng từng phần bài thi. Còn thì số người đạt điểm cao cho cả hai phần thì chắc ít hơn. Ko có điểm tối thiểu, nhưng tất nhiên ko nên để 1 trong hai phần dưới 550 điểm :) Again, Harvard ko đòi hỏi điểm Toefl, nhưng nếu em muốn đăng kí thêm các trường khác thì nên hỏi lại policy của trường đó cho chắc ăn. Quy định thường thay đổi theo từng trường, từng năm. Em gửi hồ sơ vào mùa thu trước năm em muốn nhập học, chỉ cần gửi bảng điểm em có tính đến thời điểm em apply. Gửi thêm bảng điểm học kì một của năm em đăng kí sau đó. Chị cũng ko rõ về chương trình học A-Level của bọn em, nhưng nếu cái projected results đấy favorable, và được trường tính chính thức thì em có thể nhờ thầy giáo gửi kèm transcript cũng được.

Nói chung là nên làm bất kì mình nghĩ sẽ có lợi cho hồ sơ của mình.
 
Em Hồng Nhung có thể cho biết sau khi được nhập học rồi thì học phí và chi phí ăn ở tại Havard ra sao không ? Nghe nói ở đó đắt đỏ lắm nên nghe cũng hơi sờ sợ.
 
chị nhung đang ở US hay VN vậy ?
chị cho em hỏi tí nha , cũng vẫn về chuyện application form , công nhận mà nói nếu mình có extra -activities thì sẽ rất tuyệt
nhưng theo chị nghĩ , người ta sẽ ưu tiên cho hoạt động gì hơn , eg : sports , or st like student councillor
another ques: đơn xin làm volunteer ở unicef có thể tìm ở đâu vậy ?đến tận unicef (tại hanoi)?
 
bác gì chắc ko ở Mẽo???? Harvard là ở Cambridge, Boston... có đắt thì chắc đắt tiền thuê nhà một tí, tiền ăn thì ở Mẽo chỗ nào cũng sàn sàn nhau. làm sao mà gọi là đắt nổi tiếng được. học phí + ăn ở tại Harvard chắc khoảng $40,000, giá trung bình của private college ở New England nói riêng và Mẽo nói chung.
 
nguyễn thị thu hà đã viết:
chị nhung đang ở US hay VN vậy ?
chị cho em hỏi tí nha , cũng vẫn về chuyện application form , công nhận mà nói nếu mình có extra -activities thì sẽ rất tuyệt
nhưng theo chị nghĩ , người ta sẽ ưu tiên cho hoạt động gì hơn , eg : sports , or st like student councillor
another ques: đơn xin làm volunteer ở unicef có thể tìm ở đâu vậy ?đến tận unicef (tại hanoi)?

Trước khi muốn biết người ta sẽ ưu tiên cho hoạt động gì hơn, theo mình (và cũng là điều mình muốn tìm hiểu) là tại sao họ lại thích và ưu tiên những hoạt động trong lĩnh vực đó? Ngoài những ý nghĩa là thể hiện được sự năng động của applicants, mình đoán là họ xét về cả khả năng thích ứng, những khả năng ngoài lề (chuyên môn mình theo học)-để làm gì? chắc là xét về tâm lý tư duy, tức là cách tư duy do các luồng ảnh hưởng (nghe có vẻ hơi xa xôi, nhưng rõ ràng là nó có ảnh hưởng), ngoài ra chắc chắn là họ sẽ xét về đặc trưng tính cách rồi ;) :)>- , cái này phải cụ thể, VD như tham gia vào những hoạt động ngoại khóa kiểu cá nhân như là học tiếng, tự tập thể thao...thì sẽ suy ra được sự độc lập, tự lập hay thể lực của applicants ở mức độ ntn:D hoặc tham gia những hoạt động trại hè, đoàn thể...thì suy ra tính hòa đồng, cộng đồng của applicants...hoặc tham gia các hoạt động tổ chức (cụ thể là tham gia tổ chức một chương trình của trường, các tổ chức phi chính phủ như UN chẳng hạn...) thì suy ra về tiềm năng lãnh đạo, dẫn dắt và tổ chức...(Đấy là nói xét về mặt tính cách...). Nói chung là tùy từng Favor của admissions và tùy từng lĩnh vực ngoại khóa tham gia có tác động gây ấn tượng thế nào với admissions, đúng không nhỉ? :)>- ;;)

Các đơn xin vào các bộ phận hoạt động dành cho tình nguyện viên ở các tổ chức phi chính phủ tốt nhất là đến trực tiếp để đăng ký, em sẽ được giải đáp và nhận những thông tin mới nhất về các chương trình hoạt động, thủ tục đăng ký lại đơn giản hơn ;;) ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở Boston, mà hình như đặc biệt là khu Cambridge arrgh, khá đắt đỏ. Học phí và chi phí ăn ở theo trường em tính ra cho năm nay là khoảng 45k/năm. Tuy nhiên, một khi đã được nhận vào trường, Harvard sẽ đảm bảo cho từng học sinh khoản hỗ trợ kinh tế đủ để nhập học. Theo chính sách mới nhất thì những gia đình có thu nhập dưới 40k/năm (phần lớn các học sinh VN chắc là rơi vào diện này) sẽ được trợ cấp toàn phần, nghĩa là ko phải trả tiền học phí, ăn ở, chi phí phụ, tiền đi lại, vv. Phần lớn các trường xếp hạng cao khác cũng có budget khá lớn, và có thể chu cấp (gần như) toàn bộ chi phí cho học sinh.
 
Anh Hoàng Long cứ nói thế, ở trường hẻo lánh thì mấy khi ra khỏi trường đi chơi, tiêu tiền thế nào được :D

Khánh Linh nói hay lắm. Nói chung là hoạt động gì cũng tốt thôi; nó chỉ được coi trọng hơn nếu bạn đạt thành tích đặc biệt. VD vào đội tuyển thể dục thể thao cấp thành phố, quốc gia; giải tài năng âm nhạc trẻ, danh hiệu học sinh thanh lịch, tấm lòng vàng gì đó :p :p Còn muốn hoạt động từ thiện thì đúng là nên đến các tổ chức để hỏi trực tiếp.
 
Cam on em HN nhe. The nay thi anh phai bao con em co len xin vao may truong top cho no ddo ton tien vay.

Chu Long: cho anh tien hoc phi va an o khong qua 15K mot nam chu a. Chiu kho ddi rua bat thi cung bu lai dduoc kha kha. Con so voi 45K cho nha chu thi nha anh ngheo anh khong dam mo+.
 
Chị Nhung ơi, thế làm sao để họ tin là mình đã làm những cái extra activities?? Có cần phải có certificate chứng minh là mình đã làm mấy thứ đó ko?? Mà mấy cái như là tự học tiếng Anh ở nhà ko có certificate thì làm thế nào :D
 
Chỉ có một số activities trong trường, nếu được nhắc trong các thư nhận xét của giáo viên thì họ mới có thể kiểm chứng. Còn thì các trường sẽ phải tin tưởng hoàn toàn vào lời khai của em :) Tuy nhiên, chị cũng ko ủng hộ việc khai hồ sơ sai lệch với thực tế. Nếu em có tầm nhìn xa một chút thì sẽ hiểu lời khuyên này :D

Việc học tiếng mà chị nhắc đến là học ngoại khóa, ko phục vụ cho chương trình học trên lớp. Ko biết là học sinh lớp Anh thì việc học tiếng Anh bên ngoài có nên liệt kê vào diện này ko :-/

Thêm nữa, bắt đầu các activities ko bao giờ là muộn cả, ngay cả khi đến hè này, hoặc vào năm học em mới thực hiện. Tất nhiên, ko thể để những việc này ảnh hưởng đến kết quả học tập trên lớp, etc.
 
Nghe bác gì nói giọng có vẻ giận em :p báo cáo bác không phải em nói móc gì bác chuyện bác không ở Mẽo đâu. căn bản em cũng đi lại loanh quanh ở Mẽo nhiều rồi. cho dù bác ở nhà quê hay thành phố, ở đông hay ở Tây, nếu bác là sv quốc tế và bác sống kiểu sv thì tiền ăn ở trong 9 tháng sẽ khoảng từ $6000 - $8000, thường là ko hơn kém khoảng đó là bao nhiêu. cái chỗ chênh nhau nhiều là tiền học thôi.
cái trường em đang học cũng thuộc loại cắt cổ ở Mẽo rồi nhưng mà vẫn thua trường em Nhung 3k, nhưng em nghĩ cái 3k đấy là tính vào tiền sv đi đú thôi còn thì học phí chắc cũng rứa :D Em Nhung là em ý biết chuyện này nhất, thành ra từ ngày xưa em ấy đã không thèm vào trường em mà vào Harvard với quyết tâm là sử dụng 3k thừa ra để đú b-(
 
Back
Bên trên