Quan hệ Việt-Trung

@Trung: Cái bài này post 1 lần trên HAO rồi. Lần đó là bản tiếng Anh.

Thật sự không hiểu anh Thủy post bài kia để làm gì :)) Muốn topic tăng trang ạ:))
Càng không hiểu anh Thủy nghĩ gì :)) Em rất ít khi thấy anh tương tác với các thành viên khác của HAO, có vẻ anh theo một dạng "đường ta ta cứ đi".:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sao lại có thể nói "tôi ko cần biết ông là ai, nếu ông mang lợi cho tôi thì tôi theo ông cũng được" như thế kia nhỉ ^^ Nghe cũng gần tương đương với bán nước vậy. Thật hết sức hồ đồ và uổng công học hành. Đất nước là của người Việt Nam, thì phải do dân tộc Việt Nam làm chủ. Bất cứ người Việt Nam nào phải coi đó là chân lý, 1 năm, 2 năm hay 1000 năm nữa cũng ko bao h thay đổi được, bất kể là có ai hứa hẹn "cai trị tốt" đến thế nào. "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" còn rành rành, vang ở bên tai, mà lại có người Việt Nam ngày nay nói sẵn sàng dâng giang sơn cho Trung Quốc chỉ cần "các ông cai trị tốt", thật đáng xấu hổ.

Hơn nữa, khác máu thì tanh lòng, làm j có dân tộc ngoại bang nào cai trị đất nước Việt Nam, mà lại có thể tốt đẹp cho được? Suy nghĩ thật hết sức ấu trĩ và nói thẳng ra là ngu ngốc.

Hết sức thất vọng với một bài post như vậy.
 
Em thì không hề thất vọng với anh Thủy, không bài post nào không làm mình cười vỡ bụng =))
Thắc mắc rất nghiêm túc là tại sao mấy bác Châu Quì lại để anh Thủy chạy lông nhông thế =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đừng nói gì nữa.=))
Bài poz sau của anh Thuỷ sẽ ko liên quan đến các bài phê bình của chúng ta vì nó cũng đêk liên quan gì đến ngay cả các bài trước mà anh ấy poz.=))
 
Đây là lần đầu tiên mình thấy có trường hợp biết viết mà không biết đọc.
 
Thế thì lần sau đồng chí cho cái source là một, hai là đồng chí cho thêm một chút ý kiến cá nhân, chứ cứ mù quáng tin sái cổ các loại tài liệu có trên mạng thì có ngày bán nhà .
Bài quote của đồng chí mình thấy rất nhiều thông tin mờ ám, không xác minh được độ chính xác, mà chỗ này nhiều em nhỏ chưa biết cách chọn lọc thông tin, đọc gì tin nấy, nên không thể cứ khơi khơi mà post thế được.
__________________
..ấy,sao chú nói thế mình pót bài cho mọi người cùng đọc và đánh giá nhận xét,thứ nhất là chú đã biết là đâu không phải bài của mình,thứ 2 là chú cần lời bình luận của mình hay là cần biết về bài viết đó...
...chú thử suy nghĩ xem,người viết bài này thuộc bên nào,1 người tri thức trong nước,1 thằng bịa chuyện hay là 1 thằng phản động cố tình lợi dụng sự bất hòa giữa 2 nước để xuyên tạc nói xấu đảng và nhà nước....và nó viết như vậy nhằm mục đích gì...
 
Tôi đề nghị Trung Quốc nên xem xét lại cách "cai trị" Việt Nam để sau này nếu Việt Nam sát nhập với Trung Quốc thì để bọn tôi sống cho dễ thở và thoải mái. Chính quyền nào lãnh đạo Việt Nam cũng được miễn sao phải khiến cho cuộc sống nó tốt lên một tý. Thế giới đang trở lên gần nhau hơn, thì trước khi gần nhau thể nào cũng có va chạm với nhau.

Hy vọng chính quyền Bắc Kinh sẽ đem tới cuộc sống no đủ và hạnh phúc. Nếu theo Trung Quốc mà tôi chẳng được lợi gì thì tôi sẽ theo thằng khác. Trung Quốc nên chuẩn bị cho một kế hoạch gọi là "Sự mát lạnh từ từ" để thu phục dân Việt Nam từng bước, đồng thời tìm cách thay đổi cách nhìn từ xưa đến nay khi cứ coi Trung Quốc là kẻ tàn bạo, độc ác, cho đến khi nào người dân Việt Nam sát nhập với Trung Quốc trong tâm trạng hân hoan vui sướng.

TÓM LẠI, PHẢI ĐƯỢC LỢI THÌ TÔI MỚI THEO - NẾU TÔI BIẾT LÀ BỊ CHƠI ĐỂU THÌ CÓ NGÀY TÔI SẼ TRẢ THÙ.


Em nghĩ rằng cách suy nghĩ này của anh Thủy khi diễn đạt thì có vẻ cực đoan. Các cụ có đọc được những dòng này thì chắc cũng tức hộc máu ra mất. Lại còn vẽ đường "Sự mát lạnh từ từ", nghe đúng chất ********, thật không thể chấp nhận được. Hay Việt Nam trong mắt anh cũng như một thứ sinh vật sống nhờ, ăn bám?? Hay người Việt quá yếu hèn đến nỗi phải đi kiếm tìm hay thậm chí là đi cầu xin kẻ khác ban hạnh phúc cho??8-| Và tất cả những sự cố gắng trong chiến đấu trước kia của lớp người đi trước gần như sẽ bị phủ nhận??

Là người Việt, em không muốn chấp nhận điều đó

Nhưng cũng phải thấy rằng xưa hay nay, thì chiến đấu đều là vì sự mưu cầu hạnh phúc, cho bản thân và đất nước. Sự "yên dân" của Nguyễn Trãi cũng từ đây. Ta muốn độc lập nhưng tại sao nhiều nước vẫn muốn "no independence". Em nghĩ là do nhận thức khác nhau về hạnh phúc. Vậy nên, theo em mong muốn trên của anh Thủy là chính đáng, nhưng em thấy...phũ quá.:| :| .( Dù sao cách suy nghĩ của anh mới đối với em và theo em là hay)

Có lẽ Việt Nam thực sự cần một đướng lối đúng đắn hơn chăng ?:|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đường lối cần phải đúng đắn, cán bộ thì phải trong sạch, phải có tính minh bạch cao
Và quan trọng nhất là có í chí các bác ạh, chứ luk nào cũng quan niệm "mình đé o bao h thắng nổi thằng Tàu Khựa" thì có mà đi ăn cám :-s
Mà em cũng phục anh Thủy vkl :-@ sao anh ko viết mẹ nó tên vs bài post bằng tiếng Trung đê, nói cái thứ tiếng của một dân tộc "kiểu j` cũng thành nô lệ" thì nói làm j`
Hay dốt đến mức ko nói nổi tiếng nào khác ngoài cái thứ tiếng mẹ đẻ?
Xin lỗi vì nói chuyện vs đàn anh cái giọng như thế, nhưng sự thực thì em ko tôn trọng anh nổi, anh Thủy ạh :-@
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh sai hoàn toàn anh ạh
Thứ nhất, việc mưu cầu hạnh phúc mà ko độc lập là điều không thể, vì như một bài post trước, khác máu thì tanh lòng.
Thứ hai, định kiến về Trung Quốc là KHÔNG THỂ SỬA ĐỔI, bởi vì chúng, đã và đang, cướp đất VN, giết lính VN. Cô giáo dạy sử của em nói rằng, trong chuyến thực địa của sinh viên khoa Sử trường ĐH Sư Pham lên vùng cao, các sinh viên đã thấy những cột mốc biên giới đang ngày càng bị lấn dần, đất nước chúng ta đang dần thu hẹp.
Thứ ba, cuộc sống là đấu tranh. Bản chất của con người là đấu tranh, là một thợ săn, là chiến đấu. Con người luôn có xu hướng sở hữu, và vs mâu thuẫn lâu đời của 2 đất nước thì ko có chuyện thôn tính nhau mà không đổ máu đâu anh ạh. Hơn nữa, TQ ko việc j` phải ngọt nhạt vs Việt Nam nếu chúng có ý định thôn tính. Với tiềm lực quân sự, chỉ cần một cái cớ hợp lí, có thể chỉ một tháng cờ TQ sẽ bay ở Hà Nội.
Điều cuối cùng em muốn nói là, anh hiểu sai về giao thoa văn hóa. Chúng ta chọn lọc tinh hoa văn hóa các nước và dung hợp vào văn hóa VN, làm văn hóa chúng ta giàu lên, chứ không có nghĩa chúng ta phải đổi sang quốc tịch nước đó.
Với em, VN tuy không giàu, không mạnh, nhưng nó là quê hương em. Nếu ngày nào đó mà tiếng mẹ đẻ Việt Nam bị đổi thành tiếng Hoa, em sẵn sàng đổ máu để giành lại nó.
Mong anh suy nghĩ lại!

Thế thì đừng bao giờ mơ sát nhập vào Trung Quốc. "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời chúng nó lại thương dân mình?"

Người Trung Quốc làm bá chủ thế giới, đó là đại họa. Dân Trung Quốc mấy ngàn năm nay đã chìm đắm trong bóng tối của các vương triều "thiên tử"vô nhân đạo. Lãnh đạo thì ngu dốt, nhìn gần mà lại khôn vặt, thích áp đặt. Người dân thì quen bị áp bức, nhất là về tinh thần. Họ mang trong mình tính cách của gia súc, cúi đầu nghe lệnh mà ko suy xét, ko kháng cự. Căn bệnh này đã được văn hào Lỗ Tấn phát hiện và ra sức tìm phương thuốc chạy chữa, nhưng đến nay vẫn ko khỏi. Người Trung Quốc, với những cái đầu thiển cận của nhà cầm quyền và sự ngoan ngoãn phục tùng của dân chúng, cùng với chủ nghĩa bành trướng đại Hán sẽ tìm cách bòn rút, phá hoại trái đất, đồng hóa, diệt chủng các giống nòi khác, dẫn tới sự diệt vong toàn nhân loại. Cuốn "Tôtem sói" của Khương Nhung đã dũng cảm chỉ cho người ta thấy sự hủy diệt của người Hán đối với dân tộc Mông Cổ, thiên nhiên Nội Mông, đồng thời cũng hủy diệt chính họ. Từ đó, người ta lờ mờ thấy được 1 thảm họa toàn cầu.
Anh Tùng đọc Tôtem Sói ạh? Em mê cuốn đó lắm
Và h em mới nhận ra anh Thủy hình như ít có những bài post mang tính thảo luận nào cả, em nghĩ anh nên để ý người khác nghĩ gì về anh, để chỉnh sửa suy nghĩ cho tốt hơn, chứ em thấy những suy nghĩ của anh khá kì lạ và thiếu thiết thực, thậm chí là sai lầm
@anh Kiên: ok, em sẽ take it easy :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Miềng có tí tin

Những thế cờ biển Đông


Khu vực biển Đông uôn tiềm tàng nguy cơ tranh chấp
Báo điện tử Asia Sentinel vừa có bài của tác giả Roger Mitton, cựu phóng viên Straits Times tại Hà Nội, nói về căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông.
BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:
"Cuộc tranh cãi âm ỉ lâu nay xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại đang nóng lên trở lại.

Cho dù đã có nỗ lực của giới quan chức nhằm che dấu các bất đồng, quan hệ lịch sử gập ghềnh giữa Bắc Kinh và Hà Nội vừa có chiều hướng xấu xung quanh các hòn đảo trong biển Đông, tuy nhỏ bé về mặt địa lý nhưng lại quan trọng về mặt chiến lược, và bởi vậy được tất cả các quốc gia bao quanh tuyên bố chủ quyền.

Trong vụ mới nhất, một chiếc tàu quốc tịch Na Uy do công ty Nga thuê để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi cho Việt Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn lại và dọa bắn, bắt rời khỏi khu vực.
Tàu Na Uy nhanh chóng rút lui, làm tăng thêm thất vọng cho Hà Nội, vốn đang u uất vì quyết định của tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil bất ngờ ngừng kế hoạch thăm dò chung với PetroVietnam. Quyết định của ExxonMobil hồi tháng Bảy, cũng giống như của công ty Mỹ khác là ConocoPhilips hồi tháng Năm, là vì áp lực của Bắc Kinh, vốn đã đe dọa rằng bất cứ công ty nào muốn khai thác vùng biển tranh chấp đều sẽ không có cơ hội làm ăn với Trung Quốc.

Để tăng sức mạnh cho quan điểm của mình, có tin hồi đầu năm Trung Quốc đã gửi năm tàu chiến và hai tàu ngầm tới khu vực xung quanh Hoàng Sa. Mới đây, một số nguồn tin quân sự cũng cho biết có thể Trung Quốc đã chuyển tàu ngầm nguyên tử hạng JIN 094 tới đây cho dù nhiều người hoài nghi vì vùng biển này khá nông và không phù hợp cho hoạt động của tàu ngầm.

Hà Nội giận dữ

Các đảng viên Cộng sản đã bày tỏ sự tức giận của mình tại Hội nghị Trung ương được triệu tập vội vã trong hai ngày 2-4 tháng ở Hà Nội. Ngay trước hội nghị, thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng đã được cử sang Bắc Kinh với tư cách đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam nhằm chuyển thông điệp của Hà Nội về quan hệ song phương.

Với ngôn từ mạnh mẽ một cách bất ngờ, thông điệp này đã đề cập tới nhiều chủ đề tế nhị, trong có các vụ xảy ra mới đây tại khu vực tranh chấp ở biển Đông cũng như đe dọa cho các công ty dầu khí nước ngoài mà Việt Nam thuê mướn.


Ông Negroponte đã không giấu diếm sự thông cảm của mình đối với Hà Nội và rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ Việt Nam.

Hà Nội đã quyết định không thể ngồi yên mà chấp nhận chiến thuật nặng tay của phía Trung Quốc, nhất là tại các khu vực tranh chấp ngoài khơi.

Việt Nam đang dần hình thành các liên minh chiến lược khác. Nga, Hoa Kỳ và Ấn Độ là các quốc gia đang được nuôi dưỡng quan hệ; và các nước này đều phản ứng một cách tích cực vì thấy Việt Nam là hàng rào tiềm năng chống lại sự thống lĩnh của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngay trước Hội nghị Trung ương 8 hồi tháng Mười, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đi thăm Nga và Belarus, hai nhà cung cấp vũ khí, trang thiết bị hải quân và quân sự hàng đầu cho Việt Nam. Cuối tháng Mười, đối thoại an ninh đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã diễn ra một cách yên lặng và hai bên lên kế hoạch cho các cuộc thảo luận tương tự trong tương lai.

Việc các công ty dầu lửa Mỹ bị Trung Quốc buộc phải rút đi nằm trong nghị trình của không những đối thoại về an ninh, mà cả trong chuyến thăm của thứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao Mỹ John Negroponte tới Hà Nội hồi tháng Chín.

Một số nguồn thạo tin nói ông Negroponte đã không giấu diếm sự thông cảm của mình đối với Hà Nội và rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ Việt Nam, công khai làm Trung Quốc khó chịu.

Sự hỗ trợ này đã khiến Hà Nội quyết định thay đổi chương trình chuyến thăm của tuần dương hạm phóng lôi Mỹ USS Mustin hồi tháng trước.

Thay đổi lịch trình

Nguồn tin từ ban chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Hoa Kỳ xác nhận rằng, tàu USS Mustin của Hạm đội 7 với 32 sỹ quan và 348 thủy thủ, đáng ra theo lịch trình sẽ thăm Cảng Sài Gòn vào giữa tháng Mười.

Thế nhưng sau khi Trung Quốc dọa tấn công tàu Na Uy, Việt Nam đã yêu cầu phía Mỹ cho tàu tới cảng Tiên Sa của Đà Nẵng. Washington vui vẻ chấp thuận vì hiểu rõ tầm quan trọng của thay đổi này.

Đà Nẵng là nơi có đại bản doanh của cả Quân khu 5 và Vùng 3 của Hải quân Việt Nam, vốn chịu trách nhiệm tuần tra khu vực tranh chấp quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Không lãnh đạo nào ở Việt Nam có thể bảo toàn được vị trí trong Đảng và trong dân nếu không có quan điểm vững vàng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Tuy tàu chiến Mỹ về mặt chính thức chỉ tham gia các chương trình mang tính cộng đồng và thi đấu bóng chuyền hữu nghị với thủy thủ Việt Nam, ý nghĩa của việc thăm Đà Nẵng quá hiển hiện.

Các nguồn tin từ SACOM nói việc thay đổi lịch trình của tàu USS Mustin trong chuyến thăm Việt Nam từ 18-21 tháng Mười là để nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới phía Trung Quốc.

Sau khi gửi thông điệp này rồi, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi Trung Quốc tham dự Hội nghị Á - Âu 7.

Ông Dũng đến Bắc Kinh hôm 21/10, sớm hơn một ngày so với dự định. Điều này cho phép ông có thêm một ngày trước khi hội nghị bắt đầu để bàn về các diễn tiến mới về chủ quyền với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo và để phản đối hành động đối với chiếc tàu thăm dò Na Uy.

Đây cũng là chuyến thăm chính thức Bắc Kinh đầu tiên của ông Dũng kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng vào tháng Bảy 2006.

Sự trễ tràng này còn có hàm ý hơn, khi mà trong hai năm vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đã kịp thăm Dublin và Canberra trước Bắc Kinh, mà còn quyết định lấy Nhật Bản là nước đầu tiên ông tới công du trong vai trò thủ tướng.

Những điều nhỏ nhưng có chủ định rõ ràng và chắc chắn được Bắc Kinh ghi nhận này phản ánh sự thù địch sâu sắc mà toàn thể người Việt Nam dành cho Trung Quốc, cũng như tính tế nhị đặc biệt của bất cứ quyết định nào liên quan tới quan hệ hai bên.

Tàu Trịnh Hòa

Cho dù tháng trước [nhân chuyến thăm của thủ tướng Dũng tới Trung Quốc] hai bên đưa ra một thỏa thuận hợp tác lời lẽ chung chung, không khí giữa Bắc Kinh và Hà Nội xung quanh chủ quyền lãnh hải vẫn nguyên trạng bất hòa.

Lịch trình tàu Trịnh Hòa tại VN giống hệt lịch trình tàu chiến Mỹ

Thế nhưng một phần để chữa độc và trấn an lo ngại Trung Quốc về quan hệ hải quân ngày càng mở rộng giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ, Hà Nội vừa chấp thuận cho tàu hải quân Trịnh Hòa của Trung Quốc tới thăm Đà Nẵng từ 18/11.

Những năm gần đây, Việt Nam đã đón nhiều tàu hải quân nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Australia, Pháp, Nhật và Mỹ, nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai tàu Trung Quốc tới thăm kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991.

Nhận thức được độ tế nhị, phía Việt Nam cẩn thận bố trí chương trình cho tàu Trịnh Hòa giống hệ tàu USS Mustin hồi tháng trước.

Và trong khi hoạt động hữu hảo này được thực hiện, thì các website ở cả hai nước tiếp tục chuyển đi các thông điệp có tính dân tộc chủ nghĩa, khẳng định các vùng biển tranh chấp hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước mình.
......

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081115_vietnam_china_squabble.shtml

----------

Miềng chỉ ko hiểu hải quân, cảnh sát biển VN ở đâu mà để bọn hải quân tầu tiếp cận và gây sức ép với tầu thăm dò của Na uy trên vùng biển VN nhể
 
Nền "VĂN HOÁ TIỀN ĐÌNH" của TQ - điều mà tôi gọi - với ngôn ngữ "lắng nghe bản thân mình" sẽ gặp rào cản và nó sẽ tự bung ra sau hàng nghìn năm tích tụ. Vấn đề là khi nào và ai chịu tác động
có ai khác gọi thế ko ạ :eek: tiền đình hình như là cái vùng ở sau tai cơ mà :))

Em hiểu rồi, thì ra anh Thủy là người Trung Quốc, thảo nào hiểu chưa sõi tiếng Việt =))
 
Ước gì ng TQ ai cũng suy nghĩ đc như anh Chử :))

Được như thế có khi có ngày TQ nó lại sợ VN đấy ;))
 
Người TQ họ sẽ tỉnh ngộ trong 10 năm tới với cách nhìn thay đổi so với trước, và khi họ nhận ra sự thay đổi này có lợi thì TQ của ngày xưa và bây giờ sẽ khoác trên mình cái áo mới, cái áo của một người khổng lồ, một công tử hào hoa, lịch lãm, cao to. Không chỉ thêm định kiến bây giờ nữa mà sẽ thêm gia tăng định kiến mới.

Vì TQ luôn nhìn lại chính mình sau khi đạt được các thành tựu giá trị lớn. Nền "VĂN HOÁ TIỀN ĐÌNH" của TQ - điều mà tôi gọi - với ngôn ngữ "lắng nghe bản thân mình" sẽ gặp rào cản và nó sẽ tự bung ra sau hàng nghìn năm tích tụ. Vấn đề là khi nào và ai chịu tác động. Ra trước thế giới, lắng nghe bên trong mình nói gì là một nội lực lớn của TQ và họ hành động theo nó. TQ đang trong quá trình hình thành sức mạnh, con hổ vẫn đang tập săn mồi.

Nếu TQ đa đảng trong mấy chục năm tới và nghĩ ra cơ chế phù hợp để vận hành thì sự ức chế sẽ giải phóng với một lời nói nhỏ rằng "VĂN HOÁ TIỀN ĐÌNH ĐÃ CHI PHỐI TO LỚN CHÚNG TA"
Đừng ảo tưởng vào nhân nghĩa của "thiên triều" nữa! Dân họ còn đang chết đói, còn bị đọa đày, còn áp bức thì làm sao lo nổi cho dân ta? Các nước đời sống cao, kinh tế phát triển còn "sống chết mặc bay", huống hồ là Tàu?
Cũng cần nhấn mạnh thêm chân lý rằng: hạnh phúc do người ta tự tranh đấu mà có, đừng mong người ta mang tới cho mình, vậy là vô lý.
 
Hồ Chủ tịch có viết: "Kẻ thù lớn nhất của VN là TQ".
Em nhận thấy đúng.

Cũng ko hẳn:D
Chúng ta đang làm bạn vs cả thế giới mà:D
Vs lại ko phải tài liệu mật mà mình ko nhớ rõ là cái nào nữa nhưng mà hình như năm 74 TQ đánh ta thì nó đã đc đưa vào cương lĩnh hay hiến pháp gì đó:D Đại loại có viết: " TQ là kẻ thù lâu dài và vĩnh viễn của Việt Nam" ( mình có đọc 1 lần nhưng ko nhớ nổi. Có gì mình sẽ thử tìm lại)
Kẻ thù có khi cũng chỉ là nhất thời và thời cuộc cũng như vai về giữa bạn - thù là hoàn toàn có thể thay đổi.
 
Em đã đọc nhiều bài của anh Chử Thanh Thủy viết và em thấy anh rất thích chạy rông theo 1 hướng khác người B-). Mỉa mai thay :|

Còn mối quan hệ Việt-Trung, theo 1 tài liệu, trong di chúc chưa được công bố của Hồ Chủ tịch có viết: "Kẻ thù lớn nhất của VN là TQ".
Em nhận thấy đúng.
Tuy nhiên đây là một vấn đề chính trị không nên bàn luận nhiều. 2pic này nhiều khi sẽ quá nhạy cảm mất =.=

từ xa xưa đến nay, điều đó là hiển nhiên, ai mah chả thấy
Pháp xâm lược VN đc 2 lần
Mĩ xâm lược nửa VN đc 1 lần
nhưng TQ xâm lược và lấn đất Vn bao nhiêu lần thì nhiều đến nỗi chả ai nhớ rõ nổi
 
Bon TQ vừa thông minh lại gian xảo khôn khéo. Bọn nó sẽ chẳng làm việc gì không có lợi cho dân tộc chúng
 
e ko quen biết a Thủy nên muốn hỏi câu này : Những gì a nêu trong topic thực sự là quan điểm của a ạ ? Vì nếu chỉ là muốn chém bão cho nổi thì nhạt quá! Còn nếu đúng là quan điểm của a thì e cũng ko biết nói thế nào.........có lẽ là hỏi thêm câu nữa : A có thấy hạ thấp đất nước mình cũng chính là hạ thấp nhân phẩm mình ko? E ko nói VN hoàn hảo nhưng cách nói của a không có tí lòng tự tôn dân tộc nào. Chẳng lẽ đất nước sinh ra a ko có chút gì đáng để a tự hào? A luôn gào lên muốn chối bỏ đất nước mình, đã bao giờ a nghĩ đất nước cũng không cần những người con chỉ biết quỳ gối trước kẻ thù mà ko nghĩ đến ngày đứng ngang hàng hoặc là vượt lên trên kẻ thù chưa?
E biết mình đáng lẽ ra không nên nói như thế này vì dù sao a Thủy cũng hơn e nhiều tuổi, nhưng ngay từ lần đầu tiên đọc bài a THủy e đã rất rất khó chịu. E nghĩ có lẽ a chỉ đùa thôi, thích làm cho mình thành "người nổi tiếng" nên e đã im lăng. Nhưng a ạ, cái gì cũng có giới hạn của nó, trò đùa của a có lẽ đã đi quá xa rồi, có khi cũng nên dừng lại thôi a nhỉ ;)
 
@ Vân : bác Thuỷ chắc muốn ra nước ngoài sống nhưng chưa có điều kiện thôi.
 
Thôi trả thù gì =)) giờ thì chỉ đề phòng thôi :)) chứ trả thù nó vác quân bắn bỏ thì chết :-ss nói chung là chắc chả đánh đâu :-B đang hòa bình êm ấm :-B đánh cũng khó :-B
 
Back
Bên trên