Quan hệ Việt-Trung

=)) =)) =))
Anh vẫn vl như ngày nào anh Thuỷ ạ.=))
Nhưng mà cá nhân em thấy tuồng chèo hay thật.:">
 
Nếu mà đến hội nghị Diên Hồng toàn những người như a Thủy thì chắc là sẽ đồng thanh hòa, chứ ko phải đánh đâu a nhi.
Người ta thường nói tuồng, chèo là văn hóa dân gian chứ có phải là văn hóa hiện đại hay là cấp tiến gì đâu mà a kêu là mông muội với chả ko mông muội :-j
Sao a ko nghĩ ngược lại kiểu như người Việt ở Trung Quốc lâu năm, am hiểu văn hóa và con người Trung Quốc thì cớ gì ta lại ko đánh thắng Trung Quốc đc.
E ko rõ sao tự nhiên a lại nhắc đến "Hậu sinh khả úy" nhưng mà e thấy nói theo kiểu Việt Nam ra đời sau Trung Quốc............;))
 
Đồng thanh "Hàng" ý.
zz toàn kiểu tôi sẽ đắp chăn, tôi già rồi..
khá là fer.
 
Thằng điên này 99% là dân Tàu, mọi người reply làm gì cho mệt.
Thứ nhất là dù nói được tiếng Việt nhưng nhiều câu nói ngu, đọc chả hiểu viết gì. Thứ hai là luôn cố hạ thấp VN và nâng Tàu lên. Thứ 3 nữa là thằng này tên họ chả có tí VN nào.
 
Nói ko phải tên Việt nhưng cũng chẳng phải tên Tàu gì lắm :))
 
Bây giờ để ý thì thấy bác Thủy nói chuyện như bố mình, tức là cũng tầm 50 tuổi rồi. Hay là bố mình cũng nên. Bố ơi, con Duy đây :D.
 
Em thấy anh Thủy có nhiều ý đúng và sâu sắc, độc lập . Nhưng văn phong thì quá táo bạo và không được chau chuốt để hợp với dòng chảy của dư luận. Cũng với những ý đấy nhưng nếu chọn cho mình cách viết khác chắc chắn sẽ không bị phản đối mạnh mẽ như vậy. Vì với những vấn đề lớn thì không ai đủ khả năng để giữ được cái đầu lạnh để đánh giá , căn nhắc vấn đề từ nhiều góc độ - có chăng chỉ là bậc thánh nhân. Em có biết được một ý mà nhiều nhà hùng biện, chính trị, quân sự , ..... đã nói mà có thể diễn đạt nôm na thế này : khi bạn tham khảo vô số những tài liều và đưa ra được những đánh giá mới mẻ so với dư luận, có thể đúng có thể sai nhưng :' Nói điều gì không quan trọng , quan trọng là cách bạn nói nó thế nào. Có thể bạn nói tất cả đều đúng và nói 1 điều đúng ( 1 câu danh ngôn, thành ngữ, một nhận xét táo bạo,... ) là việc ai cũng có thể làm được - điều để phân biệt bạn với những người khác là cách bạn đưa chúng ra trước dư luận và phân tích lôgíc đến đâu , còn nếu chỉ đơn giản là buông ra nhg câu kết luận thì có thể bạn chỉ đơn giản là một kẻ thông minh, vô trách nhiệm và muốn thể hiện mình.
Dù sao thì em cũng thích nhg ý trong bài viết của anh Thủy , cả cái sáp nhập VN và TQ và đào ngũ - thích lối tư duy mới trong đấy - nếu thực sự đấy là nhg gì anh muốn diễn đạt :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giờ này 30 năm trước tiếng súng bắt đầu nổ vang trên bầu trời biên giới!

Kết cục của những thằng định cắm cờ tầu trên đất ta là đây

6-19.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái tư tưởng của anh Thủy chẳng có gì mới mẻ. chẳng qua người ta ko dám phát biểu, còn số người khác ko nghĩ như vậy thôi.
Nhưng nó là 1 cái tư tưởng tiêu cực. Ko thể hoan nghênh 1 cái tư tưởng tiêu cực là mới mẻ, là tấn tiến được.
Tất nhiên khi có chiến tranh ko ai cấm anh Thủy mang gia đình đi lánh nạn hoặc đầu hàng. Nhưng anh ko được phép ngăn cấm đồng bào đấu tranh cho quyền của họ, và của cả anh nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đã ai đọc Ma chiến sĩ chưa? ko biết ý kiến mọi người về vụ đó thế nào?
 
Sang xứ Bò Tót tìm dấu tích Hoàng Sa, Trường Sa.

Tháng 12/2004 trong một lần du lịch Tây Ban Nha tình cờ chúng tôi được găp một người bạn cũ của Việt Nam GS sử học Enrique Alvarez Cabal.

Ông là người đã từng xuống đường ở Madrit ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam, giúp đỡ Chính phủ và sứ quán ta rất nhiều trong làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Tây Ban Nha và Việt Nam. ở tuổi 70 ông đứng ra thành lập một công ty riêng lấy tên là Việt Nam để giúp các doanh nghiệp và công dân Tây Ban Nha muốn liên hệ hay tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Trong một quán bar mờ ảo giữa thủ đô Madrit đầy tuyết, chúng tôi vừa thưởng thức rượu vang đỏ Tây Ban Nha, các màn trình diễn đấu bò tót ly kỳ vừa hồi tưởng lại mối quan hệ lịch sử giữa hai dân tộc Tây Ban Nha và Việt Nam cách xa nửa vòng trái đất. Chợt ông reo lên phấn khởi: Tôi hay nghiên cứu lịch sử hàng hải của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tới các nước hải ngoại, tôi biết có nơi lưu trữ một tấm bản đồ giá trị về Hoàng Sa, Trường Sa của các bạn. Ngày mai chúng ta sẽ đi xem.

Nghe đến Hoàng Sa, Trường Sa nơi đất khách quê người, có người Việt nào mà không thấy bồi hồi. Mặc dù đây không phải là mục đích chuyến đi, chúng tôi chỉ mong đêm qua mau để được chứng kiến một bằng chứng mới về chủ quyền của người Việt.


Sáng hôm sau GS tự lái xe đưa chúng tôi đi tìm Lưu trữ hải quân Hoàng gia Tây Ban Nha ở ngoại ô Madrit. Đó là một khu vực không dân, được canh phòng nghiêm ngặt và nếu không có sự quan hệ rộng rãi và nổi tiếng của GS Cabal thì chắc những người ngoại quốc như chúng tôi khó có thể vào đây.

Nghe nói đến Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, các nhân viên ở đây rất nhiệt tình giúp đỡ. Họ bê ra những bản catalog dày cộp để tra cứu. Nhưng đến ngày thứ hai cũng chẳng tìm thấy đâu. Thất vọng định ra về, chợt thấy trong đống bản đồ cũ nát mang ra cuối cùng dòng chữ Cochinchina Pilot và những phác thảo trên giấy can là các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Chúng tôi muốn reo lên mà cổ như nghẹn lại. Bản đồ Biển Đông do nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 – A new chart of the China Sea with its several entrances, printed for Robert Sayer, London năm 1791 (Xin xem hình kèm theo) thể hiện quần đảo Paracels nằm trong hình cờ đuôi nheo ghi rõ according to the Draft of Cochinchina Pilot 1764 (vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam năm 1764).

Tài liệu này chứng tỏ trong khi xây dựng các tài liệu hướng dẫn hàng hải, các nhà hàng hải phương Tây đã tham khảo các hiểu biết của chính quyền An Nam và thừa nhận quần đảo này thuộc An Nam.

Lịch sử là sự thật


Ngay từ thế kỷ XVI, các bản đồ hàng hải Biển Đông do các nhà hàng hải và truyền đạo phương Tây vẽ đã thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay giống như các bản đồ cổ của An Nam dưới dạng một dãy đảo chạy dài hình lá cờ đuôi nheo ngoài khơi miền Trung Việt Nam, bên ngoài các đảo ven bờ, với chú thích “Isle Pracel” và “Costa de Pracel” cho bờ biển đối diện.

Chúng ta có thể so sánh bản đồ dạng đơn giản của Đỗ Bá (Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư" - 1686), và của Lê Quý Đôn ("Phủ biên tạp lục" – 1776, Đại Nam Nhất thống toàn đồ 1838 của triều Nguyễn với Bản đồ biển Nam Trung Hoa do nhà hàng hải danh tiếng người Hà Lan Henricus Van Langren vẽ năm 1595; Và bản đồ của Công ty Đông ấn (Indiae Orientalis Nova Descriptio) vẽ 1633 hay Bản đồ An Nam đại quốc hoạ đồ của giáo sỹ Jean Louis Tabert ghi tên Paracel Seul Katvang 1838 đã được nêu trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam 1979 để thấy được điều đó.

Giá trị của bản đồ còn lưu giữ ở Tây Ban Nha so với các bản đồ đã biết là dòng chữ Cochinchina (Nam Kỳ) được ghi ngay dưới tên Paracels minh chứng rõ ràng mảnh đất này thuộc về An Nam từ rất sớm chứ không phải như sách báo Trung Quốc nói thuộc về họ từ thế kỷ thứ II trước CN.

Hơn nữa đây là bản đồ chuyên ngành hàng hải, đính kèm Hàng hải chỉ nam vùng biển An nam chứ không phải bản đồ địa lý thông thường. Hình vẽ các nhóm đảo paracels cũng chi tiết hơn, thể hiện sự kéo dài của quần đảo quá vị trí Hoàng Sa ngày nay, đối xứng với Cam Ranh, Sài Gòn và khoảng cách xa bờ hàng trăm hải lý nên không thể coi đó là sự thể hiện các đảo ven bờ Việt Nam như một số lập luận nguỵ biện.

Các hiểu biết này giống với các hiểu biết của người Việt xưa, những người đã khám phá và cai quản Paracels, và phù hợp với kỹ thuật hàng hải hải đồ lúc đó.

Các bản đồ Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, A rập thế kỷ XVII đều có nội dung tương tự. Chỉ từ giữa thế kỷ XIX, người ta mới phân tách Paracels thành hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy nhiều dân tộc khác đã nhận biết về sự tồn tại của Bãi Cát vàng thuộc Việt Nam.

Đánh giá chúng thuộc về các nhà nghiên cứu. Đối với chúng tôi, đây là một trong những bản đồ đầu tiên của phương Tây ghi nhận rõ nhất mối liên hệ giữa An Nam và Hoàng Sa từ rất sớm. Nó cũng thể hiện tấm lòng của những người bạn Tây Ban Nha, những người bạn ngoại quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Sự thật trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử vẫn là sự thật..
 
Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0DD47/

Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Một sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh.

Hậu duệ của dòng họ Đặng, ông Đặng Văn Thanh, vừa lặn lội từ đảo Lý Sơn vào đất liền, đến thành phố Quảng Ngãi để trao di vật tổ tông cho lãnh đạo tỉnh. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Quảng Ngãi, nói: "Quá vui mừng và bất ngờ khi tôi nhận được tư liệu quý này, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa". Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835).
Chủ nhân của bức sắc chỉ.

Qua phiên dịch của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN, sắc chỉ ghi rõ (bằng chữ Hán): "Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi, lặn để gia nhập đội thuyền, giao Đặng Văn Siểm (dòng họ ông Đặng Lên đang giữ tài liệu) lo kham việc đà công (người dẫn đường), giao Võ Văn Công phụ trách hậu cần".
Sắc chỉ còn thể hiện cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành mà nhiều bộ chính sử và các tư liệu lâu nay chưa đề cập rõ.

Theo tiến sĩ Vũ, đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Hoàng Sa để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này. Triều đình từ thời đó cũng đã xác định đây là công việc rất quan trọng, được phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ Hoàng Sa.

Từ sắc chỉ này, theo nghiên cứu của giới sử học Quảng Ngãi, công việc bảo vệ Hoàng Sa thời xưa kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tộc họ Đặng mà ở huyện đảo Lý Sơn còn có các tộc họ Võ, Phạm, Nguyễn... cũng liên tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa theo lệnh của triều đình. Tiến sĩ Diện cũng khẳng định sắc chỉ là một tờ lệnh rất quý giá, có niên đại vào năm Minh Mạng thứ 15. Các dấu ấn đóng trên văn bản cho thấy giá trị xác thực và tin cậy của tờ lệnh.
Ấn của vua được đóng trên sắc chỉ.

Ông Đặng Lên, chủ gia đình đang lưu giữ tờ lệnh của tổ tiên, kể, sắc chỉ đã truyền trong dòng họ từ nhiều đời nay và được 6 thế hệ lần lượt cất kỹ trong một hộp kín, hiếm khi được mở ra nên không biết nội dung nói gì. Chỉ đến dịp giỗ tộc Tết vừa rồi, cả dòng họ thống nhất photo tờ sắc chỉ gửi đến Sở Văn hóa nhờ dịch, mới biết tổ tiên từng tham gia bảo vệ chủ quyền đất nước ở Hoàng Sa. "Tộc họ chúng tôi rất tự hào về truyền thống tổ tiên giong buồm đến Hoàng Sa theo lệnh triều đình nên nay quyết định hiến tờ sắc chỉ cho quốc gia", ông Lên xúc động nói.

Theo ông, mới đây có người giả danh là cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tìm đến gia đình ông để xin nhận tờ sắc chỉ. Tuy nhiên, khi liên lạc với Sở có xác nhận là không cử người đến nhà, gia đình ông Lên kiên quyết từ chối trao tư liệu này cho kẻ mạo danh.

Trao đổi với VnExpress.net ngày 9/4, ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết, chính quyền địa phương đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường bảo vệ gia đình ông Lên cùng với bức sắc chỉ được xem là cứ liệu lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Sáng cùng ngày, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tiếp quản và bảo lưu tài liệu này. Sở cũng làm một phiên bản của sắc chỉ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,6 mét trong khung kính để ở nhà thờ họ Đặng tại Lý Sơn, đồng thời tặng giấy khen cho ông Đặng Lên.
Nội dung của sắc chỉ.

Mấy ngày qua, câu chuyện về những người lính giong buồm đến Hoàng Sa được người dân Lý Sơn kể cho nhau nghe như những bản anh hùng ca. Theo lời kể của những người già trên đảo Lý Sơn, họ từng được nghe cha ông truyền miệng nhau về những chuyến giong buồm vượt biển đến Hoàng Sa gần 200 năm trước.

Theo ông Lên, trước khi giong buồm vượt biển Đông, các thành viên của hải đội Hoàng Sa được gia đình, họ tộc làm lễ "tế sống", gọi là Lễ khao lề tế (thế) lính Hoàng Sa. Lễ này thường diễn ra vào tháng 2 và 3 hằng năm ở đảo Lý Sơn. Mỗi người lính được tạc một hình nhân để thế mạng và chôn vào các ngôi mộ gió, bởi chuyến đi của họ giống như cuộc ra đi của tráng sĩ Kinh Kha - khó có ngày về.

Ở Lý Sơn ngày nay, hầu như đi đến đâu cũng bắt gặp vô vàn những ngôi mộ gió này. Các hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn nối tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa trên những chiếc ghe bầu được đóng bằng gỗ chò mà người xưa hay gọi là tiểu điếu thuyền. Ghe chỉ rộng khoảng 3m, dài hơn 10m, chở được 10 người. Nương theo chiều gió, ghe căng ba cánh buồm cùng với sức chèo đi khoảng ba ngày ba đêm thì đến đảo Hoàng Sa. Ngoài lương thực, nước uống được mang theo tạm đủ dùng trong 6 tháng, những người lính còn bắt cá, chim làm lương thực trong suốt chiều dài hải phận. Trước khi ra đi, các thành viên không quên mang theo bên mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, quê quán, phiên hiệu hải đội. Mỗi người còn chuẩn bị một chiếc chiếu, dây mây, nẹp tre để lo hậu sự cho chính mình nếu không thể trở về đất liền.

Nhắc đến Hải đội Hoàng Sa, người Lý Sơn luôn khắc cốt ghi tâm những người anh hùng bất chấp hiểm nguy để cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng cây cối, thu lượm hải vật ở quần đảo Hoàng Sa, trong đó có những người của tộc họ Phạm là Phạm Quang Ảnh và Phạm Hữu Nhật.

Theo gia phả lưu giữ tại gia tộc Phạm, vào triều Nguyễn, Phạm Quang Ảnh được phong làm cai đội Hoàng Sa. Ông lãnh quân ra đi rồi mãi mãi không về. Con cháu đắp nấm mộ chiêu hồn tập thể cho ông cùng 10 người lính của mình. Đến nay, ngôi mộ gió này vẫn còn được thờ tự ở thôn Đông, xã An Vĩnh.

Còn ông Phạm Hữu Nhật được phong làm Chánh đội trưởng suất đội, đã dẫn đầu một nhóm thuyền chở khoảng 50 người mang theo lương thực đủ ăn 6 tháng vượt biển đến Hoàng Sa. Ở từng điểm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, họ đều dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở đảo đó và đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật, rồi mới về tấu trình hoàn thành nhiệm vụ.

Không ai rõ Phạm Hữu Nhật đã đi bao nhiêu chuyến, nhưng có một điều chắc chắn rằng lần cuối cùng ông đi mãi không về. Gia đình, họ tộc đã phải an táng ông bằng nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt. Tổ quốc cũng khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Một hòn đảo lớn trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa cũng được đặt tên Quang Ảnh để ghi nhớ công lao của Phạm Quang Ảnh- người đã từng đặt chân lên đảo này để khẳng định chủ quyền.

Giới nghiên cứu sử học tại Quảng Ngãi cũng xác nhận những thông tin này là thật.

Bài và ảnh: Phạm Khang
 
Không có ý phản động
Nhưng mọi người cũng nên cám ơn thằng Pháp 1 tiếng vì cái tên Pracels là của thằng Pháp đăng kí, xác nhận Hoàng Sa là của VN. Cái đấy còn mạnh bằng trăm lần cái mấy ông sử học VN viết và nói.
 
Chúng nó làm thế cũng để bảo tồn nguồn lợi thuộc địa thôi. Cảm ơn làm gì?
Sau bao nhiêu mất mát chúng gây ra cho dân ta, làm được như thế vẫn còn chưa đủ. Mà cái được ấy cũng ko phải là có chủ đích.
 
Không nên đánh đồng tất cả người Pháp sang Việt Nam đều là những kẻ thực dân dã man. Có thể vẫn có những người thực lòng muốn giúp dân tộc mình chứ.
Những gì họ làm được giúp ích cho dân tộc mình thì mình cũng nên biết ơn dù có thể họ làm điều đó vì lợi ích của bản thân họ.
Những phần kiến trúc đẹp nhất của Hà Nội thì đều do người Pháp xây dựng. Những giáo sư đầu ngành của chúng ta ngày trước nhiều người cũng là được Pháp đào tạo. Chữ viết của mình bây giờ có được cũng là do một người Pháp. Mình thấy có những thứ chưa được nhìn nhận đúng đắn lắm. Chiến tranh Đông Dương đã đi qua nửa thế kỉ rồi. Giữ lòng hận thù cũng có ích gì nữa đâu :)
 
Tất nhiên ko phải tất cả người Pháp đều xấu. Nhưng phần lớn sang nước ta là bọn tư sản khát máu, thực dân lưu manh muốn ăn tươi nuốt sống dân ta.
Hà Nội nhiều công trình do Pháp xây, thế nhưng cũng 1 tay ấy đã tàn phá bao di tích của giá trị, như điện Kính Thiên bị đập tan để chúng lê đít vào ngồi. Nhiều nhân sĩ được Pháp đào tạo, nhưng hàng vạn người bị nhồi sọ:"Tổ tiên ta là người Gaul". Chữ quốc ngữ cũng bắt đầu được sử dụng thời này, nhưng nó lại do 1 tu sĩ Bồ Đào Nha tạo nên.
Tất nhiên thù hằn chúng ta ko nên giữ lại làm gì, nhưng ta cũng đừng chỉ nhìn vào những hào nhoáng bề ngoài của sự hòa giải mà mất cảnh giác.
 
Back
Bên trên