Quan hệ Việt-Trung

hòa bình êm ấm với ai cơ ạ?? tất nhiên ko thể hơi ghét nhau một tí là vác quân choảng được nhưng cứ yên chí nó ko đánh mình đâu thì có thể một sáng thức dậy sẽ phải đi học tiếng Trung Quốc bắt buộc để phù hợp với "mẫu quốc" đấy.
 
ôi bây h mới biết có topic này chứ biết đã vào đây lâu rồi :x
mình ghét bọn TQ vãi ra ý ,bực mình cái chuyện VN cắt đất cho TQ kinh khủng X(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Close 2pic được rùi đấy . Mới đọc tên đã thấy căng thẳng rùi :-ss
 
Bậc cao nhân như anh Thủy ai nỡ bắt ra chiến trường ;)) Nhỡ anh mà chết thì còn ai lên HAO chọc cười bọn em :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chà thật may là a Thủy ko phải trong quân đội hay lãnh đạo đất nước j` cả :-j ko thì chắc là e ko còn chỗ cắm dùi đâu nhỉ
Mà a cho e hỏi tí ;)) A định đào ngũ đi đâu thế :-? Sang TQ à
 
Khó khăn nhỉ, bây giờ tôi chẳng thích chiến tranh đâu. Tôi thấy lính Trung Quốc tham chiến năm 79 rất cảm tử, dũng cảm, chấp nhận hy sinh vì dân tộc. Và lính chúng ta cũng thiện chiến vô cùng cũng vì dân tộc. Hai cái đều vì dân tộc này đấu nhau như trong phim Holywood.

Chỉ chết lính tốt đen thôi, còn lãnh đạo thì chẳng sao. Thế đấy, trong tương lai rất mong bạn nào đừng có mà bắt buộc tôi phải ra chiến trường nhé, nói thật là tôi sẽ "đảo ngũ" đấy!

không nhầm thì lúc đấy quân chính quy đang ở bên Campuchia.
vì thế chúng ta nên tự hào về sức mạnh quân sự của Việt Nam đúng không nào. :))
 
Thế đấy, trong tương lai rất mong bạn nào đừng có mà bắt buộc tôi phải ra chiến trường nhé, nói thật là tôi sẽ "đảo ngũ" đấy!
Bac Thủy này, chiến tranh hay ko thì mình Việt Nam chả quyết được đâu. Còn tùy thuộc xem thái độ thằng kia nó thế nào. Hôm nào đấy trái gió giở giời, nó ngứa tay đem mình ra dợt dù mình chẳng làm gì nó. Chả thánh nào ngăn được.
 
Thường bỏ hẳn quân đội về quê với vợ thì dùng từ "đào ngũ", "đảo ngũ" là từ riêng của người lính quân đội nhân dân Việt Nam chỉ hành động tự động bỏ ngũ từ 1 đến 2 tuần, về nhà giải quyết việc riêng ko xin phép chỉ huy, rồi lên đơn vị chịu phạt gánh phân đi trồng cây. Đi lính 10 ông thì 9 ông đã từng "đảo ngũ".


Nói 30 năm trước quân chủ lực của ta đang ở Cam có phần đúng, có phần sai. Một bộ phận lớn quân đội đã được chuyển ra bắc bằng đường không vận do Liên Xô tài trợ và tàu hỏa, chuẩn bị cho quả phản công chiến lược. Ngày 5/3/1979, TQ biết quân VN đang rình dập trên toàn tuyến biên giới tổ chức tổng phản công chiến lược nên tự động rút quân, trước khi rút để lấy tiếng đã cho phá hủy hoàn toàn thị xã Lạng Sơn. Có lẽ những sư đoàn chủ lực của quân đội VN lúc đó "tha" cho giặc, ko muốn TQ để lại vài chục vạn xác chết thối cả đất mình và cũng để sau này lập lại hòa bình dễ hơn.


Chiến trường VN miền nam đã khó (sông ngòi chằng chịt), miền bắc lại càng khó hơn (núi đồi dày đặc bao quanh khu đồng bằng chính), các vũ khí chiến lược, chiến thuật (tăng...) khó phát huy hiệu quả chiến trường, quân tấn công rất dễ phải đánh theo cách quân phòng thủ muốn cho nên giặc ngoại xâm muốn xâm lược có lẽ sẽ dùng phương thức khác là chủ yếu chứ ko phải nắm đấm quân sự.
 
hiz đọc bài a Nghĩa mới phát hiện ra e lanh chanh đọc nhầm :( Chân thành xl a Thủy.
Nhưng mà cái giọng điệu ngạo nghễ khinh nước của a Thủy thì đúng là e ko thể nào chịu đc
 
TQ dằn mặt thôi chứ ngu đêk j mà chết ở cái xứ An Nam mà chiếm được cũng chả để làm gì.=))
Quân TQ lúc đấy chắc chỉ có Lưỡng Quảng với Vân Nam là cùng.
Còn mấy anh VN là quyết tử, thắng sao lại được mấy anh í.=))
 
Nói 30 năm trước quân chủ lực của ta đang ở Cam có phần đúng, có phần sai. Một bộ phận lớn quân đội đã được chuyển ra bắc bằng đường không vận do Liên Xô tài trợ và tàu hỏa, chuẩn bị cho quả phản công chiến lược. Ngày 5/3/1979, TQ biết quân VN đang rình dập trên toàn tuyến biên giới tổ chức tổng phản công chiến lược nên tự động rút quân, trước khi rút để lấy tiếng đã cho phá hủy hoàn toàn thị xã Lạng Sơn. Có lẽ những sư đoàn chủ lực của quân đội VN lúc đó "tha" cho giặc, ko muốn TQ để lại vài chục vạn xác chết thối cả đất mình và cũng để sau này lập lại hòa bình dễ hơn.

Bác nói nghe nực cười quá. Việt Nam lúc đó rơi vào tình trạng hàng chục nghìn binh sĩ tử trận, hàng trăm nghìn thường dân phụ nữ người già trẻ em thiệt mạng, làng mạc thị trấn thị xã bị phá hủy hoàn toàn. Trung Quốc có thể ngang nhiên sang xấm lấn nước ta, phạm tội ác chiến tranh man rợ với nhân dân ta, để điều đó xảy ra không cảm thấy nhục hay sao mà còn cao giọng "tha cho giặc" :| Đành rằng TQ trình còi cũng thiệt mất vài chục nghìn mạng, nhưng con số thương vong còn ít gấp mấy lần VN nếu tính cả dân thường. Các nhà sử học và nghiên cứu phương Tây đều đánh giá năm 1979 là thất bại chiến lược cho VN và chiến thắng chiến lược cho TQ. Sau cuộc chiến này VN bị cô lập, sa lầy sâu vào sự nghèo nàn lạc hậu, trong khi TQ cải cách mạnh mẽ và không bao lâu đã sắp là cường quốc số 1 thế giới. Điều này chẳng lẽ bác không hiểu hay sao mà còn ngồi mơ hão ta "tha cho giặc" ? :|
 
Bác nói nghe nực cười quá. Việt Nam lúc đó rơi vào tình trạng hàng chục nghìn binh sĩ tử trận, hàng trăm nghìn thường dân phụ nữ người già trẻ em thiệt mạng, làng mạc thị trấn thị xã bị phá hủy hoàn toàn. Trung Quốc có thể ngang nhiên sang xấm lấn nước ta, phạm tội ác chiến tranh man rợ với nhân dân ta, để điều đó xảy ra không cảm thấy nhục hay sao mà còn cao giọng "tha cho giặc" :| Đành rằng TQ trình còi cũng thiệt mất vài chục nghìn mạng, nhưng con số thương vong còn ít gấp mấy lần VN nếu tính cả dân thường. Các nhà sử học và nghiên cứu phương Tây đều đánh giá năm 1979 là thất bại chiến lược cho VN và chiến thắng chiến lược cho TQ. Sau cuộc chiến này VN bị cô lập, sa lầy sâu vào sự nghèo nàn lạc hậu, trong khi TQ cải cách mạnh mẽ và không bao lâu đã sắp là cường quốc số 1 thế giới. Điều này chẳng lẽ bác không hiểu hay sao mà còn ngồi mơ hão ta "tha cho giặc" ? :|

Có thời gian thì đọc tài liệu nước ngoài ít đi tí, đọc tài liệu nước trong thêm 1 tí.

Cái này được nghe của 1 người lính thông tin

Sau khi TX Lạng Sơn bị địch chiếm, quân đoàn 14, phía sau là quân đoàn 2 của ta đã chuẩn bị mở trận phản kích lớn, diệt lớn quân địch, tiến tới quét sạch chúng khỏi biên giới nước ta. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, trưa ngày 5/3/1979, nghĩa là chưa đầy một ngày vào thị xã Lạng Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã ra lệnh cho bọn xâm lược rút khỏi lãnh thổ nước ta. Xuất phát từ những tính toán chiến lược, ta đã không đánh những đòn tiêu diệt cái đạo quân đang tháo chạy này. Lịch sử chiến tranh chống xâm lược phương Bắc của ông cha ta thì các cuộc tháo chạy của địch về hướng biên giới là một thời cơ để đánh đòn tiêu diệt chiến lược. Sau các đòn tiêu diệt này, bọn cầm quyền phương Bắc phải mấy trăm năm sau mới dám nghĩ đến chuyện đem quân qua xâm lược nước ta.
Vì vậy sau chiến tranh BGPB năm 1979, lính ta đã sửa cái bài hát trên để hát tếu táo là " trên cho chúng nó thoát !"

Lực lượng sẵn sàng chiến đấu của ta khi giặc rút (trích từ phát biểu của bác con gái lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn):

QD2, trấn giữ ở Vôi, QD3 trấn giữ ở gần Thái nguyên,rồi thành lập thêm QD14 ở Đồng bành,QD26 ở Cao bằng,phía Lào cai có một QD ở phố Lu mình quên tên

4 năm trước đó, vào giai đoạn 3 của chiến dịch HCM lịch sử quân đội nhân dân VN tấn công Sài Gòn từ 5 hướng cũng chỉ dùng đến lực lượng như thế mà thôi. Vấn đề ở đây là đánh thì được cái lợi ích gì, hại gì nên trên mới quyết thế.
 
Bác nói nghe nực cười quá. Việt Nam lúc đó rơi vào tình trạng hàng chục nghìn binh sĩ tử trận, hàng trăm nghìn thường dân phụ nữ người già trẻ em thiệt mạng, làng mạc thị trấn thị xã bị phá hủy hoàn toàn. Trung Quốc có thể ngang nhiên sang xấm lấn nước ta, phạm tội ác chiến tranh man rợ với nhân dân ta, để điều đó xảy ra không cảm thấy nhục hay sao mà còn cao giọng "tha cho giặc" :| Đành rằng TQ trình còi cũng thiệt mất vài chục nghìn mạng, nhưng con số thương vong còn ít gấp mấy lần VN nếu tính cả dân thường. Các nhà sử học và nghiên cứu phương Tây đều đánh giá năm 1979 là thất bại chiến lược cho VN và chiến thắng chiến lược cho TQ. Sau cuộc chiến này VN bị cô lập, sa lầy sâu vào sự nghèo nàn lạc hậu, trong khi TQ cải cách mạnh mẽ và không bao lâu đã sắp là cường quốc số 1 thế giới. Điều này chẳng lẽ bác không hiểu hay sao mà còn ngồi mơ hão ta "tha cho giặc" ? :|
Anh không biết chuyện tình hình chiến trường nói ai đúng ai sai, nhưng logic về chuyện "tha cho giặc" thì không đến nỗi khó hiểu thế. Thế em Minh nghĩ thế nào về chuyện Lê Lợi tha cho giặc để giữ hòa?
1. Sau chiến tranh là hòa bình, có cố khoét sâu vào thêm thù với oán cũng chỉ khổ dân mình chứ khổ ai? 2. Giặc rút rồi đánh nó nữa thì có đánh đc vào đất nó không? Có tránh được nó lại đánh mình. Không phải là thời xưa mà là thằng chư hầu nào khó dây thì để nó đấy đâu? :)) 3. Có muốn deal hòa mà đánh thêm nó phát đau nữa thì nó chỉ đánh tiếp chứ nghỉ bằng gì? 4. Lúc đó đang phải đánh quân 2 mặt trận.

Vậy thôi, thù với hận không có chỗ trong chuyện chính trị hay ngoại giao. 1 là chuyện mị dân, 2 thì chỉ là chuyện kể cho trẻ con nghe thôi :|
 
Như anh Nam Anh nói, thì suy ra dùng từ "tha cho giặc" là không đúng, phải nói là "ta chưa đủ tiềm lực để đánh tiếp nữa". Giả sử chuyện quân đội VN lúc đó đủ sức tiêu diệt quân TQ, nhưng thực ra đánh thế chỉ thiệt cho ta, nên mới nói là tiềm lực ta còn yếu chưa đủ đọ với TQ.

Nói xa hơn ra một chút, mình thấy chuối củ nhất là nhiều người gần đây cho rằng trong chiến tranh năm 1979 VN thắng lợi, chỉ cần du kích dân quân ra tay đã ngang ngửa hàng chục trăm ngàn quân chính quy TQ. Nói vậy là mới chỉ nhìn mặt chiến thuật, mà ngay về mặt này nữa, VN để hàng trăm ngàn dân bị giết hại đã là thua rồi. Còn về đối trọng chiến lược giữa 2 bên, sau cuộc chiến này Trung Quốc đổi mới toàn diện, hiện đại hóa quân đội, bỏ phương châm quân đông, chuyển sang quân tinh nhuệ, hiện đại, vì thế sau này đánh với VN càng đánh càng mạnh càng thắng. Các năm 1980s trên bộ, và nhất là 1988 trên biển, phần thắng đều thuộc về Trung Quốc, riêng năm 1988 có tính quyết định, TQ chiếm được Johnson South Reef (đá Gạc Ma) từ VN. Năm 1979, vì vậy, không hiểu VN thắng cái gì ???
 
Tha cho giặc vì toàn bộ chỗ quân đang rút đi đó là quyền(khả năng) của ta, đánh thì nó chết, không đánh thì thôi. Còn bước tiếp sau thì TQ hoàn toàn có thể dồn quân từ chỗ khác và đánh ta.

Tha cho giặc là tha cho bọn đã chiếm đất ta, giết dân ta. Quyết định khó khăn như vậy, cộng với lí do ở trên, chưa đáng để gọi là tha cho giặc sao?

Phần sau thì anh ko bàn, chiến tranh vốn ko nhiều kẻ thắng người thua, đạt được mục đích hay không đạt mục đích thôi. Ít ra cũng tạm gọi là bảo vệ đất nước được, gọi là không chiến bại. Còn chuyện sau thời gian đấy, âu thì cũng không nên gom vào để đánh giá chiến thắng hay thua. Đức kết thúc WWI thế nào và quay lại mạnh khỏe bao nhiêu ở đầu WWII, chẳng lẽ là Đức đã chiến thắng WWI?
 
Cứ thấy có bài của anh Thủy là phải vào đọc ngay =)) Cực tiếu lâm =))
 
Lúc đó tổng động viên mệ nó rồi, sợ đếch gì thằng kia đâu. Bảo rồi, tha là tha mà lị, lúc đó cả chục triệu người đều có cái đầu nóng (căm, phẫn, lại tự hào vì đánh thằng Mỹ, hạ khơ me đỏ), ới cái là tràn lên biên giới đấu ngay. Tuy nhiên nếu nhìn một cách toàn diện mà nói, nếu đánh hết giặc thì sẽ chiến đấu lâu dài, kể cả cầm cự được, kể cả Mẽo nó ko nhảy vào lần nữa thì cũng đói đến chết vì đi bộ đội hết ko ai ở nhà làm ruộng, nên... tha
 
Back
Bên trên