Quan hệ Việt-Trung

Nó ngừng xuất khẩu đồ chơi, pháo lậu, xe máy tàu, đầu VTC dởm các thứ sang mình thì sao :))
 
Mông Cổ có tiền mà mua đã phúc.:|
Nói chung chiến tranh là thứ bất đắc dĩ. Đi giết người thì phải đạt được lợi ích kinh tế hay chính trị j chứ. Chả ai như đánh Đế chế, thắng cho nó sướng.
 
Giống lúa ta tự túc được chứ?
Thuốc trừ sâu trong sản xuất sạch ít quan trọng. Đây là hướng đi đúng. Còn phân bón thì ta mới đầu tư 2 nhà mấy, tổng GT hơn 2 tỉ đô ở Nga và Algieri.

bạn đã bao giờ nghĩa xem hạt giống để các bác nông dân nhà mình trồng lúa lấy ở đâu chưa? Dạ thưa là nhập từ TQ.
Phân bón: phần lớn cũng lại từ TQ cả.
 
bạn đã bao giờ nghĩa xem hạt giống để các bác nông dân nhà mình trồng lúa lấy ở đâu chưa? Dạ thưa là nhập từ TQ.
Phân bón: phần lớn cũng lại từ TQ cả.

Sợ kinh, hỏi khí ko phải, vùng nào của TQ cung cấp được giống lúa trồng 1 năm 3 vụ như các giống trồng ở đồng bằng sông Cửu Long vậy? Làm nông dân ngày nào chưa mà phán như thánh thế? Mình nói cho đồng chí biết nhé, tất cả các loại giống từ lúa đến cây ăn quả đều phải nghiên cứu, phát triển tại địa phương, nơi có những điều kiện về thời tiết, thổ nhưỡng tương đồng với nơi sẽ trồng sau này thì hiệu quả mới cao. Mang lúa từ một nơi 1 năm 4 mùa đến trồng ở nơi 1 năm 2 mùa, ối dời ơi, chắc giống vải, giống nhãn cũng mua của TQ hết ấy nhỉ?

Về phân bón thì đúng là đang nhập từ TQ!
 
1 phần thôi :-j Lúa vs phân nhập của TQ nhg chỉ 1 lượng k lớn, k thể nhiều bằng đầu vcd vs đồ điện tử vs đồ chơi đc :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có em nào có số liệu tương đối chính xác + nguồn tin đáng tin cậy (2 hoặc hơn) về các mặt hàng xuất khẩu (lúa, phân bón, đồ điện tử, etc...), số lượng của Trung Quốc sang Việt Nam không?
 
Có cái số đấy cứ nhân lên với 2 để kể cả số hàng lậu nhé!:)>-
 
Có cái số đấy cứ nhân lên với 2 để kể cả số hàng lậu nhé!
Tại sao không phải nhân với 1.5, hay 3, hay 5, mà lại là 2? Chú có cơ sở giải thích không? Nếu chú không giải thích được, hoặc không có số liệu thì đừng nhảy vào buông một câu nhạt toẹt như thế.
 
The food crisis and the hybrid rice surge
không có số liệu chính thức nhưng bài phân tích này đáng để xem xét
Vietnam has invested heavily in developing a national hybrid rice seed industry, but it too currently imports most of its hybrid rice seeds from China.

mình không phủ nhận sự cố gắng nhưng sự thật vẫn là sự thất.
mình không nghĩ các báo VN sẽ công bố những tin kiểu này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có bài mới về tranh chấp biển Đông này. Lần này những xung đột đã được đưa công khai ra quốc tế rồi.

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/7771/index.aspx

Cuộc tranh biện về Biển Đông hiện đang liên quan đến sáu nước: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc.


chuquyen3.jpg


Tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan trong tranh chấp biển Đông.


Vào ngày 07 tháng 05 năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình một hồ sơ liên quan đến một phần diện tích biển tại phía Nam của Biển Đông. Ngày 08 tháng 05 năm 2009, Việt Nam đã nộp một bản đệ trình của chính mình về một khu vực gần trung tâm của Biển Đông.

Các tuyến hàng hải quan trọng đều đi qua biển Đông. Ảnh: uscc.gov

Trước đây Việt Nam đã mời Brunei cùng đệ trình chung với Malaysia và Việt Nam một hồ sơ liên quan đến 1 vùng biển tại phía nam của Biển Đông, và Brunei đã chấp thuận. Tuy nhiên sau đó, Brunei đã không nộp hồ sơ. Nhưng Brunei cũng không phản đối hồ sơ do Malaysia và Việt Nam cùng nộp.

Philippines đã không nộp hồ sơ cho bất kỳ một vùng nào tại Biển Đông. Theo nhà đương cục Philippines, lý do không đệ nạp là để tránh tạo ra các tranh cãi mới hay làm gia tăng nhiệt độ cho các tranh chấp cũ. Philippines không phản đối bản đệ trình riêng của Việt Nam và cũng không phản đối bản đệ trình phối hợp của Malaysia và Việt Nam .

Mặc cho những khác biệt có thể có về Trường Sa, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines đã cùng bàn thảo, cùng làm việc và tạo cơ hội cho nhau tham gia, cũng như kiềm chế không đưa ra những tuyên bố cực đoan nào có khả năng động phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Ngược lại với cách hành xử này, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp gởi.

Theo như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), tất cả mọi quốc gia ven biển đều có quyền có một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng ra biển đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 76 của UNCLOS minh định các tiêu chuẩn trong đó một quốc gia ven biển cũng có quyền đối với vùng thềm lục địa kéo dài ra bên ngoài hai trăm hải lý. Các yêu cầu vượt ra ngoài các vùng này phải được đệ trình cho Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS) để được phê duyệt. Đối với hầu hết mọi quốc gia, thời hạn này là ngày 13 tháng 05 năm 2009.

CLCS sẽ khảo sát các bản đệ trình của các quốc gia ven biển và sẽ đưa ra các khuyến nghị về các khoảng cách có hiệu lực của thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. CLCS không có quyền hay quyền bảo trợ để giải quyết các tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ, và CLCS cũng không thể đưa ra các đề xuất nào có thể làm thiên lệch việc giải quyết các tranh cãi ấy trong tương lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia ven biển xác lập các giới hạn vùng thềm lục địa ngoại vi trên cơ sở những khuyến nghị của CLCS, thì các giới hạn ấy sẽ là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.

Dù CLCS đóng vai trò trung lập đối với các tranh chấp về lãnh thổ, việc đòi hỏi rằng những yêu sách về khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi của các nước phải do CLCS phê chuẩn đã tạo nên một số các tác động liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Một là, các điều khoản của CLCS có tác dụng khuyến khích các quốc gia có tranh cãi với nhau rằng họ phải nêu ra cụ thể các giới hạn mà họ yêu cầu. Việc hiểu biết một cách cụ thể các yêu sách của các nước khác như thế nào là điều kiện tiên quyết để giải quyết các dị biệt đó.

Hai là, các điều khoản này có tác dụng khuyến khích các nước có tranh cãi với nhau nên cùng làm việc để có thể xác định khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi kết hợp của (các) đất nước họ với nhau. Việc phối hợp này sẽ gieo những hạt mầm cho sự hợp tác giải quyết tranh chấp trong tương lai.

Ba là, tiêu chuẩn của UNCLOS cho vùng thềm lục địa ngoại vi vốn dĩ trung lập và có tính khoa học, sẽ đặt các quốc gia có đòi hỏi quá đáng vào trong một vị thế bất lợi. Trừ phi những quốc gia ấy sửa đổi những đòi hỏi vô lý của họ để thỏa các tiêu chuẩn của UNCLOS, sẽ không có nhiều khả năng CLCS chấp thuận các yêu sách của họ.

Bốn là, trình tự đệ nạp hồ sơ cho CLCS sẽ không tạo điều kiện cho các quốc gia mạnh hơn lấn lướt các quốc gia nhỏ. Do vậy những trình tự này xiển dương nguyên tắc công bằng và công lý cho mọi quốc gia.

Không có một văn bản nào trong hai văn bản phản đối của Trung Quốc-một phản đối đệ nạp của Việt Nam, hai phản đối đệ nạp phối hợp của Malaysia và Việt Nam- có sử dụng đến những tiêu chí khoa học của UNCLOS về các giới hạn ngoại vi của thềm lục địa. Thay vì vậy, các phản đối của Trung Quốc bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, bao trùm vào khoảng 80% Biển Đông.

Cũng nên lưu ý rằng Trung Quốc không đệ trình bất kỳ hồ sơ nào cho CLCS liên quan đến Biển Đông. Lý do là quá rõ ràng: đường chữ U của Trung Quốc hoàn toàn không thể dùng các chuẩn của UNCLOS để biện minh cho vùng thềm lục địa ngoại vi của nó.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa đường chữ U ra một cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh xác lập giới hạn về biển. Việc này làm thay đổi một cách định tính trạng thái của đường chữ U, từ một yêu sách mơ hồ và mập mờ sang một hình thái yêu sách về vùng biển, lòng biển và thềm lục địa trong vòng đường vẽ đó. Đông Nam Á và các quốc gia hàng hải chủ yếu trên thế giới cần phải quan tâm đến sự khai triển này.

Tựu trung, các hoạt động của các nước khác nhau liên quan đến những bản đệ trình cho CLCS đã thể hiện hai cách tiếp cận đối ngược trong tranh chấp ở Biển Đông. Cách hành xử của năm nước Đông Nam Á là gác lại các khác biệt về các đảo đang tranh chấp, sử dụng UNCLOS và cùng nhau làm việc hướng đến một sự phân chia lãnh thổ biển. Cách tiếp cận của Trung Quốc bao gồm việc bác bỏ UNCLOS và tiến hành ngày càng gia tăng để chiếm lấy 80%Biển Đông. Bởi hai cách tiếp cận này có những khác biệt cơ bản, rõ ràng khả năng giải quyết các bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về dự án Bôxit ở Tây Nguyên, có lẽ Trung Quốc nên tự chế tạo ra "Đất hiểm" thì hơn, đừng khai thác ở đấy làm gì, cần thiết sẽ tự chế tạo ra bông, gạo, phân đạm... từ nước biển, từ năng lượng bằng cách "hút năng lượng" rồi tạo thành. Công thức của các loại đất đã có, chế tạo nó có thể chứ, có thể chế tạo ra từ những chất khác nguyên tố hóa học.

=> vớ vẩn, việc tổng hợp các nguyên tố bằng phương pháp tổng hợp hạt nhân là hoàn toàn có thể làm đc nhưng ko thể làm với số lượng lớn đc và giá thành cũng rất đắt :-t
 
thì bác Thủy cứ tưởng tượng là tổng hợp đc 1 gam bông kiểu bác bảo sẽ mất tương đương số tiền để tổng hợp 1 gam vàng.
Và việc tổng hợp đc 1 gam vàng thì là đã là vô cùng lỗ về mặt kinh tế, chỉ có giá trị tinh thân trong phòng thí nghiệm.

Bác Thủy tự hiểu là phương pháp mà bác đưa ra nó "xa vời" thế nào rồi chứ.
 
Thế thì chán, ai lại đi chế tạo ra 1 nguyên tử bông rồi lắp ghép thành sợi bông, "nhân bản vật chất" đi, nhanh lắm có bông ngay, có vàng ngay nhưng hình dạng của nó thì khác cái hình dạng cũ hoặc giống y sì, khối lượng không đổi, tốn thời gian chút ít.

Bác đang nói đùa hay nghiêm túc đấy :|
 
Chắc hồi bé bác Thủy hay chơi LEGO Tàu.=)) Cái j cũng có thể lắp ghép được.=))
 
Back
Bên trên